1.Ai là cha đẻ của cụm từ 'Xin đừng gọi anh bằng chú '(DTL)2.Một người Nhật nghĩ về quê hương(NV)-3.Người Nhật khiến…

Ai là cha đẻ của cụm từ ‘Xin đừng gọi anh bằng chú’?
Nguồn:nguoiviet.com-Friday, June 20, 2014

Du Tử Lê

cha de 1

Chu Tử và Thanh Lan trong phim “Yêu.” (Hình: Hồ Ðình Vũ)

Tôi trộm nghĩ, thế hệ sinh trưởng sau biến cố 30 tháng 4, 1975, có thể không biết nhà văn Chu Tử là ai. Nhưng tôi tin, đôi lần, trong đời thường, họ cũng có nghe qua đâu đó cụm từ “Xin đừng gọi anh bằng chú!” Hoặc đảo ngược lại là “Xin đừng gọi chú bằng anh!”

Cha đẻ hay tác giả của câu nói trở thành phổ cập này là nhà văn Chu Tử, trong tiểu thuyết “Yêu” đi ra từ chuyện tình giữa “chú Ðạt và cháu Diễm.” Tiểu thuyết đó xuất bản đầu thập niên 1960s tại Saigon; từng một thời được nhiều người tìm đọc, gây xôn xao dư luận. Chu Tử cũng là nhà văn chủ trương chỉ chọn một chữ cho tất cả mọi sáng tác của mình. Như tiểu thuyết đầu tiên xuất hiện trên thị trường, có tên là “Yêu.” Sau đó là một loạt những tiểu thuyết có nhan đề một chữ như “Huyền,” “Loạn” rồi “Tiền,” “Nắng”…

Theo lời nhà xuất bản Ðường Sáng thì mặc dù “Yêu” được ấn hành trước “Sống,” nhưng “Sống” mới thực sự là sáng tác đầu tay của nhà văn và cũng là nhà báo tài hoa, nhiều sáng kiến Chu Tử.

Giải thích về sự việc vừa kể, trong “Lời Nhà Xuất Bản” trước khi vào nội dung tiểu thuyết “Sống,” nhà Ðường Sáng viết:

“‘Sống’ là tác phẩm thứ hai của Chu Tử do Ðường Sáng xuất bản sau ‘Yêu’… Thực ra ‘Sống’ là tác-phẩm ‘đầu tay’ của Chu Tử, và nhiều văn hữu vẫn theo dõi tác giả, tỏ ý ngạc nhiên không hiểu sao tác giả và nhà xuất bản lại cho phát hành ‘Yêu’ trước ‘Sống’; vì theo ý các bạn đó, ‘Sống’ mới là tác phẩm ‘ruột’ của Chu Tử. Sở dĩ ‘Yêu’ được phát hành trước ‘Sống’ không phải vì giá trị của ‘Yêu’ hơn ‘Sống’, nhưng chính vì tác giả cũng như người xuất bản nhận thấy nhan đề ‘Yêu’ dễ hấp dẫn hơn ‘Sống.’ Lý do kể trên là lý do duy nhất khiến ‘Yêu’ được phát hành trước ‘Sống’”… (1)

Nhân lời nói đầu của Ðường Sáng, nhà văn Chu Tử cũng đã nhờ nhà xuất bản gửi tới bạn đọc vài tâm tư của ông, để những người đọc ông nắm được phần cốt lõi của tiểu thuyết “Sống” như sau:

“…‘Sống’ là một chuyện ghi đậm sắc thái, tâm tính của thời đại. Nhưng ‘Sống’ không thuộc loại ‘tiểu thuyết có chìa khóa’ (roman à clef). Vì vậy, các bạn đừng mất công tìm tòi, khám phá xem những nhân danh trong truyện là những nhân vật ‘bằng xương và thịt’ nào trong thực tại xã hội. Bất cứ tác phẩm nào bắt nguồn từ một không gian, thời gian nhất định, tất nhiên phản ảnh nếp sống và suy tư của thời đại, nhưng một sáng tác nghệ thuật đúng với danh nghĩa đó, phải vượt lên trên không gian và thời gian để tái tạo sự sống, tái tạo thời đại, tái tạo con người& Vì vậy, nếu một vài sự kiện, nhân vật trong ‘Sống’ có hao hao giống những sự kiện và nhân vật có thực ở xã hội, thì điều đó không có nghĩa là các nhân vật có thực bị ám chỉ; một nhân danh trong ‘Sống’ có thể là sự tổng hợp của năm, mười nhân vật có thực mà tác giả có dịp gặp và quan sát trong đời sống, thiên hình vạn trạng.

“‘Sống’ vì là tác phẩm ‘đầu tay’, nên có những ưu, khuyết điểm, cái hùng khí, hứng khởi cũng như cái vụng về, sơ hở của một tác phẩm ‘đầu tay.’ Tác giả ước mong bạn đọc sẽ đón đọc ‘Sống’ với những cảm nghĩ mà bạn đọc dành cho một tác phẩm ‘đầu tay’…” (2)

Ghi nhận về “Sống,” tiểu thuyết “đầu tay” của Chu Tử, Linh mục, Giáo sư Cao Văn Luận, viện trưởng Viện Ðại Học Huế đã có những đánh giá, so sánh cẩn trọng, nhất là khi giáo sư bác bỏ quan điểm của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, khi họ Nguyễn so sánh Chu Tử với J. P. Sartre và Dostoievsky. Nguyên văn phát biểu của Linh mục, Giáo sư Cao Văn Luận, viện trưởng Viện Ðại Học Huế, như sau:

cha de 2.jpg1

“Yêu” của Chu Tử (Hình: Hồ Ðình Vũ)

“‘Sống’ quả là một tác phẩm ‘sống’ rất linh động, sâu sắc, mà gần mười năm nay, mới thấy xuất hiện trên mảnh đất văn-nghệ hời hợt, giả tạo của chúng ta.

“Tôi thường tự hỏi, thời đại chúng ta đầy những quần quại, bi thương hoặc hùng tráng, mà tại sao chưa có một ‘chứng nhân’ nào ghi chép, diễn tả một cách trung thực những băn khoăn của lớp người đang sống. Chu Tử chính là ‘chứng nhân’ mà ta đang tìm kiếm. Không biết Chu Tử là một ‘chứng nhân’ trung thực đến mực nào, nhưng ít nhất Chu Tử là một ‘chứng nhân’ có tâm hồn! Một tâm hồn ngang trái như thời đại ngang trái! Một tâm hồn quằn quại, đầy mâu thuẫn, tàn bạo mà tha thiết, ngổ ngáo mà thâm trầm, cay độc mà vẫn xót thương đời, trào lộng mà cười ra nước mắt… Và nhất là đau khổ! Vì, cũng như văn hào Keats có thể sờ mó thấy sự đau khổ của nhân loại, Chu Tử là nhà văn của Ðau Khổ. Tất cả những nhân vật trong ‘Sống’: từ Huyền, Tuyết, Phi Yến v.v… đến nhà trí thức chống Cộng Pháp, thích đàn bà và tiền, giáo sư lừng khừng Văn, thanh niên theo Việt Cộng Thịnh v.v… tất cả đều là những kẻ đau khổ, đáng thương, nạn nhân của hoàn cảnh, hay của chính họ… Dưới ngòi bút của Chu Tử, cả tội lỗi cũng đáng thương& Tuy nhiên, Chu Tử cho ta niềm an ủi là, với Chu Tử, sự đau khổ không phải sự tuyệt vọng, và cái bi quan của Chu Tử bắt nguồn từ lòng tha thiết yêu đời, chứ không phải cái bi quan tuyệt vọng của kẻ không tìm thấy sự cứu rỗi, ở bất cứ đâu…

“Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã so sánh Chu Tử với J. P. Sartre và Dostoievsky, nhưng theo nhận định của tôi, những nhân vật của Chu Tử không phải là những kẻ tuyệt đối phủ nhận luân lý theo thái độ ‘buồn nôn’ của J. P. Sartre, hoặc hư vô ‘nihiliste’ như các nhân vật của Dostoievsky. Những nhân vật của Chu Tử không thừa nhận nền luân lý hiện tại, nhưng vẫn tin là có thể có một nền luân lý – ‘une morale est possible’ – như lời Camus. Những nhân vật của Chu Tử chưa tìm thấy sự cứu rỗi, nhưng vẫn tin là có sự ‘cứu rỗi’… Cũng như ‘Sống’ không đề ra một triết lý nhân sinh, nhưng buộc người đọc phải tự tìm cho mình một nhân sinh quan.

“Do đó, tôi nghĩ Chu Tử là một nhà văn đáng cho ta cảm mến, gửi nhiều tin tưởng nơi ông.” (3)

Ðược biết, nhà văn Chu Tử tên thật là Chu Văn Bình. Ông sinh năm 1917. Tốt nghiệp Ðại Học Luật Khoa năm 1939, khi ông mới 22 tuổi. Trước sự kiện này, ngay khi còn rất trẻ, nhà văn Chu Tử đã được ngưỡng mộ như một người thông minh xuất chúng. Tuy nhiên, ông không chọn con đường làm quan khi đất nước còn trong ách cai trị của người Pháp mà, ông chọn con đường dạy học, viết văn, rồi viết báo và làm báo… Ở lãnh vực nào, ông cũng cho thấy tài ba và, nhất là nhiệt tâm cống hiến trí tuệ, tim óc mình cho dân tộc và đất nước.

Sáng 30 tháng 4 năm 1975, trên chiếc tàu Việt Nam Thương Tín, di tản khỏi Saigon, ông là người duy nhất tử nạn vì một trái đạn B-40 bắn trúng, trước khi tàu ra khỏi cửa Cần Giờ.

(Kỳ sau tiếp)

Du Tử Lê

Chú thích:

(1) Theo Tự điển Bách khoa toàn thư mở – Wikipedia.

(2) (3): Nđd.

……………………………………………………………………………..

Một người Nhật nghĩ về quê hương
Nguồn:nguoiviet.com- Friday, June 13, 2014

Trần Nguyên Thắng & Aki Tanaka/ATNT Tours & Travel

Phu Si

Núi Phú Sĩ – Hồ Kawaguchi – Hoa Anh Ðào 2014. (Hình ATNT Tours & Travel)

Trong ngôn ngữ Nhật Bản, một trong ý nghĩa của danh từ “Aki” là mùa Thu. Nhưng nếu là tên của một người nào đó thì tôi cũng không hiểu “Aki” còn có nghĩa là mùa Thu nữa hay không. Aki là tên của một người con gái Nhật mà vô tình tôi được quen qua sự giới thiệu của người bạn khi cô có dịp sang Mỹ để trình bày về đề tài “Tự Lực Văn Ðoàn” trong văn học Việt Nam đến cộng đồng người Việt tại Nam California.

Tôi ở xa, không có mặt trong buổi giới thiệu chương trình này để nghe Aki nói chuyện và tôi nghĩ là cô Aki này phải là một người phụ nữ “can đảm” lắm khi cô dám chọn một đề tài nói chuyện về văn học Việt Nam không dễ dàng gì. (Ở thời điểm bây giờ ngay tại Việt Nam, tôi không hiểu có bao nhiêu học sinh sinh-viên biết gì về “Tự Lực Văn Ðoàn” (TLVÐ) trong nền văn học Việt Nam. Tôi có nghe nhiều câu chuyện vui, nói mỉa mai về trình độ hiểu biết của thầy cô giáo và học sinh khi nói đến nhóm TLVÐ).

Hẹn Aki gặp nhau ở Ðông Kinh, tôi ngỡ ngàng khi thấy Aki trẻ hơn tôi tưởng rất nhiều. Cô có khuôn mặt và đôi mắt một mí rất Nhật, tôi đùa gọi Aki là “búp bê Nhật Bản.” Aki nói tiếng Việt chậm rãi nhẹ nhàng và cô có giọng phát âm theo miền Nam nhiều hơn là miền Trung hay Bắc. Cô cho biết đã học tiếng Việt từ lâu và lý do chọn học tiếng Việt chỉ vì “tôi muốn sống thử ở nước ngoài, nhưng không có tiền đi Châu Âu-Mỹ nên chọn nước nào có thể sống được với chi phí khá rẻ,” ngày ấy giá sinh hoạt bên Việt Nam còn rất rẻ.

Cô đã đến Việt Nam lần đầu tiên từ năm 1997. Sau đó cô đã ở lại Việt Nam làm việc hơn 12 năm, có một thời gian cô làm trong ngành du lịch. Thảo nào, khi gặp tour leader Nguyễn Hải Thành của ATNT Tours tại Tokyo, Aki đã reo lên mừng rỡ vì hai người đã từng làm việc với nhau ở Sài Gòn ngày xưa. Aki là một mẫu người rất thích đi du lịch, cô đã từng đến rất nhiều quốc gia như Italy, Portugal, Spain, France, Czech, Hungary, Austria, Switzerland, Turkey. Bangladesh, Cuba, USA, Morocco, China, Hongkong, Malaysia, Singapore, Laos, Thailand, Cambodia, Indonesia, India, Nepal, Viet Nam.

Tôi vẫn biết người Nhật, nhất là giới trẻ sau này, họ rất thích đi du lịch thế giới. Tôi đã từng gặp rất nhiều người trẻ Nhật Bản, họ đi du lịch một mình mà không lấy đó làm sự đơn độc trong chuyến đi. Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc (1945), hình như người Nhật khao khát được đi du lịch khắp mọi nơi để hiểu biết thêm về những chân trời mới. Nhưng ít ai có dịp đi được nhiều nơi trên thế giới như cô.

Trong một buổi nói chuyện, vô tình tôi hỏi Aki đã có dịp du ngoạn nhiều nơi trên nước Nhật chưa! Ngập ngừng cô cho biết không nhiều lắm. Sự ngập ngừng của Aki khiến tôi chợt nghĩ ngay đến mình. Như tôi, tuy có nhiều cơ hội để đi rất nhiều nơi trên thế giới. Nhưng tôi lại chưa biết gì về các thành phố ngay trên quê hương mình như Nha Trang, Ðà Lạt, Qui Nhơn ở miền Trung; chưa biết gì về Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc ở miền Nam và hoàn toàn thiếu sót khi chưa đến Thác Bản Giốc, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thanh Hóa miền Bắc. Lúc nào cũng nhủ lòng “bây giờ quá bận rộn, thôi để sang năm.” Ðiều nhủ lòng ấy nối tiếp nhau năm này qua năm khác và mãi cho đến hôm nay vẫn chỉ là “sự nhủ lòng” mà thôi! Ðời sống có quá nhiều lo toan, thời giờ và tài chánh nên không phải ai cũng có nhiều cơ hội để đi hết các nẻo đường đất nước mà mình muốn. Aki cũng như tôi còn thiếu sót rất nhiều nơi ngay trên quê hương mình mà chưa có dịp đến du ngoạn. Vì thế, tôi đã có nhã ý mời Aki tham dự một chuyến tour du lịch một vòng đảo Honshu Nhật Bản vào dịp mùa hoa Anh Ðào nở. Cô nhận lời tham dự.

Phu si 2

Kyoto’s Sakura & Ms. Aki Tanaka & Trần Nguyên Thắng. (Hình ATNT Tours & Travel)

Sau chuyến đi, tôi có đề nghị Aki viết về cảm nhận của mình trong cuộc hành trình du ngoạn trên chính quê hương của cô. Dĩ nhiên Aki viết bằng tiếng Việt, có lẽ cô còn có nhiều ý tưởng muốn viết dài hơn nữa nhưng thời gian là một điều trở ngại cho cô. Dưới đây là bài viết của Aki viết về cảm nghĩ sau một chuyến đi ngắn trên quê hương cô. Tôi có giúp Aki sửa lại một vài câu văn để độc giả Việt Nam chúng ta dễ hiểu hơn, nhưng vẫn đúng theo ý cô viết.

“Nhìn lại quê hương tôi, Nhật Bản”

Aki Tanaka

Sau một thời gian làm việc ở Việt Nam hơn 12 năm, có lẽ đây là một khoảng thời gian khá dài trong đời sống xa nhà của tôi, tôi chỉ mới về lại Nhật 2 năm nay. Trong khoảng thời gian hai năm này, vô tình tôi chợt tìm lại được nhiều nét đẹp của quê hương Nhật Bản mà suýt nữa tôi đã quên mất vì sự vắng mặt quá lâu của mình.

Nhiều điều vô tình xảy đến như là một cơ duyên làm tôi chợt nhận ra lại chính bản thân mình đối với quê hương. Chẳng hạn như tôi lúc nào cũng cho mình là tôi không theo tôn giáo nào, nhưng tôi đã lầm. Có lần khi tôi đi qua một dãy núi cao ở miền cao nguyên trên đảo Honshu thì rõ ràng tôi cảm nhận được dường như có linh hồn của núi hiện diện đâu đó trong tâm tư tôi. Tôi nhớ lại trong ký ức mình, trong một chuyến du lịch đến đảo Bali bên Indonesia, khi dạo qua khu rừng Ubud bên đó, không hiểu tại sao tôi cũng chợt cảm nhận được như có một sự “yêu quái” kỳ lạ hiện diện đâu đó quanh rừng Ubud. Mãi cho đến hôm nay tôi mới tự nhận ra rằng nền tảng Shinto* hình như đã nằm sẵn trong tâm hồn mình, dù tôi không để ý đến điều này từ khi tôi sinh ra. Người nước ngoài, ai cũng nói đến Thần đạo Shinto của người Nhật và xem đây là một tôn giáo đặc trưng cho dân tộc Nhật. Phải chăng vì tôi là người Nhật, nên tôi đã có sẵn tiềm thức Shinto trong người.

Mùa Xuân năm nay, tôi tham dự chuyến du ngoạn hoa Anh Ðào với anh Trần Nguyên Thắng (ATNT Tours). Ðã lâu lắm tôi mới có dịp đi thăm lại một số thành phố Nhật để ngắm hoa anh đào. Thắng cảnh Sakura (hoa anh đào) mang ý nghĩa thật đặc biệt trong tinh thần người Nhật. Với người Nhật, việc xem hoa Sakura nở là giống như việc nạp thêm năng lượng cho cơ thể mình để lấy lại tinh thần. Tập tục “Hanami” ngắm hoa Anh Ðào nở đã có từ lâu, nhìn ngắm hoa nở người Nhật cảm nhận được sinh khí đời sống như bừng lên, đẹp và mạnh mẽ. Thực sự là như thế. Vì vậy, tôi nghĩ người Nhật nào ở nước ngoài lâu và đã lâu lắm không có dịp xem Sakura nở thì hãy nên cố gắng thu xếp về lại Nhật vào dịp hoa Anh Ðào nở để tìm lại linh hồn Nhật Bản mà vô tình mình đã quên đi. Nhìn hoa Anh Ðào từ khi chớm nụ đến lúc các cánh hoa lìa cành tung bay trong gió, tôi tin chắc không người Nhật nào mà không rung động vì nét đẹp quê hương của mình. Tuy nhiên, thời gian Sakura nở thì chỉ ông Trời biết mà thôi, cho nên người Nhật xa nhà rất khó chuẩn bị cho chương trình về nước đúng vào dịp Sakura nở. Mà Sakura chỉ nở trong vòng khoảng hơn một tuần mà thôi. Vì thế, ở Nhật vào mùa Xuân luôn luôn có dự báo ngày Sakura nở trong tiết mục dự báo thời tiết.

Chuyến đi giúp tôi nhớ lại những cái nét đẹp của quê hương tôi, ví dụ như trong buổi tối ăn Buffet, có một món tôi ăn thử thấy rất mặn nên tôi ngại ăn và để lại phần thừa, không ăn hết. Thế mà người ăn chung bàn với tôi, nhìn tôi và nói, “Cô không ăn nữa à? Người Nhật thì không để lại thức ăn thừa mà,” anh Thắng nói như thế! Lời nói đó rất bất ngờ đối với tôi, đúng là người Nhật thì như vậy. Chắc vì tôi ở Việt Nam lâu nên tôi bị lây cái tật để thừa phần ăn… như vậy. Thêm vào đó, tôi thấy sự lễ phép trong bữa ăn là thói quen và cũng là một tập tục thật đẹp của Nhật Bản.

Lần khác, khi chúng tôi đến thăm thành cổ Osaka, người khách đi cùng với tôi khen rằng, “Ở Nhật rất sạch, tôi rất ngưỡng mộ người Nhật ở điểm này.” Nhưng mà thật đáng cười, lúc đó tôi nhìn xuống quảng trường trước thành Osaka thì thấy có nhiều rác giấy bị vứt bỏ, trông rất xấu và tôi cảm thấy khó chịu. Tôi giọng buồn mà nói, “Cô khen như thế, nhưng thực trạng là có sạch gì đâu!” Cô ấy trả lời, “Nhiều người nước ngoài đến du lịch nơi này, chắc họ vất bỏ rác đó! Tôi không tin là người Nhật làm như vậy.”

Xin lỗi người bạn đồng hành, tôi cũng nghĩ như vậy nhưng không dám nói, nếu là người Nhật thì họ không thể bỏ rác như thế được – lương tâm họ không cho phép. Và tôi sợ những đứa trẻ Nhật nhìn thấy mà bắt chước thì… còn đâu xã hội Nhật!

Còn nữa, một hình ảnh cũng làm tôi lấy làm tiếc về sự thay đổi ít nhiều trong xã hội Nhật bây giờ. Gần đây ngành du lịch Nhật Bản hay quảng bá một câu “Omotenashi,” có nghĩa là tinh thần Hospitality – “lòng mến khách của người dân Nhật” nhằm để thu hút du khách nước ngoài cho tới năm 2020 – đây là năm Nhật Bản được tổ chức Olympic. Tuy nhiên, tôi thấy có một số tiệm ăn và tiệm bán đồ lưu niệm, nhân viên ở đó hình như không thấy “Omotenashi dễ mến” chút nào. Vì sao? Nếu tôi suy đoán không lầm thì hiện nay các đoàn du khách ngoại quốc đến Nhật Bản cũng rất đông. Du khách phần lớn đều dễ chịu và thích thú khi đến Nhật Bản. Tuy nhiên, cũng có một số đoàn du khách xử sự, ăn uống thiếu hẳn sự lịch sự văn minh hay mua bán thì chen lấn một cách thiếu trật tự. Có lẽ để tránh làm phiền tới những du khách khác thì người bán hàng hay người làm dịch vụ phải biểu hiện thái độ và lời nói mạnh mẽ hơn, phải không thua kém người du khách ngoại quốc mới được. Vì thế, họ đã không còn biểu lộ thái độ lịch sự, lễ phép và ăn nói mềm mại đối với khách hàng nữa. Thực sự ra, tôi là người Nhật nên tôi cũng cảm thấy khó chịu khi tôi phải nhìn thấy các thái độ của nhân viên người Nhật kiểu như thế, nhưng tôi cũng hiểu lòng họ khi mỗi ngày đều có những chuyện như thế xảy ra…

Theo một số báo chí Nhật Bản, ở Nhật bắt đầu có một số cửa hàng – nhà hàng treo biển “Japanese only.” Chỉ mong du khách Việt Nam thông cảm cho người Nhật. Nhật Bản là một đảo quốc, chưa quen tiếp xúc và ứng xử với người ngoại quốc khác tập tục và văn hóa với nước Nhật. Tuy nhiên, thời đại này là thời đại toàn cầu hóa, du khách toàn thế giới đến Nhật sẽ chung đụng với nhau, cần học hỏi những điều hay và đào thải đi những điều dở. Bây giờ là thời điểm thách thức của ngành du lịch Nhật Bản nói riêng, và cho tất cả mọi người Nhật nói chung về vấn đề toàn cầu hóa của tất cả các ngành nghề trên thế giới.

Chú thích

*Shinto (tiếng Việt là Thần Ðạo) là một tôn giáo của Nhật Bản. Tôn giáo Shinto cho rằng Thần ngự trị ở khắp mọi nơi trên thế gian. Dân tộc Nhật tin rằng từ hòn đá cây cối núi non… đến các sinh vật trên trái đất này đều có Thần.

—————————————————————————————————

ATNT Tours tổ chức và hướng dẫn:

=> Escorted tour: South Africa & Zimbabwe Safari 2014 (14 days)
Johannesburg – Mpumalanga – Kruger National Park – Cape Town – Stellenbosch – Victoria Falls bên đất nước Zimbabwe.

(Big 5 là 5 loại thú hoang dã tại Phi Châu như sư tử, voi, tê giác, buffalo, beo đốm)
Du khách sẽ có cơ hội “Xem tận mắt, nghe tận tai” nhưng không được SỜ chúng!

– Cape Town là thành phố được Lonely Planet chọn là City “Best in Travel 2014”
Tour 1: Sept. 14 – Sept. 28, 2014
Tour 2: Dec. 01 – Dec. 15, 2014
ATNT’s Tours Âu Châu:

=> (Western Europe #1) Tây Âu: Anh – Pháp – Thụy Sĩ -Monaco -Ý (15 ngày)
London – Paris – Zurich – Lucerne – Nice – Monaco Piza – Venice – Florence – Rome – Vatican
Tour code WEU#1B: July. 06 – July 20, 2014
Tour code WEU#1C: Aug. 17 – Aug. 31, 2014

=> (WESTERN EUROPE #2) Tây Âu: PHÁP – THỤY SĨ – MONACO – Ý (13 ngày)
Paris – Zurich – Lucerne – Nice – Monaco – Piza – Venice – Florence – Rome – Vatican
Tour code WEU#2B: July. 08 – July 20, 2014
Tour code WEU#2C: Aug. 19 – Aug. 31, 2014

=> Tây Nam Âu Châu: Pháp – Tây Ban Nha – Bồ Ðào Nha (14 ngày)
Paris – Lourdes – Barcelona – Madrid – Toledo – Avila – Seville – Fatima – Lisbon
Tour code FSP#2: Sep. 10 – 24, 2014

…………………………………………….

Fwd: Nhật Bản khiến cả thế giới ngưỡng mộ vì hành động đẹp tại World Cup 2014
Kim Vu to:….,me

Gương sáng, cả thế giới nên noi theo!!

>>>> Nhật Bản khiến cả thế giới ngưỡng mộ vì hành động đẹp tại World Cup 2014
>>>>
>>>> Mặc dù đội bóng của quốc gia thua cuộc 1-2 trước Bờ Biển Ngà nhưng hàng trăm cổ động viên Nhật Bản vẫn ở lại để nhặt rác, dọn sạch khán đài.
>>>>
>>>> Hành động đẹp của cổ động viên Nhật Bản sau trận bóng gặp Bờ Biển Ngà sáng 15/6 theo giờ Việt Nam thêm một lần nữa khiến cả thế giới ngưỡng mộ trước những đức tính tốt đẹp, sự văn minh, lịch sự của con người Nhật Bản. Hình ảnh cổ động viên Nhật nhặt rác trên khán đài sau khi trận đấu kết thúc nhanh chóng được chia sẻ đi khắp các diễn đàn như Twitter, Facebook, Reddit…

kham phuc 1.jpg1
>>>> Hình ảnh đẹp của cổ động viên Nhật Bản tại World Cup 2014 được chia sẻ trên diễn đàn Reddit.
>>>>
>>>> Trong lịch sử World Cup, cổ động viên Nhật luôn để lại những ấn tượng tốt đẹp, cổ vũ hết mình cho đội tuyển nước nhà và cư xử lịch sự, văn minh dù kết quả là thắng hay thua. Một thành viên của diễn đàn Reddit chia sẻ: “Người Nhật luôn cư xử như thế. Tôi đã tận mắt thấy họ nhặt rác trong World Cup 1998 tại Pháp. Tôi hy vọng, cổ động viên của các nước cũng sẽ hành động đẹp như vậy”.
>>>>
>>>> Chỉ đơn giản là hành động cúi xuống thu gom túi bóng, vỏ lon trên khán đài nhưng nó là biển hiện rõ ràng nhất vẻ đẹp của con người Nhật Bản. “Dù đối đầu với đội tuyển mạnh như thế nào thì các cầu thủ Nhật Bản vẫn luôn thi đấu hết mình và thái độ của cổ động viên Nhật luôn lịch sự, nhã nhặn. Không chỉ với bóng đá, trong cuộc sống ngày thường người Nhật vẫn luôn như thế”, một người khác bình luận sau khi xem những bức ảnh đầy ý nghĩa chụp cổ động viên Nhật Bản.

kham phuc 2.jpg1

Hành động nhặt rác trên khán đài khiến nhiều người ngưỡng mộ.

>>>> Mặc dù đội tuyển quốc gia thua trên sân cỏ nhưng thêm một lần nữa người Nhật Bản chứng tỏ họ là những người chiến thắng, để lại dấu ấn đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

kham phuc 3.jpg1

………………………………………………………

..Fwd: Cuộc đời qua ảnh của tỷ phú tuổi ngựa Warren Buffett.
Kim Vu to:…,me

Cuộc đời qua ảnh của tỷ phú tuổi ngựa Warren Buffett
> “Nhà đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ 20” hay “nhà tiên tri của Omaha” là những mỹ từ mà người ta dành cho tỷ phú vốn đã thể hiện tài năng kinh doanh khi mới 6 tuổi.
> Warren Edward Buffett sinh ngày 30/8/1930, tại Omaha, Nebraska, Mỹ. Cha của ông làm việc như một nhà môi giới chứng khoán kiêm nghị sĩ Hoa Kỳ. Mẹ của ông làm nội trợ và họ có tất cả ba người con, Buffett là cậu con trai duy nhất.
> Từ khi còn bé, Buffett đã nổi danh là thần đồng toán học và có năng khiếu trong các lĩnh vực kinh doanh, tài chính.
> Năm 6 tuổi, ông đã mua từ cửa hàng của ông nội những túi 6 chai Coca Cola và sau đó bán lại từng chai với giá đắt hơn để kiếm tiền.
> Đến năm 11 tuổi, Buffett đã có vụ đầu tư đầu tiên khi mua 3 cổ phiếu của Cities Service Preferred với giá 35 USD, sau đó chúng giảm xuống còn 27 USD nhưng ông vẫn kiên trì chờ đến khi giá tăng lại đến 40 USD và bán đi. Tuy nhiên, Buffett tâm sự rằng ông thực sự hối tiếc khi cổ phiếu này tăng lên tới 200 USD sau đó và coi đây như là bài học về sự kiên nhẫn trong kinh doanh.
> Khi 13 tuổi, vị tỷ phú đã bắt đầu kiếm tiền thực sự với chân giao báo và bán các bản thủ thuật đua ngựa. Cùng năm này, ông nộp tờ khai thuế đầu đời và đòi khấu trừ 35 USD cho chiếc xe đạp mới mua.
> Năm 1942, sau khi cha của Buffett được bầu vào Hạ viện Mỹ, cả gia đình ông chuyển tới Virginia – nơi ông thực hiện công cuộc kinh doanh suốt thời trung học. Cụ thể, Buffett và một người bạn đã mua lại máy Pinball cũ với giá 25 USD và chỉ trong vài tháng, lợi nhuận thu về giúp ông sở hữu thêm hai chiếc máy nữa. Sau đó, ông bán lại vụ kinh doanh này cho một cựu chiến binh để lấy 1.200 USD.
> Buffett ghi danh tại Đại học Pennsylvania ở tuổi 16 để nghiên cứu về kinh doanh, ông ở lại đó 2 năm rồi chuyển tới Đại học Nebraska để hoàn tất bằng cử nhân và trở nên nổi bật với 10.000 USD kiếm được từ các vụ kinh doanh thuở thiếu thời.
> Tiếp tục theo học nâng cao ở Đại học Columbia năm 1956, ngay sau khi tốt nghiệp, Buffett sáng lập công ty Buffett Partnership tại quê nhà Omaha. Ông nhanh chóng thu được thành công lớn và trở nên giàu có nhờ các vụ đầu tư vào những công ty có cổ phiếu có giá trị thấp song lại nhanh chóng tăng giá trong thời gian ngắn. Lúc này ông được ca tụng như “Nhà tiên tri của Omaha” hay “Vị phù thủy của Omaha” nhờ tài năng đầu tư đáng kinh ngạc của mình.
> Năm 1999, ông đứng đầu danh sách bầu chọn nhà đầu tư của thế kỷ 20 thực hiện bởi Carson Group.
> Năm 2006, Buffett tuyên bố sẽ dành 99% tài sản của mình để làm từ thiện, trong đó 85% là cho quỹ Bill and Melinda Gates Foundation của chủ tịch Microsoft Bill Gates. Đây cũng chính là khoản tiền từ thiện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ (khoảng 62 tỷ USD).
> Năm 2007, ông lọt vào danh sách 100 nhân vật quyền lực nhất thế giới của tạp chí Times. Ông cũng được tổng thống Obama trao tặng Huân chương tự do năm 2011. Đây cũng là phần thưởng danh giá nhất mà một công dân Mỹ có thể nhận được nhờ những đóng góp của mình.
> Phần lớn tài sản của tỷ phú này đến từ tập đoàn Berkshire Hathaway – nơi ông là cổ đông lớn nhất kiêm CEO.
> Năm 2012, Buffett bị chuẩn đoán ung thư và phải trải qua quá trình xạ trị kéo dài 44 ngày. Sau khi hoàn tất, ông cho hay mình cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng làm việc với 100% năng lượng.
> Theo danh sách mới nhất của Forbes, Buffett hiện giàu thứ 4 thế giới với khối tài sản 53,3 tỷ USD. Vụ đầu tư đáng chú ý gần nhất của ông là khi hợp tác mua lại HJ Heinz – công ty chuyên sản xuất nước sốt cà chua với giá 23,2 tỷ USD.
> Ông kết hôn lần đầu với Susan Buffett năm 1952. Đến năm 1977, hai người bắt đầu sống xa nhau do Susan muốn theo đuổi sự nghiệp ca hát song cả hai vẫn duy trì cuộc hôn nhân của họ cho đến khi bà qua đời vào năm 2004.
> Buffett kết hôn lần hai với Astrid Menks – người bạn lâu năm của ông vào năm 2006. Thực tế cả hai đã cùng chung sống kể từ năm 1977.
> Vị tỷ phú cũng có 3 người con từ cuộc hôn nhân đầu tiên, gồm hai nam và một nữ.
> Ở tuổi 84 và sở hữu khối tài sản khổng lồ, ông vẫn sống ở ngôi nhà 5 phòng ngủ tại Omaha mua từ năm 1957. Nhà đầu tư huyền thoại này luôn được ngưỡng mộ bởi cả tài năng kinh doanh lẫn nhân cách sống rất giản dị song lại cực kỳ hào phóng của mình.
> Vũ Vũ

> __._,_.___

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics