1.Bhutan:'Cõi Tây phương Cực lạc Cuối cùng'..-2.'Quét rác' và 'Đổ rác'-3.Sửa soạn lìa đời(Tenzin Palmo)4.Cách xưng hô ..

Fwd:Bhutan : “Cõi Tây Phương Cực Lạc Cuối Cùng” …
Kim Vu to:…,me

Bhutan – “Cõi Tây Phương Cực Lạc Cuối Cùng” Ở Thế Gian Này

Bhutan-Cuc lac

Điều mà khiến mọi người dân Bhutan bớt đi nhiều gánh nặng lo toan chính là những chính sách chính phủ dành cho họ: y tế, giáo dục tất cả đều miễn phí. người dân nông thôn xây nhà có thể mua gỗ hay vật tư khác của nhà nước với giá rất rẻ, đôi khi chỉ bằng 1-2% giá thị trường. đáng nói thêm cả hoàng tộc cũng ở những ngôi nhà bình thường như nhà dân, cung điện chỉ là nơi làm việc, nên không lạ lắm khi người dân rất tôn kính & yêu quý nhà vua của họ.
>>> Một đất nước khuôn phép đến lạ kỳ. Gần như 100% ngườidân Bhutan theo đạo Phật và được trị vì bởi chính phủ hoàng gia. Tinh thần kính vua thờ Phật thể hiện rất rõ trong đời sống của người dân, trong bất kỳ ngôi nhà nào cũng có hình ảnh của Hoàng tộc, trong đó có Shabrung (người lãnh binh thống nhất Bhutan vào thế kỷ 17) và cả đại sư Liên Hoa Sinh – (người đã mang đạo Phật vào đất nước Bhutan).
>>> Giáo lý nhà Phật được dùng như kim chỉ nam trong cuộc sống thường nhật của người ìa đời-Nghề tu:xưng hô ..-‘Quét rácva` Đổ rác ‘-Tenzin Palmo-Lìa đời-Nghề tu:xưng hô ..dân và cũng là một trong những cốt lõi cơ bản để xây dựng luật pháp của chính phủ hoàng gia. Từ trang phục, cách sinh hoạt đến những vấn đề lớn hơn như giáo giục, y tế, bảo vệ môi trường thiên nhiên…đều có những quy tắc chuẩn mực của nó.
>>> Luật pháp Bhutan cấm chặt phá cây rừng, giết hại muôn thú…và từ cuối năm 2004 Bhutan cấm hẳn việc mua bán và hút thuốc lá, trở thành một quốc gia không khói thuốc đầu tiên trên thế giới.
>>> 70% người dân Bhutan sống bằng nghề nông, chủ yếu là hoa màu một phần tiêu thụ trong nước, một phần xuất khẩu sang Ấn Độ. Ở Bhutan không trồng được lúa, nên nó được nhập khẩu từ Ấn Độ. Bữa cơm của người dân chủ yếu là rau củ, rất ít thịt cá, có chăng thì cũng chỉ là một lượng rất nhỏ cũng được nhập khẩu.
>>> Thu nhập bình quân 1400$ là một con số không lớn, nhưng những thứ chính yếu trong đời sống đã được chính phủ chăm lo đến mức người dân không còn gì để lo lắng,..có lẽ vì những điều đó mà cuộc sống người dân Bhutan được cho là hạnh phúc nhất thế giới, một trong những điều mà bất kỳ ai, bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này đều mong muốn đạt được.
>>> Vào năm 1972, Quốc vương Jigme Singye Wangchuck đã đưa ra một khái niệm để đánh giá sự phát triển của Bhutan, đó là “Tổng hạnh phúc quốc gia” GNH (Gross National Happiness) thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và họ nhận ra rằng, có nhiều quốc gia với nền kinh tế thịnh vượng nhưng lại đối mặt với hàng loạt những rắc rối xung quanh cuộc sống của người dân, nạn bạo hành, trộm cướp, thất nghiệp,…
>>> Trong một chừng mực nào đó, bạn có thể thấy rằng, việc tạo ra con số cao nhất có thể cho GNH là một việc không hề dễ dàng, nhưng Bhutan đã biến nó thành khái niệm, khái niệm đó là:
>>> GNH = Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc + Phát triển kinh tế với những chiến lược bền vững + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Luật pháp cai trị hiệu quả.
>>> Và thực hiện nó một cách rất nghiêm túc để đạt được điều gần như không thể.
>>> Cũng chính ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc, mà Bhutan rất hạn chế cấp visa nhập cảnh cho khách du lịch, họ cho rằng khách du lịch có thể sẽ làm xáo trộn cuộc sống người dân của họ và chính phủ cũng đã đưa ra rất nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện điều này.
>>> Chứng kiến cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, môi trường trong lành, cuộc sống yên bình và hạnh phúc của người dân, khi bạn đặt chân đến đất nước này, chắc hẳn bạn sẽ không bất ngờ khi người ta gọi đó là “Cõi Tây phương Cực lạc cuối cùng”….
>>> Một điểm đến mà nhiều người mơ ước, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì hiện ra trước mắt bạn. Một đất nước Bhutan được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới. Vậy điều gì đã khiến cho Bhutan có được những điều tưởng chừng như trong mơ ấy?
>>> Trải dài trên triền của dãy Himalaya huyền thoại, giáp ranh với cao nguyên Tây Tạng, một phía kia là Ấn Độ, với dân số hơn 700.000 người phân bố khá đều trên diện tích gần 47.000 km vuông, cho đến những năm cuối của thế kỷ 20, Bhutan vẫn là một nơi gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
>>> Ở Bhutan, người dân bắt buộc phải mặc quốc phục khi đi làm, hoặc đến những nơi tôn nghiêm, bình thường bạn cũng thấy họ mặc quốc phục như một thói quen, như để minh chứng cho sự trung thành và tôn kính.
>>> Quốc phục cho Nam giới thì được gọi là “Gho” đó là một bộ trang phục gồm chiếc áo khoác rộng tay, dài đến gối, buộc thắt ngang hông, bên trong mặc quần sọt, chân mang giày với vớ cao đến gối.
>>> Còn quốc phục của Nữ Giới được gọi là “kira” gồm áo dài tay và váy dài đến gót chân. Trông thật rườm rà nhưng khi quan sát kỹ bạn mới thấy nó rất tiện lợi và người dân Bhutan được mặc nó từ khi mới lên 3, nên cảm giác chắc chắn sẽ thoải mái như chúng ta mặc trang phục bình thường.
>>> Không nguy nga tráng lệ, nhưng khi nhìn những ngôi làng hay phố phường ở Bhutan bạn sẽ thấy có một nét đặc trưng rất riêng, nhà xây tường gạch, quét vôi trắng, mái ngói, kèo gỗ, cửa gỗ…rất ít sự khác biệt giữa nhà này với nhà khác.
>>> Vài thông tin cần thiết:
>>> – Để đến Bhutan thì bạn có 2 cách: Bằng đường bộ qua cửa khẩu Phuntsholing – Ấn Độ, hoặc đường hàng không từ Thái Lan, Ấn Độ, Nepal. Bhutan chỉ có duy nhất 1 sân bay quốc tế Paro, 2 sân bay còn lại chỉ bay nội địa. Đó cũng chính là 2 cửa ngõ duy nhất để nhập cảnh vào Bhutal.
>>> – Để có thể xin được Visa Bhutan, bắt buộc phải đăng ký theo đoàn và qua 1 công ty du lịch Bhutan. Chi phí tối thiểu bạn phải trả cho 1 người lưu trú 1 ngày là 250 USD (gồm chi phí ăn uống, khách sạn, xe đưa đón), giá này là bắt buộc, nên tùy theo số lượng người và các yêu cầu khác mà sẽ có những mức giá khác nhau nhưng sẽ không dưới 250$.
>>> – Bạn được phép tham quan các đền chùa, nhưng không được chụp ảnh nội thất, khi đến những nơi trang nghiêm, bắt buộc bạn phải mặc trang phục chỉnh tề, quần dài, áo có cổ và mang giày có vớ, không được mang giày vào trong.
>>> – Thuốc lá bị cấm tuyệt đối tại Bhutan, mức án sẽ từ 2 – 5 năm tù giam cho các hành vi vi phạm.
>>> – Người dân Bhutan rất thân thiện và mến khách, họ sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần, hãy làm quen và trò chuyện với họ, rất nhiều người nói được tiếng Anh.
>>> – Không bắt cá, giết thú, chặt cây, hái hoa,…những hành vi đó có thể sẽ làm phiền lòng người dân và khiến cho nhà chức trách phải chú ý đến bạn.
A DI ĐÀ PHẬT. THẬT LÀ NGƯỠNG MỘ MỘT ĐẤT NƯỚC PHẬT GIÁO NHƯ VẬY. ĐEM PHẬT GIÁO VÀO GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI CÓ CUỘC SỐNG BÌNH AN, HẠNH PHÚC

…………………………………………..

Fwd: CHIA SE 1 BAI VIET HAY
Hau Nguyen to:…,me

> Day cung la mot bai hoc de nguoi VN ta nen hoc va lam guong cho con chau voi loi song van minh .
>
> Chuyện Hai Người “Quét Rác” Và “Đổ Rác Vào sáng Chủ Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắp cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên:-Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!
> Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi :-Ông nói gì?-Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên! Mặt chàng thanh niên đỏ gay:-Bộ đường phố này của ông hả? Người đàn ông trả lời ngay:-Không phải của tôi nhưng tôi tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi. Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!
> Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự:-Không nhặt thì sao? Sự
> lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.***
> Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là Thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài. Đối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Đây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước. Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào. Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên …đang ngạc nhiên đứng đó.***
> Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi:-Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia? Sư hiền từ đáp:-Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khác mà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, “vạn pháp đều bình đẳng”, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi. Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Đầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác”- đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.
> Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư, “ Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”
> Ngoài đức tính kham nhẫn, có thể sư đã đạt tới mức “vô phân biệt”. Sư cứ thấy rác thì quét mà không hề phân biệt rác từ cây đổ xuống, Phật tử xả ra, nam hay nữ, lạ hay quen cho nên rác của chàng thanh niên cũng thế thôi. Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.
> __._,_.___
> Posted by: Bui Thanh

…………………………….

Fwd: SỬA SOẠN LÌA ĐỜI- Ni sư Tenzin Palmo

KIM VU to:…,me

SỬA SOẠN LÌA ĐỜI

Ni sư Tenzin Palmo

Ni su Tenzin.jpg1

Bài pháp với đề tài thực dụng “Đem sự tu tập vào đời sống” đã được Ni Sư Tenzin Palmo trình bày với phong cách đơn giản mà tinh tế, linh hoạt cuả bà.
Ni Sư chấm dứt bài giảng, nhìn thính chúng, mỉm cười chờ đợi những câu hỏi của các Phật tử tham dự. Chánh điện Thiền Tự Tiêu Dao sinh động hẳn lên và hội chúng tranh nhau đưa tay xin hỏi.
Thông qua sự thông dịch của hai em Phật tử, Ni Sư từ tốn giải đáp từng thắc mắc về cá nhân Ni Sư, về cuộc sống đời thường cho đến các ưu tư về trải nghiệm thiền tập…
Một Phật tử đã hỏi một câu thú vị:
– “Đọc cuốn Cave in the Snow, con biết là Jetsuma đã suy nghĩ về cái chết từ khi còn rất bé, ở độ tuổi mà các con cuả con chỉ biết ăn ngủ, chơi đùa. Trong 12 năm ẩn tu trên núi tuyết, Ni Sư nhiều lần đối diện với hiểm nguy. Có lần Ni Sư bị chôn sống nhiều ngày trong hang dưới trận bão tuyết và tưởng chừng không thể thoát khỏi lưỡi hái cuả Tử thần… Xin Ni Sư hoan hỉ cho con biết cảm nghĩ của Ni Sư về Cái Chết.”

– “Tôi may mắn sinh ra trong một gia đình “lạ đời” ở Luân đôn! Cái chết không là điều cấm kỵ (taboo) mà luôn được gia đình bàn cãi hàng ngày một cách cởi mở. Trong khoảng đời ở trong hang trên núi tuyết, nhờ tu tập mà tôi đã bình tĩnh đối phó với mọi chuyện. Tôi bình thản đón nhận cái chết nếu nó xảy ra cho tôi vào thời điểm ấy.
Bây giờ, đôi khi tôi nghĩ rằng: A! Cái chết đến hả. Chắc là hứng khởi (exciting) lắm đấy!”

Cử toạ cười ồ trước câu kết dí dõm, nửa đùa nửa thật cuả Ni Sư Tenzin Palmo.
Từ cuối phòng, cô trụ trì mở lối cho một thính giả đi lên phía trước Chánh điện. Anh ấy trông tiều tụy, da dẽ xám xanh và nét mặt lộ vẻ lo buồn. Anh chắp tay vái chào, ngồi xuống bồ đoàn, ngước nhìn Ni Sư, nghẹn ngào không nói được. Cô trụ trì đỡ lời:

“Anh D muốn xin ý kiến Ni Sư về việc sửa soạn thế nào khi sắp lìa đời. Anh bị ung thư phổi, đã mổ xẻ và hóa trị gần ba năm nay nhưng không thuyên giảm, bịnh đã đến thời kỳ cuối. Mạng sống không còn bao lâu. Hôm nay anh đến để thưa hỏi Ni Sư, dù anh là tín đồ Công giáo.”
Đại chúng im phăng phắt vì kinh ngạc.

Ni sư xoay người đối diện với anh D. Nhìn anh với ánh mắt đầy thương cảm, Ni sư hỏi: “Anh có muốn nói chuyện riêng với tôi không?”

Anh D thưa: “Dạ không cần. Con muốn Ni Sư trả lời cho con trước hội chúng để mọi người cùng được lợi lạc.”

Một tràng pháo tay nổi lên tán thưởng sự chia sẻ đầy can đảm và độ lượng của anh.

Hướng về anh D, Ni sư Tenzin Palmo nói chậm rải từng tiếng một:

“ Ai rồi cũng phải chết cả! Có những đứa bé chết từ thuở sơ sanh. Có kẻ chết trẻ, người chết già vì đủ mọi lý do: tai nạn, bịnh tật, già yếu… Ai cũng biết về cái chết nhưng cứ tưởng là nó đến cho người khác chớ chưa đến lượt mình… mãi cho đến lúc nó thình lình hiện ra trước mắt thì hoảng hốt, lo sợ, bấn loạn vì thiếu sự chuẩn bị. Chết vì bệnh tật là may mắn hơn vì có thời gian sửa soạn cho sự ra đi.

Để sửa soạn lìa bỏ cuộc đời:

1/ Điều trước tiên là buông bỏ mọi giận hờn, oán hận mà từ trước tới nay ta ôm ấp trong lòng. Mở lòng tha thứ hết mọi người. Buông xã hết.

2/ Hãy nói những lời yêu thương và biết ơn ta từng muốn nói mà chưa có dịp hay còn ngần ngại.

3/ Hãy di chúc về tài sản, ước muốn cuả mình. Cần phân minh và công bằng để thân nhân không tranh dành, cãi cọ trong thời gian ta mới lìa đời.

4/ Hướng tâm, nghĩ tưởng về Đức Chuá, Đức Mẹ nếu là tín đồ Công giáo, về Phật A Di Đà nếu là Phật giáo. Nếu không có tôn giáo thì nên hướng về Ánh Sáng.

5/ Thân nhân không nên than khóc và níu kéo: “Đừng đi, đừng bỏ em, đừng bỏ con…” vì sẽ gây quyến luyến, khó khăn thêm cho người sắp ra đi. Điều nên làm là nhắc nhở kẻ hấp hối nhớ đến những điều thiện lành. Dù người ấy có vẻ như đang hôn mê, không nói năng được nhưng thân nhân vẫn luôn nhắc nhở, cầu nguyện vì trong thâm sâu, họ vẫn còn biết.

6/ Nếu thân thể bị đau đớn thì cứ dùng thuốc giảm đau. Người tu tập cao có thể chịu đựng vì quán chiếu tánh không của cơn đau. Nhưng với người bình thường thì đau quá làm họ sân hận, bấn loạn. Hơn nữa, thuốc giảm đau không ảnh hưởng đến thần thức sau khi chết.

7/ Một điều cần nhắc nữa là: Khi ra đi, người chết thường thấy hình ảnh của ông bà, cha mẹ hay thân quyến quá cố hiện ra, vẫy gọi mình. Đừng đi theo họ mà chỉ hướng đến Chúa, Phật hay Ánh Sáng, là con đường hướng thượng.”
Ghi lại những lời khuyên hữu ích vì cảm niệm công đức cuả Ni Sư. Xin chia sẻ cùng tất cả. Thực hành là chuyện của mỗi người.

Hiền Thuận

………………………………………………………………..

Fwd: Cách XƯNG HÔ đối với … .. Nghề đi tu

Kim Vu to:…,me

> Một bài viết ‘trực ngôn’ của Đinh Lâm Thanh.Mời đọc để suy ngẫm.
> Kính chuyển,
> HNL
>
NGHỀ ĐI TU

Bài viết đứng đắn và không thiên vị, tôi đồng ý 100%, đã đến lúc chúng ta cần xét lại cách xưng hô với các vị Cha, Sư cho chỉnh hơn, tôi có dịp tiếp xúc với vài vị linh mục trẻ thì chính những vị nầy đã yêu cầu các bô lão đừng xưng con với họ. Vì lối xưng hô nầy còn sót lại từ thời thực dân phong kiến, không còn hợp thời nữa. Những người đi tu là những người phải hy sinh và phục vụ cho các tín đồ, tôi cũng đống với tác giả bài viết nầy về tư cách hiến dâng và cách sống thanh bạch của các vị tu dòng Tên & dòng Phanxico, bài viết trên rất đáng được phổ biến rộng rãi .
Thân
CMC
>
> ĐINH LÂM THANH
>
> Văn hóa truyền thống dạy cho người Việt chúng ta kính trọng các bậc tu hành, vì những vị tu hành là những người đã dứt khoát trần tục, từ bỏ giàu sang danh vọng phú quý để tìm con đường tu thân, và từ đó, dẫn dắt người đời đến một cuộc sống thánh thiện, chân thiện mỹ…
>
> Sở dĩ chúng ta trọng những người tu hành vì những vị nầy đã trở thành những kẻ hơn người. Họ đã từ bỏ được ba cái tầm thường ‘Tham Sân Si’ của giới phàm tục. Như vậy, những ai một khi quyết định xa gia đình, dứt bỏ phú quý danh vọng để tự nguyện trở thành kẻ phục vụ chúng sinh, lấy đức bác ái, tinh thần từ bi hỷ xả làm lý tưởng để lo cho đời sống tâm linh con người, đồng thời chấp nhận làm kẻ thấp hèn trong xã hội cũng như quên mình để hiến dâng cho lý tưởng, thì đều được xã hội quý trọng.Người Việt chúng ta rất sùng đạo, đó là vấn đề rất tốt phía tôn giáo.
>
> Nhưng hành động trọng cha, kính thầy một cách quá đáng, có thể nói rằng đi đến lố bịch của một số con chiên, Phật tử đã làm hư các thầy các cha đồng thời biến các vị tu hành trở thành Phật, thành Chúa, là thần thánh oai nghiêm và quyền uy vô lượng chứ không còn là những kẻ tu hành hèn mọn mà những vị nầy đã tâm nguyện dâng hiến để trọn đời phục vụ Phật tử, tín đồ cũng như con chiên!Những hình ảnh chấp tay cúi đầu ‘con lạy thầy, con lạy cha’ làm cho các nhà tu hành quên hẳn vai trò một người tu hành để rồi những vị nầy tự ban cho mình cái quyền linh thiêng, đại diện cỏi trên ban phát ân huệ cho chúng sanh và bắt người phàm tục phục dịch cho mình.
>
> Hình ảnh và thái độ của thầy cha ngày nay thường bị hư hỏng và đôi lúc trịch trượng bởi hai lý do.
>
> Trước hết là số người người sùng đạo có thái độ tôn trọng cha thầy một cách quá đáng: việc gì của thầy của cha làm đều tốt đều đẹp, lời thầy lời cha nói gì nghe cũng hay cũng phải.
>
> Thứ đến là một số tín đồ, giáo hữu cò mồi dựa vào tôn giáo để làm chính trị cũng như kinh doanh, họ bám vào thầy cha, nhà chùa, nhà thờ, theo sát thầy cha đánh trống thổi kèn, chấp tay lạy sống và khúm núm trình thưa như đang đứng trước mặt quan quyền vua chúa ngày xưa.
> Hành động nầy chẳng những đưa ‘cái tôi’ của thầy cha lên tận mây xanh, do đó, những cái tầm thường xấu xa trong lòng các vị tu hành đã không diệt được mà còn được thường xuyên bơm lên thì Tham Sân Si trong lòng các vị tu hành càng ngày càng lớn hơn những người phàm tục nữa ! Như vậy tu hành đã không đạt được kết quả…mà một khi cái Tham Sân Si trong các vị tu hành thường xuyên bị dồn nén thì sẽ bộc phát dữ dội.
> Nên nhớ rằng, các nhà tu hành một khi đã đi lạc đường, thì cái Tham Sân Si sẽ quậy tới bến còn hơn những người phàm tục !!!
>
> Cá nhân tôi là người trong cuộc và đã chứng kiến tận mắt hai trường hợp, từ đó lòng tôi mất đi rất nhiều kính trọng đối với một số vị tu hành :
>
> 1. Trong một cuộc biểu tình, tôi được giới thiệu với một vị linh mục còn trẻ hơn tôi. Sau câu chào hỏi thân mật xong thì vị linh mục quay mặt đi nơi khác, hình như có thái độ không muốn nói chuyện với tôi nữa vì tôi đã thẳng thắng kêu bằng cha và xưng tôi. Có lẽ chữ tôi trong cách xưng hô không thích hợp giữa một giáo dân với một vị linh mục nơi đông người đã làm giảm giá trị một vị tu hành nên vị nầy đã quay mặt đi giã vờ nói chuyện với những người chung quanh.
>
> Nếu tôi trịnh trọng gọi bằng cha thì phải xưng con như những người khác thì câu chuyện sẽ được tiếp tục trong tình thân mật ! Tôi có thể gọi cha và xưng con trong nhà thờ, lúc xem lễ hay vào tòa xưng tội theo con người Kytô hữu của tôi. Nhưng ngoài đời, trong một buổi biểu tình chính trị, thì giữa hai người tu hành và giáo dân cũng đều là những người dân tỵ nạn Việt Nam. Tôi nghĩ rằng một người già trên 70 xưng con với một vị linh mục còn trẻ giữa nơi công cộng thì cũng khó nghe ! Như vậy trong bộ áo màu đen quý trọng đang mặc trên linh mục nầy, cái sân si vẫn còn quá nặng mùi trần tục trong một vị tu hành.
>
> 2. Dịp cúng thất cho một người trong gia đình, nhằm buổi cơm chay, tôi có dịp phải đi ngang qua phòng ăn – nối liền từ chân cầu thang đến chánh điện – trong lúc các vị sư đang dùng bữa. Chuyện đập vào mắt tôi, vị trụ trì ngồi đầu bàn, sau khi ăn hết chén cơm vị nầy ngồi yên, không quay lại, đưa cái chén ra phía sau…thì một Phật tử chấp tay vái lạy ba cái, cúi mình xuống và đưa hai tay lên khỏi đầu đở lấy cái chén, lấy cơm xong lại cung kính dâng lên vị trụ trì như lúc đầu…trong lúc tô cơm đang nằm ngay trước mặt và trong tầm tay của vị trụ trì ! Phía bên kia, một Phật tử cầm quạt đang phe phẩy để cho thầy dùng cơm mặc dù Paris lúc đó đang mát trời ! Tôi thấy vị trụ trì nầy đã quên hẳn mình là kẻ tu hành mà có thái độ trịch trượng như một vị vua chúa ngày trước.
>
> Trở về với đề tài, nhiều người hỏi tôi thời đại nầy làm nghề gì sướng nhất, tôi có thể trả lời tức khắc không cần đắn đo suy nghĩ rằng : ‘Nghề Đi Tu’ ! Một nghề không đòi hỏi vốn kiến thức, không cần đầu tư tài chánh mà chỉ cần thuộc vài ba kinh – như loại tu hành quốc doanh – là có thể hành nghề một cách dễ dàng.
> Khi hành đạo, không cần làm việc, nhưng tài sản đất đai, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc do con chiên thiện nam tín nữ cung hiến cũng quá dư thừa cho phép những vị nầy ăn uống no say, vợ con đầy đủ và nếu muốn thì tình nhân cũng sẵn sàng có ngay !
> Nhà cửa được giảm hoặc miễn thuế, ăn khỏi tốn tiền, có người hầu hạ, có kẻ làm bếp dâng lên tận miệng. Có vị còn biến từ nhà ở cho đến nơi thờ phương thành cơ sở kinh doanh với giá bán cắt cổ từ cuốn sách cho đến gói thực phẩm. Tất cả hoạt động kinh tế đều theo hình thức chui và chỉ thu tiền mặt.
>
> Các lễ lộc phục vụ tôn giáo không có tình trạng miễn phí hoặc giảm giá cho nhà nghèo mà phải tuân theo theo từng bậc giá cả khác nhau. Cước phí xin lễ, cầu nguyện đối với các vị tu hành người nước ngoài hoàn toàn do tín hữu tự nguyện không bắt buộc theo một hình thức khuôn mẫu nào.
>
> Tôi chứng kiến một cha người Pháp đã từ chối số tiền lớn do một tín hữu người Việt Nam đến nhà thờ Tây xin lễ bình an cho gia đình. Chẳng những thế, nhà thờ còn làm hóa đơn chính thức để ghi vào sổ của nhà thờ.
>
> Nhưng trái lại, trong một dịp gặp một cha người Việt Nam để xin lễ, vị linh mục nầy cho giá đàng hoàng và tỏ vẽ không hài lòng khi tôi đề cập đến giá cả của nhà thờ !
>
> Từ chỗ nầy người ta xem các vị tu hành từ trong nước ra đến hải ngoại hành nghề tôn giáo với giá cả cắt cổ tín hữu và Phật tử một cách vô tội vạ.
> Riêng việc tang chế, giá cả được ấn định bao nhiêu tiền cho cha thầy đến tư gia, đến nhà xác để tụng niệm. Bao nhiêu tiền để tổ chức theo hình thức lớn, trung bình, nhỏ đối với một lễ tiễn đưa người quá cố, bao nhiêu tiền để mang cốt tro về chùa, nhà thờ… và bao nhiêu tiền theo đẳng cấp giàu sang hay bình dân để thuê một cái hộc để đựng hủ cốt người chết !
> Tiền nhiều thì nhà chùa nhà thờ tổ chức lớn, với nhiều cha nhiều thầy làm lễ. Nhiều tiền thì tổ chức lễ riêng rẽ một cách trang trọng vào cuối tuần.
> Ít tiền thì tổ chức cầu siêu tập thể và vào những ngày giờ làm việc.
> Chính các thầy các cha đòi hỏi giá cả để tổ chức những buổi lễ đình đám cho hôn nhân, cầu siêu, án táng, đưa hài cốt về chùa, về nhà thờ.
> Những tiền lệ nầy đã tập cho tín đố Phật tử những tính xấu, xem thường việc linh thiêng tôn giáo đồng thời tạo cho những gia đình nghèo, thiếu phương tiện bị mặc cảm và đau lòng mỗi khi có người thân vừa nằm xuống.
> Chắc tất cả mọi người đều công nhận rằng nghề đi tu chẳng những là một nghề ấm thân cho kẻ tu hành mà còn giúp họ trở thành triệu phú một sớm một chiều. Chẳng mất một giọt mồ hôi, suốt đời không đóng thuế, nhà cửa được giảm tiền điện nước lại còn hưởng trợ cấp đặc biệt của xã hội.
>
> Cuộc đời tu hành thật đáng giá ngàn vàng, chỉ một sáng một chiều trở thành triệu phú, trở nên kẻ ăn trên ngồi trước và được trọng vọng nhất trong thiên hạ : Nhà cao cửa rộng, đi Mercedes, BMW… có tài xế, ngày ăn no, đêm ngủ với vợ, ngày thì đệ tử tự nguyện ( !) thời gian rổi rảnh thì đếm bạc giấy rồi đem cất vào tủ sắt…Như vậy nghề tu hành thời nay của người Việt quả thật là tuyệt hảo và độc nhất vô nhị của thế giới tính, từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đến nay.
>
> Nhà thờ nhà chùa đã biến thành cái chợ và hơn nữa các nơi nầy còn cạnh tranh tổ chức văn nghệ mừng Xuân, ca hát ăn uống…thì chắc Chúa và Phật cũng phải quay mặt trước tình trạng tu hành thời nay.
> Bây giờ giới trẻ ai cũng muốn đi tu, một nghề ngồi mát ăn bát vàng mà được thiên hạ đội lên đầu, chắp tay vái lạy thì còn gì quý hơn khi phải phí cuộc đời gần hai chục năm trong các nhà trường để rồi vác bằng chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
>
> Cái thiên đường ‘đỉnh cao trí tuệ’ và ‘cái nôi nhân loại’ của chế độ cộng sản đã đẻ ra nhiều nghề quái gở : Từ nghề ăn xin, mai mối, bịp bợm, nô lệ…đã nổi tiếng trên thế giới và bây giờ còn thêm nghề đi tu thật độc đáo vô cùng ‘hoành tráng’ không có một quốc gia nào bắt kịp… Chính cộng sản đã dàn dựng lên hình thức tu hành trưởng giả nầy từ ngay từ trong nước để chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam hòa toàn có tự do tôn giáo.
> Thật vậy, cần phải ghi nhận, trong nước đi đến đâu cũng gặp đầy dẫy nhà thờ, nhà chùa…là những khu vực nguy nga to lớn bên cạnh những ngôi nhà của con chiên, Phật tử vẫn còn nghèo nàn đói rách.
> Các thầy các cha thì đua nhau xin tiền để sửa sang cơ sở tôn giáo của mình càng lớn càng đẹp để tranh với chùa, nhà thờ bên cạnh !!!
>
> Đi đâu các vị tu hành cũng hân hạnh khoe rằng, ông nầy bà nọ là Phật tử hoặc con chiên nằm trong khuôn hội hay họ đạo dưới quyền ! Các vị tu hành đâu có hay rằng dưới mắt Chúa và Phật những ông bà nầy là những tay ăn hối lộ, cướp của, giật vợ cướp chồng người ta, buôn bán cần sa, rửa tiền dơ mà các vị tu hành cứ đội lên đầu những người núp bóng tôn giáo cho mưu đồ chính trị, xem họ như một vinh hạnh của nhà chùa, nhà thờ.
>
> Các vị tu hành cứ giành nhau ôm chân các ông bà nầy và ca tụng hết mình…thì thật tội nghiệp cho Chúa và Phật quá ! Việc tu hành không màng nghĩ đến, kinh kệ hằng ngày không quan tâm mà thầy cha chỉ chú trọng đến các hình thức phô trương bên ngoài. Đó là cái nghiệp tham sân si đang lấn át các đức tính bình dị, liêm khiết, vị tha, bác ái trong con người các vị tu hành hiện nay.
> Tình trạng thầy cha mượn Phật-Chúa để phục vụ cho cái tham sân si vô đáy cá nhân đang thịnh hành đầy dẫy từ trong nước ra đến hải ngoại!.
> Cộng sản đố kỵ tôn giáo nhưng chúng lại xây dựng một số giáo hội gọi là quốc doanh nhằm thu nạp những vị tu hành mà tâm vẫn còn nặng nợ trần gian đồng thời cộng sản còn ‘sản xuất’ ra một số sư đỏ, cha đỏ để phân hóa các giáo hội chính thống, đồng thời chia đôi khối giáo dân cũng như Phật tử làm nhiều phe phái nhằm phá hoại tôn giáo.
> Âm mưu của cộng sản là chúng tạo ra một lớp tu hành gồm thầy, cha quốc doanh với tất cả những cái xấu xa hơn những người trần tục, không ngoài mục đích để cho giáo dân, Phật tử nhìn thấy tư cách các vị lãnh đạo tinh thần để rồi từ đó họ sẽ xa dần Chúa và Phật…
>
> Trong nước chính cộng sản bỏ tiền xây dựng chùa, nhà thờ để đưa vào đó những cha thầy quốc doanh với hai mục đích. Một là chứng minh với thế giới rằng Việt Nam là nơi mà các tôn giáo đều được phát triển tối đa, và hai là, chùa nhà thờ là những cái ổ trú ẩn của những tên cộng sản đội lốt tôn giáo.
> Tình hình ở hải ngoai cũng vậy, chùa và nhà thờ mọc lên như nấm, nguy nga đồ sộ, nhưng thử tìm hiểu tiền ở đâu để các thầy cha vừa mua đất vừa xây những cơ sở tôn giáo vượt quá khả năng ? Đồng ý rằng tiền của do tín đồ Phật tử đóng góp, nhưng đó chỉ là số nhỏ nhằm che đậy bên ngoài, phần tài chính quan trọng là do cộng sản cung cấp để thành lập những động ổ an toàn cho bọn cộng sản mặc áo nâu, áo đen từ trong nước ra trú ẩn.
>
> Trong nước thì giáo gian Huỳnh công Minh, tổng thư ký tòa Tổng Giám Mục Sàigòn và cũng là ‘tổng tư lệnh’ giáo hội công giáo quốc doanh. Giáo gian nầy đang tận tình ‘điều khiển’ ngài Hồng Y Tổng Giám Mục ‘dính chàm’ Phạm Minh Mẫn. Do đó tín đồ không lạ gì khi ngài Hồng Y thi hành lệnh một cách tích cực, từ vụ Cờ Vàng cho đến ‘tống khứ’ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đi Vatican chữa bệnh theo yêu cầu của cộng sản Hà Nội.
>
> Ngoài ra, linh mục nào muốn ăn ngon mặc đẹp, tiền bạc đầy túi, muốn được lấy vợ đẻ con chính thức công khai, muốn có nhà thờ to lớn và đông giáo dân (như Phan Khắc Từ) thì đến cúi mình trước mặt giáo gian Huỳnh Công Minh, ký giấy tờ cam kết rồi lãnh vài ba trăm triệu để xây nhà thờ và xây tổ ấm !
>
> Trước năm 1975 tôi thường đến thăm và dùng cơm chay với nhiều vị Thượng Tọa trụ trì tại các chùa nhỏ (chùa nghèo) trong vùng Gia Định cũng như với những vị linh mục dòng Phanxicô hoặc dòng Vinh Sơn. Các vị nầy sống bình dị, mặc thô sơ, ăn uống thanh đạm. Khi tiếp xúc với những vị nầy tôi cảm nhận được Phật tính cũng như tinh thần Kytô thoát ra từ lời nói, cách cư xử đến cử chỉ và ánh mắt bao dung…Thâm tâm tôi lúc nào cũng quý trọng những vị chân tu nầy…
>
> Nhưng ngày nay, với chủ trương diệt tôn giáo, cộng sản đã sản xuất ra một số quốc doanh để mưu đồ phá hoại các tôn giáo chân chính và thành phần nầy hiện đang đầy dẫy từ trong nước ra đến hải ngoại. Các chất bổ béo trong cơ thể các vị tu hành ngày nay quá dư thừa, thân hình các vị tu hành phì nộn và đa số mang bệnh nhà giàu (tiểu đường, cao huyết áp…) vì các cha cai quản họ đạo được con chiên mời dùng bữa luân phiên từ nhà nầy qua nhà khác. Các thầy thì được Phật tử làm các món chay dưới dạng tôm rim, cá chiên, cua lột, thịt kho tàu…giúp cho các thầy tự đánh lừa cả thị, xúc, vị giác của mình để được ngon miệng. Như vậy cái si vẫn còn quá lớn, làm sao cho trọn kiếp tu !!!
>
> Xin kết thúc bài viết : Chống cộng sản thì phải chú tâm đến vấn đề tôn giáo vận. Địch đã gài sẵn cha thầy quốc doanh vào nhà thờ, vào chùa… nếu chúng ta vô tình hay thiển cận, vẫn tôn vinh, nuôi dưỡng và đùm bọc thành phần nầy thì Phật tử, con chiên đã tự chính mình ra tay diệt tôn giáo của mình.
>
…………………………………………

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics