9592. An Ninh Quốc Gia. Chấm. Không cần nói thêm!
Nguồn: Posted by adminbasam on 16/08/2016
Vị trí của khu công nghiệp Vũng Áng, địa điểm chiến lược
có thể cô lập miền Bắc Việt Nam với biển cả. Ảnh: internet
“Vũ khí khủng khiếp nhất, đáng sợ nhất của Trung Cộng đối với Việt Nam, không phải là tên lửa hay tàu ngầm mà là các dự án, các công trình lớn nhỏ đang ngày mỗi nhiều hơn trên khắp mọi tỉnh thành Việt Nam. Hiểm họa Trung Cộng đối với Việt Nam đã quá rõ ràng. Hiểm họa này phải chấm dứt, cho sự tồn tại của dân tộc Việt Nam”.
______
FB Nguyên Đại
16-8-2016
Vị trí của khu công nghiệp Vũng Áng, địa điểm chiến lược có thể cô lập miền Bắc Việt Nam với biển cả. Ảnh: internet
Hai ngày trước (13/8), Tổng Trưởng Tài Chánh Úc, ông Scott Morrison, đã thông báo quyết định của chính phủ trong việc rút giấy phép đầu tư của các công ty Trung Quốc vào mạng lưới cung cấp điện cho tiểu bang New South Wales (NSW). Lý do mà nhân vật quyền lực số 2 trong chính phủ, sau Thủ Tướng Úc, đưa ra là: “an ninh quốc gia”. Tuy nhiên, ảnh hưởng cụ thể của việc đầu tư này đối với nền quốc phòng Úc như thế nào đã không được ông đưa ra chi tiết; mặc dù ông nhấn mạnh rằng, quyết định của ông dựa trên các báo cáo về quốc phòng. Nói một cách ngắn gọn: Úc từ chối nhận 10 tỉ đô la của Trung Cộng với một câu duy nhất: “an ninh quốc gia”. Chấm. Không cần nói thêm.
Quyết định của ông Tổng Trưởng gây “sốc” đối với nhiều người, lớn tiếng nhất là Cựu Thủ Hiến NSW Bob Carr, hiện là Chủ Tịch Viện Quan Hệ Úc-Trung, và Phó Thủ Lãnh Đối Lập, ông Anthony Albanese. Trong khi ông Albanes chỉ vào sự thiếu thống nhất trong chính sách của chính phủ, khi vừa cuối năm ngoái (2015) đã cho phép các công ty Trung Quốc thuê cảng Darwin, mặc dù có sự cảnh báo của Hoa Kỳ, thì ông Carr đặt câu hỏi rằng tại sao việc tương tự có thể xảy ra ở tiểu bang Victoria, và Nam Úc trước đó, lại không thể xảy ra đối với tiểu bang NSW bây giờ, và việc loại bỏ gói thầu đã làm thiệt hại cho nền kinh tế của tiểu bang NSW. Ông nói thêm rằng có vẻ như quyết định này mang tính chính trị nhằm mục đích kiếm phiếu, và là chỉ dấu của phong trào Bài Trung đang lan rộng.
Các dự án đầu tư về năng lượng của Trung Cộng cũng cũng bị dội lại ở Anh và Mỹ. Tháng trước (7/16), bà Thủ Tướng Anh Quốc vừa mới nhậm chức, Theresa May, vào phút chót đã ra lệnh đình chỉ dự án năng lượng hạt nhân lên đến 30 tỉ đô la, theo sau cáo buộc của cảnh sát liên bang Mỹ rằng cố vấn cao cấp, kỹ sư Allen (Szuhsiung) Ho (Hồ) của Công Ty Năng Lượng Hạt Nhân Trung Quốc (China General Nuclear Power) đã tuyển mộ các chuyên gia của Mỹ với mục đích ăn cắp thông tin khoa học bí mật về hạt nhân để bán cho Trung Cộng. Ông Hồ sẽ phải ra hầu tòa vào tuần tới, và nếu bị buộc tội, ông sẽ đối diện với bản án 10 năm tù và đóng phạt $250.000 đô Mỹ về việc vi phạm các điều luật bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ.
Quyết định của chính phủ Úc hôm 13/8 được đưa lên bảng tin hàng đầu ở nhiều thông tấn xã trên thế giới không phải vì nó mới, mà bởi vì nó ngắn; như đã nói ở trên, lý do đưa ra là: “an ninh quốc gia” (Chấm). Điều đó gởi đến một thông điệp quan trọng cho các công ty của Úc rằng sự hợp tác của họ với các công ty của Trung Cộng có thể bị chấm dứt bất ngờ với cùng một lý do cực kỳ ngắn gọn như vậy. Mấy chữ ngắn gọn đó có vẻ như một hiệu lệnh cho thấy sự cảnh báo cao độ của chính phủ đối với dã tâm của Trung Cộng trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và năng lượng như một vũ khí chiến lược để thực hiện giấc mơ Trung hoa của họ. Hiểm họa Trung Cộng đã được báo động rõ ràng, và phải chấm dứt.
Trong khi đó, chính phủ CSVN hoàn lại tiền thuế để công ty Formosa của Trung Cộng tiếp tục hoạt động; và hôm qua 14/8, công ty này đã đã tiến hành việc xả khí thử nghiệm ở 6 ống khói đã hoàn tất trong số 23 ống khói theo dự án. Tác hại đối với môi trường do công ty này tạo ra sẽ vượt sức tưởng tượng của nhiều người, theo sau việc hủy hoại mội trường sinh thái biển ở các tỉnh miền Trung từ 4 tháng trước.
Cũng trong thời gian này có tin VN đã đưa tên lửa ra các đảo mà VN đang giữ thuộc khu vực đảo Trường Sa. Theo ông Gregory Poling, Giám Đốc Tổ Chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu, thì tổ chức của ông ta không thể xác nhận hay phủ nhận điều này. Thực chất của việc xuất hiện tên lửa của VN ở Trường Sa không phải là điều quan trọng tới mức sống chết. Trường Sa có thể chỉ là một cái bẫy.
Thực ra vấn đề không phải ở đảo, mà là ở đất liền. Vũ khí khủng khiếp nhất, đáng sợ nhất của Trung Cộng đối với Việt Nam, không phải là tên lửa hay tàu ngầm mà là các dự án, các công trình lớn nhỏ đang ngày mỗi nhiều hơn trên khắp mọi tỉnh thành Việt Nam. Hiểm họa Trung Cộng đối với Việt Nam đã quá rõ ràng. Hiểm họa này phải chấm dứt, cho sự tồn tại của dân tộc Việt Nam.
Yêu cầu mà hàng chục ngàn người dân đang xuống đường để biểu tình những ngày này cũng rất rõ ràng: Formosa phải đóng cửa. (Chấm. Không cần nói thêm)
…………………
Fwd: Mỹ Và Trung Quốc Nhìn Từ Rio 2016..
Kim Vu to:….,me
Manh Kim
>>> Khác biệt gì giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thế vận hội Rio 2016? Vận động viên Mỹ có thể nói chuyện về lượng tử, vật lý thiên văn hoặc chính sách công… trong khi vận động viên Trung Quốc gần như chẳng có gì để kể ngoài chuyện khổ luyện. Vận động viên Mỹ có thể là nhà toán học tương lai trong khi tương lai vận động viên Trung Quốc có thể đối diện một sự thờ ơ ngược đãi…
>>>
>>> Mỹ mang đến đoàn vận động viên gồm nhiều sinh viên đại học và họ đến Rio với tinh thần thể thao đúng nghĩa của lịch sử Thế vận hội hiện đại. Mệnh danh “quỷ tốc độ”, “tay bơi cừ khôi nhất” hoặc “vận động viên vĩ đại nhất thế giới hiện nay”, Katie Ledecky 19 tuổi, khi Rio 2016 kết thúc, sẽ trở về Mỹ (với tấm huy chương vàng) và trở lại giảng đường Stanford. Cùng đến Rio với Katie Ledecky là 30 sinh viên lẫn cựu sinh viên Stanford khác. Sinh viên Stanford tham gia nhiều môn: bơi, lặn, polo nước, chèo thuyền, bóng đá, tennis, volley, rugby, nhảy rào… Suốt từ năm 1912 đến nay, sinh viên Stanford luôn mang về ít nhất một huy chương Olympics.
>>>
>>> Không chỉ Stanford, tổng cộng có đến 75% vận động viên trong US Team là sinh viên hoặc cựu sinh viên. Năm nay, Đại học Florida mang đến 11 vận động viên (tương tự Đại học Washington, Princeton và Georgia); Đại học Texas có 12; Đại học California-Berkeley và California-Los Angeles đều có 16… Điều đó cho thấy hệ thống đại học Mỹ có môi trường thể thao tốt như thế nào. Giáo dục Mỹ luôn nhấn mạnh việc bồi đắp sức khỏe quan trọng không kém xây dựng kiến thức. Với nhiều trường, sinh hoạt thể thao và tham gia thế vận hội đã trở thành truyền thống lâu đời. Giáo dục đại học Mỹ luôn tự hào về điều đó. Từ Thế vận hội Hè 1904 đến Thế vận hội Đông 2014, Đại học Southern California (USC) đã đóng góp tổng cộng 423 vận động viên; giành 288 huy chương (135 huy chương vàng) trong đó có ít nhất một huy chương vàng tại mỗi Thế vận hội mùa hè kể từ 1912 đến nay! Nếu USC thi đấu với vị trí như một quốc gia thì họ xếp hạng 16 thế giới!
>>>
>>> Lịch sử thể thao USC có một gương mặt huyền thoại. Tại Olympics Berlin 1936, cậu học sinh Louis Zamperini đã gây sửng sốt, trước sự chứng kiến của Hitler, khi chạy vòng cuối cuộc thi marathon chỉ với 56 giây. Sau Thế vận hội, Zamperini vào học USC. Thế chiến thứ hai xảy ra, Zamperini gia nhập quân đội. Trong phi vụ năm 1943, Zamperini cùng phi đội trên chiếc B-24 rơi xuống Thái Bình Dương. Sống sót sau 47 ngày trên biển, Zamperini được cứu và trở thành tù binh trong một trại tù Nhật suốt hai năm rưỡi. Sau chiến tranh, cựu sinh viên USC Zamperini trở thành nhà diễn thuyết lừng danh. Câu chuyện Zamperini đã được kể lại trong quyển Unbroken của Laura Hillenbrand, được Angelina Jolie xuất sắc dựng lên màn bạc, và được USC ghi vào biên niên sử của trường.
Angelina Julie và Zamperini
>>>
>>> Đứng cạnh một vận động viên Mỹ đầy sức bật tuổi trẻ với phong thái điển hình trí thức, vận động viên Trung Quốc trông khô khan và gượng gạo. Nói không quá, có thể nhìn thấy tương lai một quốc gia từ hình ảnh này. Vận động viên Mỹ đến Thế vận hội với tinh thần thể thao. Vận động viên Trung Quốc đến Olympics với ý chí quyết thắng. Ý chí đó được trui rèn từ những lò đào tạo chuyên nghiệp, nơi “đúc” nên một nền thể thao với tinh thần phi thể thao, nhắm đến việc “sản xuất” hàng loạt “người máy thể thao” từ khi mới lên 5 tuổi. Nhiệm vụ họ là sẽ phải đem lại vinh quang quốc gia, bấp chấp sự lấp lánh đó trả giá bằng tương lai cuộc đời họ. Có quá nhiều ví dụ cho thấy sự thờ ơ ngược đãi đối với vận động viên hết thời.
>>>
>>> Bởi việc đặt nặng biến con người thành cỗ máy hơn là xây dựng nhân cách, chẳng có gì ngạc nhiên khi nghe những vụ ồn ào về thái độ khiếm nhã của vận động viên Trung Quốc. Họ lao vào thi đấu và họ cay cú điên tiết nếu thất bại. Giữa Mỹ và Trung Quốc, sự khác biệt lẫn chênh lệch của hai nền thể thao và giáo dục là rất rõ ràng. Người ta có thể nhìn thấy tương lai và sức mạnh thật sự của hai quốc gia đó qua điều này.
………………………………………………………………….
‘Không Bán Hàng Cho Người Trung Quốc’
Nguồn:nguoiviet.com- August 9, 2016
Ngô Nhân Dụng
Một tờ báo mạng ở Châu Á mới đưa lên câu chuyện một nhà hàng tại Ðà Nẵng, Việt Nam, dựng tấm bảng trước cửa, ghi “Không Bán Hàng Cho Người Trung Quốc” bằng chữ Việt và chữ Trung Hoa. Bản tin kèm theo nhiều bức hình, thấy rõ tên quán ăn là Quán Ngọc Quý 2. Nhà hàng này tự quảng cáo “Các Món Nhậu Bình Dân.” Tấm bảng cấm này có thể trở thành một “Món Nhậu” mới lôi kéo khách, vì dân nhậu sẽ có một đề tài tha hồ bàn tán lúc rượu vào lời ra.
Bản tin về quán Ngọc Quý 2 nói rõ thêm, rằng lâu nay ai cũng biết các du khách Trung Hoa lục địa không được tiếng là những người lịch thiệp, thanh nhã. Nhưng gần đây cảnh một du khách Trung Quốc gây lộn với một người bán chuối là “giọt nước làm tràn ly” khiến dân Ðà Nẵng phản ứng mạnh.
Câu chuyện Bà Bán Chuối được nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái đưa lên Facebook ngày 27 Tháng Bảy năm 2016, được hàng chục ngàn người vào đọc trong một tuần. Ðoạn video chiếu cảnh một thanh niên mua chuối, ăn mấy quả chuối rồi vừa nhai vừa đưa trả tiền bằng tiền Tàu, do đó biết anh ta là người Trung Quốc. Bà già không nhận, khách hàng nổi giận ném “trả lại” mấy cái vỏ chuối vào chiếc thúng bà đeo trên quang gánh. Ông khách hàng mặc áo sơ mi ngắn, may ô chữ T, vừa xí xố mắng mỏ, vừa giằng co, giật cả chiếc nón lá trên đầu bà cụ. Cuối cùng bà bán chuối phải cầm đồng tiền Tàu cho yên thân!
Bà bán hàng nhượng bộ, nhưng dân Việt Nam, nhất là dân Ðà Nẵng nổi giận. Chính quyền Việt Nam tuyên bố sẽ trục xuất người khách kia về Tàu nhưng cho tới nay chưa có tin tức nào, không biết tên họ anh ta là gì, làm gì ở nước ta. Anh ta có thể không phải du khách mà là một công nhân đang làm việc cho mấy công ty Trung Quốc, đuổi đi cũng rắc rối. Phản ứng của nhà hàng Ngọc Quý tiêu biểu cho nỗi giận dữ của dân Việt Nam. Chính quyền không đuổi, nhưng người dân có quyền từ chối không tiếp các khách hàng Trung Quốc!
Theo mạng Shanghaiist thì vị chủ nhân của nhà hàng Ngọc Quý cho biết xưa nay ông vẫn đặt khách hàng lên trên hết, và hoan nghênh mọi người Trung Hoa; mặc dầu nhiều khi các người này gây lộn xộn làm phiền những thực khách khác. Khi ông can ngăn, họ làm ra bộ không hiểu tiếng Anh. Ðiều phiền nhất là họ đòi trả tiền bằng đồng nguyên, “nhân dân tệ” của Trung Cộng. Nhiều khi họ mặc cả đòi bớt tiền phải trả.
Chính quyền Ðà Nẵng đã yêu cầu chủ nhân nhà hàng Ngọc Quý gỡ bỏ tấm bảng “Không Bán Hàng Cho Người Trung Quốc.” Chắc ông chủ sẽ phải làm theo lệnh. Nhưng người dân Ðà Nẵng thì hoan hô phản ứng hữu lý của ông, chắc dân nhậu sẽ tới ủng hộ!
Người Trung Quốc đã gây nhiều tai tiếng xấu khi ra nước ngoài. Các mạng ở Bangkok đã in hình cô gái người Tàu đi tiểu ngay trên sân Hoàng Cung. Một video khác của người Thái, được truyền đi hai triệu lần, chiếu cảnh tại phi trường đang các du khách Tàu chen lấn xô đẩy để giành đứng trước. Tại chùa Wat Rong Khun, tỉnh Chiang Rai, người Thái than phiền mỗi lần có đám du khách Tàu vô là nhà vệ sinh dơ bẩn. Vị thủ từ Chalermchai Kositpipat than rằng người Tàu họ phóng uế bất cứ chỗ nào. Ông đã yêu cầu hướng dẫn viên du lịch giải thích mãi không được, ông tính sẽ cấm du khách Tàu. Chính một hướng dẫn viên cũng than với nhà báo: “Họ không chú ý đến lễ độ, họ khạc nhổ, nói cười ồn ào, nhiều khi họ để lại khu nhà vệ sinh trong tình trạng khủng khiếp!”
Ở các nước Á Châu, du khách Trung Quốc đã gây nhiều tai tiếng. Người Nhật Bản thấy du khách Tàu tới đâu là dè dặt lo ngại, vì thấy họ ồn ào, vô kỷ luật và thiếu vệ sinh. Một chuyến máy bay của công ty AirAsia, Thái Lan đã phải bay vòng trở lại Bangkok sau khi một bà hành khách người Tàu nổi giận đổ ly nước nóng lên nữ tiếp viên. Ngay ở trong nước Tàu, các du khách cũng “loạn.” Ðầu năm 2015, 25 người bị bắt ở phi trường Côn Minh vì đã mở ba cánh cửa cấp cứu đòi ra ngoài máy bay của hãng China Eastern Airlines, vì máy bay chậm trễ không cất cánh!
Nhưng chúng ta có nên yết bảng “cấm du khách Trung Quốc” như ông chủ quán Ngọc Quý hay không?
Ðặt câu hỏi này với người Việt Nam, chắc nhiều người sẽ đồng ý là nên làm. Dân Việt đang bất bình về nhiều chuyện đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc và các công nhân của họ đang tàn ngập nước ta, không riêng gì đối với các du khách được những hướng dẫn viên du lịch người Tàu đưa đi thăm Việt Nam. Người Việt cũng có thể coi đây là một hành động trả đũa. Vì ngay trong nước Trung Hoa, cũng có cửa hàng để tấm bảng ngoài cửa viết bằng chữ Tàu và chữ Anh: “This shop does not receive The Japaneses, The Philippines, The Vietnamese and Dog.” (Quán này không nhận người Nhật Bản, người Philippines, người Việt Nam và Chó.” Tấm bảng này đã được đưa lên mạng, truyền đi khắp thế giới! Ai trông thấy cũng phải kinh ngạc, vì thái độ kỳ thị đối với một số người ngoại quốc như vậy không thể chấp nhận được!
Trong thế giới văn minh ngày nay, những người còn mang óc kỳ thị về màu da, chủng tộc, tôn giáo, vân vân, đều bị khinh bỉ. Nhiều người dân Trung Cộng không biết, không cảm thấy điều này. Một đoạn phim làm ở bên Tàu vào Tháng Năm năm 2016, để quảng cáo bột giặt nhãn hiệu Qiaobi, (俏比, đọc theo tiếng Việt là Tiếu Bỉ) đã gây phẫn nộ và làm trò cười khắp thế giới vì rõ ràng mang ý kỳ thị màu da. Ðoạn phim ngắn mở đầu với hình ảnh một cô gái Tàu xinh đẹp cười làm duyên, đôi mắt đưa tình; rồi tới cảnh một thanh niên bảnh bao người da đen nhìn cô say đắm. Nhưng khi chàng tiến đến gần thì nàng lại âu yếm kéo đầu chàng xuống, nhét cả người vào trong cái máy giặt, rồi đem đổ bột giặt Qiaobi vô máy. Ðóng cái nắp máy giặt lại, nàng ngồi chễm chệ lên cái máy, miệng tủm tỉm cười. Máy chạy một lát, nàng mở nắp ra, kéo đầu chàng lên, và người ta thấy chàng đã được rửa sạch, biến thành một chàng “Hảo Hán” da vàng, bảnh trai không kém! Ðiều đáng chú ý là cả công ty sản xuất lẫn nhà làm phim quảng cáo “không ngờ” là họ mang óc kỳ thị! Sau khi đoạn phim trên được truyền đi hàng triệu lần, công ty sản xuất mới biết là họ đã phạm lỗi nhục mạ tất cả mọi người da đen trên thế giới, phải rút phim quảng cáo xuống!
Với kinh nghiệm trên, người Việt chúng ta không thể bày tỏ ý kiến nào có ý kỳ thị một sắc dân riêng biệt, dù đó là người Trung Quốc, người Pháp hay người Mỹ! Người Việt Nam không nên khinh thường bất cứ sắc dân nào, vì chính chúng ta không muốn bị kỳ thị! Khi vô tình kỳ thị bất cứ một sắc dân nào, chính người tỏ ý kỳ thị cũng bị người khác khinh thường, vì còn mang trong đầu một thói xấu khi loài người còn chưa tiến bộ!
Hơn nữa, khi viết trên bảng nói không tiếp khách hàng “Trung Quốc nhân,” viết bằng chữ Hán, thì những người gốc Trung Hoa khác cũng có thể cảm thấy bị kỳ thị. Hiện nay những người Trung Hoa sống ở Ðài Loan, Singapore tuy cùng gốc gác tổ tiên nhưng họ biết sống theo nền nếp văn minh cao hơn dân sống dưới chế độ Cộng Sản rất nhiều. Tuy hai chữ “Trung Quốc” chính thức chỉ được dùng nói về lục địa Trung Hoa, nhưng cũng có thể được hiểu lầm ra tất cả mọi người gốc Trung Hoa khác, vì cái tên gọi này đã được quen dùng từ mấy ngàn năm nay, trước khi có chế độ Cộng Sản.
Vì vậy, các cửa hàng, quán ăn ở Việt Nam, nếu muốn tẩy chay các khách hàng bất lịch sự từ lục địa Trung Hoa qua, chỉ nên viết một câu: Chúng tôi có quyền từ chối không tiếp bất cứ khách hàng nào. Nhiều cửa hàng trên khắp thế giới vẫn treo những yết thị như thế, không gây phản ứng nào cả. Nếu chủ nhân muốn tấm yết thị này có ý nghĩa đúng như mình muốn, thì chỉ cần viết tấm bảng đó hoàn toàn bằng chữ Trung Hoa. Khách hàng người nước khác nhìn thấy sẽ không hiểu gì cả; dân Trung Hoa từ nước khác đến hiểu nhưng thấy đó là chuyện bình thường. Nhưng những người dân Trung Hoa từ lục địa đến khi đọc được sẽ hiểu ngay. Cũng giống như người Việt Nam nào cũng hiểu người ta nhắm vào mình khi bước vào một cửa hàng ở Nhật Bản hay Thái Lan mà thấy tấm bảng viết “Ăn cắp là có tội,” đặc biệt chỉ viết bằng chữ Việt! Khách hàng tinh ý sẽ giữ gìn tư cách để khỏi mang tiếng và có thể bị đuổi ra ngoài! Tất nhiên, nếu các thực khách Trung Quốc khăng khăng không chịu bỏ đi thì phải kêu cảnh sát! Lúc đó sẽ biết công an cảnh sát Việt Nam làm việc cho dân hay là chỉ biết sợ Trung Cộng!
……………………………………………………………………