1.Ann Phong,người đem sắc màu ..(DTL)2.Khánh Ly và Ru tình,từ giã khán giả(VOA)3.Ngồi nhớ ân cần(TK)-4

Ann Phong, người đem được sắc màu Việt Nam tới quảng trường hội họa thế giới
Nguồn:nguoiviet.com-Thursday, July 2, 2015

Du Tử Lê

ann phong

Họa sĩ Ann Phong. (Hình: Facebook Ann Phong)

Cũng như sinh hoạt nhiếp ảnh nghệ thuật, sinh hoạt hội họa của người Việt ở hải ngoại, 40 năm qua, được ghi nhận là rất khởi sắc với nhiều đột phá, mang hãnh diện về cho tập thể Việt quê người – – Khi những tác phẩm nghệ thuật đó, được công nhận rộng rãi từ Ðông qua Tây.

Tuy nhiên, nếu có những họa sĩ tự viết bài hoặc, cầy cục nhờ các cơ quan truyền thông, phổ -Khánh Ly -Ru Tình-Bùi Văn Phúbiến, đánh bóng tên tuổi mình thì, cũng có những họa sĩ lặng lẽ cống hiến đam mê sắc màu và, đường nét của mình mà, vẫn được thế giới trân trọng, đón nhận.

Một trong những tài năng đó, theo tôi, là nữ họa sĩ Ann Phong, hiện cư ngụ tại miền Nam California.

Trong một bài phỏng vấn cách đây 4 năm, ký giả Thiên An, nhật báo Người Việt đã ghi nhận về họa sĩ Ann Phong như sau:

“…Họa sĩ Ann Phong tốt nghiệp bằng thạc sĩ mỹ thuật tại Ðại Học Cal State Fullerton, chuyên về tranh sơn dầu. Bà hiện là giáo sư đang dạy hội họa tại trường đại học Cal Poly Pomona. Từ 1992 đến nay, Ann Phong dự hơn 80 triển lãm, từ gallery đến viện bảo tàng như Laguna Museum, Kytakishu Museum ở Nhật, Queen Art Gallery ở Bangkok Thái Lan, Gang Dong Art Center ở Seoul Nam Hàn. Các tác phẩm được nhiều tư nhân và nơi công cộng sưu tầm, như Cal Poly Pomona, Cal State U Fullerton, UC Riverside Sweeney Gallery, hay Queen Art Gallery ở Thái Lan. Ngoài ra, bà Ann Phong hiện là đồng chủ tịch của VAALA (Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ)…” (Nguồn Wikipedia-Mở)

Cuộc nói chuyện giữa Thiên An và Ann Phong hiện ra nhân dịp họa sĩ Ann Phong được tổ chức LA Artcore mời trưng bày tác phẩm cùng với 2 nữ họa sĩ khác là: Ann Gooding-Mỹ, và Kaoru Mansour-gốc Nhật…

Ðề cập tới nghệ thuật tạo hình và cách phối màu độc đáo của Ann Phong, ông Robert Seitz, giám định tác phẩm, đại diện phòng triển lãm LA Artcore, đã kết luận rằng:

“…Lối vẽ của Họa Sĩ Ann Phong sâu sắc và có sự ‘khuấy động’ trên bề mặt ‘như sóng vỗ bờ’…” (Nđd)

Trả lời một câu hỏi của Thiên An về chủ đề “Rác” trong tác phẩm của mình, Ann Phong nói:

“…Sống tại miền Nam Cali, tôi có dịp đến gần biển. Nhìn nước, tôi thấy thiên nhiên thân thiện với tôi, thấy được những sinh vật dưới nước, đang sống đồng hành với cuộc sống của tôi. Gần đây tôi thấy nhiều nơi, cả dưới nước và trên mặt đất bị ô nhiễm, càng tân tiến chúng ta càng thải rác nhiều.”

“Khi ngồi trước giá vẽ, tôi tưởng tượng mình như những vật thể dưới nước, đang bị ảnh hưởng của môi trường. Tôi tự thử thách là vật lộn sống còn với rác, với các chất hóa học mà con người thải ra. Khi sáng tác, tôi nhìn chung quanh, lấy những món vật mà ngày trước còn được xem là quý và cần thiết, mà hôm sau đã bị ruồng bỏ thành rác… để vào tranh, như một lời nhắc nhở. Khi màu sắc hình dạng ý nghĩa đã quyện vào nhau, đó là khi tác phẩm đã xong,” Bà nói thêm về những tác phẩm mới nhất…” (Nđd)

Ở góc độ khác, góc độ của một nhà văn, kiêm nghiên cứu hội họa, tác giả Ðặng Phú Phong đã phân tích cõi-giới hội họa của Ann Phong, trong một bài viết đăng tải trên nhật báo Việt Báo ở California hồi trung tuần tháng 11, 2011, như sau:

“…Bắt đầu cho sự nghiệp hội họa của mình, Ann Phong lấy chủ đề cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của một người dân bình thường để sáng tác. Thời gian sau, Ann Phong bước sang đề tài ‘Sự chuyển mình của một phụ nữ Việt Nam sống bên ngoài đất nước’. Nhưng những chủ đề đó không thực sự là điều Ann Phong kiếm tìm.

“Biển đã giúp Ann Phong vượt thoát, nhưng cũng chính biển cầy sâu vào tâm thức chị. Khi trốn chạy, Ann Phong mong đi qua biển thật nhanh, qua được rồi, nhiều năm sau nước biển vẫn còn ‘thấm trên da thịt’ (chữ của Ann Phong). Biển đã trở thành một khúc quành thiết thân của đời mình, thế nên chị đã quay lại biển. Nhưng lần này Ann Phong không dùng thuyền máy mà dùng cọ vẽ làm cột buồm, kết màu sắc thành thuyền, ung ung ra khơi. Hai chuyến đi có khác về phương cách nhưng có cùng một mục đích thăng hoa; một thăng hoa cho đời sống, một thăng hoa cho nghệ thuật của mình.

“Trong giai đoạn nầy, những nét cọ, nhát dao, phóng tay trên khung bố của Ann Phong là những đợt sóng dữ. Biển không phải là sự trầm mặc, bí ẩn, êm đềm, hiền hòa mà biển ở đây là biển động, hung hãn, cuồng nộ, gào thét, căm thù. Kỹ thuật đắp nổi bằng Acrylic diễn tả mạnh thêm lên sự hung bạo của sóng, như chồm lên, vượt ra khỏi bức tranh, cuốn lấy, nhận chìm người xem. Không khí của tranh hừng hực thù hận. Ðó là thời kỳ Ann Phong mỗi khi cầm cọ trước khung bố là chị nhớ lại những giọt nước mắt thống thiết của mấy cô học trò chỉ khoảng 13, 14 tuổi, ôm chầm lấy cô, khi vừa gặp lại trên đảo, kể cho chị nghe chuyện chúng bị hải tặc hãm hiếp. Chị đã vẽ tranh bằng những giọt nước mắt của học trò và của chính mình…”

Phải chăng, vì người nữ họa sĩ gốc Việt được nhiều tổ chức triển lãm quốc tế mời trưng bày tranh, hình thành những tác phẩm nghệ thuật của mình từ “những giọt nước mắt của học trò và của chính mình” – – Nên, chủ đề “Biển” đã giữ một vị trí lớn trong quá trình tạo dựng sự nghiệp hội họa của Ann Phong?

Và, đây là lời giải đáp:

“…Vẽ biển đã thành thói quen của Ann Phong. Ở bất kỳ bức tranh nào của chị, người xem đều dễ dàng thấy biển trong đó, dù chủ đề chẳng liên quan gì với biển, dù sắc màu của tranh là sắc màu của đất đá, là sắc màu của mặt trời mặt trăng. Những đường cong nhỏ, khệnh khạng, tung tóe là hình dạng của cơn sóng dữ đập vào trí não của chị. Sự dữ dội của biển nuốt chửng bàn tay của người họa sĩ. Những chiếc thuyền nhỏ chệch choạc, mong manh bên cạnh những đợt sóng khổng lồ, những con người, những bàn tay chới với, những đôi chân trần buông thỏng diễn tả mạnh mẽ sự phá hủy của biển đối với con người. Ann Phong thường dùng gam màu đậm bên cạnh gam màu nhạt như muốn dẫn người xem thấy được sự tranh đấu sinh tử trong đời sống nghiệt ngã mà điển hình nhất là hành trình của những người ‘vượt biển’…” (Ðặng Phú Phong. Wikipedia-Mở)

Xa hơn nữa, tôi thấy cũng nên ghi lại ở đây, một ghi nhận khác. Ghi nhận của nhà phê bình hội họa Huỳnh Hữu Ủy (tháng 12 năm 2001) – – Khi ông giới thiệu cuộc nói chuyện giữa họa sĩ Khánh Trường (ký Kiều Toàn trên tạp chí Hợp Lưu, đề 10 & 11, 1997) với họa sĩ Ann Phong. Trong lời dẫn nhập, họ Huỳnh viết:

“…Trải qua những năm tháng cùng khốn ở quê nhà, rồi những ngày khủng khiếp giữa biển cả mênh mông, hung bạo, và sau cùng nhập vào một cuộc sống hoàn toàn xa lạ; Ann Phong thường bày giải kinh nghiệm riêng tư của mình qua các sáng tác nghệ thuật. Có thể nói rằng kinh nghiệm của Ann Phong cũng chính là kinh nghiệm rất đặc biệt của một cộng đồng, khổ đau mà bi tráng, cùng với chiều sâu của một nền văn hóa riêng biệt.

“Năm 1995, đậu cao học về ngành mỹ thuật ở Ðại Học Fullerton. Hiện nay dạy hội họa ở các trường Ðại Học Fullerton, Ðại Học Bách Khoa Pomona, và Học Viện Mỹ Thuật Los Angeles-Orange County. Ann Phong đã thực hiện 10 lần triển lãm cá nhân và tham dự khoảng 40 cuộc triển lãm tập thể ở các phòng tranh và bảo tàng tại California…” (Theo Diễn Ðàn Thế Kỷ. Nguồn Wikipedia-Mở)

……

Với những trích dẫn trên, tôi không thấy cần thiết phải nói gì thêm về tài hoa, trí tuệ của Ann Phong, người đem được sắc màu, đường nét Việt, đến giữa các quảng trường hội họa thế giới – Trừ một điều:

-Tôi hãnh diện được biết một người Việt Nam, mang tên Ann Phong, ở quê người.

(Garden Grove, June 2015)-DTL

……………………………………………………….

Khánh Ly và ‘Ru tình’ từ giã khán giả

Nguồn: Bùi Văn Phú/ VOA

Khank Ly0tu gia.jpg1

Khánh Ly trong đêm nhạc “Ru tình” (ảnh Bùi Văn Phú)

Bùi Văn Phú

06.07.2015

Cách đây hơn một tháng, quanh các quán cà-phê ở San Jose thấy có quảng cáo chương trình nhạc “Ru tình” với Khánh Ly và bạn hữu, do công ty D&D của bầu Dũng Taylor tổ chức vào Chủ Nhật 21/6.

Cũng đã vài năm rồi Khánh Ly không hát ở San Jose. Năm ngoái, đúng ngày 30/4 có chương trình “Đêm nhớ về Sài Gòn” với Khánh Ly, nhưng giờ chót vì chuẩn bị về Việt Nam hát lần đầu tiên, sau 39 năm, nên cô đã bỏ sô ở San Jose.

Lần sau cùng tôi đi nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh cách đây vài năm, vào một dịp giỗ nhạc sĩ.

Tôi yêu thích giọng hát Khánh Ly với nhạc Trịnh Công Sơn từ ngày còn ở quê nhà, cũng như sau này sống xa quê. Vẫn thích nghe giọng hát khàn khàn của cô, nhất là qua những bài hát về thân phận quê hương, về đất nước thời chiến tranh và khi xa xứ nghe cô hát về đời lưu vong tị nạn.

Vào Facebook của bầu sô Dũng Taylor và biết đây là chương trình để Khánh Ly giã từ khán giả hải ngoại. Tôi đến cà-phê Paloma mua vé ngay vì sợ hết chỗ.

“Ru Tình” với hai sô đầu tiên được tổ chức vào ngày 21/6 tại thính đường 700 chỗ ngồi của Santa Clara Convention Center, một tụ điểm sinh hoạt văn nghệ quen thuộc của người Việt vùng Thung lũng Hoa Vàng. Sau đó, ngày 28/6 chương trình về Quận Cam, rồi qua Houston và tiếp tục đến những tiểu bang khác.
CD nhạc và sách của Khánh Ly mới được phát hành tại Việt Nam tháng trước (ảnh Bùi Văn Phú)CD nhạc và sách của Khánh Ly mới được phát hành tại Việt Nam tháng trước (ảnh Bùi Văn Phú)

Ban tổ chức còn dự định đưa “Ru tình” ra cả ngoài nước Mỹ để Khánh Ly gặp gỡ khán giả lần cuối.

Năm năm trước tôi đến nghe Khánh Ly cũng ở sân khấu này, thấy cô vui hơn. Hôm nay cô trở lại, trông buồn, già hơn và mệt mỏi hơn.

Có thể vì cô mới từ Việt Nam trở về Mỹ sau một sô hát ở Hà Nội và mệt mỏi vì sô “Gọi tên bốn mùa” ở Hải Phòng bất ngờ bị lệnh miệng hủy, chỉ ít giờ trước khi khai diễn. Lý do đưa ra vì sức khoẻ của cô không bảo đảm cho sự thành công của chương trình.

Chiều nay, trong chiếc áo dài đen, trông cô buồn. Và cô đã tâm sự: “Không vì tôi buồn mà các anh chị buồn. Điều đó không nên. Bởi vì cuộc đời còn ở trước mặt chúng ta, chúng ta phải bước tới. Những câu chuyện đã qua, để cho qua. Chúng ta đang ngồi đây với nhau và thầm ước ngày mai chúng ta lại gặp nhau, còn nhìn thấy nhau. Gặp nhau gửi cho nhau một nụ cười, một lời chúc phúc, một lời thân ái… Bởi không có cái chết đầu tiên và cũng không có cái chết sau cùng. Chết là chết…”

Khánh Ly đưa khán giả đến với “Ngẫu nhiên” của dòng nhạc Trịnh.

Mệt quá đôi chân này
Tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi
Mệt quá thân ta này
Nằm xuống với đất muôn đời…

Có lẽ đó là tâm sự của cô bây giờ. Thấm mệt vì chuyến đi hát xa nhiều trắc trở, bên cạnh lại vắng bóng người thương yêu cô nhất là nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan, chồng cô, bất chợt qua đời hồi đầu năm nay.

Việc Khánh Ly năm qua trở về hát trong nước là kết quả vận động trong nhiều năm của các ông Nguyễn Công Khế, nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên; ông Nguyễn Ngọc Sơn, giám đốc công ty giải trí Đồng Dao – là đơn vị tổ chức những sô Khánh Ly tại Việt Nam trong thời gian qua – và của Quang Thành, của những nhà ngoại giao Hà Nội tại Mỹ.

Kế hoạch lưu diễn của Khánh Ly ở Việt Nam còn nhiều dang dở. Cô đã có những sô hát trên quê hương từ Hà Nội vào Đà Nẵng, nhưng chưa được hát ở Sài Gòn. Vì sao? Dù bên cạnh Khánh Ly lúc nào cũng có Quang Thành, một người coi như quản lí chương trình cho cô và có quan hệ thân thiết với cán bộ văn hoá trong nước.

Hôm nay Khánh Ly trở lại San Jose, khán giả không đông như nhiều lần khác. Chưa đến 500 người cho sô 3 giờ chiều. Sô 7 giờ tối chắc còn vắng hơn vì ông bầu Dũng Taylor nói với khán giả coi suất trước giữ cùi vé lại, để nếu muốn coi thêm suất sau cũng được.

Khánh Ly đã hát nhiều Trịnh khúc, với băng nhạc Sơn Ca 7 thời đầu thập niên 1970 là dấu ấn: “Ngẫu nhiên”, “Huế Sài Gòn Hà Nội”, “Tuổi đá buồn”. Cô song ca “Nắng thủy tinh” với Tuấn Ngọc.

Các ca sĩ đến với Khánh Ly trong đêm “Ru tình”, ngoài nhạc Trịnh còn hát những ca khúc của Phạm Duy, Vũ Đức Sao Biển, Lê Uyên Phương, Trần Quảng Nam, Trần Duy Đức.

Lệ Thu hát “Hạ trắng”, “Thu hát cho người”, cùng Khánh Ly song ca “Tiếng sáo thiên thai”. Tuấn Ngọc với “Chiều một mình qua phố”. Lê Uyên hát “Hãy ngồi xuống đây” và “Áo anh sứt chỉ đường tà”.

Elvis Phương với “Mười năm tình cũ”. Hà Anh Tuấn với “Bà mẹ Ô Lý” rồi cùng Thu Phương, Khánh Ly tam ca “Xin cho tôi”. Thu Phương với “Dạ khúc cho tình nhân”. Cuối chương trình, tất cả 8 ca sĩ đồng ca “Để gió cuốn đi”.

Khánh Ly song ca “Ngủ đi con” và “Gia tài của mẹ” với Quang Thành là một ca sĩ trẻ khá xa lạ, phong cách biểu diễn còn non yếu.

Sự kiện Quang Thành đến với Khánh Ly trong vòng một thập niên qua đã khơi lên nhiều bàn luận khiến cô phải lên tiếng trong một đầu sách của cô được nhà xuất bản Văn Học phát hành trong nước tháng trước. Qua những trang sách, cô cho biết Quang Thành đến với gia đình cô vì anh là một người đạo đức nên được cô và người chồng quá cố hết lòng quí mến và tin tưởng. Những lần Khánh Ly về Việt Nam để hát, làm công tác từ thiện hay thăm giới nghệ sĩ thân quen đều do người ca sĩ trẻ này sắp xếp.

Tập sách “Đằng sau những nụ cười”, 337 trang, là những ghi chép rời của Khánh Ly, hầu hết về cuộc sống của cô ở nước ngoài. Số in lần đầu 10 nghìn bản và mỗi đầu sách giá 240 nghìn đồng, khoảng 10 đô.

Ngoài ra một bộ CD với tiếng hát Khánh Ly cũng đã được công ty Phương Nam Phim độc quyền phát hành gồm 4 CD nhạc Trịnh và 1 CD nhạc Phạm Duy. Giá 640 nghìn.
Sân khấu “Ru tình” ở San Jose hôm 21/6/2015 (ảnh Bùi Văn Phú)Sân khấu “Ru tình” ở San Jose hôm 21/6/2015 (ảnh Bùi Văn Phú)

Nghe Khánh Ly qua những CD này, dù ca từ vẫn là như xưa, nhưng cách hoà âm phối khí không làm rung động lòng mình như Khánh Ly của hai mươi hay bốn mươi năm về trước.

Còn đọc sách của cô, xuất bản ở Việt Nam không tránh khỏi lưỡi kéo kiểm duyệt nên tôi không biết nghĩ thế nào. Vì ngày nay người trong nước muốn nói lên điều thực đều tìm cách đem sách ra hải ngoại xuất bản.

Đi nghe “Ru tình” mới thấy giọng hát Khánh Ly, Lệ Thu, Elvis Phương ở ngưỡng cửa của tuổi 70 đã không thể vượt qua sự phai tàn của thời gian.

Nếu còn ai đến nghe là vì trân quí một thời quá khứ đã cùng họ ôm ấp những ước mơ cho quê hương hay để hồi tưởng về kỷ niệm, về những cuộc tình của quá khứ thật xa xôi.

Lệ Thu hôm đó đã tâm sự cùng khán giả: “Không biết chúng tôi còn đứng trên sân khấu bao lâu nữa. Có lẽ là nhờ những khán giả như quí vị đây. Nếu chúng tôi có phải chống gậy ra hát, xin quí vị hoan nghênh. Được không ạ.”

Khánh Ly tâm tình, “Ru tình” là chương trình ca nhạc mang tính thương mại cuối cùng của cô vì đó là niềm ấp ủ trong nhiều năm của người chồng quá cố. Sau đó, cô chỉ đem tiếng hát đi làm việc thiện.

Với “Ru tình” khép lại và Khánh Ly giã từ sân khấu sau 53 năm ca hát, tôi chỉ muốn giữ lại Khánh Ly trong lòng mình với “Gia tài của mẹ”, “Biết đâu nguồn cội”, “Chút quà cho quê hương” và “Xin đời một nụ cười”.

==

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

==
Bùi Văn Phú
Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.

……………………………………………………………………

Ngồi nhớ ân cần
Kim Vu to:…,me
===

Ngồi nhớ ân cần

Nguồn: Tuấn Khanh/VOA

>> Buổi sáng nọ, nơi góc đổ rác chung của cả khu nhà tự dưng xuất hiện một đôi giày cũ còn khá tốt. Giày được đặt trong một cái hộp với tờ giấy ghi chú, nét chữ nắn nót “đồ còn tốt, ai cần xin cứ tự nhiên”. Ở mấy nước tư bản giãy chết, việc đem bỏ đi đồ dùng còn xài tốt không lạ, nhưng cách nhường lại cho người khác sử dụng với tất cả sự ân cần là một cung cách đáng ngưỡng mộ. Đôi giày cũ khi đặt vào hộp, gửi tặng mơ hồ vào cõi nhân gian, được chủ nhân ân cần đi đánh xi lại, mới và đẹp, ai nhìn cũng thú vị. Vậy mà mấy ngày sau mới có anh Mễ làm nghề đổ rác đến lấy, rồi để lại chữ “cám ơn”. Đôi giày nằm liên tục mấy ngày, vì những người trong khu nhà không ai muốn giành lấy phần của người có thể khó khăn hơn mình.
>>
>> Thỉnh thoảng thấy trong đời có sự ân cần làm lay động, lại chợt nhớ Sài Gòn với tất cả không gian từng rất ân cần của nó, một không gian mà giờ đây nhắc lại như một thứ của quý đang mất dần, phai dần, dư niệm của nhiều thế hệ. Sài Gòn ân cần trong trí nhớ đơn giản lạ. Đôi khi chỉ là chuyện người qua đường trú mưa được chủ nhà mời vào ngồi vì sợ kẻ lạ bị ướt. Đôi khi vì một thùng trà đá để trước cửa để giúp bá tánh lỡ đường giải khát trưa hè. Có đi đến tận những thành phố, hỏi đường đi bị tính tiền, mới biết Sài Gòn đã từng ân cần thế nào. Sài Gòn ân cần và vô tư đến mức từng thấy người say nắng ngất xỉu bên đường, không ai biết ai cứ xúm vô cạo gió, lấy thuốc cho uống để giúp khách qua đường có sức đi tiếp. Mới hôm rồi, may mắn đọc được một câu chuyện của người Sài Gòn mà lòng mát dịu. Lại thấy thương người đất miền Nam không quen nói trôi chữ, chỉ có tấm lòng. Một anh trên facebook kể rằng anh đi làm thêm kiếm tiền đi học, chạy bàn rửa chén cho một đôi vợ chồng ở Sài Gòn. Một hôm lỡ tay làm bể hết nguyên chồng tô dĩa, anh lính quýnh không biết làm sao thì bất chợt bà chủ chạy vô nhìn thấy. Bà sững người, chưa kịp la đã dặn “nếu chồng cô có xuống thấy thì nói tại cô làm bể, chứ không ổng chửi chết”. Vừa quay lưng thì ông chủ chạy từ trên lầu xuống, nhìn đống tô dĩa nát bấy mà thất thần, rồi dặn “nếu vợ chú vô hỏi, thì nói chú làm bể nghe, chứ không bả chửi chết”. Người làm công đó mang kỷ niệm ngọt ngào và xúc động đó kể lại trên nhật ký của mình, làm không biết bao người đọc rưng rưng, trìu mến.
>>
>> Sự ân cần là cách mà con người thấu hiểu đời sống, đối đãi bằng lòng chân thành của mình. Bước đi vài dặm trong một đất nước, có thể thấy sự ân cần cho con người đang ở mức nào. Việt Nam hôm nay có những thành phố lớn hơn, con người cao sang hơn, đại lộ đi bộ to rộng hơn… nhưng sự xua đuổi người nghèo khó cũng quyết liệt hơn. Sự ân cần như chỉ còn trú ngụ loanh quanh với giai cấp dưới, ở những thị dân ít học được thói cao sang. Nhiều cao ốc được dựng lên, nhưng không mấy cái có lối đi của người khuyết tật. Nhà vệ sinh công cộng phải xây đắt tiền như tượng đài, nhưng hầu như không có cái nào dành cho phụ nữ có thai hay cho người già yếu. Trong sự rực rỡ của đất nước này hôm nay, đã nhàn nhạt ân cần của người với người. Sự chói lọi chỉ số phát triển vẫn kèm theo khoảng tối đen mù lòa sau lưng nó. Thường dân hay bọn con buôn lạnh nhạt ân cần trong đời thì đã đành, đến phận Tỳ kheo cũng la liếm vuốt ve thế tục, mất cả ân cần với thế nhân thì chúng sing chỉ còn biết thở dài. Nghe lời ông Thích Thanh Quyết, đại biểu quốc hội, ngợi ca các mức oan khiên trong xã hội là “hợp lý” đã lắm chối tai, lại còn nghe ông nhấn mạnh sao không ca ngợi các cơ quan điều tra tố tụng đã kiểm soát giỏi mức oan sai “hợp lý” này. Uống một ly nước, Đức Phật còn dạy rằng đừng quên có đến 84.000 sinh linh trong ly nước đó đã phải hy sinh cho người đời thụ hưởng. Và dù những sinh linh đó nhỏ bé vô hình đến mức nào, lời Phật dạy cũng chưa bao giờ cho rằng “hợp lý”. Lẽ nào mũ ni của ông Quyết đã kéo quá sâu vào thế tục, che kín tai để không còn nghe được tiếng khóc ngất của cha mẹ già và của tử tù Hồ Duy Hải (1985), hay lời trăn trối của cả gia đình tù nhân Nguyễn Văn Tràng (1988) xin được tự thiêu để tòa án phải công tâm xét lại, minh oan. Sự ân cần với từng chúng sinh là tâm đức không thể thiếu với đệ tử của Phật, bằng không chỉ đáng gọi là kẻ giả danh, mua bán niềm tin.
>>
>> Sự ân cần hôm nay cũng có thể được nhìn thấy, nhưng là thứ chiêng trống mua vui lạ lẫm. Tỉnh Vĩnh Phúc hôm nay “ân cần” bỏ ra 300 tỉ đồng để xây một khu Văn miếu thờ và tôn vinh Khổng Tử bằng tiền thuế của nhân dân – như tiền nhà của lũ quan lại. Khổng tử chỉ có thể mang trái tim kẻ ác mới đành lòng bệ vệ xưng danh nơi mà cả vùng có đến gần 12.000 gia đình nghèo khốn khó. Thậm chí chỉ có 24% trong số 14.000 gia đình thuộc loại chính sách của chế độ là có được nước sạch để dùng. Cả tỉnh cũng có gần 20.000 gia đình không có nhà vệ sinh tiêu chuẩn và nước sạch để sinh hoạt. Vậy mà sự ân cần thì được dâng cho tượng gỗ và bộ mặt trơ cứng của chính quyền. Còn nhân dân thì chỉ được quyền xao xác lặng im nghe diễn văn.
>>
>> Chợt nhớ Sài Gòn ghê. Nhớ Sài Gòn qua tiếng rao bán xôi giản dị của bà cụ đội khăn đi bộ từ quận 8 tới tận quận 5, với những gói xôi bán chỉ 5000 đồng, mắt lạc thần khi thấy bóng dân phòng. Nhớ ánh mắt bà hấp háy cười, hỏi có muốn cho thêm đường không, có vừa miệng không. Trái tim ân cần đó, đáng để xây cả miếu đền để thương nhớ và tôn vinh những con người cần lao đất Việt, mà chẳng cần phải tìm kiếm, cống nạp xa xôi.
>> ​Nhạc sĩ Tuấn Khanh

………………………………………………………………..

Fwd: Trích Xin lỗi Hà Nội _ Mạc Văn Trang
Kim Vu to:…,me – Hình:hàng cây sấu Hânoi-NN sưu tầm-

Cay sau-Hanoi

>>> Giang Vu
>>> Tôi thấy quá thương mến và cảm phục những người Hà Nội gốc. Trước sự ngang nhiên, ào ạt, nhập cư của những người nhà quê chúng tôi, người Hà Nội chỉ phản ứng một cách yếu ớt, tế nhị, kín đáo. Người nhà quê rất tự tin, hùng hổ đảo lộn cả Hà Nội, ngày càng nắm quyễn lãnh đạo từ phường cho đến quận, rồi cả thành phố và các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội. Người Hà Nội gốc thành thiểu số, họ co cụm lại và bền bỉ, khéo léo bảo vệ những giá trị của mình…Người Hà Nội khó có thể làm lãnh đạo, quản lý được trong bối cảnh xã hội mới, vì họ biết rộng, làm gì cũng cân nhắc cẩn trọng; họ quá nhạy cảm, tế nhị, ngại va chạm, sợ làm tổn thương người khác và rất sợ bị tổn thương… Với sự lịch lãm, tài hoa, tâm hồn phong phú, tinh tế của mình, họ thường sáng tạo được những giá trị cao trong các lĩnh vực khoa học, âm nhạc, hội họa, văn học… Còn lãnh đạo thời nay đòi hỏi phải biết mưu mẹo và đấu tranh, “dám nghĩ, dám làm” mọi chuyện, phải “dấy lên phong trào”, “Quyết tâm phấn đấu”, “Đồng loạt ra quân”, “Chỉ đạo quyết liệt”, “Quyết tâm đột phá”… Những thứ đó đều xa lạ với tư duy và cách ứng xử của người Hà Nội. Thế là người nhà quê chúng tôi được thể vừa nắm quyền, vừa làm giàu ào ạt trước con mắt ngỡ ngàng của người Hà Nội. Và chúng tôi đương nhiên thành người Hà Nội mới, đem lại cho Hà Nội một sức sống mới… kiểu nhà quê! (“Hà Nội của cả nước”… mà!).
>>> Ông cha ta nói đúng quá: giàu có thể một đời, còn sang phải ba đời. Cơ sự nó là như thế, mong được cảm thông và thành thật xin lỗi Hà Nội.
(Trích Xin lỗi Hà Nội _ Mạc Văn Trang)

…………………………………………………………….

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics