Header
08/11: KHÔNG CÓ CÁI ” TA ” – VÔ NGÃ
Category: Tôi Tìm Hiểu Đạo Phật
Posted by: Tbl Đọc: 4608 lần
KHÔNG CÓ CÁI “TA” – VÔ NGÃ
Nhã Nhạc
Nhiều năm trước đây , tôi thường cảm thấy hoang mang , bối rối , mỗi khi nghe nói “ không có cái “ ta” ! Cái “ta” là tôi đây đang học trong lớp hay đang làm việc ở ngoài đời , mà lại bảo là “ không có cái “ta” ! Tôi sinh ra hoài nghi , nhưng tôi không có mấu chốt nào để tin câu …
… nói này sai , cũng chẳng có chứng cứ nào để cho câu nói này là đúng ! Cho đến khi tìm đoc trong sách nhà Phật , tôi dần dần hiểu ra . Chính ý nghĩa sâu rông của lý duyên khởi (lý : là ý nghĩa sâu rộng trong lời dạy của Đức Phật ) là nền tảng để hiểu vấn đề này .
Theo Đạo Phật , sự sư. , vật vật …kể cả con người (nhà Phật gọi là vạn pháp ), không tự nó có được , mà phải do nhiều cái để hợp thành , tức là nhờ các duyên ( điều kiện , yếu tố …) mà khởi ra , sinh ra . Cái nhà ta thấy đó là do nhiều duyên hợp lại mà thành : vôi, gạch , gỗ , sắt , nhân công … , thiếu một duyên nào thì cái nhà không còn nữa . Cái cây , cái bàn cũng vậy , v…v…Như thế mỗi sự, mỗi vật …( vạn pháp ) đều là một hợp thể , chính nó không có tự thể riêng rẽ được . Nói ngắn lại , vạn pháp đều là KHÔNG . Nhưng chữ KHÔNG này trong Đạo Phật có một ý nghĩa khác biệt hẳn với chữ không ta thường dùng. Chữ “ không “ ta thường dùng có nghĩa là không có gì , là trống rỗng . Chữ KHÔNG trong Đạo Phật có nghĩa là sự sự , vật vật … con người ( vạn pháp ) đều không có tự thể , phải do những cái khác hợp lại mà thành . KHÔNG đây cũng được hiểu là giả ( do chữ vọng , nghĩa bóng là giả . Thí dụ : vàng giả ) . Vậy KHÔNG trong Đạo Phật nghĩa là có đấy nhưng không thật . Nhớ lại lý vô thường được hiểu trước đây thì “ta” cũng như mọi vật , mọi sự , đều sẽ phải thay đổi từ “ trụ” (tồn tại , sống ) đến “ diệt” ( chết, mất đi ) , do đó “ta” là giả và cũng là “ tạm “ , như chúng ta thường nghe nói “ cuộc đời là giả tạm “ . Hầu hết chúng sinh chấp nhận có cái “ ta” , Đạo Phật gọi là “ chấp ngã “ (tức hữu ngã ) . Đức Phật Thích Ca là người đã giác ngộ ( là Phật ) nên nhìn thấy ( ngộ ra ) tất cả vạn pháp ( sự sự , vật vật , con người …) đều có chung một bản thể của vũ trụ , Đạo Phật gọi là Cái Tâm-đại-bình-đẳng ( không phân biệt ta với người ) . Chúng sinh , vì vô minh , đã chấp nhận có cái “ta” để phân biệt với tha-nhân ( người khác) Đạo Phật gọi đó là cái tâm-chấp-ngã . Đây là một vấn đề lớn khác giữa Tâm-đại-bình-đẳng của Đức Phật Thích Ca và cái Tâm-chấp-ngã của chúng sinh – người chưa giác ngộ –
Ở đây , chúng ta trở lại với chấp ngã và vô ngã . Ai cũng biết : “ta” hay con người có 2 phần : vật chất và tinh thần . Đạo Phật gọi là thân ( hay sắc ) và tâm .
* Thân ta là do sự kết hợp của bốn thứ : – chất đặc như thịt , xương – chất lỏng như nước mắt , mồ hôi , máu me – chất nóng như nhiệt độ – chất động như hô hấp , vận chuyển … Đức Phật goi bốn thứ này là tứ-đại : địa , thuỷ , hoả , phong . Thân ta nếu thiếu một trong những yếu tố trên ( duyên ) , thì làm gì còn có cái cái “ ta “ nữa !
* Tâm của ta ( hay tâm linh ) , theo Đạo Phật là do duyên hợp của bốn yếu tố . Đó là : – những cảm giác ( vui , buồn , giận , hờn …) – những tư-tưởng ( ý tưởng , suy nghĩ …) – những ý định , những tác ý ( ý định đưa đến động tác , hành động …) – những phân biệt , những hiểu biết ( tri giác) Bốn thứ này gọi đúng tên nhà Phật là : – thọ – tưởng – hành – thức . Những thứ này nếu lấy riêng rẽ ra thì cũng đâu còn cái “ ta” ! Nói tóm lại , Đức Phật đã chỉ rõ : “ ta “ là do duyên hợp của 5 yếu tố : sắc ( hay thân ), thọ , tưởng , hành , thức , mà khởi ra , sinh ra . Năm yếu tố này lại được gọi chung là ngũ uẩn hay ngũ ấm , vậy “ta “ là hợp tướng tạm thời của ngũ uẩn , hay ngũ ấm mà thôi .
Sự lý giải cặn kẽ về cái “ ta “ như vậy đã cho tôi hiểu một lời khuyên của Đức Phật : ta không nên quá yêu cái “ ta “ kèm theo những thứ đi cùng cái ta như : tài sản , địa vị , v…v… đến độ mù quáng , vì từ đó dễ sinh ra ganh đua , ghen ghét , tranh giành , oán thù … tha –nhân ( những người chung quanh ta ) . Sự thù hằn , ghét bỏ giữa cá nhân , giữa đoaàn thể ….rồi chiến tranh giữa các nước , phần lớn đã bắt nguồn từ sự tôn sùng cái “ ta “ quá đáng ! Chắc hẳn Đức Phật muốn chúng ta , đôi khi , nên quên cái “ta “ để nhìn ra cảnh tượng xung quanh với tha-nhân ( rất nhiều những người khác ) đang sống trong thiếu thốn , cùng khổ , đang cần được chúng ta giúp đỡ và yêu thương .
Khi hiểu được lời Phật dạy như vây , tôi cố gắng làm theo lời Phật .
Cali 11-09
Nhã-Nhạc
- 1.Ngày Tết, chúc nhau ” MÙA XUÂN DI LẶC” (Nhã Nhạc) 2.MÙA XUÂN MIÊN VIỄN (NHÃ NHẠC)
- 1.ĐƯỢC LÀM NGƯỜI LÀ KHÓ (Quảng Tánh/TVHS)2..VUA A-DỤC-(Hoằng Hữu Nguyễn Văn Phú)-
- Cốt lõi của Cội Bồ Đề- Kỳ III(Phật Giáo Đại Chúng)
- Cốt lõi của Cội Bồ Đề- Kỳ II(Phật Giáo Đại Chúng))
- Cốt Lõi Của Cội Bồ Đề (Buddhadasa Bhikkhu-PGĐC)-Kỳ I-
- Hoăng Hữu NVP:1.Nói về địa ngục-2.Bồ Tát Địa Tang,-/3.Quảng Tánh:Dục như mật ngọt ..
- Vẳng tiếng chuông chùa (TVHS)
- 1.Bhutan:'Cõi Tây phương Cực lạc Cuối cùng'..-2.'Quét rác' và 'Đổ rác'-3.Sửa soạn lìa đời(Tenzin Palmo)4.Cách xưng hô ..
- 1.Bhutan:'Cõi Tây phương Cực lạc Cuối cùng'..-2.'Quét rác' và 'Đổ rác'-3.Sửa soạn lìa đời(Tenzin Palmo)4.Cách xưng hô ..
- 1.Mệnh hay Nghiệp ?(TN Quảng Đức)2.Chỉ là một cội cây thôi((Ajahn Chah)