FW- ANH ƠI !
Mời đọc.
dq
Subject: Fwd: [ChinhNghiaViet] Fwd: ANH ƠI !
(Hình minh họa:Hoa thủy tiên -Kim Oanh tự trồng)
=================
ANH ƠI!
(Rất cảm động)
Một câu chuyện đời thường vô cùng cảm động về tình cảm gia đình, về những mất mát lớn lao xuất phát từ những hiểu lầm không đáng có!
Cưới nhau được hai năm, chồng tôi bàn với tôi về quê đón mẹ anh lên ở với chúng tôi để bà được…… sống an nhàn những ngày cuối đời. Bố anh ấy mất sớm từ khi anh còn nhỏ, nên bà mẹ gửi gắm tất cả mọi hy vọng vào anh, một mình bà chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi anh khôn lớn cho tới ngày học xong đại học.
Tôi đồng ý ngay và lập tức dọn dẹp dành riêng cho bà căn phòng có ban công hướng Nam, vừa có thể sưởi nắng vừa có thể bày vài chậu cây cảnh. Bước vào căn phòng chan hòa ánh sáng vừa dọn xong, anh ấy chẳng nói chẳng rằng bất chợt bế xốc lấy tôi và quay một vòng quanh phòng. Khi tôi sợ quá cào cấu anh xin anh bỏ xuống thì anh bảo:
– Nào, chúng mình về quê đón mẹ nhé!
Chồng tôi cao lớn, còn tôi thì bé nhỏ và thích được nép đầu vào ngực anh. Những lúc ấy, tôi có cảm giác như anh có thể nhét gọn tôi vào túi áo. Những bận hai người tranh cãi nhau mà tôi không chịu thua, anh bèn nhấc bổng tôi lên ngang đầu và quay tít cho đến khi tôi sợ hết hồn xin anh buông tha mới thôi. Tôi thích cái cảm giác vừa sợ vừa sung sướng ấy.
Mẹ anh sống ở thôn quê lâu năm nên rất khó có thể sửa ngay được những tập quán của người nhà quê. Chẳng hạn, thấy tôi hay mua hoa tươi bày ở phòng khách, bà có vẻ khó chịu. Cực chẳng đã, một hôm bà bảo:
– Các con thật chẳng biết chi tiêu gì cả. Hoa có ăn được đâu mà mua làm gì kia chứ?
Tôi cười:
– Mẹ ơi, trong nhà có hoa tươi nở rộ thì ai nấy đều vui vẻ cả.
Bà cúi đầu lầu bầu gì gì đấy. Chồng tôi bảo:
– Ðây là tập quán của người thành phố, mẹ ạ. Lâu ngày mẹ sẽ quen thôi.
Bà không nói gì nữa, nhưng sau đấy mỗi bận thấy tôi mua hoa về, bao giờ bà cũng không thể im lặng mà cứ hỏi mua hết bao nhiêu tiền. Khi tôi nói giá cả thì bà chép miệng tiếc rẻ. Có lần thấy tôi xách về túi to túi nhỏ các thứ mua sắm được, bà gặng hỏi giá tiền từng thứ một. Tôi kể lại giá mỗi thứ. Nghe xong bà chép miệng thở dài thườn thượt. Chồng tôi véo mũi tôi và thì thầm:
– Ngốc ơi, nếu em đừng nói giá thật với mẹ thì sẽ chẳng sao cả, phải không nào?
Cuộc sống đang vui tươi thế là dần dần có những hòa âm trái tai.
Ðiều làm bà khó chịu nhất là thấy con trai mình ngày ngày dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Ðàn ông mà chui vào bếp nấu ăn cho vợ thì coi sao được, bà nghĩ vậy. Vì thế mà bữa sáng nào bà cũng nặng mặt không vui. Tôi giả tảng không thấy gì thì bà khua đũa đụng bát tỏ ý không bằng lòng. Làm giáo viên dạy múa ở Cung Thiếu niên, ngày nào tôi cũng phải nhảy nhót mệt bã người nên khi ngủ dậy thường nằm rốn tận hưởng chăn đệm ấm áp, coi đó là một thú hưởng thụ. Vì thế tôi đành giả câm giả điếc trước sự chống đối của bà mẹ chồng. Ðôi khi bà cũng làm giúp tôi một ít việc nhà, nhưng thật ra chỉ làm tôi thêm bận bịu mà thôi. Chẳng hạn, những túi ni lông đựng đồ, mọi khi tôi đều quẳng vào thùng rác thì bà tích cóp lại, bảo là để hôm nào bán cho đồng nát. Thế là khắp nhà đầy những túi ni lông. Mỗi lần rửa bát hộ tôi, bà đều hà tiện không dùng nước rửa chén thế là tôi phải rửa lại, dĩ nhiên phải kín đáo để bà khỏi tự ái.
Một tối nọ, khi tôi đang rửa chén trộm như thế thì bà nhìn thấy. Thế là bà sập cửa đánh sầm một cái, nằm lì trong buồng khóc gào lên. Chồng tôi cuống quýt chẳng biết làm gì. Cả tối hôm ấy anh không nói với tôi câu nào. Tôi làm nũng với anh, anh cũng chẳng thèm để ý. Tôi điên tiết lên vặn lại:
– Thế thì rốt cuộc em sai chỗ nào ạ?
Anh trợn mắt:
– Tại sao em không thể phiên phiến một chút nhỉ, bát không sạch thì ăn cũng có chết đâu, hả?
Một thời gian dài sau đấy, bà chẳng nói chuyện với tôi. Không khí trong nhà bắt đầu dần dần căng thẳng. Chồng tôi rất mệt mỏi, chẳng biết nên làm ai vui lòng trước.
Không muốn để con trai làm bữa sáng, bà cả quyết nhận lấy “nhiệm vụ nặng nề” này. Rồi khi thấy anh ăn uống ngon lành, bà lại nhìn ngó tôi với ý trách móc tôi không làm tròn bổn phận người vợ, khiến tôi rất khó xử. Ðể thoát khỏi cảnh ấy, tôi đành không ăn bữa sáng ở nhà mà mua túi sữa trên đường đi làm, mang đến cơ quan ăn. Tối hôm ấy lúc đi ngủ, anh bực bội bảo:
– Có phải là em chê mẹ anh nấu ăn bẩn nên mới không ăn sáng ở nhà, đúng không?
Rồi anh lạnh nhạt nằm quay lưng lại, mặc cho tôi nước mắt đầm đìa vì ấm ức. Sau cùng anh thở dài:
– Cứ coi như là em vì anh mà ăn sáng ở nhà, được không nào?
Thế là sáng sáng tôi đành ngồi vào bàn ăn với tâm trạng ê chề.
Một hôm, khi đang ăn món cháo bà nấu, tôi chợt thấy buồn nôn, mọi thứ trong bụng muốn oẹ ra, gắng kìm lại mà không tài nào kìm được, tôi đành quăng bát đũa chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn thốc nôn tháo. Sau một hồi hổn ha hổn hển thở, khi tôi bình tâm lại thì nghe thấy bà bù lu bù loa vừa khóc vừa đay nghiến oán trách tôi bằng những từ ngữ nhà quê, còn anh thì đứng ngay trước cửa phòng vệ sinh căm tức nhìn tôi. Tôi há hốc miệng chẳng nói được gì, thật ra nào mình có cố ý nôn đâu. Lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau to. Mới đầu mẹ anh còn giương mắt đứng nhìn, sau đấy bà thất thểu bỏ ra ngoài. Anh tức tối nhìn tôi rồi đi ra theo bà.
Ba ngày liền không thấy bà và anh về nhà, cả đến điện thoại cũng không thấy gọi. Tôi tức điên người mỗi khi nghĩ lại từ hôm bà lên đây ở mình đã phải chịu bao nhiêu nỗi oan ức, thế mà anh ấy còn muốn tôi thế nào nữa đây? Không hiểu sao dạo này tôi hay buồn nôn thế, ăn gì cũng không thấy ngon, lại thêm trong nhà bao nhiêu chuyện rắc rối, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, vẫn là các bạn ở cơ quan bảo:
– Sắc mặt cậu xấu lắm, nên đi khám bệnh thôi!
Kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy tôi đã có bầu. Bây giờ mới rõ tại sao sáng hôm ấy tôi bỗng dưng buồn nôn. Niềm hạnh phúc sắp có con pha trộn với một chút buồn giận oán trách: Tại sao chồng mình và cả bà mẹ chồng nữa lại không nghĩ tới chuyện ấy nhỉ?
Tôi gặp anh tại cổng bệnh viện. Xa nhau mới có ba ngày mà trông anh tiều tụy quá chừng. Tôi định quay đi, nhưng bộ dạng ấy khiến lòng tôi xót xa, không nén được, tôi gọi anh. Anh nhìn tôi như người xa lạ, ánh mắt không giấu nổi nỗi chán ghét như một mũi kim lạnh buốt đâm vào lòng tôi. Tôi tự nhủ “đừng nhìn anh ấy, đừng nhìn anh ấy”, và chặn một chiếc taxi lại. Thật ra lúc ấy tôi chỉ muốn hét to: “Anh yêu của em, em sắp sinh cho anh một cục cưng đây!” rồi được anh bế xốc lên sung sướng quay một vòng. Ước muốn ấy đã không xảy ra. Khi ngồi trên taxi, nước mắt tôi ứa ra lã chã. Vì sao chỉ một lần cãi nhau đã làm cho tình yêu của chúng tôi trở nên tồi tệ tới mức này cơ chứ?
Về nhà, tôi nằm trên giường nghĩ tới chồng, tới nỗi chán ghét đầy trong mắt anh. Tôi nắm lấy góc chăn khóc nấc lên. Nửa đêm, có tiếng lạch cạch mở ngăn kéo. Khi bật đèn lên tôi trông thấy khuôn mặt đầy nước mắt của anh. Thì ra anh về nhà lấy tiền. Tôi lạnh nhạt nhìn anh không nói gì. Anh cũng làm như không thấy tôi, lấy xong các thứ liền vội vã bỏ đi. Có lẽ anh định thật sự chia tay với tôi đây. Thật là một người đàn ông có lý trí, biết tách bạch tình và tiền rạch ròi như thế đấy. Tôi cười nhạt, nước mắt lã chã tuôn rơi.
Hôm sau tôi không đi làm mà ở nhà, muốn xem xét lại mọi ý định của mình rồi tìm anh trao đổi cho xong mọi chuyện. Khi đến công ty của anh, cậu thư ký ngạc nhiên nhìn tôi:
– Ơ kìa, mẹ tổng giám đốc bị tai nạn, hiện đang nằm bệnh viện kia mà.
Tôi trố mắt cứng họng, lập tức đến ngay bệnh viện. Nhưng khi tìm được anh thì bà đã tắt thở rồi. Anh không hề nhìn tôi, mặt cứ lầm lầm. Tôi nhìn khuôn mặt vàng vọt không hồn của bà, nước mắt ứa ra: Trời ơi! Tại sao lại đến nông nỗi này cơ chứ?
Cho tới hôm an táng mẹ, anh vẫn không thèm nói với tôi một câu nào, thậm chí mỗi khi nhìn tôi, ánh mắt anh đều hiện lên nỗi chán ghét tột độ. Nghe người khác kể lại, tôi mới biết sơ qua về vụ tai nạn. Hôm ấy bà bỏ nhà rồi thẫn thờ đi về phía ga xe lửa, bà muốn về quê mà. Chồng tôi đuổi theo, thấy thế bà rảo bước đi nhanh hơn. Khi qua đường, một chiếc xe buýt đâm vào bà… Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao anh ấy chán ghét mình. Nếu hôm ấy mình không nôn oẹ, nếu hôm ấy mình không to tiếng cãi nhau với anh ấy, nếu… Trong lòng anh, tôi là kẻ tội phạm gián tiếp giết chết bà.
Anh lẳng lặng dọn vào ở phòng mẹ, tối tối khi về nhà, người sặc mùi rượu. Lòng tự trọng bị tổn thương bởi nỗi xấu hổ và tự thương hại đè nặng khiến tôi thở không ra hơi nữa. Muốn giải thích mọi chuyện, muốn báo anh biết chúng tôi sắp có con rồi, nhưng cứ thấy ánh mắt ghẻ lạnh của anh là tôi lại thôi không nói gì. Thà anh đánh tôi mắng tôi một trận còn hơn. Tôi có cố ý để xảy ra mọi tai họa ấy đâu! Ngày tháng cứ ngột ngạt lặp đi lặp lại. Càng ngày anh ấy càng về nhà muộn hơn. Chúng tôi cứ thế căng với nhau, xa lạ hơn cả người qua đường. Tôi như cái thòng lọng thắt vào tim anh.
Một hôm, khi đi qua một hiệu ăn Âu, tôi nhìn qua cửa kính thấy chồng mình đang ngồi đối diện với một cô gái trẻ và nhè nhẹ vuốt tóc cô. Thế là tôi đã hiểu rõ tất cả. Sau giây lát ngớ người ra, tôi vào hiệu ăn, đến đứng trước mặt chồng mình, trân trân nhìn anh, mắt ráo hoảnh. Tôi không muốn nói gì hết, và cũng chẳng biết nói gì. Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi rồi đứng lên định bỏ đi. Anh ấn cô ngồi xuống rồi cũng trân trân nhìn lại tôi, không chịu thua. Tôi chỉ còn nghe thấy tim mình đập chầm chậm từng nhịp như đang sắp kề cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu cứ đứng nữa thì tôi và đứa bé trong bụng sẽ ngã xuống. Ðêm ấy anh không về nhà. Bằng cách đó anh báo cho tôi biết: Cùng với sự qua đời của mẹ anh, tình yêu giữa hai chúng tôi cũng đã chết.
Những ngày sau, anh vẫn không về nhà. Có hôm đi làm về, tôi thấy tủ áo như bị sắp xếp lại, chắc anh ấy về lấy các thứ của anh. Tôi chẳng muốn gọi điện thoại cho anh, ý định giải thích mọi chuyện cho anh cũng biến mất hẳn.
Tôi sống một mình. Ði bệnh viện khám thai một mình. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi khi trông thấy cảnh các bà vợ được chồng dìu đến bệnh viện. Các bạn ở cơ quan bóng gió khuyên tôi bỏ cái thai đi cho yên chuyện nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi như điên lên muốn được sinh đứa bé này, coi đó như sự bù đắp việc bà mẹ chồng qua đời.
Một hôm đi làm về nhà, tôi thấy anh ngồi trong phòng khách mù mịt khói thuốc lá, trên bàn đặt một tờ giấy. Không cần xem, tôi đã biết tờ giấy đó viết gì rồi. Trong hơn hai tháng chồng vắng nhà, tôi đã dần dà học được cách giữ bình tĩnh. Tôi nhìn anh, cất mũ rồi bảo:
– Ðợi một tí, tôi sẽ ký ngay đây.
Anh nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ bối rối chẳng khác gì tôi. Vừa cởi cúc áo khoác, tôi vừa tự nhủ: “Chớ có khóc đấy, chớ có khóc đấy… “. Hai mắt nhức lắm rồi, nhưng tôi quyết không cho chúng nhỏ lệ nữa. Mắc xong áo lên móc, thấy anh cứ chằm chằm nhìn cái bụng to của tôi, tôi mỉm cười đi đến bàn, cầm lấy tờ giấy, rồi chẳng xem gì hết, liền ký tên mình và đẩy tờ giấy cho anh.
– Em có bầu rồi đấy à?
Ðây là lần đầu tiên anh ấy nói chuyện với tôi kể từ hôm bà bị nạn. Nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi.
– Vâng, nhưng không sao cả, anh có thể đi được rồi.
Anh không đi mà ngồi lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong bóng tối. Anh từ từ ôm lấy tôi, nước mắt nhỏ ướt đầm vai áo tôi. Thế nhưng lòng tôi đã không còn gì nữa, rất nhiều thứ đã biến đi xa lắm rồi, xa tới mức có đuổi theo cũng chẳng lấy lại được nữa.
Không nhớ là anh ấy đã nói với tôi bao nhiêu lần câu “Xin lỗi” nữa. Trước đây tôi cứ tưởng mình sẽ tha thứ cho anh, nhưng bây giờ thì không. Suốt đời tôi sao quên được ánh mắt băng giá anh nhìn tôi khi đứng trước cô gái nọ ở hiệu ăn Âu hôm ấy. Chúng tôi đã rạch vào tim nhau một vết thương sâu hoắm. Tôi không cố tình, còn anh thì cố tình. Quá khứ không thể nào trở lại được nữa. Trái tim tôi chỉ ấm lên mỗi khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với anh thì tim tôi đã lạnh như băng. Tôi không đụng đến tất cả những thức ăn anh mua về, không nhận bất cứ món quà nào anh tặng, không nói với anh nửa lời. Kể từ hôm ký vào tờ giấy kia, hôn nhân và tình yêu, tất cả đều đã biến mất khỏi trái tim tôi. Có hôm anh định trở lại phòng ngủ của chúng tôi. Anh vào thì tôi ra phòng khách nằm. Thế là anh đành phải về ngủ ở phòng của bà.
Ðêm đêm, đôi lúc từ phòng anh vẳng ra tiếng rên rỉ khe khẽ. Tôi nghe thấy nhưng lặng thinh. Lại dở trò cũ chứ gì. Ngày trước, mỗi bận bị tôi làm mặt giận phớt lờ, anh ấy đều giả vờ ốm như vậy, khiến tôi ngoan ngoãn đầu hàng và chạy đến hỏi xem anh có sao không. Thế là anh ôm lấy tôi cười ha hả. Anh quên rồi, ngày ấy tôi thương anh vì hai người yêu nhau. Bây giờ thì chúng tôi còn có gì nữa đâu? Tiếng rên rỉ ấy kéo dài đứt quãng cho tới ngày đứa bé ra đời. Suốt thời gian chờ đợi ấy, hầu như ngày nào anh cũng mua sắm thứ gì cho con, nào là đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nào là sách nhi đồng v.v… Những thứ ấy chất gần đầy căn phòng của anh. Tôi biết anh làm thế là để tôi cảm động, nhưng tôi giờ đã trơ như đá. Anh đành giam mình trong phòng, ngồi gõ phím máy tính lạch cạch. Chắc là tìm vợ trên mạng. Nhưng chuyện ấy đâu còn có ý nghĩa gì với tôi nữa.
Năm sau, vào một đêm khuya cuối xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi thét lên. Anh nhảy xổ vào buồng, hình như khi đi nằm anh vẫn không thay quần áo chỉ là để chờ giây phút này. Anh cõng tôi chạy xuống cầu thang, chặn taxi lại. Dọc đường, anh cứ nắm chặt tay tôi, luôn lau mồ hôi trên trán tôi. Ðến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy đến khoa sản. Khi nằm trên đôi vai gầy guộc mà ấm áp của anh, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc tôi: “Trên đời này, liệu có ai yêu thương mình như anh ấy không nhỉ?”
Rồi anh vịn cánh cửa khoa sản, đưa ánh mắt ấm áp dõi theo tôi đi vào trong. Tôi cố nhịn đau mỉm cười với anh. Khi tôi ra khỏi phòng đẻ, anh nhìn tôi và thằng bé, rưng rưng nước mắt mỉm cười. Tôi chạm vào tay anh, chợt thấy anh mềm nhũn người, mệt mỏi từ từ ngã xuống. Tôi gào tên chồng mình, anh chỉ mỉm cười, nhắm nghiền mắt lại…
Tôi cứ tưởng mình sẽ không bao giờ còn nhỏ nước mắt vì anh, thế mà lúc ấy một nỗi đau xé ruột xé gan bỗng dội lên trong lòng.
Bác sĩ cho biết chồng tôi bị ung thư gan, cách đây 5 tháng mới phát hiện, khi đó bệnh đã ở thời kỳ cuối, anh chịu đựng được lâu thế quả là một chuyện lạ hiếm có. Ông bảo: “Chị nên chuẩn bị hậu sự đi thì vừa”. Mặc y tá ngăn cấm, tôi trốn ngay về nhà, xộc vào phòng anh, mở máy tính ra xem. Một nỗi đau nhói lên làm trái tim tôi nghẹn lại. Thế đấy, 5 tháng trước đây anh đã phát hiện mình bị ung thư gan, những tiếng rên rỉ của anh là thật cả, nhưng tôi lại cứ cho là…
Những điều ghi trong máy tính rất dài, đó là lời trăn trối anh để lại cho con mình:
“Con của bố. Vì con mà bố ráng chịu đựng cho tới nay, chờ bao giờ trông thấy con thì bố mới chịu ngã xuống. Ðấy là nguyện vọng lớn nhất của bố hiện giờ…
Bố biết rằng, đời con sẽ có nhiều niềm vui hoặc có thể gặp trắc trở. Nếu bố có thể cùng con đi suốt quãng đời con lớn lên thì vui biết bao. Nhưng bố không có dịp may ấy nữa rồi. Bây giờ bố ghi lại vào máy tính từng vấn đề con sẽ có thể gặp phải trên đường đời, khi nào gặp những vấn đề ấy thì con có thể tham khảo ý kiến của bố, con nhé!
Con ơi, viết xong mấy chục trang này, bố cảm thấy như mình đã cùng đi với con suốt chặng đường trưởng thành của con. Bây giờ bố thật sự vô cùng sung sướng. Hãy yêu mẹ con nhé! Mẹ rất vất vả vì con đấy. Mẹ con là người yêu con nhất và cũng là người bố yêu quý nhất…”
Chồng tôi viết về tất cả mọi chuyện, kể từ khi đứa bé còn ở vườn trẻ cho tới lúc nó học tiểu học, trung học, đại học, rồi ra công tác, cả đến chuyện yêu đương của con nữa. Chồng tôi cũng để lại một bức cho tôi:
“Em yêu quý. Ðược lấy em làm vợ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời anh. Em hãy tha thứ việc anh đã làm tổn thương em. Hãy tha lỗi việc anh giấu tình hình bệnh tật của mình, chẳng qua chỉ vì anh không muốn để em phải lo nghĩ trong thời gian chờ bé chào đời… Em yêu quý. Nếu khi đọc những dòng này mà em khóc thì nghĩa là em đã tha thứ cho anh rồi. Như thế anh sẽ có thể mỉm cười cảm ơn em luôn luôn yêu anh… Anh sợ rằng mình sẽ không có dịp tự tay tặng cho con những món quà anh đã mua sắm. Phiền em hằng năm thay anh tặng quà cho con, trên bao gói nhớ đề rõ ngày tặng, em nhé…”
Khi tôi trở lại bệnh viện thì anh vẫn đang hôn mê. Tôi bế con đến, đặt nó nằm bên cạnh anh và nói:
– Anh ơi, anh hãy mở mắt ra cười lên nào. Em muốn để con mãi mãi ghi nhớ hơi ấm của bố nó khi nó nằm trong lòng anh đấy, anh ạ…
Chồng tôi khó nhọc mở mắt ra, khẽ mỉm cười. Thằng bé rúc vào lòng bố, ngọ ngoạy nắm tay nhỏ xíu hồng hồng. Tôi ấn nút máy ảnh, nước mắt chảy ràn rụa trên mặt…
……………………………..
FW – Sự tích hoa Anh Đào
phuongkim huynh to:…,me
Sakura là quốc hoa của Nhật bản. Đặc điểm của nó là rơi trong khi còn đương độ tươi thắm. Hoa Anh đào tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo – samurai – biết chết một cách cao đẹp.
Chuyện kể rằng, ngày xưa ở xứ Phù tang (Nhật bản) chưa có hoa Anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi Phú Sĩ, có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường.
Năm chàng mới tròn một tuổi, có một Đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi. Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã, vị Đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi, mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm: ”Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh”.
Sau đó, cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: “Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này”. Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một Võ sĩ đạo lừng danh.
Vị Samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình “oan nghiệt” và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những Samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực, nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen?
Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên núi Phú sĩ, đêm đã tràn ngập trên xóm núi, cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động, trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ.
– Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng, thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?
Nhìn vào bếp lửa, chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng, và nói chậm rãi rất quả quyết:
– Chỉ buồn đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh, thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả…..làm sao anh có thể coi mình là một Võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm, không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?
Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi.
– Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi.
Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm, rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm đỏ chiếc áo Kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng, thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!
Nhưng từ đó, chàng trai hoàn toàn cô độc. Không Samurai nào thèm kết bạn với anh. Họ nhìn sang chỗ khác khi đối mặt trên con đường hẹp. Họ rời khỏi quán trà khi anh bước vào. Họ từ chối khi anh thách đấu.
Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm :”Tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi…”. Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra nằm gục bên cạnh mộ.
Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất….tuyết không ngừng rơi….đến sáng. Tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta dặt tên hoa là Anh đào. Hoa Anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa được ươm mầm, và trổ bông ở vùng núi Phú sĩ.
Nhật Bản có câu : “A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai” (Nếu là hoa, xin làm hoa Anh đào. Nếu là người, xin làm một Võ sĩ đạo) . Điều đó có nghĩa là, khi một Võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì, giống như hoa Anh đào, anh ta sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại.
Nhiều người tự hỏi có phài hoa Anh đào là 1 loài hoa Tình yêu hay không? Một Tình yêu mãnh liệt vào đạo, vào sự nghiệp Võ sĩ.
Đối với người Nhật Bản, hoa Anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung, và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa Anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa Anh đào mọc ở Triều Tiên, và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa Anh đào trong những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ”hana” (hoa) và ”sakura” hầu như đồng nghĩa.
Hoa Anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa Anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới, và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa ”ohanami”.
………………………………………………
Fwd: Nụ cười. Đọc rồi thì đọc lại.
Kim Vu to:…,me
Hãy đối xử với nhau bằng NỤ CƯỜI.
Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác.
Một nụ cười – vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó, mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ. Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang.
Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà nở một nụ cười với người đó. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng người không bao giờ biết cười.
Có một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là phi công tham gia chống phát xít trong Đệ nhị Thế chiến. Chính từ những nǎm tháng này ông đã viết ra tác phẩm “Nụ cười”.. Không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng tôi tin rằng nó có thật :
Trong truyện, Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt, và ông biết nay mai có thể bị xử bắn như nhiều người khác. Ông viết: “Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi: “Xin lỗi, anh có lửa không?”… Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại.
Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: “Anh có con chứ?”. Tôi đáp: “Có” và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con, và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng.
Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết mình sắp chết, và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá, và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười ”
Từ khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi thứ vỏ bọc chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng: nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay cǎm thù oán ghét nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau.
Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra lời khuyên chân thành: “Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con cái bạn và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau . . . ”
……………………………………………..
Fw: Tiền Rừng Bạc Biển
Kim Nguyen to: …,me
Khi anh kéo vali đi qua đời sống …
Khi anh kéo vali chứa nửa triệu USD
Đi qua 36 phố phường
Cụ Rùa Hồ Gươm có nổi lên
Nhìn “Bút Kình Thiên” tư lự …?
Khi anh kéo vali chứa nửa triệu USD
để đến nhà ai đó …
một căn biệt thự lộng lẫy
có bảo vệ ngồi canh phía trước.
Căn nhà đó …
có gần tượng vua Lý Thái Tổ
không anh ?
Cái tượng nhà vua Việt Nam
Sao lại đội mão Bình Thiên có tua
Hệt như những nhà vua Trung Quốc…?
Ôi chẳng nhẽ 1000 năm trước đây
Vua Việt Nam lại là “fan”
của Tần Thủy Hoàng bạo chúa ?
Hay do lũ cháu con đời sau
quen tính nết chuyên tự nguyện
làm “fan” các ngôi sao Hàn Quốc
quen thói copy
cho nên
tạc tượng tiền nhân
làm “fan” chú Chệt …!!! ?
Khi anh kéo vali chứa nửa triệu USD
qua 36 phố phường
qua tượng đài
“Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”
Anh có nhớ một chút nào về lịch sử ?
Những người tuổi trẻ Hà Nội khi xưa
Ôm bom ba càng
Không một chút do dự
Khi lao vào xe tăng địch.
Những người tuổi trẻ Hà Nội khi xưa
Cùng chung mục đích
Đã đứng lên với phẫm giá con người
Những thiếu nữ Hà Nội
xinh đẹp trong sáng khi xưa
Đã đứng lên với tự tình dân tộc
Không hề biết rằng
đám con cháu đời sau
chỉ mơ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc
Khi anh kéo vali chứa nữa triệu USD
Đi qua 36 phố phường
Nơi máu dòng máu “Cãm Tử Quân” đổ xuống
60 ngày đêm sống chết với Thủ đô
Những con người
lắng nghe Hồn Thiêng Tổ Quốc
Rền vang vọng về từ pháo đài Láng
Những con người
cắt dòng điện nhà máy đèn Yên Phụ
Sống mái với quân thù
giành từng góc phố.
Những con người đứng trên chiến lũy
Giửa Thăng Long Hà Nội
Không hề nghĩ rằng
67 năm sau
Tại các tập đoàn nhà nước
Vinashin , Vinalines
Lũ con cháu đi mua rác ụ nổi,
Mua tàu cũ mèm như phế liệu
từ 4 phương thế giới
về nâng giá chia nhau…
Khi anh kéo vali chứa nửa triệu USD
Đi qua 36 phố phường
Anh có huýt gió, và thơ thới hân hoan
Nhìn những chú bồ câu bay qua nhà hát lớn…?
Cũng khi ấy
Có một người đàn ông
Người đương thời với anh
Không kéo vali chứa nửa triệu USD
Mà kéo túi nylon qua suối
Trong đó có cô giáo
mang chử lên vùng cao
và cũng trong đoạn phim đó
từng em học trò thơ ngây bé nhỏ
phải ngồi vào túi nylon
để được kéo qua suối
trong ngày mưa lũ…!!!
Khi anh kéo vali chứa nữa triệu USD
Số tiền chia nhau khi mua ụ nổi 83M hư nát
Được nâng giá từ 5 triệu lên 9 triệu USD,
Người đương thời của anh
Cố cô bé phải đu dây qua dòng Pô Kô đi học
Và ở nợi khác trên đất nước này,
Cầu treo bản Chu Va, xã Sơn Bình
Huyện Tam Đường , Lai Châu
Trụ cầu xây bằng gạch ống,
Đầu Ốc neo có dấu hàn
Đám tang đi qua bị đứt tung
lật nhào mọi người xuống suối…
Người chết hai lần
Lại thêm 8 mạng người oan thác…!!!
Khi anh kéo vali chứa nữa triệu Dollar
Thơ thới hân hoan
Qua 36 phố phường,
Qua Hàng Bạc, Hàng Bè
Hàng Đường, Hàng Ngang,
Hàng Bồ, Hàng Điếu
ở đó có những con ngỏ vửa đủ môt người đi vào
có những ngách chật hẹp tù mù
có những căn nhà 19 m2
cho 6 con người sinh sống
có những căn nhà bé ti
chủ nhân phải ngủ ngay trên nóc cầu tiêu
và nấu ăn ngay trên bếp trước cửa toilet.
Khi anh kéo vali chứa nửa triệu Dollar
Thơ thới hân hoan
Qua 36 phố phường,
Thì ngay giửa lòng Thủ Đô Hà Nội
Có những khu
dành cho những người thu mua
ve chai đồng nát
thuê ngủ qua đêm
với giá 10.000 đồng một người.
Hai mươi mấy con người
Nằm ken bên nhau
Không giường, không chăn, không gối
Không có chỗ trở mình.
Khi anh kéo vali chứa nửa triệu Dollar
thơ thới hân hoan
qua 36 phố phường Hà Nội
dem đến biếu nhà ai đó…
thì tại Tp.Hồ Chí Minh
có một bà cụ
người đương thời với anh
sống trong một căn nhà
chiều ngang chưa đến 1,5m
chiều dài gần 2,5m.
Vá víu bằng 21 tấm tole rỉ sét
ven đường rail xe lửa.
Nhà không có toilet
Khi cần phải đi nhờ hàng xóm
Tắm rửa giặt giủ
thì phải ra “suối”
là một mạch nước ngầm
ven đưởng tầu hỏa
rác rến nổi lều bều…
Khi anh kéo vali chứa nửa triệu Dollar
Thơ thới hân hoan
Qua 36 phố phường Hà Nội
Đem đến biếu nhà ai đó…
Anh có đi qua những bà cụ già
Mặc áo bông dày
Đội khăn xếp
Quấn phu la quanh cổ
Gương mặt gằm xuống lầm lì
lạnh lùng như băng đá
Đang ngồi bên quày hàng ven đường
Trong lòng phố cổ
quanh chợ Đồng Xuân
Những bà già sẳn sàng nói thách
Giá cả trên trời.
Lỡ có kẻ khờ
trả giá nào cũng dính
Và nếu lỡ có cò kè
Bớt một thêm hai
Thì cũng sẽ khốn nạn với bà…
Bà sẳn sàng đanh đá chua ngoa
tru tréo
chửi bới ba họ ba đời kẻ khác
Nào là “Tiên sư bố nhà mày”
Nào là “Cút xéo đi cho rảnh mắt”
Và khi người khách khốn khổ bỏ đi
Bà vẫn sẽ tiếp tục
lầm bầm rủa xả
Rồi bật quẹt đốt phong long .
Ôi chẳng biết ai dạy bà
Những chiêu bán hàng hay ho đến thế !!!
Bảo đãm một điều là
Các tổ sư kinh doanh
Như Warren Buffet hay Geoge Soros
Cũng không có kinh nghiệm hay khả năng này,
Và kể cả giáo trình kinh doanh
của Đại học Harvard
cũng vẫn còn thiếu sót
vì không dạy cho học trò
những điều như thế !!!
Con thật sự bái phục bà
Và sợ bà quá bà ơi !!!
Khi anh kéo vali chứa nửa triệu Dollar
Thơ thới hân hoan
Qua 36 phố phường Hà Nội
Đem đến biếu nhà ai đó…
Anh có đi qua
những hàng ăn hàng uống
mà người chủ
sẳn sàng hét giá cứa cổ khách hàng
khi nghe khách nói giọng miền Nam…!
Những con người miền Bắc
khi đi xa
hay nhận nhau là “đồng hương” “đồng khói”
Nhưng khi nghe ai đó
nói giọng miền Nam Thành Đồng Tổ Quốc,
Miền Nam đi trước về sau
Miền Nam nơi chú Hai ra đi lập nghiệp
Anh Cả ở lại giử nhà…
Thì chết mẹ chú Hai rồi…!
Ai biểu chú nói giọng miền Nam
Thằng cháu Bắc Kỳ sẳn sàng hét lên gấp bội
Hét gíá tới trời
Để chú Hai móc hết túi ra
Ấy thế mới gọi là
quý nhau vì tình đồng bào đồng chủng…!
Mẹ ơi ! Chết khiếp !!!
Ôi bác Cả ơi !
Bác dạy dỗ con cái ra sao ? !!!
mà giờ đây
chúng học ai
mà tệ bạc đến thế ? !!!
khi chúng gọi nhau là đồng chí
thì cũng là khi
chúng chuẩn bị cạo nhau tới số…!
Đồng chí đồng rận cái khỉ gió gì ?
khi trong lòng chúng bay
không biết tới nghĩa đồng bào !!!
Khi anh kéo vali chứa nửa triệu Dollar
thơ thới hân hoan
qua 36 phố phường Hà Nội
đem đến biếu nhà ai đó…
Anh có đi qua những bác xe ôm
Những con người
mà trước khi anh hỏi đường
tốt nhất hãy dúi vào tay họ
5 ngàn đồng bạc. !!!
Nếu không
họ sẽ chỉ cho anh
hướng đi ngược lại
với nơi anh cần đến.
Họ thích chơi khăm như thế !!!
Và họ duy trì
cái tính chơi khăm đó
Bằng cách dạy con họ xử sự như vậy
đời này qua đời nọ…!!!
Họ có 2 đặc tính
mà người miền Nam không có
thích “chơi khăm” và “bố náo”…
Khi anh kéo vali chứa nửa triệu Dollar
Thơ thới hân hoan
Qua 36 phố phường Hà Nội
Đem đến biếu nhà ai đó…
Trên biển Đông
Tàu ngư dân Việt Nam
bị tàu lạ bắn cháy
Ba chục ngàn tàu đánh cá Trung Quốc
Theo đường chín đoạn lưởi bò kéo xuống
Vét hết tôm cá mực sò.
Khi anh bấm chuông biệt thự nhà ai đó
Con chó berger chồm lên sủa vang inh ỏi
Đó là lúc
có thầy giáo già
đi dạy học bằng xe gắn máy
từ Saigon đi Bến Lức
đường đi chỉ 25 cây số
phải qua 4 chốt công an
không bị phạt mới lạ !
Ngày 20-3-2014
Tôi đi công việc bằng xe hơi với người bạn
Từ Saigon ra Phan Thiết
Và trở về trong ngày
Tôi đã đếm được tất cả
22 chốt công an kiểm soát trên đường
Và cuối cùng lúc 5g chiều
tại đầu cầu sông Đồng Nai
Xe bị thổi phạt vượt tốc độ
ở chốt thứ 18,
đúng là
không bị phạt mới lạ…!!!
Không môt ai chịu khó nghĩ đến điều này
Công an là khuôn mặt của nhà nước
Sao khuôn mặt nhà nước
lại hiện ra nhiều nơi đến thế ? !!!
Không lẽ Ngân sách đất nước này
Lại dựa hoàn toàn trên những đồng tiền còm
Thu phạt từ những người dân khốn khổ
Khố rách áo ôm ?
Hở các ngài lảnh đạo ?
Và lỡ có nhà đầu tư nước ngoài nào
đang khi đi khảo sát thị trường tại Việt Nam
gặp tình cảnh bị phạt như trên
Liệu người ấy có dám sẳn lòng
bỏ tiền ra để làm ăn
trên đất nước này hay không ???
Tôi trân trọng mời các nhà lảnh đạo
Đừng đi thăm dân bằng xe còi hụ,
cứ đi bằng xe hơi thường
và đếm thử
xem cứ 100 km đường
Có bao nhiêu trạm Công An chực sẳn.
Khi gia nhân ai đó
ra mở cửa biệt thự cho anh vào
cũng lúc ấy
tại thủ đô Hà Nội
có người bị công an đánh chết
vì quên đội mũ bảo hiễm…!
và tại Phú Yên
một người đàn ông 32 tuổi
bi 5 Công an đánh chết
bằng dùi cui cao su !!!
Và khi Tòa xét xử
Có 4 Công an viên nhận án treo,
Ôi mạng người Việt nam quá rẻ !
Khi anh kéo vali nửa triệu Dollar
đi qua thãm cỏ nhà ai
qua bonsai vườn kiểng
cùng lúc ấy
trên đất nước này có Lê văn Luyện
sát thủ máu lạnh 17 tuổi
giết 3 người của một gia đình
không chút run tay !!!
Khi hoa ngọc lan
trong vườn biệt thự nhà ai thơm ngát
thì trên đất nước này
đã từng có 4,8 triệu người Việt Nam
bị nhiễm chất độc da cam
Hàng trăm nghìn người trong số đó
đã qua đời.
Hàng triệu người
và cả con cháu của họ
đang phải sống
trong bệnh tật, nghèo khó
do di chứng
của chất độc da cam.
Theo Beatrice Eisman và Vivian Raineri,
trong thập niên 1980,
chỉ riêng tại bệnh viện Từ Dũ
ở Thành phố Hồ Chí Minh
trung bình mỗi ngày có một trẻ sơ sinh ra đời
với dị tật bẩm sinh.
Trong thập niên 1990,
tỷ lệ này giảm xuống
còn một ngày rưỡi có một trẻ.
Cũng theo nguồn trên,
một báo cáo của tạp chí
American Journal of Public Health
nói rằng mức độ đioxin
trong sữa mẹ tại miền Nam Việt Nam
cao gấp 50 lần ở miền Bắc,
nơi không bị rải chất độc
trong chiến tranh.
Ôi bầu sữa mẹ miền Nam
có độc tố dioxin
đã nuôi con khôn lớn !
Vả những đứa con miền Nam
học chương trình Trung học 12 năm
may thay đã được mẹ hiền trìu mến
hết lòng dạy dỗ
nên không bị
què quặt trong tâm hồn
không “nói thánh nói tướng”
không “chơi khăm”, “bố náo”…
không xun xoe nịnh bợ
luồn trên đạp dưới
không “Dạ dạ trước mặt,
Đấm cặc sau lưng”
Ôi bầu sữa mẹ miền Nam
Có độc tố dioxin đấy nhé !!!
Khi anh kéo vali nửa triệu Dollar
đi qua thãm cỏ nhà ai
dưới bầu trời mùa xuân nắng ấm
thì anh ơi
miền Trung nước Việt
hàng năm phải gồng chịu
11 cơn bão từ Thái Bình Dương ập tới
Và sau đó
Là các trận lũ quét tang thương …!!!
Miền Trung nghèo lắm anh ơi !
Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn !
Và cũng khi đó
ở xã An Xuyên Thành Phố Cà Mau
có người phụ nữ 48 tuổi
suy sụp với nhiều chứng bệnh
như liệt dây thần kinh số 7,
suy thận, suy tim…
đứa con đầu vào cao đẳng
mà không có tiền cho con đi học
Bà chạy vạy khắp nơi,
đến chính quyền địa phương
xin được vào danh sách hộ nghèo
nhưng không được
vì thu nhập bình quân
trên 410.000 đồng/nhân khẩu.
Bạn hãy so sánh đi
Một Tô phở tại Saigon thời buổi này
Giá 50.000 đồng bạc
Con số trên
chỉ nhiều hơn được 8 tô phở sáng mà thôi !
Bà thậm chí đã kêu bán nhà
nhưng vẫn không xoay được tiền.
kinh tế gia đình
mỗi ngày một thêm bức bách
nên người phụ nữ đáng thương
đã tìm đến cái chết.
bằng cách treo cổ tự tử.
Trước khi chết
Trong lá thư tuyệt mệnh,
ngoài dặn dò chồng con,
Người phụ nữ ấy không quên viết:
“Xin các cấp chính quyền thấu hiểu
cho hoàn cảnh không lối thoát
của chúng tôi hiện nay
mà cấp sổ hộ nghèo
cho chồng con tôi
để sống những ngày tháng còn lại”.
Cũng ở Thành phố Cà Mau
Một người phụ nữ khác
Nhà thì gạo hết, không tiền,
chồng thì sau một trận cãi nhau
đã giận bỏ về nhà mẹ ruột.
Buồn bã,
Chị sang quán gần nhà
gọi 1 ly cà phê.
Không lâu sau,
Chủ quán phát hiện
Chị vật vã
chết trên ghế đá.
Đứa con trai 5 tuổi,
đi theo mẹ
không biết ly cà phê có độc
nên đã uống
nhưng may mắn được cứu sống.
Lúc viết thư tuyệt mệnh,
Chị chỉ để lại đúng một dòng:
“Chú Diện
(Trung tá Trần Văn Diện, Trưởng Công an phường) !
Cháu chết rồi
chú hãy giúp
đưa các con của cháu
vào cô nhi viện.
Cháu đội ơn chú suốt đời!”.
Lúc anh đang huýt sáo
Thơ thới hân hoan
Kéo vali chứa nửa triệu Dollar
qua những gốc kiểng thiên tuế to đùng nhà ai
thì anh ơi
chắc anh không nhớ rằng
trên đất nước này
có những mảnh đời
đau thương đến thế !!!
Anh hãy cứ kéo đi
Những chiếc vali chứa nữa triệu Dollar
đến xun xoe chia chác
trong phòng khách nhà người
dưới bóng đèn bách đăng
trên thãm đỏ Ba Tư
uống rượu Chivas
xơi trà Ô Long thượng hạng
Vâng anh cứ việc kéo vali
chứa nữa triệu Dollar
đi qua cái đời sống…
tang thương này !!!
Ôi trên đất nước
ra ngõ gặp anh hùng này
Sao có quá nhiều con đĩa
hút máu trên cơ thể
còm cõi của dân lành.
Những con đĩa hút máu
ào ạt mãnh liệt
trên thân thể suy nhược
khốn khó nghèo nàn
thời hậu chiến
của Tổ Quốc Việt Nam !!!
Batrioldman
10-04-2014
-0o0-
Ý kiến
to Kim
Bài thơ”hài tội” quân tham nhũng, bán nước hay quá .- BT