02/07: 37. Chữ Không – 38. Pháp Là Gì ?
Category: Phật Học – Phật học ôn tập-
Posted by: Tbl Đọc: 17059 lần
Bước Vào Cửa Phật – Book 1
Hoằng Hữu Nguyễn Văn Phú
BAI 37. CHỮ KHÔNG-
Khi đọc kinh sách Phật, tôi thấy có mấy chữ thật khó, đó là “tâm”, “pháp” và “không”. Lẽ dĩ nhiên, các tự điển có thể giúp phần nào, nhưng hiểu được không phải là chuyện đơn giản. Lúc trẻ, tôi nghe được câu chuyện này: Một nhà sư đang ngồi thiền, có một con ma tinh nghịch lấy gậy gõ vào đầu ông, ông giật mình, xuất thiền, nhìn quanh, tay xoa đầu. Con ma cười và nói: “Cũng đau à? Không cả mà!”.
Khi vào trung học, tôi nghe thày giảng Kiều, thày nhắc đến câu: “Đàn ông chớ đọc Phan Trần, Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”, tôi tò mò đọc “một chút” truyện Phan Trần, và thấy câu “Chênh chênh ngoài chốn non cao, Áo hồng đai bạc bước vào cửa không”. Trong Kiều có câu: “Hãy đem mệnh bạc xin nhờ cửa không”. Thắc mắc của tôi là: gọi cửa Phật là cửa thiền thì tạm hiểu, tại sao lại gọi cửa Phật là cửa không?
Nay thì nhiều lúc tôi cuống lên khi đọc “tứ cú”: có, không, cũng có cũng không,…
… chẳng phải có, chẳng phải không. Vậy thì đi tìm hiểu chữ KHÔNG là một việc cấp bách đối với Phật tử như chúng ta.
Suy nghĩ mãi, tôi thấy vấn đề nằm ngay ở chỗ phát âm chữ “không” đó. Tại sao? Vì nó đồng âm với trạng từ “không” mà hàng ngày chúng ta dùng để hỏi và để phủ định.
“Hôm nay, bác có đi chùa không? – Không, bận việc quá bác ạ.” Chữ này thì hiểu rồi.
“Thùng không chứ có gì đâu!” . “Tội nghiệp thằng bé ăn cơm không.” Cũng hiểu được.
“Thôi, biếu không anh chị đấy.”. “Va-li nhẹ không ấy mà!” Nghe vẫn hiểu.
Bây giờ, tìm chữ không gian, khoảng không, không trung. Chúng ta hiểu là cái khoảng “trời” ở trên đầu chúng ta, lên cao tuốt mãi mãi, chứa luôn mặt trăng, mặt trời … Thế là tạm ổn rồi. Đi sâu nữa thì phiền. Thí dụ: sao lại ở trên đầu? Ở trên đầu người Úc nhưng ở dưới chân tôi mà. Thí dụ khác: gọi là khoảng không, thế thì có vài phân tử khí nào đó bay lơ lửng ở đó không?
Nên nhớ: trong Phật học, có nói đến năm đại (năm cái lớn), đó là: đất, nước, gió, lửa và hư không, năm thứ này tạo thành vũ trụ vật chất.
Bước thứ nhất: thưa quý đạo hữu, đây là một cái bàn. Nó do ván gỗ, đinh, sơn, công bác phó mộc v.v… hợp lại mà thành. Trước đây, không có cái bàn, nay nhờ nhiều thứ hợp lại với nhau mà có cái bàn, Phật học nói rằng cái bàn do duyên hợp, chẳng phải một duyên duy nhất mà là nhiều duyên. Nói theo lối thường, cái bàn là một hợp thể do nhiều thành phần gộp lại. Một duyên lấy riêng ra không phải là cái bàn, cái ván gỗ không phải là cái bàn, cái đinh không phải là cái bàn, …, cái bàn tự nó không có, phải nhờ những cái khác mà có.
Thay vì nói “cái bàn không có tự thể”, Phật học nói “cái bàn là không”. Vậy thì chúng ta đã qua một bước rồi. Nay, đứng trước một cái bàn, ta nói: “cái bàn là không”. Người ta bảo: “hãy giải nghĩa đi”. Chúng ta trả lời: “Căn cứ vào luật vô thường, vật gì cũng phải qua 4 giai đoạn thành trụ dị diệt. Cái bàn này, một thời gian nữa, mau hoặc chậm, cũng sẽ hủy hoại, nó trở thành không”. Đó là hiểu chữ không theo thời gian, hiểu cách đó dễ, giảng cho người khác cũng dễ. Nhưng, cao hơn, ngay lúc này đây, ta nói “cái bàn là không vì nó không có tự thể, nó phải nhờ vào những cái khác mà có”, rõ ràng nó chiếm một chỗ trong không gian mà ta vẫn nói nó là không.
Bài học thứ nhất: bất cứ cái gì do duyên hợp tức là do những thứ khác hợp lại đều là không. Không nghĩa là chẳng có tự thể tức là chẳng có bản thể riêng biệt. Ai hiểu “không” là “không có gì hết” thì người đó hiểu sai. Tư tưởng “không có tự thể” dẫn đến lý “vô ngã”, nghĩa là không có cái ta. Nhất định không nói đạo Lão lẫn vào đây, vì đạo Lão đã đề cập đến “không” và nói rằng “cái bát có không mới có chỗ dùng, cái phòng có không mới có chỗ ở” nghĩa là nói đến cái “dụng” của khoảng không.
Bây giờ bước thêm một bước nữa: Đối với đạo Phật, mọi hiện tượng thì khác biệt nhau, nhưng bản thể của chúng là một. Muôn ngàn ngọn sóng của đại dương thì khác biệt nhau hết, nhưng nước là một, thí dụ này luôn luôn được dùng. Cái Một ấy là “không thể nghĩ bàn”, tại sao vậy? Vì nó là Tuyệt đối, không thể đem ra so sánh với cái gì được, ngôn ngữ phàm không thể mô tả nó được. Nhà Phật gọi cái Một ấy là KHÔNG và gần hai chục danh từ nữa, chữ nào cũng chỉ là tạm mà thôi. Để tránh cho những ai hiểu lầm rằng Không nghĩa là chẳng có gì (néant, nothingness), nhà Phật đặt cái tên CHÂN KHÔNG, khi dịch thì dùng thẳng chữ Phạn: Sūnyā (tính từ), Sūnyatā (danh từ) bởi vì những chữ vide, void, empty không lọn nghĩa.
[Có mấy vị đọc thấy chữ “thuần-nhất-đa” kêu ầm lên rằng chữ gì mà lố bịch vậy, vô nghĩa. Xin thưa: đó là chữ sūnyatā phiên âm ra. Sách Việt không dùng chữ ấy.]
Người ta hỏi: Hãy chỉ cho tôi thấy cái MỘT đó, cái KHÔNG đó. Ngày hôm nay, thiếu thời giờ, chúng ta gác việc “chỉ” cái Một ấy. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật giảng cho ngài A-Nan nghe thế nào là cái “tánh”, một tên khác của “cái Một đó”. Không chỉ ra được ngay lúc này, nhưng không phải vì thế mà “nó” vắng mặt, chẳng hiện hữu. Đạo hữu Tịnh Mặc, trong đặc san Liên Hoa (Brossard) số 48, cuối năm 1985, viết mấy dòng này thú vị lắm: “Nếu tất cả vũ trụ hoàn toàn một màu trắng, không có một màu sắc gì khác, thì ta không thể nào nhận ra màu trắng nữa. Và cái tên “màu trắng” cũng không có nữa, vì làm gì có màu sắc khác để so sánh đặt tên. Tuy vậy, không phải vì ta không “nhận” ra được và không đặt được tên cho nó mà cái tạm gọi là màu trắng ấy không có.”… Cái Không ấy, cái Chân Không ấy, “cái gì” ấy, vô thủy vô chung, hiện hữu khắp mọi nơi chốn, lúc nào thời nào cũng có (thập phương, tam thế), bao trùm thấm nhuần mọi sự mọi vật, không gì ở ngoài nó cả. Nó không có hình tướng, nhưng nó thật. Vì thế nói nó là thực tướng của vạn pháp. Quả là mệt về danh từ, các cụ đem chữ tướng vào làm chi để cho hậu sinh nghĩ ngay đến cái có hình có tướng! Đã thế, các cụ lại đưa thêm danh từ không tướng nữa! Thị chư pháp không tướng bất sinh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm…Tướng không của mọi pháp không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt…Nghe một loạt chữ không này, chắc quý đạo hữu đồng ý với chúng tôi rằng sự rắc rối là do ở danh từ mà ra! Nếu nói: cái tướng Mỗ đó không sinh không diệt … thì đỡ hơn!
Bài học thứ nhì: “Không” là bản thể của vạn pháp.
Chỉ riêng cái “Không” này là chẳng bị luật vô thường, và luật nhân quả chi phối. “Không” chẳng do duyên nào tụ lại mà thành, nên chẳng bảo là nó là hợp thể được, nó có tướng có thân gì đâu mà bảo rằng nó “bất tịnh”.
Ai sinh ra nó? Cái gì làm ra nó? “Không” là Tuyệt đối, không phải là thứ thuộc lãnh vực tương đối, nhị nguyên nên những câu hỏi trên không thích hợp. Ai sinh ra nó, hỏi vậy là nghĩ đến cõi đời này, trong vòng tương đối, nhị nguyên. Cái gì làm ra nó? Nếu nó còn phụ thuộc vào một cái gì nữa thì nó đâu còn tuyệt đối!
“Không”, siêu việt, tuyệt đối, phi nhị nguyên, mọi mâu thuẫn đều xóa bỏ, là cảnh giới của các bậc thánh …một cái không mà chẳng có danh từ nào, không có thuộc tính nào có thể diễn tả (theo Từ điển Phật học VN).
Đại trí độ luận viết đại ý: Ngũ uẩn không có ta, không phải là của ta, như vậy là Không. Các pháp do nhân duyên sinh ra, không có tự tánh, mà đã không có tự tánh thì đó là Không (trích trong Từ điển Phật học Hán Việt).
Ngã không, pháp không gọi là nhị không. Ngã không, pháp không, cả ngã và pháp đều không gọi là tam không.
Kết luận: Không nghĩa là không thật, giả.
Không nghĩa là không có tự tánh, tự thể.
Không là bản thể của vạn pháp. □
CHÚ THÍCH.
Phật học Từ điển của Đoàn trung Còn nói rằng có rất nhiều danh từ đồng nghĩa với Pháp tánh: Pháp bổn, Pháp định, Pháp trụ, Pháp giới, Pháp thân, Thật tế, Thật tướng, Không tánh, Phật tánh, Vô tướng, Chân như, Như lai tạng, Bình đẳng tánh, Ly sanh tánh, Vô ngã tánh, Hư định giới, Bất hư vọng tánh, Bất biến dị tánh, Bất tư nghị giới, Tự tánh thanh tịnh tâm. Còn ghi: Viên thành thực tánh, Chân tâm, Tâm.●
Chữ KHÔNG đối với chúng ta thật là khó. Chúng tôi đã có dịp thưa cùng quý đạo hữu rằng cái khó một phần bắt nguồn từ sự đồng âm với chữ “không” dùng để phủ định trong tiếng Việt. Nay chúng tôi xin đưa ra đây một mục lấy trong The Shambala Dictionary of Buddhism and Zen, đó là mục SHŪNYATĀ. Người Anh họ viết sh vì có uốn lưỡi khi phát âm. [trong pali, thay vì dùng sh, thì người ta dùng s có dấu phẩy: ś ].
Shùnyatà skt: shūnyatā, pali: sunnatā, jap.: ku=, (chinese: kung, vn: không) lit. “emptiness, void”; central notion of Buddhism. Ancient Buddhism recognized that all composite things (samskrita, hợp thể) are empty, impermanent (anitya), devoid of an essence (anātman) and caracterized by suffering (dukkha), [Bốn điều căn bản của Phật giáo là: vô thường, khổ, không, vô ngã]. In the Hinayāna emptiness is only applied to the “person”; in the Mahāyāna, on the other hand, all things are regarded as without essence, i.e., empty of self-nature (svabhāva = tự thể, bản thể). All dharmas are fundamentally devoid of independent lasting substance, are nothing more than mere appearances. They do not exist outside of emptiness. Shūnyatā carries and permeates all phenomena and makes their development possible. One should not, however, take this view of the emptiness of everything existing simply as nihilism. It does not mean that things do not exist but rather that they are nothing besides appearances. Shùnyatà is often equated with the absolute in Mahàyàna, since it is without duality and empirical forms. Beyond that, the individual schools present different interpretations of shūnyatā …
The Mahāyāna illustrates the difference between Hinayāna and Mahāyān views with the following image: in the Hinayāna, things are like empty vessels, whereas the Mahāyāna denies even the existence of the vessels and thus arrives at total insubstantiality.
In the prajnāpāamitā (bát-nhã ba-la-mật) texts shūnyatā is regarded as what is common to all contrary appearances; they stress the nondistinctness of emptiness and form (Không và sắc) (Heart Sūtra = Tâm Kinh). For the Mādhyamikas (Trung luận tông) things are empty because they arise conditionally (pratiya-samutpāda = duyên khởi). The true nature (thực tướng = bản thể thực sự) of the world is shūnyatā, which is explained as the”pacification of the manifold”. Emptiness means that in relation to the true nature of the world, any manifoldness, i.e., any concept or verbal designation – including nonbeing – is inapplicable. Shūnyatā has three functions for the Màdhyamikas: it is the precondition for arising of beings as well as for the impermanence of beings but also make possible liberation from samsāra (luân hồi). Comprehension of emptiness by wisdom (prajnā = trí huệ, trí bát nhã) is the realization of nirvāna (niết-bàn). In the Yogāchāra (Du già tông, Duy thức tông), things are empty because they arise from the mind (chitta, citta, tâm). Mind in this school is equated with shūnyatā ..
All the schools of the “middle teaching” (trung đạo) take as their point of departure Nàgārjuna’s (Long Thọ) thesis of the two truths: 1/ the apparent truth (also relative or conventional truth, samvriti-satya = tục đế), which ordinary people take to be real – fundamentally it does not exist since it only appears through “interdependent arising” (pratitya-samutpāda = duyên khởi, duyên sinh); and 2/ the supreme truth (also ultimate or absolute truth, paramārtha-satya, chân đế, đệ nhất nghĩa đế) the emptiness beyond existence and inexistence) of all phenomena, which cannot be expressed in words but only directly experienced. The differences among the individual Mādhyamika schools lie in their differing views concerning the nature of the two truths and how experience of emptiness is to be attained. The realization of emptiness, which is seen as the goal of religious practice (enlightenment = giác ngộ) does not come about through philosophical argumentation; however, it becomes directly experiencable in the symbology of the Tantras (chú). The way to this experience is described especially in the teachings of Mahāmudrā (đại thủ ấn) and dzogchen (lit. “great perfection”). While emptiness is indicated in traditional Mādhyamika by saying what it is not, in Mahāmudrā and Dzogchen it is viewed in positive terms. Shūnyatā as supreme reality becomes “openness” that is inseparable from clarity (luminosity). □
BÀI 38. PHÁP LÀ GÌ ?
Khi tiếp chuyện các đạo hữu, chúng tôi thấy có một số chữ được đề cập đến nhiều. Hôm nay, xin nói về một chữ trong số đó. Đầu tiên là chữ “pháp”. Chữ này có nhiều nghĩa. Nghĩa thông thường ngoài đời dính líu đến pháp luật, chúng ta không bàn ở đây. Pháp với chữ P hoa nghĩa là lời dạy của đức Phật Thích Ca, tất cả những lời thuyết pháp của ngài, “The Bouddha and His Teachings” được dịch là “Đức Phật và Phật pháp”. “Le Bouddha, sa doctrine et sa communauté” là Phật, Pháp, Tăng. Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn ghi: Người ta dùng tiếng Pháp để chỉ về Đạo lý của Phật.
Từ điển đó viết: “ Bất cứ việc chi dầu nhỏ hay lớn, hữu hình hay vô hình, tốt hay xấu, hữu vi hay vô vi, chân thật hay hư vọng, đều có thể gọi là pháp. Và từ những nguyên tắc, những lẽ thường, lý nhỏ cho đến tôn giáo, lại cái luật chung bao gồm vũ trụ, làm một với hư không, cũng gọi là pháp”.
Theo đó, ta thấy chữ pháp là hết thảy sự sự vật vật, sự sự lý lý.
Chỗ đáng ghi là chữ “vô hình”. Chữ khó hiểu là “hữu vi, vô vi” có vẻ dính dấp đến đạo Lão, mà không phải! Vi là tạo tác, vô vi là không tạo tác, không có nhân duyên tạo tác. Những cái chi có tâm ý, có sắc tướng là hữu vi; không tâm ý, không sắc tướng là hư không, vô vi. Hữu vi là vô thường, vô vi là thường.
Đây là một đoạn trong kinh Kim Cang: “Đối với các pháp, chớ nên chấp có, mà cũng chớ nên chấp không. Cái pháp mà đức Phật thuyết để độ chúng sinh chẳng khác chiếc bè. Hễ giác ngộ rồi thì chẳng còn nương vào pháp nữa”. Nghiền ngẫm thật kỹ câu này, dần dần sẽ hiểu ra.
Trong các sách Anh, Pháp, người ta để nguyên chữ pali Dhamma, dhamma, hoặc chữ sanskrit Dharma, dharma mà không dịch.
Chữ dharmadhatu, ta dịch là pháp giới. Pháp là các pháp, giới là cảnh giới, giới hạn. Các pháp đều có tự thể, nhưng cảnh giới khác nhau, nên chia ra làm 10 cảnh giới hay 10 pháp giới: Phật, bồ-tát, duyên giác, thanh văn, thiên, nhân, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Rộng ra, toàn thể các pháp trong thế gian, muôn sự muôn vật trong vũ trụ, làm thành một pháp giới. Tất cả đều có Pháp tánh, có Phật tánh, có Chân như cho nên cảnh giới chung của chúng sinh là một Pháp giới. Trong toàn thể không gian, thời gian, đều có Phật pháp, nên gọi chung là một Pháp giới. Toàn thể các pháp môn mà đức Thích Ca đã dạy được gọi chung là một Pháp giới. Pháp giới còn có nghĩa là cảnh giới của Phật đạo mà nhà tu hành phải theo đó mà tiến để đạt thánh quả. Xem như thế thì chữ pháp giới rất rộng nghĩa, phải tùy theo câu văn mà hiểu.
Trên đây mấy dòng, chúng ta nói đến pháp tánh, một chữ rất quan trọng. Đơn giản nhất: pháp tánh là cái tánh của các pháp. Rõ ra, đó là cái bản tánh, cái bản thể, cái tự thể, cái thực thể của hết thảy mọi pháp; theo đạo Phật, cái bản thể ấy chung cho tất cả các pháp dù là hữu vi hay vô vi, bất tăng bất giảm, bất sinh bất diệt, thường trụ khắp nơi. Có mấy chục chữ để gọi cái bản thể đó, nhưng không chữ nào hoàn toàn, vì lẽ ngôn ngữ trần gian không đủ nói cái thứ tuyệt đối, vượt ra ngoài sự nhận thức của con người trừ phi người đó tu hành đến mức có đủ trí tuệ bát nhã để mà trực nhận “cái đó”. Vài chữ hay được nói đến là Phật tánh, Chân như, Pháp thân, Thực tướng, Không tướng … Người ta cũng dùng chữ pháp tánh để chỉ Niết bàn của Phật. Chúng tôi nhận xét rằng người ta dành chữ Pháp tánh để chỉ cái bản thể của vạn pháp, và dùng chữ Phật tánh để nói về bản thể của chúng sinh. Lấy thí dụ trong câu Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh, nghĩa là tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy (= Như lai tánh, giác tánh, tánh giác) là khả năng giác ngộ, thành Phật.
Có người hỏi rằng “con chó có Phật tánh không?” thì được trả lời rằng “có”. Nhưng nên hiểu thêm rằng chúng sanh ở ba cảnh giới địa ngục, ngã quỷ, súc sinh thì vô minh sâu dày lắm, khó mà nhận ra Phật tánh của mình. A-tu-la, nhân và thiên khá hơn. Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát lại hơn nữa, đến Phật thì là bậc toàn giác. □
GHI CHÚ.
DHARMA lit. carrying, holding (Pali dhamma, Chin. fa, Jap. hò or datsuma), central notion of Buddhism, used in various meanings:
1/ The cosmic law, the “great norm”, underlying our world; above all, the law of karmically determined rebirth.
2/ The teaching of the Buddha, who recognized and formulated this “law”, thus the teaching that expresses the universal truth. The dharma in this sense existed already before the birth of the historical Buddha, who is no more than a manifestation of it. It is the dharma in this sense that a Buddhist takes refuge.
3/ Norms of behaviour and ethical rules.
4/ Manifestation of reality, of the general state of affairs; thing, phenomenon.
5/ Mental content, object of thought, idea – a reflection of a thing in the human mind.
6/ Term of the so-called factors of existence, which the Hinayāna considers as building blocks of the empirical personality and its world.
(Trích trong The Shambala Dictionary of Buddhism and Zen).
Hoằng Hữu Nguyễn Văn Phú
Bước Vào Cửa Phật-Book 1-Montreal 2010
(Hình: NN sưu tầm- Sắc chiều trước khi mặt trời lặn )