Fwd: [kqvn] BUỔI HẸN VỚI NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÁC / A DATE WITH THE OTHER WOMAN [1 Attachment]
Kim Vu to: ….,me
> > > BUỔI HẸN VỚI NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÁC / A DATE WITH THE OTHER WOMAN > (có phần tiếng Anh)
Hình minh họa từ Blog Thành Phố Gió (NN sưu tầm)
==
>> BUỔI HẸN VỚI NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÁC / A DATE WITH THE OTHER WOMAN
>> (có phần tiếng Anh ở dưới )
>>
>> Tôi sẽ hát , như bài thơ trước : Nói về người Mẹ dành cho Con
>> Đôi cánh chim non đo đoạn đường dài
>> Chân bé bỏng thi gan cùng giông tố …
>> o0o
>> như lời tha thiết của Tuệ-dương-Trương rung cảm :
>> Hoàng hôn xuống , chuông chùa ngân nhè nhẹ
>> Vu lan kinh trầm ấm vọng vang trời
>> Dù mai này đời chia sẻ trăm nơi
>> Con vẫn nhớ tiếng ru hời của mẹ .
>> Thành kính dâng lên Mẹ , vì con suốt cả một quãng đời khổ nhọc …
>> July 6th 2015 /
>>
>>
>> Sau 21 năm lập gia đình, tôi tìm ra được phương cách mới để giữ cho tình yêu lúc nào cũng bừng cháy trong tim .
>> Vài tháng trước đây tôi bắt đầu đi lại với một phụ nữ, mà mọi việc bắt đầu do vợ tôi đề nghị.
>>
>> Một hôm, vợ tôi nói :”Em biết rõ anh yêu người phụ nữ đó” làm cho tôi ngạc nhiên.
>> “Nhưng anh yêu em mà” tôi phản đối.
>> “Em vẫn biết thế, nhưng em biết là anh cũng yêu bà ấy nữa”.
>> Người đàn bà mà vợ tôi thúc giục tôi tiến tới chính là MẸ tôi, một goá phụ sống một mình đã 19 năm nay. Vì công việc làm ăn bề bộn, vì bận bịu với 3 con còn nhỏ, tôi chỉ đến thăm mẹ tôi bất thường. Thế là tối hôm ấy tôi gọi mời mẹ đi ăn cơm chiều và đi xem ciné với tôi.
>>
>> “Có chuyện gì thế, con bệnh à?” Mẹ tôi hỏi .Bà vốn là người hay lo nếu tôi gọi vào giờ khuya hoặc đến thăm bất chợt đều là dấu hiệu không tốt.
>> “Không có gì cả, con chỉ nghĩ là nếu mẹ con mình gặp nhau, nói chuyện một chút thì hay biết mấy”.
>> Tôi nhấn mạnh, “Chỉ có 2 mẹ con mình thôi, mẹ ạ”.
>> Mẹ tôi lặng đi một giây, rồi trả lời: “Được con, Mẹ thích lắm!”
>> Thế là thứ sáu đó sau khi tan sở, tôi vội vàng đến đón mẹ tôi, thành thật mà nói, tôi cũng cảm thấy hồi hộp, bồn chồn .
>>
>> Khi đến nhà bà, tôi cũng có cảm tưởng mẹ tôi hồi hộp không kém. Mẹ đứng chờ ở cửa đã mắc sẵn áo khoác. Tóc uốn chải cẩn thận, và trên người là chiếc áo dài mẹ đã mặc vào dip ăn mừng kỷ niêm lễ thành hôn lần cuối . Một nụ cười rạng rỡ, hiền hậu trên mặt mẹ.
>> Khi ngồi vào xe, mẹ sung sướng nói:” Mẹ khoe với các bà bạn là mẹ được cậu con trai mời đi ăn, làm các bà ấy ghen với mẹ, các bà ấy nóng lòng chờ nghe mẹ kể lại cuộc hẹn hò với con.”
>> Tôi chở mẹ tới một nhà hàng tuy không thật là sang nhưng rất ấm cúng. Mẹ khoác tay tôi hãnh diện bước vào nhà hàng như một phu nhân quí phái
>> .Sau khi ngồi xuống, tôi bắt đâu đọc thực đơn cho mẹ chọn, vì mắt mẹ đã kém, chỉ đọc được chữ in to thôi. Đọc nửa chừng, tôi ngước lên nhìn mẹ, thấy mắt bà đang chăm chú nhìn tôi, Mẹ mơ màng mỉm cười .
>> “Trước đây mẹ vẫn đọc thực đơn cho con, ngày con còn nhỏ .”
>> “Thế thì đây là dịp mẹ thoải mái cho con hầu mẹ lại” tôi đáp lời mẹ.
>>
>> Suốt bữa ăn mẹ con tôi vui vẻ chuyện trò. Câu chuyện tuy không có gì đặc biệt, nhưng những lời trao đổi đã cho chúng tôi biết rõ được những điều mới nhất trong đời sống của nhau. Chúng tôi nói liên miên đến nỗi làm lỡ cả giờ coi chiếu bóng. Khi đưa mẹ về, mẹ tôi nói:” Mẹ chỉ đi nữa, nếu lần sau con để mẹ mời lại con”. Tôi vui vẻ chấp nhận ngay.
>> “Sao anh đi ăn có vui không ?” Vợ tôi hỏi khi tôi bước chân vào nhà.
>> “Mọi sự tốt đẹp ngoài sự tưởng tượng của anh” tôi trả lời.
>> Vài hôm sau đó mẹ tôi đột ngột qua đời về bịnh tim. Sự việc xảy ra quá nhanh khiến tôi không làm gì được cho mẹ.
>>
>> Ít lâu sau tôi nhận được một phong bì trong đó có biên lai của nhà hàng mà mẹ con tôi đã dùng cơm ở đó, kèm thêm một lá thư ngắn của bà.
>> “Mẹ đã trả tiền trước rồi, dù mẹ biết khá rõ là mẹ sẽ không đến được, nhưng mẹ vẫn trả cho 2 phần ăn, một cho con, và một cho vợ con. Con biết không, con đã mang đến cho mẹ một buổi tối tuyệt vời, không biết nói sao cho vừa! MẸ YÊU CON”.
>>
>> Nước mắt rưng rưng, tôi chợt hiểu là câu nói YÊU nhau quan trong chừng nào đối với những người thân yêu chung quanh mình .
>>
>> Trên đời này, không có gì quan trọng hơn Thượng Đế và gia đình, hãy cho họ cái thời gian mà họ đáng được hưởng, vì họ không có thể chờ đến ngày mai.
>>
>> Một người nào đó đã nói:”Tôi đã học được một điều. Dẫu cho có bất hoà với mẹ cha thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn thiết tha nhớ tới người khi người đã qua đời.”
>>
>> Buổi hẹn với Người Đàn Bà Khác
>> A Date with The Other Woman
>>
>> Author Unknown
>>
>> After 21 years of marriage, I discovered a new way of keeping alive the spark of love. A little while ago I started to go out with another
>> woman. It was really my wife’s idea.
>> “I know you love her,” she said one day, taking me by surprise. “But I love YOU!” I protested.
>> “I know, but you also love her.”
>> The other woman my wife wanted me to visit was my mother, who has beena widow for 19 years. The demands of my work and my three children had made it possible to visit her only occasionally. That night, I called to invite her to go out for dinner and a movie.
>> “What’s wrong, are you well,” she asked? My mother is the type of
>>
>> woman who suspects that a late night call or a surprise invitation is
>> a sign of bad news.
>> “I thought it would be pleasant to pass some time with you,” I
>>
>> responded. “Just the two of us.”
>> She thought about it for a moment, then said, “I would like that very much.”
>>
>> That Friday, after work, as I drove over to pick her up I was a bit
>>
>> nervous. When I arrived at her house, I noticed that she, too, seemed to be nervous about our date. She waited in the doorway with her coat on. She had curled her hair and was wearing the dress that she had worn to celebrate her last wedding anniversary. She smiled from a face that was as radiant as an angel’s.
>> “I told my friends that I was going to go out with my son, and they were impressed,” she said, as she got into the car. “They can’t wait to hear about our meeting.”
>>
>> We went to a restaurant that, although not elegant, was very nice and cozy. My mother took my arm as if she were the First Lady.
>> After we sat down, I had to read the menu. Her eyes could only read
>>
>> large print. Halfway through the entree, I lifted my eyes and saw Mom sitting there staring at me. A nostalgic smile was on her lips.
>> “It was I who used to have to read the menu when you were small,” she said.
>> “Then it’s time you relaxed and let me return the favor,” I responded.
>> During the dinner, we had an agreeable conversation – nothing
>> extraordinary – just catching up on recent events of each other’s lives. We talked so much that we missed the movie.
>> As we arrived at her house later, she said, “I’ll go out with you
>>
>> again, but only if you let me invite you.” I agreed and kissed her
>>
>> good night.
>> “How was your dinner date?” asked my wife when I got home.
>> “Very nice. Much nicer than I could have imagined,” I answered.
>>
>> A few days later, my mother died of a massive heart attack. It happened so suddenly that I didn’t have a chance to do anything for her.
>> Sometime later, I received an envelope with a copy of a restaurant receipt from the same place mother and I had dined. An attached note said: “I paid this bill in advance. I was almost sure that I couldn’t be there, but, nevertheless, I paid for two plates –one for you and the other for you wife. You will never know what that night meant to me. I love you.”
>>
>> At that moment, I understood the importance of saying, “I LOVE YOU” in time, and to give our loved ones the time that they deserve. Nothing in life is more important than God and your family. Give them the time they deserve, because these things cannot always be put off to “some other time.”
>>
>> Read more at Story : A Date with The Other Woman
…………………………………………………………………………………
Tháng Bảy Vu Lan
Nguồn:TV Hoa Sen–15/08/20153
Tỳ Kheo Thích Nguyên Các
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần.
Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
Lễ Vu Lan là nét đặc biệt của Phật giáo Bắc truyền. Nói cách khác, Vu lan được hình thành và phát triển trong hệ tư tưởng Phật giáo Bắc tông. Vì trong kinh điển của Phật giáo Nam truyền không thấy có ghi chép về lịch sử ngày lễ này. Phật giáo Việt Nam tiếp nhận, truyền thừa truyền thống Bắc tông sâu rộng nhất, nên ý niệm về rằm tháng bảy – Lễ Vu lan đã ghi sâu vào tâm thức mỗi người. Thế nên, Phật giáo Nam tông Việt Nam cũng hòa cùng dòng chảy, mỗi độ thu về, cũng tổ chức lễ rằm tháng bảy.
Mà, tháng nào cũng có rằm, rằm nào trăng chẳng tỏ, mà sao rằm tháng bảy, trăng hình như tròn hơn, có phải Vu lan về, đã làm trăng thêm sáng? Nhìn trăng chợt nhận ra, mình thật là may mắn, thật hạnh phúc biết bao. Hạnh phúc vì còn mẹ có cha. Thân dẫu già nhưng tình thương con chẳng mỏi mòn. Hạnh phúc dâng trào khi hoa hồng cài trên ngực, tâm nguyện cầu cha mẹ mãi an khang.
Ai đang còn cha mẹ hãy nói lời yêu thương, tận câu hiếu kính. Như lời Phật dạy, làm con phải phụng dưỡng mẹ cha, sớm hôm thăm viếng kẻo mẹ cha phiền lòng, nếu mà chưa hiểu đạo màu, thì mau cố gắng hướng cha mẹ vào đường Chánh pháp. Nhớ ơn nghĩa sinh thành, là được đắm mình trong sự hiện hữu vi diệu của một niềm hạnh phúc vô biên. Đừng để mai đây cha mẹ mất rồi, ngồi nhìn di ảnh lệ sầu tuôn rơi. Mới tạo cầu công đức khắp nơi, đặng hồi hướng phước lành cho người quá vãng. Đó là chư kể những kẻ, lúc cha mẹ còn sống thì ăn nói bất kính, hiếu nghĩa coi khinh, đến khi cha mẹ qua đời thì lại khóc lóc, cầu trời khấn Phật, để cầu siêu cho cha mẹ. Việc làm ấy có phải từ tâm hiếu?
Vui thay, tháng Bảy mùa Vu lan lại được thấy những hành động hiếu kính thiết thực của con cái đối với đấng sanh thành. Hạnh phúc cùng bậc cha mẹ có người con hiếu đạo. Mỗi năm mỗi độ Vu lan, nhưng dòng cảm xúc vơi đầy khác nhau. Khi đọc “Thư gửi mẹ” – bài văn của cậu học trò lớp 11 trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam Nguyễn Trung Hiếu, mà lòng trỗi dậy hai dòng cảm xúc, vừa thương cảm vừa mừng vui. Thương và thông cảm với hoàn cảnh gia đình của Trung Hiếu, cũng như bao em học sinh có gia cảnh khó khăn khác. Vui vì nhiều lẽ! Giữa xã hội ngày càng phát triển, đa phần giới trẻ, dùng “thước đo vật chất” để nhìn nhận cuộc đời, với lối sống ích kỷ và luôn đòi hỏi quá đáng từ bố mẹ của mình, thì vẫn còn không ít những bạn trẻ như Hiếu. Dẫu nhà khó khăn, mẹ ốm đau không tiền điều trị, em vẫn nghe lời mẹ không làm gia sư, chẳng đi bán bánh mỳ, chuyên tâm học hành, để mẹ em không buồn, vì đó là ý nguyện, là tấm lòng của người mẹ. “Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng.” (trích lời bài văn). Hiếu thể hiện lòng hiếu thuận rất chân thành mộc mạc, đúng như tên của em vậy – Trung Hiếu. Lúc này, vài mảnh ghép của những câu chuyện về Đổng Vĩnh, một trong hai mươi bốn gương hiếu thảo của xứ người như lại hiển hiện. Mừng khi những tiêu chuẩn đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó gồm hiếu đạo, đang có nguy cơ bị xói mòn, do lớp trẻ mải cuốn vào cơn lốc làm giàu, thì đâu đó gương hiếu thuận với cha mẹ và sống có trách nhiệm đối với gia đình, xã hội vẫn thường sáng soi.
Thế nhưng, cuộc sống không phải lúc nào cũng theo đúng trật tự, nên chúng ta thường lấy ý thức và cảm nhận về hạnh phúc đồng hóa với hạnh phúc. Cho nên, dẫu bơi trong biển hạnh phúc con người vẫn ít khi thấy mình hạnh phúc, chỉ khi nào hạnh phúc đã vượt khỏi tầm tay mới nhận ra nó đã từng luôn bên mình.
Tháng Bảy, gió ôm trong gió nỗi buồn, hỏi làn mây trắng ngọn nguồn từ đâu?
Tháng Bảy mưa nhiều. Mưa về. Mưa đổ mái liêu xiêu.
Tháng Bảy, những cơn bão bắt đầu xuất hiện. Khi bão về, gió to, mưa lớn gieo mất mát, đau thương. Nhưng mất mát nào cho bằng con mất mẹ. Cha không còn con trọn kiếp thương đau. Buồn cùng ai trên ngực cài hoa trắng. Thương cảm cùng ai cha mẹ chẳng còn. Nỗi buồn chia cách âm dương, nghe mưa tháng Bảy lòng càng tái tê. Người có nhớ, mẹ cha xưa thân gầy giật gió nắng mưa, nuôi ta khôn lớn ngại chừa việc chi. Ấy thế mà, khi mẹ cha còn sống, được tắm được bơi trong biển tình thương yêu dịu mát, ngọt ngào, thì ít ai trong chúng ta cảm nhận được cái hương vị tuyệt vời ấy một cách trọn vẹn. Buồn cho bản thân mình ngu muội chẳng nhận ra:
Khi còn mẹ con còn tất cả
Mẹ đi rồi tất cả đều đi
Mẹ ơi con chẳng còn chi
Bơ vơ đến cả khi đi lúc về (Thanh Thảo)
Cám cảnh gạo châu, củi quế chợ buồn hiu, ngõ vắng đường trơn, quạnh xóm nghèo, cha mẹ già tựa cửa quặn lòng đau. Là do, có những đứa con không thấy được, hay chẳng chịu hiểu nỗi niềm của cha mẹ, thân già đang cô độc, đêm lại qua đêm dài mờ mịt, càng nhớ thương con tim cha mẹ càng đau! Những đứa con không biết ơn sâu nghĩa nặng của mẹ cha, đã chẳng hiếu thuận, kính yêu lại còn vong ân thất đức, nói chi đến xót xa cù lao chín chữ … Buồn thay những kẻ chỉ vì vui thú mà trà đình tửu điểm vào ra, lãng đãng ngao du theo phương cờ bạc, hay chạy theo chút công danh bèo bọt đến quên cha, quên mẹ báng bổ thâm tình, bội nghĩa vong ân, trọng tiền tài khinh tình thân, trở thành bất hiếu bất nhân. Bậc cha mẹ có những đứa con như thế, vào mỗi mùa Vu lan tâm can như ai giày ai xé.
Tháng Bảy mưa dầm ai khắc khoải, thương những mảnh đời như lục bình trôi. Những mảnh đời nổi trôi do ai tạo nên vóc, ai dựng nên hình, sao lỡ đành lòng bỏ khúc ruột cắt ra? Đau lắm người ơi! Dẫu xã hội có muôn vàn thay đổi, loài người có văn minh đến đâu, thì câu mẫu tử tình thâm vẫn còn nguyên giá trị. Cha mẹ gì đành đoạn bỏ con thơ? Ấy vậy mà, xã hội nay chẳng hiếm, những hài nhi vô tội, nếu may mắn còn sống, trôi dạt giữa dòng đời nghiệt ngã, bởi chính cha mẹ chúng nhẫn tâm. Sự nhẫn tâm ấy từ đâu ra? Do lối sống buông thả, tại nền giáo dục bất lực, hoặc vì gia đình mất lề lối gia phong, hay sống trong một xã hội mà đạo đức suy đồi… Dẫu từ nguyên nhân nào, việc sanh con ra mà dưỡng dục không tròn, thì sao đủ tư cách làm người trong trời đất. Cũng vậy, phận con cái không biết đền ơn sanh thành, bất hiếu vô nghì, thì chỉ có phần Con, còn phần Người chưa thành. Những kẻ như thế đạo trời khó tha, ác quả sao tránh khỏi.
Tháng Bảy mưa dầm ai cúng quảy
Cô hồn húp cháo lá đa thiu! (Vương Đức Lệ)
Buồn thương cho những vong hồn, khi sống cũng làm cha mẹ, là con cái người, lúc mãn phần chẳng kẻ thờ tự khói hương. Trông chờ bát cháo ai thương, ngày rằm tháng Bảy thí cho cô hồn. Mà ai bắt hồn phải vất vưởng, cô liêu, bị đọa đày trong chốn khổ đau? Chẳng ai cả. Mà là nghiệp quả do những hành động ác, nhân bất thiện mỗi người tự tạo. Phật dạy: Quả báo dị thục của thân khẩu ý ác, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. (Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Hình phạt)
Cha mẹ là hiện thân của tình thương bất diệt. Có thể nói, tình thương yêu ấy là cội nguồn của hiếu trung, là xuất phát điểm của tình thương nhân loại. Ta thương mẹ thương cha vì ta là con của cha của mẹ, vì ta sẽ là cha là mẹ của con ta. Thương mẹ kính cha vì là cha mẹ, ấy mới hiếu thảo đích thực.
Tháng Bảy mùa Vu lan, dẫu vui dẫu buồn, tâm luôn cầu nguyện mưa mang mầm hạnh phúc gieo đến mọi nhà. Mưa mang yêu thương trải khắp nẻo đường, để cuộc sống này không ai khổ đau, bất hạnh, để nụ cười hiện hữu khắp muôn nơi…
Thích Nguyên Các
Vĩnh Nghiêm, Vu lan PL.2558
(Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam – Thu 2014)
………………………………………………………………….
Fwd: HÀ THÀNH THANH LỊCH – Đoan Nghi
Kim Vu to:…,me
HÀ THÀNH THANH LỊCH
“Vì lợi ích 10 năm, trồng cây. Vì lợi ích 100 năm, trồng người”. Nhưng biết bao nhiêu năm, mới xây dựng được một nền văn hóa ?
Nền văn hóa thanh lịch của Hà nội, được hình thành, phát triển, và củng cố từ mấy trăm năm, qua bao nhiêu thế hệ tiếp nối nhau, vẫn phát huy rực rỡ dưới 80 năm đô hộ của thực dân Pháp , nhưng lại bị yểu tử dưới bàn tay của những người Cộng Sản (CS) VN, chỉ trong thời gian một sớm một chiều. Xem như vậy, thì chủ nghĩa CS có sức hủy diệt mãnh liệt hơn cả B52, và tàn bạo hơn cả “chất độc màu da cam” trong thời kỳ chiến tranh.
Hơn nửa thế kỷ trước, Hà nội được mệnh danh là đất “ngàn năm văn vật”, nơi đã trải qua “4,000 năm văn hiến”. Hà nội được xưng tụng là “Hà Thành thanh lịch”, đào tạo ra những “trai thanh, gái lịch”. Các “nam thanh, nữ tú” đã làm Hà nội hãnh diện bằng 2 câu thơ:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài.
Dẫu không thanh lịch, cũng người Tràng An
Hà nội xa xưa, chỉ là một thành phố xinh xắn, hiền hòa, với 36 phố phường và 5 cửa ô. Phố xá Hà nội ngắn, gọn, và sạch sẽ, nhà cửa khang trang. Người Hà Nội hầu như quen biết nhau gần hết. Họ chung sống hài hòa, và đối xử với nhau lịch sự tới độ khách sáo. Khoảng cách giữa giàu và nghèo không chênh lệch là mấy.
Hà nội còn nổi tiếng về các vùng phụ cận như làng Nhật Tân ven Sông Hồng, nhờ thổ nhưỡng đặc biết đã trồng được loại hoa đào đẹp nhất miền Bắc. Hoa đào Nhật Tân, sắc hồng thắm rực rỡ, cánh kép lâu tàn, nụ hoa chi chít trên cành. Ngày mùng một Tết, đào Nhật Tân nở rộ, những bông hoa tươi thắm còn ngậm sương mai, xen lẫn với các nụ hoa chúm chím, và lất phất những cánh lá non mươn mướt trên cành, trông đẹp vô tả. Theo dòng lịch sử, ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, khi vừa chiến thắng trận Đống Đa, vua Quang Trung vào thành Thăng Long, và đã tới ngay làng Nhật Tân để chọn một cành đào đẹp nhất, gửi về tặng Bắc Cung Hoàng Hậu, là công chúa Ngọc Hân.
Hà Nội còn nổi danh với khu Khâm Thiên, nơi giải trí của các bậc thức giả phong lưu. Họ đã ngẫu hứng sáng tác ra những bài ca trù, cho các ả đào ngâm nga bên khay rượu. Giọng ngâm thơ, xen lẫn với tiếng trống chầu thưởng, phạt, khen, chê đã nâng cao trình độ nghệ thuật của một thú ăn chơi nửa thanh nửa tục. Nhiều bài hát ả đào đã nổi danh, được lưu truyền trong văn học, và làm phong phú thêm cho nền văn hóa Việt Nam.
Hà Nội mang nhiều dấu ấn lịch sử, trải qua nhiều triều đại. Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư, ra thành Đại La, đột nhiên thấy trên trời hiện ra đám mây mang hình dáng một con rồng đang bay lượn. Vua cho đó là điềm lành, nên đổi tên ra Thăng Long thành. Rồi tới đời vua Minh Mạng, năm 1831, lại đổi tên từ Thăng Long ra Hà Nội.
Hồ Hoàn Kiếm, một danh lam thắng cảnh ở trung tâm Hà nội, ghi lại huyền thoại vua Lê Thái Tổ du ngoạn trên hồ, khi vừa đại thắng quân Minh, năm 1428. Một con rùa vàng trồi lên mặt nước, đòi lại thanh bảo kiếm, đã cho nhà vua mượn diệt giặc. Nhận được thanh kiếm, rùa bèn ngậm vào miệng, và lặn xuống đáy hồ. Vua Lê Thái Tổ bèn đặt tên cho hồ, là Hồ Hoàn Kiếm.
Thăng Long thành còn ghi lại chiến tích oai hùng của trận Đống Đa, khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào ngày mùng 5 Tết năm Kỷ Dậu, 1789, khiến Thái Thú Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vận, và Tướng giặc Tôn sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín, tháo chạy về Tàu.
Đất Hà Thành là đất địa linh nhân kiệt. Người Hà Thành tao nhã, lịch sự từ lời ăn tiếng nói, tới cách phục sức, và giao tế.
Cái văn hóa của người Hà nội xa xưa, là hình ảnh của những người đàn ông phong lưu, lịch lãm, tề chỉnh mỗi khi bước ra khỏi cửa, là các bà nội trợ nề nếp, đảm đang, khăn nhung, áo lụa, khoe tài nữ công gia chánh qua những mâm cỗ thịnh soạn vào các ngày giỗ, ngày Tết, là các cô thiếu nữ duyên dáng, e ấp trong tà áo nhung, tấm khăn quàng, lên chùa lễ Phật buổi đầu năm. Người Hà nội, khi vui không sôi nổi, ồn ào, khi bất bình, giận dữ, biết kiềm chế lời ăn tiếng nói, để tránh xung đột.
Cái thanh lịch của người Hà Nội không phải chỉ tập tành trong một sớm một chiều mà có được. Cái phong thái đó, phải có sẵn trong nếp nhà, từ trước khi đứa trẻ sinh ra đời, để rồi khi lớn lên, đứa trẻ cứ rập khuôn theo cái nếp có sẵn, mà học theo cách cư sử, phép giao tế, lời ăn tiếng nói, nếp sinh hoạt của những bậc trưởng thượng. Thêm vào đó, là sự theo dõi, uốn nắn, dạy dỗ của các bậc phụ huynh, để rồi khi tới tuổi trưởng thành, người con trai trở nên một thanh niên phong lưu, lịch lãm, mạnh dạn bước vào đời, và người con gái trở thành một thiếu nữ đức hạnh, đảm đang, có khả năng quán xuyến một gia đình mới.
Có người nhận xét, người Hà nội khéo ăn khéo nói, nhưng không thực lòng, xử sự mềm mỏng nhưng thiếu chân tình, lịch sự, nhã nhặn nhưng ngầm kiểu cách. Có người còn nói, người Hà Nội coi trọng thể diện, giữ gìn mặt mũi, và sợ dư luận, nên họ sống cho người ngoài, nhiều hơn cho chính họ.
Những nhận xét đó, không phải là sai. Ngày tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường nhắc nhở: “ Ở trong nhà thiếu thốn, thì cũng chỉ có mình biết, nhưng bước ra ngoài, mà sử sự hẹp hòi, thì sẽ bị thiên hạ chê cười, làng nước đàm tiếu.” Bởi vậy, các khoản chi tiêu về giao tế như hiếu, hỷ, hay mọi đóng góp, mẹ tôi đều rất hào phóng. Để bù lại, bà thẳng tay cắt xén những khoản chi tiêu trong gia đình, kể cả khoản tiền chợ mỗi ngày. Mẹ tôi còn kể cho tôi nghe rằng ngày bà còn trẻ, trước khi đi ăn giỗ, ăn cưới, bà đều bị bà ngoại tôi ép ăn cơm trưóc ở nhà, để khi tới nơi, không vì đói mà ăn uống thô tục. Con gái của gia đình lễ giáo là phải …khảnh ăn, thanh cao, và đài các.
Tôi đã từng theo mẹ tôi đi tham dự các buổi họp mặt với bạn bè của bà. Vừa ăn xong, là các bà tranh nhau trả tiền, để chứng tỏ rằng mình là người lịch sự, hào phóng, nhưng khi về nhà, thì lại ngồi tiếc tiền. Có lần tôi nghe bà bạn hỏi ý kiến mẹ tôi về cái áo choàng của chồng bà vừa mua tặng từ Hồng Kong. Mẹ tôi hết lời khen ngợi, nhưng khi bà khách vừa ra về, thì mẹ tôi lại nói với ba tôi là cái áo màu mè, coi thiếu thẩm mỹ. Tôi thắc mắc về thái độ này, thì mẹ tôi giải thích rằng: “chiếc áo đã lỡ mua rồi, không thay đổi được, thì can chi làm buồn lòng người khác !”
Ngày còn nhỏ, tôi cứ phân vân, không biết những thái độ này là đúng hay sai, nhưng từ khi biết suy nghĩ, tôi lại thấy, có lẽ những cách xử thế này, đã góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo cái xã hội thanh lịch của người Hà thành. Vì họ luôn muốn vui lòng người khác, trọng“thể diện”, và sợ tai tiếng, nên họ thận trọng từ lời ăn, tiếng nói, tới cách thức giao tế, và dạy dỗ con cái. Thà là bản thân và gia đình chịu o ép, thiệt thòi, chứ không để cho thiên hạ dị nghị, chê cười.
Đó là những người Hà Nội của hơn nửa thế kỷ trước.
Người xưa nói, “cùng một giống quýt, trồng ở Giang Nam thì ngọt, trồng ở Giang Bắc thì chua”. Như vậy, môi trường đã đóng góp không nhỏ vào việc hình thành phẩm chất của cây trái.
Con người cũng vậy. Bản chất con người cũng thay đổi theo hoàn cảnh và môi trường sống. Sau khi đất nước bị chia đôi năm 1954, miền Bắc được giao cho CS, thì từ cảnh quang, tới con người Hà nội, đều mau chóng….bị phá sản. Nếp sống lễ giáo, gia phong của người Hà nội, bị CS lên án là “phong kiến”, “tiểu tư sản”, và hô hào từ bỏ, để học theo “nếp sống mới”.
“Nếp sống mới” khai thác sức lao đông của con người. Nông trường và công trường được thành lập để mọi người tham gia lao động tập thể. Tà áo dài duyên dáng, thướt tha, được thay thế bằng quần đen, áo ngắn, vừa gọn gàng, vừa đỡ tốn vải. Có lao động mới được nhà nước bán cho 15 kí gạo mỗi tháng, đuợc mua nhu yếu phẩm theo giá quy định, và được phân phối 3 mét vải may quần áo mỗi năm. Văn chương, thi phú, và âm nhạc bị kết tôi là văn hóa nô dịch, văn chương tiểu tư sản, ủy mị, ru ngủ con người, nên bị cấm lưu hành và trình diễn. Vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm” năm 1957, đã tận diệt các nhà trí thức, và các văn nghệ sĩ đòi hỏi quyền được tự do sáng tác. Nhà nước nắm quyền chỉ đạo văn hóa, xử dụng cho mục đích tuyên truyền và khích động đấu tranh. Bằng chính sách văn nghệ chỉ huy, CS đã bóp nghẹt tự do ngôn luận, và tước đi cái khả năng sáng tạo của người làm văn nghệ. Tôn giáo cũng bị bài xích, vì cho là thuốc phiện, làm mê muội trí óc.
Tiếp thu Hà nội, CS chào mừng dân chúng bằng “Tuần Lễ Vàng”, kêu gọi mọi người đóng góp vàng và các quý kim, để nhà nước có tiền kiến thiết đất nước. Ban đầu, là tự nguyện, nhưng sau khi “ tuần lễ vàng” kết thúc, cán bộ ngầm tiếp xúc với những gia đình khá giả, rỉ tai hăm dọa và bắt buộc họ đóng góp theo mức ấn định của nhà nước. “Tuần lễ vàng” là hình thức cướp của, và bần cùng hóa nhân dân, giống như những đợt đánh tư sản tại miền Nam, năm 75, sau khi CS cưỡng chiếm.
Ngay khi vừa ổn định, chính quyền CS đã có kế hoạch dồn những người Hà nội ra các vùng phụ cận thành phố, để lấy chỗ cho những người có công với cách mạng, từ các vùng nông thôn Hà Đông, Nam Định, và Ninh Bình vào nhập cư. Những người Hà nội còn sót lại, như cá nằm trên thớt, cố uốn mình để thích nghi theo nếp sống của những người mới nhập cư, mong được yên thân.
Để củng cố thể chế, nhà nước đã đặt tai mắt khắp mọi nơi, mọi chỗ, ngấm ngầm chỉ định những người láng giềng, bạn bè, thân tộc, nhòm ngó, theo dõi lẫn nhau, để báo cáo cho chính quyền. Ngay cả các học sinh, cũng được cán bộ chỉ dẫn về nhà nghe lén những lời trò chuyện trong gia đình, để rồi báo cáo lại với thầy cô, tạo ra một bầu không khí ngột ngạt, bất an, nghi kỵ lẫn nhau trong gia đình và xã hội.
Đợt cải cách ruộng đất trời long đất lở, vào những năm 54-56, đảng CS đã phá vỡ cái kỷ cương và lễ giáo của một xã hội đặt nặng đạo đức và nền tảng gia đình, của người dân miền Bắc. Để đạt chỉ tiêu, cán bộ đã bắt buộc, thúc đẩy, hăm dọa, để con cháu đứng lên đấu tố ông bà, cha mẹ, học trò tố khổ thầy, những tay chân thân tín kể tội chủ bằng những câu chuyện bịa đặt, các lời lẽ hỗn hào, thô lỗ, thậm chí “mày tao chi tớ”, “thằng này, con kia” bất kể tới tuổi tác và tôn ty trật tự, ngay trước mặt đám đông.
Nhà nước giữ độc quyền quyết định và phân phối những nhu cầu sống căn bản của người dân như gạo, đường, muối, vải…. Trong thời kỳ kinh tế bao cấp, người dân triền miên sống trong tình trạng thiếu thốn, và trở nên thèm thuồng đủ thứ. Con người dần “biến chất”, trở thành ích kỷ, hẹp hòi, và ty tiện. Đi chơi xa, phải xách theo khẩu phần gạo của mình, nếu không, chỉ được ngồi nói chuyện xuông, nhìn gia đình chủ nhà ăn cơm, vì mỗi người chỉ có đủ khẩu phần gạo cho mình. “Bần cùng sinh đạo tặc”, xã hội nảy sinh ra nhiều tệ trang như tham nhũng, móc ngoặc, cắt xén, phe phẩy. Người ta sẵn sàng bán rẻ bạn bè, thân tộc, vì những quyền lợi vật chất nhỏ nhen. Con người mất hết nhân phẩm.
Trong các sinh hoạt công cộng, những buổi học tập chính trị, diễn giả đã không ngần ngại dùng những từ ngữ … thiếu văn hóa “thằng này, con nọ”, “mày, tao, chi, tớ”. để khích động lòng căm thù của người nghe. Thậm chí, đến những câu vè, câu thơ, công cụ tuyên truyền, cũng mang đầy tính chất bạo lực đến… rợn người:
“ Bún xào thịt giặc mới ngon.
“Cơm chan máu địch cho con no lòng…”
hoặc Giết! Giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Stalin bất diệt“ (1)
Được trưởng thành trong một môi trường… vô văn hóa, thiếu nhân bản, và tràn ngập hận thù như vậy, người dân dễ dàng trở nên hiếu động, hung hăng, sẵn sàng đỏ mặt, xăn tay áo gây gổ, mở miệng ra là chửi thề, dùng các danh từ thô lỗ “đéo…” “đếch…” để mở đầu câu chuyện. Xã hội cũng xuất hiện những hàng quán loại “cơm mắng, cháo chửi”, chẳng giống ai. Ở đây, khách hàng không phải là thượng đế, mà bị đối xử tàn tệ hơn cả … con ở. Nhiều người đã lập lại ngôn từ của bà chủ quán: “ Này ! không chờ được thì.. xéo đi, lấy chỗ cho người khác, đừng có đứng đó mà lải nhải…”, hoặc là “Mắt để ở trên trán hay sao mà xớn xác, không chịu nhìn. Nước mắm để ở góc bàn kia kìa…” Điều ngạc nhiên, là mỗi lần nghe chửi mắng, thì thực khách trong quán đã không tức giận, mà lại còn nháy mắt với nhau, và…rú lên cười. Người ta bảo, sở dĩ quán đông khách là vì các món ăn vừa rẻ, vừa ngon. Hóa ra, chỉ vì tham ăn, tục uống mà người Hà Nội bây giờ mất hết cả tư cách.
Ăn uống ở Hà nội, thực khách xả rác vô tư. Những xương xẩu, giấy chùi tay, đàm rãi khạc nhổ đều dùng sàn nhà, ngay dưới chân. Cười nói, đùa rỡn quang quác như ở chỗ không người. Ra đường, muốn đi tiểu thì quay đi quay lại, thấy vắng người là vạch quần …xả xú bắp.
Về cảnh quang, Hà nội ngày nay, không còn là một thành phố hiền hòa và sạch sẽ như nửa thế kỷ trước. Cho dù, Hà nội đã có những tòa cao ốc chọc trời, những sân golf trưởng giả, những khách sạn nguy nga, nhưng sự phát triển của Hà nội, là sự phát triển không đồng đều, và thiếu kế hoạch. Khu giàu sang sát ngay bên khu nghèo khó, giống như một cái áo cũ mang nhiều miếng vá khác nhau. Hệ thống thoát nước không được phát triển song hành, nên sau mỗi trận mưa lớn, là thành phố ngập lụt, gây trở ngại giao thông. Cảnh sống tập thể của 5, 7 gia đình trong một căn nhà, đã thường xuyên xảy ra xung đột, xô xát, gấu ó lẫn nhau. Vì cảnh “cha chung không ai khóc”, nên không ai quan tâm tới việc tu bổ hoặc bảo trì nhà cửa. Vôi tường tróc lở, mái ngói rêu phong, cửa nẻo xộc xệch, quần áo phơi kín ban công. Ngoài phố xá, thương buôn ngồi la liệt chật kín vỉa hè, xả rác vô tội vạ, bất chấp khách bộ hành. Trên trời, đường dây điện chằng chịt như bát quái trận đồ. Dưới lòng đường, xe cộ quá tải, bụi bậm mờ mịt, khói xe đầy trời, tạo nên nạn ô nhiễm môi trường.
Người Hà nội ngày nay, giàu nghèo cách biệt như hai thái cực. Giai cấp giàu có tụ tập trong những khu sang trọng, ở nhà cửa kiến trúc theo kiểu Âu Mỹ, có bảo vệ giữ an ninh, có xe hơi sang trọng, có con cái ra ngoại quốc du học, và khi đau ốm, thì bay sang các nước tân tiến điều trị. Giai cấp nghèo thì buôn gánh bán bưng, ăn bữa sáng lo bữa tối, sống trong những căn nhà lụp xụp, bên đống rác. Sư cách biệt vật chất, tạo nên tình trạng phân hóa trong xã hội.
Thương buôn ở Hà nội ngày nay đã biết mánh mung, lừa lọc, làm hàng giả, hàng nhái, pha trộn hóa chất vào thực phẩm để trục lợi. Du sinh sang Nhật, móc nối với tiếp viên hàng không, ăn cắp mỹ phẩm trong siêu thị, mang về VN bán kiếm lời. Nữ sinh đánh lộn, xé quần áo, lột trần nhau giữa chốn thanh thiên bạch nhật. Thanh niên giựt bóp, cướp xe ngay giữa ban ngày…
Bảy mươi năm trời, vận nước oan khiên đã đưa Hà nội vào vòng tay sắt máu của chế độ CS, khiến Hà nội bị… phá sản, cả về hình thức, lẫn nội dung. Nền văn hóa của Hà nội hiện nay, là loại “văn hóa chợ trời” do cuộc sống sô bồ, chụp giựt. Các nam thanh nữ tú, cũng được thay thế bằng các chị cán bộ cục mịch, dữ dằn, và các anh thanh niên vai u, thịt bắp, chửi thề như …pháo nổ.
Trở về thăm cố hương, những người Hà nội năm xưa, không khỏi ngậm ngùi, tiếc nuối cho một nền văn hóa đã từng vang bóng một thời, và dư âm còn kéo dài cho tới ngày nay. Và rồi đây, nếu chế độ CS còn tồn tại, thì nền văn hóa “Hà Thành thanh lịch” năm nào, sẽ dần đi vào quên lãng với thời gian.
Đoan Nghi
06/15
(1) Trăm Hoa Đua Nở trên đất Bắc, trang 37
……………………………………………………………….
Fwd: THẬT CẢM ĐỘNG HÀNH VI CỦA HAI VỊ KHÁCH TRỌ NÀY
Kim Vu to:….,me
> THẬT CẢM ĐỘNG HÀNH ĐỘNG CỦA HAI VỊ KHÁCH TRỌ NÀY
>
>
> Hai vợ chồng người Do Thái tỵ nạn, cách họ cảm ơn nước Mỹ .
*** Hai vợ chồng người Do Thái tỵ nạn, cảm ơn nước Mỹ .
> Hai ông bà Peter and Joan Petrasek , sống ở Seatle , Hoa Kỳ đã qua đời , để lại di chúc nhờ luật sư chuyển toàn bộ gia tài của mình là $847,215.57 cho chính phủ Hoa Kỳ . Hai ông bà không có con cháu , và thân nhân gần cũng không có ai vì họ là những người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết hại . Hầu hết thân nhân của họ đã chết trong các trại tập trung của Hitler từ mấy chục năm trước .
>
> Hai ông bà không để lại gia tài cho các hội từ thiện mà để lại cho chính phủ Hoa Kỳ , vì theo di chúc , họ muốn cám ơn chính phủ Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón họ và giúp đỡ họ có cuộc sống mới từ trại tập trung kinh hoàng của Đức Quốc Xã .
>
> Ông Peter Petrasek sanh năm 1920 tại nước cộng hòa Czech . Khi quân đội Đức xâm lược nước này thì ông mới 12 tuổi . Chị của ông chết vì trúng đạn pháo kích , cha của ông bị bắt vào trại tập trung và bị giết tại đây , mẹ của ông thì bị lưu lạc mất tích . Ông còn sống sót là nhờ có sức khỏe và thể hình tốt , nên được chọn chuyển vào trại Thiếu nhi để phục vụ cho quân đội Đức .
>
> Khi quân đội Mỹ của phe Đồng Minh giải phóng khu trai tập trung đó , ông được nhận vào quy chế tỵ nạn của Mỹ và được đưa sang Mỹ , được 1 gia đình người Mỹ nhận nuôi . Ông không trở về quê hương vì sau khi Phát xít Đức thua cuộc thì đất nước của ông lại bịLiên Xô chiếm đóng và trở thành nước Czech cộng sản .
>
> Bà Joan , vợ ông , cũng là người Do Thái , đến từ Ái Nhĩ Lan . Hai người gặp nhau và làm đám cưới ở Canada , sau đó bà theo ông về Mỹ và sống ở Seatle cho đến ngày mất . Ông Peter làm thợ cơ khí cho hãng Bethlehem Steel suốt mấy chục năm và bà Joan làm nghề thợ may .
>
> Khi bà Joan bị ung thư năm 1998 , biết không qua khỏi , 2 vợ chồng bàn đến việc để lại gia tài cho ai . Hai ông bà đã đồng ý và viết di chúc giống hệt nhau , trong đó nói họ rất cám ơn nước Mỹ đã cho họ cơ hội sống 1 cuộc sống bình an và tự do , 1 cuộc sống không chiến tranh , không lo nghĩ và được đối xử bình đẳng và tôn trọng như mọi người Mỹ khác , là những điều mà họ biết họ không có được nếu sống trong 1 quốc gia độc tài như Phát xít hay Cộng sản , và họ muốn biểu lộ lòng biết ơn đó bằng cách để lại toàn bộ gia tài chắt chiu cả đời cho chính phủ Mỹ .
>
> Sau khi ông Peter mất , đại diện của Nhà Trắng đã được mời đến văn phòng luật sư của hai ông bà để nhận tấm ngân phiếu , và đã chuyển nó vào ngân khố quốc gia của nước Mỹ .
………………………………………………………..