1.Chúc mừng Giáng Sinh 2015-Năm mới 2016-2.Hang đá Bê-Lem-3.Mùa lễ lạt-4.Con đường của Chúa ..

MERRY CHRISTMAS and a HAPPY NEW YEAR 2016

xmastree

Xmas tree is up ! (Picture from Kim Le’s home)

Và đây, lời chúc Giáng Sinh đặc biệt dành tặng các Mommy của trang web này :

mimi Xmas 2015.jpg1

(“Xmas card” này do Greg Le làm)

LGT- Trang web dưới đây chúng tôi đã đăng vào năm 2012 . Nhận thấy có những tài liệu vẫn còn giá trị lịch sử đến ngày nay-nhất là bài “Hang đá Bê-lem”, và bài Tạp ghi “Lễ lạt” của Quỳnh Giao, một danh ca và cũng là cây viết “Tạp ghi” nổi tiếng trong cộng đồng chúng ta; Quỳnh Giao cũng đã sớm vĩnh viễn ra đi …Hôm nay,chúng tôi trích đăng lại , mời quý độc giả thưởng lãm . – – NN

======

Tammy 09…Trang Viết Của Tâm…

Header
15/12/2012: Chúc mừng Giáng Sinh 2012 và Năm mới 2013- 2.Hang đá Bê-lem-Nhà thờ Giáng Sinh-3.Mùa lễ lạt(Q.Giao)-4.Cây Giáng Sinh cao nhất..
Category: Giới Thiệu Tác Giả-Tác Phẩm-Tạp Ghi,v..v
Posted by: Tbl Đọc: 4339 lần

o0o

MERRY CHRISTMAS 2012 AND HAPPY NEW YEAR 2013 .

Xmas tree is up ! (Picture from Kim Le’s home)

Xin thân ái chúc mừng gia đình, bằng hữu, các em, cùng quý độc giả một đêm Noel đầm ấm, hạnh phúc ; năm mới 2013 an bình, thịnh vượng, thành đạt trong mọi ước mơ .

Nhã Nhạc

cay noel 10

Here is Angel (Fr. Kim Le)

==============================================================

Tìm về Hang Đá Bê lem – Nhà Thờ…

Giáng Sinh – cội nguồn về ngày và nơi chốn “Con Chúa” Ra Đời –

cay noel 2012.jpg-2

Hang Đá Bê Lem – Nhà Thờ Giáng Sinh *
Grotto of Bethlehem – The Church of Nativity

Tác giả :Hien Quang *

Tọa lạc cách thành phố Jerusalem 8 km về hướng Nam, nhà thờ Giáng Sinh ở Bêlem là một trong những nhà thờ cổ nhất trên thế giới có sinh hoạt liên tục từ lúc xây dựng vào thế kỷ thứ tư đến nay.

Nhà thờ được xây cất ngay trên hang đá Bê lem. Chứng cứ đầu tiên về hang Bê lem được tìm thấy trong quyển sách của ông Justin Martyr viết vào khoảng năm 160.
Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh.

Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nổi dậy của người Samaritan.

Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.

Khi Bê lem bị người Ba Tư xâm chiếm vào năm 614, viên chỉ huy Shahrbaraz đã không ra lệnh tiêu hủy nhà thờ này vì nhìn thấy hình ba vị Vua phương Đông với trang phục của dân Ba Tư.

Trong các lần chiến tranh với Hồi giáo, nhà thờ đã ngụy trang bằng cách làm cổng vào nhỏ lại và mặt tiền không có vẽ là nhà thờ. Đó là lý do tại sao ngày nay nhà thờ Giáng Sinh không có chút gì uy nghi cao cả.

Có lẽ nhờ thế, nhà thờ Giáng Sinh đã giữ được tinh thần đơn sơ khó nghèo như lúc Chúa sinh ra cách nay 2000 năm!

cay noel 2012-3

cay noel 2012-4

1-Khu nhà thờ Giáng Sinh nhìn từ quảng trường Máng Cỏ (Manger Square)

2-Phải lại gần hơn mới thấy cổng nhà thờ

cay noel 2012-5

3-Cổng bước vào Hang đá Bê lem

cay noel 2012- 6

4-Bước xuống các bậc thang là nơi Con Chúa ra đời

cay noel 2012-7

5-Chánh điện Hang đá Bê lem

*-Trích lược theo tác giả Hien Quang /40giayloichua.net *

……………………………………………………………………………………………………………………….

Mùa lễ lạt
Nguồn:nguoiviet.com -Friday, December 07, 2012

cay noel 00Tạp ghi Quỳnh Giao

Người viết này không là nhà ngôn ngữ nên xưa nay cứ hay dùng một danh từ kép là “lễ lạc” để nói về hội hè vui tươi trong các dịp lễ. Chữ “lạc” chẳng có ý nghĩa là vui vẻ lạc quan hay sao? Nhưng người thông thái thì dạy rằng phải dùng chữ “lễ lạt”, với hai ý nghĩa là lễ hội và quà tặng. Có người anh trong nhà còn chỉ ra nhiều nghĩa của chữ “lạt” này là nhạt nhẽo, lơ là, như nét không đậm mà nhạt, và ăn cơm mà kiêng món mặn thì gọi là ăn lạt.

Ðược học hỏi như vậy thì dại gì mà mình không nghe?

Huống chi là trong thâm tâm, khi thấy âm nhạc tưng bừng nổi lên sau lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ thì lại thấy buồn buồn và rất cảm với chữ lễ hội lạt lẽo! Vì vậy, xin nói về “Mùa Lễ Lạt”, vừa đúng chữ lại vừa hợp tình.

Ngẫm lại thì tiếng Việt mình quả thật phong phú mà rắc rối cho những ai không thiết tha với chữ nghĩa! Nếu buông một tiếng “buồn” thì là buồn thật sự. Nhưng nếu nói “buồn buồn”, thì lại có nghĩa là hơi buồn thôi, một nỗi buồn man mác, bâng khuâng. Cũng thế, màu tim tím thì phải lạt hơn màu tím.

Bây giờ mới xin vào chuyện.

Với người Việt chúng ta tại Hoa Kỳ, sau lễ Tạ Ơn là một chuỗi dài lễ hội, lễ Giáng Sinh, rồi Tết Dương Lịch, vừa xong thì mình chuẩn bị Tết Nguyên Ðán, đến khi mệt nhoài thì được nhắc nhở là sắp đến mùa khai thuế. Cho nên, khác với người Mỹ, nhiều độc giả của chúng ta rất thông cảm với chữ lễ lạt.

Khi còn ở quê nhà, Noel là cơ hội cho nhiều cặp tình nhân trẻ, đi lễ nửa đêm với quần áo đẹp và hưởng một chút lãng mạn của thời tiết mát mẻ vùng nhiệt đới. Quanh năm nóng bức, thì thú vị là lúc được mặc áo len! Trẻ con nhà nghèo ở Việt Nam làm gì có quà Noel và cũng không tin ở trên đời có một ông già Noel. Chúng có thể tin trên cung trăng có chú cuội vì nói dối mà bị đày lên đó ở với chị Hằng.

Viết đến đây lại nhớ kỷ niệm xưa khi mới sang Mỹ năm 1975. Ðến Trung Thu, vừa mới nhắc đến lồng đèn của trẻ thơ ở quê nhà, thì cháu gái ở nhà mới lên 5 liền hỏi Mẹ: Mẹ ơi, cái ông Việt Nam ở trên “moon” có còn không? Câu nói pha tiếng Việt tiếng Mỹ làm cả nhà cười ầm vì cái ông Việt Nam đó là chú Cuội. Cười xong bỗng lại bồi hồi. Vẫn là vầng trăng xưa, nhưng quê hương thì đã mất cùng rất nhiều kỷ niệm.

Khi mới sang, chưa biết không khí lễ lạt của Mỹ, cũng chưa quen cái tục lệ cho quà và mở quà Giáng Sinh, mình chỉ thấy buồn buồn khi nghe nhạc mùa lễ. Vì càng nghe nhạc lại càng nhớ nhà và ngậm ngùi năm xưa vì mình chỉ “vui như Tết” khi mùng Một được mặc áo để mừng tuổi ông bà cha mẹ và được lì xì những tờ giấy bạc mới tinh.

Ở nhà ngày xưa cũng hát nhạc Giáng Sinh vào dịp Noel. Ca khúc hay hơn hết và được hát nhiều hơn hết là “Silent Night” của Franz Gruber mà lời Việt của Hùng Lân là tuyệt đẹp. Người thầy dạy nhạc lý hay nhất nước của nhiều thế hệ đã viết lời từ trang trọng như sau:

Ðêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng

Ðất với Trời se chữ Ðồng

Ðêm nay Chúa con thân thánh tôn thờ

Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa

Ơn châu báu không bờ bến

Biết tìm kiếm của chi đền…

Tinh tú trên trời, sông núi trên đời

Vua, thánh thần, mau kết lời

Cao sao hóa công đã khéo an bài

Sai con hiến thân để cứu nhân loài

Hang chiên máng rêu tạm trú

Bốn bề tuyết sương mịt mù…

Bài “Ðêm Thánh Vô Cùng” có sự trang nghiêm của một bài kinh.

Dù không theo đạo Công Giáo, nhiều người cũng thấy lòng chùng lại và hướng tâm hồn đến một cõi thiêng liêng nào đó để nguyện cầu cho người khác. Nếu Thiên Chúa đã dâng hiến người con của mình để cứu chuộc nhân loại thì loài người cũng nên suy ngẫm về nghĩa cử cao cả này.

Nhưng sau giây phút bồi hồi đó, trên màn ảnh truyền hình Hoa Kỳ chúng ta lại thấy khác. Chỉ vì “Ðêm Thánh vô cùng, mua sắm tưng bừng” là một thực tế của nước Mỹ. Mọi dịp lễ, dù linh thiêng hay phù phiếm đều tạo ra cơ hội thương mại. Mà chuyện ấy cũng có cái lý riêng. Nếu lễ lạt cuối năm mà vắng ngắt thì các thương xá của chúng ta sẽ đầy bảng “For Lease”. Có cơ sở bị phá sản, nhân viên và gia đình mất việc và nghe nhạc tưng bừng lại rưng rưng nước mắt.

Một khía cạnh khác lại còn Mỹ hơn và mới hơn nữa là từ nhiều năm nay, một số người tự xưng là tiến bộ của xã hội này còn muốn xóa chữ Giáng Sinh trong mùa lễ! Không được trưng bày Chúa Hài Ðồng trong hang đá bên máng cỏ và cũng chẳng được nhắc đến Thiên Chúa. Chính là cái óc cực đoan quá khích đó mới thật sự tạo ra “lễ lạt”. Không có Thiên Chúa thì quả là một cái lễ rất nhạt.

………………………………………………………………………………………………………………

Con đường của Chúa ở Đồng Nai
Nguồn:nguoiviet.com – Saturday, December 19, 2015 7:20:36 PM

Nguyễn Sài Gòn/Người Việt

ĐỒNG NAI (NV) – Bắt đầu từ Ngã ba Dầu Giây, huyện Thống Nhất của tỉnh Đồng Nai chạy thẳng một lèo lên Đà Lạt. Đó là quốc lộ 20 của miền Đông Nam Bộ, xưa kia là tuyến đường huyết mạch độc đạo xuyên qua tỉnh Tuyên Đức nối liền cao nguyên Lâm Viên với Đồng Nai- Biên Hòa -Sài Gòn.

con duong cua chua 2015.jpg1
Hang đá và Chúa Hải Đồng trong một giáo xứ ở Đồng Nai trong dịp Giáng Sinh năm nay.
(Hình: Nguyễn Sài Gòn/Người Việt)

Một con đường mà ở hai bên nó là những rừng cao su, cây bá tỵ, sâu bên trong là đồng cây thuốc lá bạt ngàn xanh tít chạy dọc theo các huyện lỵ Tân Phú, Định Quán, Phương Lâm. Nếu đi chậm lại nhìn ngắm bạn sẽ thấy có những tháp chuông nhà thờ – Nhà Nguyện- Dòng Tu… mọc lên như một đức tin không bao giờ lay chuyển.

Đó là những Giáo Xứ của những người Bắc di cư vào Nam từ năm 1954 và nó vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay như một pháo đài im lặng của những tín hữu KiTô giáo từ Bùi Chu (Giáo phận Xuân Lộc) Phát Diệm – Trà cổ – Nam Định… và nhiều nơi khác khi phải trốn chạy sự cai trị vô thần của Cộng Sản để tìm đến vùng đất miền Nam tự do.

Vì sao gọi là con đường của Chúa? Câu trả lời thật đơn giản vì ở đây đa số chỉ có những giáo dân thiên chúa toàn tòng sinh sống. Vì bởi đối họ không có gì có thể chia cắt niềm tin yêu của họ đối với Chúa ngay cả khi chiến tranh bom đạn – và những thể chế đương thời – đã từng đàn áp họ – thay nhau đổ sụp. Với họ, mọi thứ có thể thay đổi nhưng Chúa thì không bao giờ.

Nên bạn đừng bao giờ ngạc nhiên khi cứ gần đến Giáng Sinh và Tết Dương Lịch thì khắp nơi trải dài trên con đường của các nơi ở Trảng Bom- Gia Tân – Gia Kiệm nầy sẽ rực rỡ hoa đăng ngập tràn ánh sáng bình an huyền ảo như chốn thiên đường.

Những ngôi nhà thờ vốn đã bề thế nay lại càng bề thế cao vời hơn với những tượng chúa ba ngôi – chúa hài đồng mênh mang nằm trong hang belem mơ màng máng cỏ. Nhà nào cũng có hang đá dù lớn hay nhỏ dù cao hay thấp nhà nào cũng có một hai cái lồng đèn ngôi sao cùng với những tia hào quang chói lọi.

Những con đường được chăng đèn kết hoa từ trong làng nhỏ ra xóm lớn – từ trong những con hẻm xa xôi kéo ra đến đường lộ. Tất cả đều khoác lên một chiếc áo mới đầy màu sắc. Với những con chiên ngoan thì đây là một dịp để họ tỏ lòng thành kính của mình với ơn trên vì đã cho họ cơm ăn áo mặc và cao hơn hết là sự bằng an dưới thế của kiếp người.

Với những người Bắc di cư thì nơi đây đã trở thành quê hương của họ sau khi đã phải gồng gánh trốn chạy nơi chôn nhau cắt rún của mình. Nhiều người dường như đã lãng quên cái quá khứ đau đớn của họ sau những đợt “cải cách” rợn người của chính quyền cộng sản.

con duong cua chua 2015-2.jp1

Tháp chuông một nhà thờ ở Đồng Nai trong mùa Giáng Sinh. (Hình: Nguyễn Sài Gòn/Người Việt)

Hỏi họ hối hận gì không? Một người bạn tôi đang trú ngụ ở Phương Lâm đã trả lời: Không hối hận một điều gì khi, nếu cần, phải buộc di cư một lần nữa. Anh nói sau năm 75 khi cộng sản tiến vào Sài Gòn thì người Bắc lại phải “di cư” thêm một lần nữa để tìm đến vùng đất hứa.

Và lần nầy còn kinh khủng hơn khi con cháu của họ nhiều người đã phải liều mình bỏ mạng nơi biển khơi vì nạn cướp biển, bị tán gia bại sản bởi những chủ trương “bán bến bán bãi” mà điển hình là vụ án của tay Giám Đốc Công An tỉnh Đồng Nai Phạm Văn Giộc ở thập niên 80. Hắn đã thu hàng ngàn kg vàng của người vượt biên rồi dàn cảnh bắt trở lại. Đó là một cái giá quá đắt kinh khủng đối với người đi tìm tự do.

“Anh có biết 90 phần trăm giáo dân ở đây đều có người thân ở bên Mỹ, và anh có biết lượng kiều hối hàng năm của bà con Việt kiều gởi về cho gia đình nơi nầy để tu bổ giáo đường để phụng thờ Chúa để giúp đỡ cha mẹ anh em dòng họ, chiếm hết bao nhiếu tổng sản lượng kiều hối gởi về cho đất nước không?” – Người bạn hỏi và trả lời: “Chỉ biết là cao nhất nếu chịu khó dò hỏi ở bên ấy là có bao nhiều người đã ra đi trót lọt từ bên nầy từ thập niên 70 và 80.”

Nói về sự quyết liệt ra đi và cũng quyết liệt ở lại để bảo vệ phụng sự cho vùng đất của Chúa nầy, một “Ông Trùm” của giáo xứ Phát Diệm đã cay đắng nói: “Không có bút mực nào tả xiết khi hàng ngàn con thuyền đã chìm sâu không bao giờ thấy xác và cũng không thể nói được khi những người ở lại đã phải kiên định như thế nào trước sự thế lực đen tối của quỷ. Nhưng Chúa vẫn tồn tại vĩnh hằng cùng với những con chiên ngoan cường của mình.”

Những ngôi nhà thờ vẫn được tôn tạo chắc hơn, vẫn được xây lớn hơn cao hơn, đến nỗi móng vuốt của Satan cũng phải hao mòn trước những đức tin không bao giờ suy suyển. Bởi lòng yêu mến trần gian khổ đau nầy, Thượng Đế vẫn hằng rực sáng như một phép lạ, như một bằng chứng về sự sống bất diệt của Người mỗi khi mùa vọng lại ngân vang trên từng tháp chuông trong từng bước chân đến lễ mỗi sớm mai chiều vàng khuya sớm.”

Chân thành như lời nguyện cầu của một cô gái trong xóm đạo của buổi lễ sớm tinh mơ hôm qua: “Thì bởi Chúa Cha vẫn hiện diện không trừ một nơi nào trên thế gian, nhưng với xứ sở này thì bà con giáo dân vẫn mặc định, coi đây như là một vùng đất thánh, một “con đường của Chúa băng ngang qua biển đỏ” không bao giờ đảo ngược.

…………………………………………………………………………..

Màu sắc Giáng sinh 2012 ở Thương xá Tax

SGTT.VN – Công trình “Thắp sáng đêm Giáng sinh” năm 2012 cho thương xá Tax khởi động vào 19 giờ ngày 7.12.2012 và kết thúc vào ngày 1.1.2013, do Hitachi Asia thực hiện.

cay noel 2012- 7

Thương xá Tax lung linh trong sắc màu Giáng sinh 2012.

cay noel 2012-9

Hình ảnh Giáng Sinh trên Net .

………………………………………………………………………..

1.Du Tử Lê,Tùy Bút Tuyển Chọn-2.Trích: “Em gầy như liễu trong thơ cổ” (DTL)3.Răng đen mã tấu(Khuất Đẩu)4.Khổ nạn..
1.Quỳnh Giao hát,viết như đi tìm chân dung mình qua học thuật..(DTL)2.Tạp ghi Quỳnh Giao-3.PG Cổn,từ âm nhạc tới Hoàng Hạc(DTL)
1.Lễ tưởng niệm nhà văn Võ Phiến-‘ông già tinh quái'(NV)2.Bắt trẻ đồng xanh(Võ Phiến)
1.Phương Dung,Và ‘Sự tái sanh…'(DTL)2.Chuyện về một ông Thày(NT Hồng)3.Hà Nội mùa ‘lội’ nước(VOA)4.Thế sự đảo điên(VB)
1.Buổi hẹn với người đàn bà khác(Việt dịch)2.Tháng Bảy Vu Lan-3.Hà Thành thanh lịch-4.Tình đời
1.Trở về cố hương(PV VTam Anh)2.Chuyện của danh ca Lệ Thu(H.Linh ghi)3.Nhớ Sĩ Phú ..
1.Hà Nội ngày nay(RFA)2.”Lễ là tảo mộ, Hội là đạp thanh”(ĐT Lực)3.’Khó nuốt”với dự án.. (VOA)4.Yêu Bác như thế bằng…
1.Cung Tích Biền-Bài 2(DTL)2./50 năm, trả nợ Ru tình-3.Mùa hạ,đỏ rực trời hoa phượng(RFA)4.Tết Đoan Ngọ (RFA)
1.Con đường Mặc Đỗ từ Hà Nội Sài Gòn tới Trưa trên đảo san hô(RFA)2.Thảm họa Bắc thuộc:Phim tài liệu ..
1.Tuần lễ nước mắt(TK)2..Mạt trị cùng mạt pháp(VOA)3.Mỹ không ‘lấp liếm’..(RFI)4.Ngư trường bị thu hẹp(RFA)5-DB Hồng Kong bác

Comments
Add Comment
All Comments Must Be Approved

Your comment:
Name: Website: E-mail:
captcha image, to tell computers and humans apart.
Enter the string of characters appearing in the picture: Remember Me
– See more at: http://www.saungon.net/tbl/item_1678.html#sthash.IAkSLb6c.dpuf

…………………………………………………………………………………….

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics