06/05: 45.Anh em vua A-Duc-46.Bà lão rửa chén-47.Chuyện con ong (HH/NVP)

06/05: 45.Anh em vua A-Duc-46.Bà lão rửa chén-47.Chuyện con ong
Category: Phật Học – Phật học ôn tập-
Posted by: Tbl Đọc: 5079 lần

BƯỚC VÀO CỦA PHẬT – Quyển 2

Hoang Huu Nguyen Van Phu

BÀI 45. ANH EM VUA A-DỤC

Vua A-Dục hay được nói đến trong lịch sử truyền bá Phật giáo. Đó là một vị vua anh hùng, đã thống nhất toàn cõi Ấn-Độ vào thế-kỷ thứ ba

trước Tây lịch. Vua A-Dục quy y Phật pháp, thọ giới tỳ-kheo và gia nhập giáo hội Tăng- già. Tuy nhiên, Ngài vẫn giữ ngôi báu để tiện hoằng dương Phật pháp. Sự

nghiệp hoằng dương này rất là vĩ đại. Không kể hàng ngàn hàng vạn chùa, tháp thờ Phật, không kể vô số kinh sách phát cho các hàng xuất gia và tại gia, Ngài

lo việc khuyến thiện bằng cách cho làm nhiều tấm bảng đá dựng trên các ngã ba ngã tư đường để chỉ dẫn cho dân chúng làm lành, và chính bản thân Ngài nêu gương

đời sống đạo đức, cấm sát sanh trong đền vua, chẩn tế cho người nghèo, cúng dường các vị sư sãi. Dưới triều Ngài, toàn dân được hưởng thanh bình. Phật giáo là

triệu tập đại hội gồm một ngàn vị thánh tăng để viết nên Tam Tạng (Kinh, Luật và Luận). Kinh Câu Ly Lao…

… Ngục có kể một câu truyện về vua A-Dục và người em ruột

là Thiện Dung. Câu chuyện có thật hay chăng, chúng ta không bàn tới mà chỉ cần nắm lấy ý nghĩa mà thôi, vì đây lại là một cách thuyết pháp bằng thí dụ như ta

thường thấy … Một hôm Thiện Dung vào rừng săn bắn, thấy mấy nhà tu khổ hạnh, bèn Công việc lớn nhất của Ngài đối với nghĩ rằng: “Ăn sương uống gió, khổ sở thế

kia, khí lực mòn mỏi, mà hãy còn dâm dục, tội lỗi chẳng trừ. Thế thì mấy ông sa-môn họ Thích ở trong nhà, nằm trên giường, được ăn uống, làm sao mà diệt dục

được!” Vua A-Dục biết ý của em như vậy bèn nghĩ cách trừ ác niệm cho em. Ngài sai kỹ nữ của Ngài đến cung của Thiện Dung mà đàn hát, đồng thời nói với một đại

thần: “Nếu ta có ra lệnh chém Thiện Dung thì người can ta, xin để bảy ngày sau hãy chém, chớ chém ngay.” Ngài bất ngờ đến chỗ Thiện Dung đang cùng các kỹ nữ

vui đùa, nạt rằng: “Sao ngươi dám cả gan cùng kỹ nữ của ta chơi bời như vậy”; rồi Ngài họp quần thần luận tội. Khi Ngài ra lệnh đem Thiện Dung ra chợ chém đầu

thì vị đại thần can gián: “Cúi xin Đại Vương hoãn cho, thi hành việc ấy bảy ngày nữa cũng chẳng muộn.” Nhà vua giả vờ lặng lẽ nghe theo và phán: “Vì nó là em

của Trẫm nên hãy lấy quần áo của Trẫm cho nó mặc, cho nó ở trong lâu đài của Trẫm và bảo bọn kỹ nữ đến đó ca hát cho vui lòng nó trong vòng bảy ngày.” Nhà vua

lại ra lệnh cho một đại thần mặc áo giáp, cầm gươm bén đến bảo Thiện Dung rằng: “Hoàng Thượng đã phán quyết, nên Vương Tử hãy nổ lực mở tung năm căn mà hưởng năm

món dục lạc cho thỏa thích kẻo uổng, vì mấy ngày nữa chết đi, phí mất.” Sau mỗi ngày, vị đại thần này lại đến nhắc: “Còn mấy ngày nữa là đến kỳ hạn đem chém,

nên ráng sức mà hưởng thụ kẻo uổng.” Hết ngày thứ bảy, nhà vua đến hỏi Thiện Dung rằng: “Sao? mấy ngày qua tâm ý của hiền đệ được tự do hưởng khoái lạc có sung

sướng không?” Thiện Dung đáp: “Quả thật em chẳng thấy, chẳng nghe gì cả, có đâu mà sung sướng.” Vua A-Dục bảo: “Hiền đệ mặc quần áo của ta, ở trong cung điện

của ta, ăn những món hảo hạng, lại cùng chung vui với bọn kỹ nữ, lại nói chẳng sung sướng gì hết, sao giám khi ta như vậy?” Thiện Dung tâu: “Tuy em chưa chết,

nhưng so với người sắp chết cũng chẳng khác mấy thì còn lòng dạ nào mà hưởng vui nữa!” Lúc đó nhà vua mới nói rõ: “Theo ý ta, hiền đệ mới chỉ lo rầu cho cái

thân một đời mà còn khổ đến như thế! Khi thân sắp chết, hiện đang trong cảnh ngũ dục mà chẳng thể vui; huống chi các sa-môn lo nghĩ nổi khổ não trong ba đời:

một khi thân này chết, lại thụ thân khác, cứ như thế mãi thật là cái khổ vô lượng không nói xiết. Vì thế các ngài mới xuất gia tu đạo để tự độ và độ thế. kiếp.

Hiền đệ có hiểu không? Bấy giờ, Thiện Dung mới sáng mắt, bèn tâu: “Em đã tỉnh ngộ. Sinh Lão Bệnh Tử thật là đáng sợ, lo buồn khổ não trôi lăn chẳng dừng. Cúi

xin Vương huynh cho em xuất gia cầu Đạo…” Sau, Thiện Dung chứng quả a-la-hán. □ (theo một truyện cũ)

O0o-o0o-o0o-

BÀI 46. BÀ LÃO RỬA BÁT

Có một bà lão nghèo rất sùng đạo Phật. Phải làm lụng vất vả cả ngày nên bà không được học hỏi Phật pháp bao giờ. Vả lại, cũng như đa số các bà lão thời bấy giờ, chữ nghĩa của bà cũng không có bao nhiêu. Nhưng lòng tin của bà có lẽ ít người theo kịp. Sáng, khi mới ngủ dậy, bà niệm Phật. Tối, trước khi đi ngủ, bà niệm Phật. Luôn luôn, bà giữ tâm ý lành, làm việc lành; đối với mọi người, bà nhu hòa nhường nhịn, giúp đỡ được gì thì hết lòng. Dưới mắt hương lý hách dịch trong làng, bà chỉ là một bà lão nghèo nàn, làm thuê làm mướn đầu tắt mặt tối chẳng đủ nuôi thân. Nhưng dưới mắt người biết đạo pháp, đó là một người niệm mà không niệm, tu mà không tu, nghĩ lành, làm lành như thở hít không khí, chẳng phải xét suy, tính toán. Rằm và mùng một nào, bà cũng có mặt ở chùa. Các ngày vía, bà có mặt ở chùa. Các buổi hộ niệm, bà cũng không vắng. Phải một điều là bà quá nghèo, nên khi đến chùa bà không có gì mang lên cúng Phật. Bà lấy công sức làm phật sự: lúc nào bà cũng nhận phần đóng oản trong nhà bếp và rửa bát ở bờ ao. Tuy nhiên, không lần nào bà quên mang theo một bát gạo, là phần ăn của bà, vì bà chỉ sợ nhà chùa phải tốn thêm bữa cơm cho bà. Có một năm, nhờ làng nước được mùa, bà khấm khá hơn. Dành dụm chắt chiu, bà mua được một ve dầu lạc (đậu phọng) và mấy ngọn bấc. Vui mừng, bà đem lên cúng Phật. Bà run rảy rót dầu ra đĩa, cẩn thận đặt mấy ngọn bấc vô trong rồi từ tốn châm đèn. Lần đầu tiên bà được ngồi ở chánh điện, một mình, vì hôm đó không phải ngày sóc, ngày vọng hay ngày vía. Bà thành tâm lễ Phật, lần tràng suốt một buổi mới về … Sáng hôm sau, chú tiểu xuống trình hòa thượng: – Bạch thày, có một đĩa đèn dầu trên bàn thờ thắp từ hôm qua, đến tối con lên tắt, dù con lấy tay phảy mấy lần, sáng nay vẫn còn sáng mà không thấy dầu cạn. Hoà thượng bình thản đáp: – Này con, đèn dầu đó sẽ còn cháy lâu lắm; đó là dầu tâm thành đấy, con ạ. Chú tiểu lui ra ngoài, tư lự, nhìn lên trời thấy mấy đám mây trôi lững lờ, tự tại, nhìn xuống sân, thấy mấy bông hoa đại đu đưa trước gió… Chú ước ao sao cho tâm chú được thành, mà không mong cầu, không gượng ép, không phô bày, để thành mà không thành, trang nghiêm mà không trang nghiêm. nào: “trang nghiêm Phật độ mà không trang nghiêm Phật độ, ấy mới là trang nghiêm Phật độ”. Tâm bà lão quả chí thành, mà bà chẳng biết đó là chí thành, chẳng mong cầu đó là chí thành, thật đó mới là chí thành. Ngọn đèn tâm ấy tắt sao Nét mặt thoáng vui, chú đã rõ được một phần được! □

Bài 47. CHUYỆN CON ONG

Đêm đã khuya. Theo thường lệ sau khi kinh hành tại sân chùa, Tổ lên chánh điện, chậm rãi đi một vòng, để mắt xem xét. Bỗng ngài dừng lại,

nhìn vào cành hoa cắm trên bình ở bàn thờ đức Quán Thế Âm. Giữa bông hoa, một con ong vàng đang bò chậm chạp. Nghĩ rằng con ong này ban ngày bay lọt vào

chánh điện, hút nhị hoa rồi vướng chân dính cánh vào đó, giờ này hãy còn loanh quanh tại đây, Ngài nhẹ nhàng giơ tay với một cây nhang mới, khẽ khều con ong,

hy vọng khi nó bám vào đầu cây nhang thì ngài sẽ đem ra ngoài mà phóng sinh. Đột nhiên, ngài giật mình. Trong tiếng vo ve, rõ ràng ngài nghe thấy tiếng

nói: – Bạch Ngài, không phải con lạc vào đây đâu! Từ lâu rồi, có một lần bay ngang qua đây kiếm mật, con thấy Ngài giảng về nhân quả luân hồi. Con đậu trên

khung cửa nghe được toàn bài. Từ đó con không trở về tổ của con nữa, chỉ quanh quẩn ở đây để chờ được nghe Ngài giảng Phật pháp, con chưa được nghe thêm thời

pháp nào nhưng ngày ngày con được nghe ba thời kinh, khi thì kinh Di-Đà khi thì kinh ĐịaTạng, lúc khác lại Dược Sư, hoặc Pháp Hoa. Con không hiểu được bao

nhiêu nhưng vẫn hy vọng một lúc nào đó sẽ hiểu. Xin Ngài đừng bỏ con ra ngoài, cứ để con ở nguyên chỗ đó, con đang cầu xin đức Quán Âm… Tu hành đã lâu, Tổ

không ngạc nhiên, và hỏi lại con ong rằng: – Chú đang cầu xin đức Quán Âm điều gì thế? – Bạch Ngài, con đang cầu xin đức Quán Âm mở lòng đại từ đại bi cho con

được biết kiếp trước, con đã gây những nghiệp gì mà kiếp này con phải đọa làm thân con ong và kiếp sau, liệu con có thể khá hơn không. Con cầu xin Ngài lâu

rồi, con hết lòng thành khẩn, những mong được Ngài cảm ứng mà chỉ đường cho con. Tổ nhắm mắt, nhập định, hồi lâu mở mắt, bảo con ong nhỏ bé kia rằng: – Này chú,

đức Quán Âm không bỏ chúng sinh nào miễn là chí thành, chí tịnh cầu xin Ngài. Điều chú muốn biết, tôi giúp chú được một phần. Kiếp trước chú là một người nữ làm

ăn chăm chỉ siêng năng, đã thế lại cần kiệm, biết dành dụm. Nhưng phải một điều, chú phạm khẩu nghiệp nặng. – Bạch Ngài, khẩu nghiệp con ra sao? Nói dối, nói

xấu, nói hai lưởi, nói thêu dệt, không biết con đã phạm những lỗi nào. – Chú phạm lỗi nói châm chọc làm cho người ta phát điên, phát khùng, làm cho người ta

khổ sở điêu đứng. Vì thế chú mới phải đọa làm con ong! – Lạy Ngài, xin Ngài chỉ đường cho con được giải thoát. Tổ lặng lẽ chỉ tay lên tượng đức Thế-Tôn. Con ong

hiểu ý bay đến đậu dưới chân đức Thế Tôn. Tổ chậm chạp đi tới, làm lễ quy y cho con ong và ban cho một thời pháp… Ít lâu sau, khi chú tiểu bao xái bàn thờ,

cầm phất trần phủi bụi ở chân tượng đức Thế Tôn, chú thấy xác một con ong. Đúng lúc đó, Tổ đi tới. Ngài giơ tay ra hiệu cho chú tiểu ngừng quét. Ngài nhẹ nhàng

nhặt cái xác ong, đem ra cổng chùa, đến gần cây đa lớn. Ngài dí ngón chân xuống đất, đặt con ong xuống và phủ đất lên, rồi nhập định… Kể từ đó, có một thần

a-tu-la nương náu ở gốc đa. Ngoài việc giữ chùa, a- tu-la đều đặn nghe kinh, tu tâm sửa tánh, những mong đến kiếp sau nữa, sẽ lại được trở thành người, lần này

nhất định tu pháp môn “Tịnh khẩu nghiệp”. □

Hoang Huu Nguyen Van Phu

(Hinh: Mot ngoi chua Nhat-NN suu tam)

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics