Dân oan biểu tình, tưởng niệm Quốc Hận 30-4 (cập nhật)
Dân oan các tỉnh xuống đường tại Sài Gòn nhân ngày 30/4
Nguồn:danlambao.com
Nguyễn Thu Trâm, 8406 (Danlambao) – Trong hai ngày 28 và 29 tháng tư vừa qua, hàng trăm dân oan từ nhiều tỉnh thành đã tập trung về Sài Gòn, đồng loạt xuống đường đả đảo chế độ cộng sản lừa bịp cả dân tộc Việt Nam về ý nghĩa cao cả của phong trào giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, để xây dựng một nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường nhưng thực chất là xâm lược Miền Nam, cướp quyền lãnh đạo đất nước của chính phủ Quốc Gia rồi tiến hành xây dựng một thể chế độc tài toàn trị, tước đoạt hết mọi quyền tự do, dân chủ và quyền làm người của mọi người dân, vơ vét của cải tài sản, đất đai ruộng vườn của những người dân thấp cổ bé họng, để tư sản hóa những quan chức cộng sản vốn là những kẻ vô sản, cùng đinh, gia tài sản nghiệp chỉ có chiếc quần nylon dầu và cây súng AK.
Hàng trăm người dân oan đã tuần hành qua nhiều đường phố và đồng loạt kéo đến trước Tòa Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ để tố giác tội ác của chế độ cộng sản Việt Nam, đã lạ dụng xương máu và lòng yêu nước của nhiều thế hệ trẻ Việt Nam để thâu tóm quyền lực cai trị đất nước trên tinh thần hèn với giặc, ác với dân.
Các lực lượng an ninh, công an, cảnh sát và côn đồ XHCN có những đe dọa bắt bớ và đàn áp dã man, nhưng tất cả mọi người dân oan đều vượt qua hết mọi nỗi sợ hãi, tiếp tục xuống đường, tiếp tục hô vang những khẩu hiệu chống cộng sản độc tài đảng trị. Tinh thần bất khuất và ý chí quật cường của những người dân oan thể hiện trong suốt hai ngày qua là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao cho hàng triệu người dân Việt Nam thấp cổ bé họng đang rên siết dưới ách thống trị sắt máu của chế độ cộng sản, với một hứa hẹn ngày 30 tháng tư tới đây một cuộc xuống đường với quy mô lớn hơn sẽ tiếp tục bùng nổ không riêng tại Sài gòn mà sẽ lan rộng đến nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.
Ngày 29 tháng Tư năm 2014
Tổng Hợp và tường trình
Nguyễn Thu Trâm
danlambaovn.blogspot.com
***
Video và phụ đề Anh ngữ: Nguyễn Hùng (Danlambao)
CTV Danlambao – Sáng 28/4/2014, bà con dân oan các tỉnh miền Nam đã tổ chức biểu tình, tưởng niệm 39 năm ngày Quốc Hận 30-4 ngay trước cửa nhà hát Lớn Sài Gòn – nơi trước năm 1975 từng là tòa nhà quốc hội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Đoạn video về cuộc biểu tình đã được tác giả Nguyễn Hùng viết phụ đề tiếng Anh và phổ biến trên youtube. Ước tính, có khoảng 20 dân oan đã tập trung căng biểu ngữ ngay tại khu vực trung tâm văn hóa quan trọng bậc nhất Sài Gòn. Sau năm 1975, nơi này bị đổi tên thành Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai tấm biểu ngữ nền vàng, chữ xanh được giăng ngang với các khẩu hiệu:
“Hãy thực thi 14 điều cam kết về Nhân Quyền ở Liên Hiệp Quốc và Công Ước Chống Tra Tấn”
“Hãy trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân”
Khu vực xung quanh nhà hát Lớn Sài Gòn tập trung nhiều khách sạn sang trọng và có nhiều du khách quốc tế qua lại. Video cho thấy hình ảnh một số nhân viên mặc áo thanh niên xung phong, quản lý đô thị, công an thường phục và sắc phục… xuất hiện chung quanh.
Bà con dân oan cho biết cuộc biểu tình nhằm tưởng niệm 39 năm Quốc Hận 30-4-1975, ngày mà chế độ cộng sản đưa quân cưỡng chiếm miền Nam, áp bức nhân dân, cướp nhà cướp đất khiến người dân phải ra đường khiếu kiện.
Video và phụ đề Anh ngữ: Nguyễn Hùng
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
| 4/30/2014 69 Comments
………………………………………………………….
Họp mặt thương phế binh tại Dòng Chúa Cứu Thế
Nguồn:Mặc Lâm, biên tập viên RFA – 2014-04-28
Buổi họp mặt Thương phế binh do Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức vào ngày 28 tháng 4 năm 2014, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
Photo by Blogger Huỳnh Công Thuận
Sau nhiều tuần lễ chuẩn bị, sáng hôm nay, cuộc gặp gỡ trao đổi và phát quà tặng cho anh em thương phế binh đã diễn ra tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Hoàn toàn tự nguyện
Vào ngày 12 tháng Tư vừa qua nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế đã ra thông báo nơi này đã nhận được 421 tên của các thương phế binh ghi danh tham dự buổi họp mặt và nhận quà tặng sẽ được Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức vào ngày hôm nay 28 tháng Tư 2014, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
Việc làm này hoàn toàn tự nguyện do nhìn thấy sự bất công trên gia đình họ đã quá lâu không được ai chú ý. Là những người đã đổ một phần xương máu cho đất nước nhưng rất mỉa mai vì họ là người thua cuộc vì vậy không có bất cứ chế độ giúp đỡ nào đối với họ ngay cả danh nghĩa trợ giúp cho người tàn tật.
Một thương phế binh nói với chúng tôi trong khi đang trình thẻ để vào tham dự buổi họp mặt tại bàn tiếp tân:
Tôi cảm thấy rất vui mừng vì năm ngoái tôi đã tham dự rồi và năm nay tôi tham dự lần thứ hai. Sau 39 năm thì hai năm nay anh em tụi tôi không còn cô đơn lắm.
-Phạm Tế Thái
“Tên tôi là Phạm Tế Thái, hạ sĩ quan trừ bị khóa 7/73, ra trường cuối năm 73 về trình diện tiều khu Vĩnh Long thuộc tiều đoàn 521 đại phương quân tiểu khu Vĩnh Long trực thuộc chi khu huyện Vũng Liêm. Khung cảnh hôm nay bây giờ mới hơn 8 giờ các anh em đến cũng hơn phân nửa rồi đang nhận thẻ đeo ở cổ vào trong này sinh hoạt với anh em khoảng chừng nửa tiếng nữa thì chắc anh em cũng đến đầy đủ hết, trên 400 anh em. Tôi cảm thấy rất vui mừng vì năm ngoái tôi đã tham dự rồi và năm nay tôi tham dự lần thứ hai. Sau 39 năm thì hai năm nay anh em tụi tôi không còn cô đơn lắm.
Linh mục Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Phạm Trung Thành cho biết cảm nghĩ của ông sau khi phát biểu với anh em thương phế binh cùng gia đình họ vào sáng hôm nay:
“Đối với cá nhân tôi, tôi lớn lên trong cùng thế hệ với anh em thương phế binh. Tuổi trẻ của chúng tôi đã đi qua chiến tranh, đi qua mất mát đau khổ và tôi biết anh em là những người chịu thiệt thòi rất nhiều trong những năm qua vì hoàn cảnh. Chúng tôi tổ chức cuộc họp mặt này như gửi đến anh em một sứ điệp là tuy đau khổ còn đó nhưng Chúa phục sinh sẽ mang lại niềm vui bởi tình yêu thương và sự chia sẻ với nhau.
Thứ hai nữa là anh em chúng mình những người có điều kiện tốt hơn phải công bằng với những anh em đã bị mất mát quá nhiều. Phải càng ngày càng gần nhau hơn trong tình thương, gần nhau hơn trong sự đoàn kết để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.”
Blogger Huỳnh Công Thuận một thiện nguyện viên lo phần ghi danh cho anh em thương phế binh trong tổ chức cho biết:
Buổi họp mặt Thương phế binh do Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức vào ngày 28 tháng 4 năm 2014, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn. Photo by Blogger Huỳnh Công Thuận
“Số người năm nay đột biến quá nó lên tới bốn trăm mấy năm trăm người. Nói chung năm nay anh em đóng góp rất nhiệt tình. Số những làm thiện nguyện rất đông nhưng không dám nhận hết. Hai nữa, số người thương phế binh tăng quá. Theo chương trình đưa ra giống như năm ngoái thì khoảng 200 cho tới 300 là quá rồi, nhưng bây giờ đã lên tới 420 chưa nói có thêm 50 người là thân nhân bởi có những thương phế binh nặng đi không được phải có người đi kèm thành ra số người lên tới hơn 500 người cho nên sự tổ chức rất là khó khăn nhưng mà cũng coi như đã làm tròn rồi.”
Từ gần 40 năm qua mọi kinh phí an sinh xã hội nhà nước đều đổ về cho thương binh liệt sĩ và ai cũng xem chuyện làm ngơ đối với thương phế binh chế độ cũ là điều hiển nhiên. Lý do vì họ đã cầm súng chống lại đội quân cách mạng và bây giờ đội quân ấy đã làm chủ đất nước, phải được đãi ngộ là đúng đắn.
Thật ra từ vài năm nay hải ngoại đã cố hàn gắn thương đau của anh em thương phế binh trong nước qua các hoạt động gây quỹ hằng năm. Nhiều tiểu bang đã tự tổ chức lấy việc làm tốt đẹp này trong hàng ngũ cựu chiến binh, gia đình HO ngay cả những người không liên can gì đến quân đội cũng vui vẻ chia sẻ những đồng tiền nhỏ bé của họ để gửi về giúp cải thiện phần nào cho cuộc sống tàn phế của anh em trong nước.
Sự góp sức của hải ngoại
Nhưng trội hơn hết là hoạt động gây quỹ giúp thương phế binh tại California hàng năm qua chương trình Cám ơn anh do trung tâm băng nhạc ASIA phối hợp với hơn 60 hội đoàn và hàng chục đơn vị truyền thông tổ chức từ bảy năm qua. Lần mới nhất vào năm ngoái đã quyên góp được gần 750 ngàn đô la tại miền Bắc California.
Sự góp sức của hải ngoại rõ ràng đã góp phần xoa dịu phần nào vết thương cơm áo vẫn hàng ngày làm nhức nhối những gia đình thương phế binh bất hạnh. Tuy nhiên, hoạt động ngày gặp mặt hàng năm cùng bữa cơm đạm bạc, chia sẻ tâm sự giữa những người đồng cảnh có lẽ là cần thiết và đáng làm hơn cả nhất là vào dịp 30 tháng 4 những người lính này càng cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi hơn bao giờ hết.
Quà thì đúng ra không đáng kể bằng tổ chức cho anh em thương phế binh mấy mươi năm mới gặp nhau để hàn huyên tâm sự nói chuyện đời xưa với nhau.
-Blogger Huỳnh Công Thuận
Mặc dù số tiền 1 triệu đồng cho mỗi gia đình thương phế binh là không thấm vào đâu so với vật giá hiện nay, nhưng số tiền ít ỏi ấy ban tổ chức phải vắt trán ra tìm cách giải quyết và kết quả thế nào cũng nói lên sự thành tâm mà những người đứng ra tổ chức: họ muốn tạo những nụ cười trên các bờ môi đã khô héo sau hơn ba mươi năm bị bỏ quên bởi chính quyền hiện nay.
Blogger Huỳnh Công Thuận nói về niềm vui của anh khi làm việc qua quyết định của các linh mục trong vấn đề thiếu hụt quà cho anh em:
“Quà thì đúng ra không đáng kể bằng tổ chức cho anh em thương phế binh mấy mươi năm mới gặp nhau để hàn huyên tâm sự nói chuyện đời xưa với nhau rồi ca hát vui vẻ với nhau. Phần quà năm nay cũng cao, một triệu tiền mặt một người cộng với phục vụ ăn uống buổi trưa cho cả gia đình họ. Do số người vượt quá nên số tiền bị thiếu nhưng các cha trong DCCT không chịu bớt và phải ráng ứng ra cho mỗi người một triệu luôn, số tiển này cũng cao chứ thường ra chỉ có 500 ngàn một người.
Các cha nói tội nghiệp người ta đoạn đường xa xôi, tới đây chi phí đi đường cũng nặng. Có những người người ta tới trễ vì nghe tin trễ tội nghiệp lắm, người ta không nộp hồ sơ không ghi danh kịp thì phải hẹn lại kỳ sau thôi vì có một số hồ sơ phải giữ cho kỳ tới chứ bây giờ không làm xuể.”
Khi được hỏi chính quyền có tỏ ra khó khăn trước việc tập trung quá đông người như hôm nay cũng như tổ chức làm việc từ thiện mà không xin giấy phép sẽ gây ra rất nhiều phiền nhiễu cho người tổ chức, anh Huỳnh Công Thuận cho biết:
“Chính cái chỗ sợ, e ngại nhà nước không đồng ý gây trở ngại cho nên mới đem về đây làm. Hồi nào giờ nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế không có làm. Việc này bên chùa Liên Trì của thượng tọa Thích Không Tánh tổ chức nhưng cứ bị công an rầy rà cản trở gây khó khăn hoài cho nên năm rồi có nhờ bên nay làm giùm vì vậy năm nay nhà thờ DCCT đứng ra tổ chức luôn.
Tôi thấy người ta muốn cản thì cũng phải đứng ở ngoài đường thôi không được vô trong khuôn viên này được. Trong này trật tự an ninh rất chặt chẽ, chúng tôi làm việc rất căng thẳng vụ này lắm. Anh em nào lạ mặt thì dứt khoát bị mời ra không nói gì nhiều. Anh em thương phế binh phải đăng ký trước, có thẻ mới được mang thẻ vào.”
Vào dịp 30 tháng 4 năm nay nhà nước đang tạo niềm tin cho đồng bào hải ngoại về sự hòa giải trong ngoài qua các chuyến đi thăm đảo Trường Sa, cầu siêu cho những linh hồn các tử sĩ nhưng lại không chú ý tới công việc hết sức bức thiết hiện nay là hòa giải với người sống, và hơn nữa với những người sống nhưng không vẹn toàn thân thể.
Nếu buổi họp mặt anh em thương phế binh hôm nay được một tờ báo chính thống nào đó tới tường thuật lại với giọng văn nghiêm túc và thông cảm thì có lẽ hiệu quả sẽ lớn hơn rất nhiều đối với những gì mà Bộ Ngoại giao đang cố làm một cách lạc lõng với Việt kiều hải ngoại.
………………………………………………….
Những câu chuyện về ngày 30 tháng 4
Nguồn:RFA-Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2014-04-29
Tranh ảnh cổ động cho ngày 30 tháng 4 diễn ra hàng năm trên khắp nước Việt Nam.
AFP photo
Sau 39 năm, thời gian đủ để một đứa bé ra đời, lớn lên, có vợ và sinh con, và đó cũng là thời gian đủ để một đứa bé từ chỗ vô tư, hồn nhiên, ngây thơ đến chỗ trưởng thành, biết suy tư về thân phận con người cũng như thân phận một quốc gia. Hơn nữa, thời gian 39 năm đủ để làm lành mọi vết thương nếu như thịt da trên cơ thể lành tính, ngược lại, đó cũng là thời gian quá đủ để một vết thương cắn xé làm đau nhức và dẫn đến hoại thư. Câu chuyện sau 39 năm của một đời người, một dân tộc cùng những nỗ lực hòa giải, hòa hợp cũng chính là câu chuyện làm lành vết thương trên cơ thể Việt Nam.
Những thế hệ lớn lên
Một người bạn yêu cầu giấu tên, sinh đúng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh ra đời trong lúc mẹ anh đang trên đường di chạy từ Xuân Lộc vào Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung là mình chưa thấy đó là một thiện ý thật sự cho những người muốn đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải, tức là đặt vấn đề với những người có quyền lực ấy. Mà mình thấy cái thiện ý đó chưa chân thành, người ta chỉ nói cái gì đó để tuyên truyền là chính thôi. Mình cứ nghe ti vi, đài ra rả đó, đại khái là những vết tích xưa cũ như là tự hào ấy. Cái đó mình cho rằng hòa hợp hòa giải khó mà đạt được, người ta chưa tin. Với những người Sài Gòn cũ thì còn lâu mới đạt được, nói nôm na ví dụ như Sài Gòn, hãy đổi hãy trả lại cái tên Sài Gòn đi sẽ thấy hòa hợp hòa giải liền.”
Theo người bạn này, sau ba mươi chín năm, sau một quá trình gia đình anh vất vả để cưu mang người cha bệnh tật sau khi rời trại cải tạo và sau đó không lâu ông qua đời, anh nhận ra rằng cuộc đời anh buồn nhiều hơn vui. Và khái niệm quê hương, đất nước gắn trong ký ức anh cùng với mùi khoai mì, mùi hạt kê độn và bánh tráng sắn thời thơ ấu. Tuổi thơ của anh bị ám ảnh bởi tiếng kẻng họp đội, tiếng loa phát thanh ngoài đầu xóm và tiếng gõ mõ liên hồi báo động an ninh… Dường như tất cả những ký ức tuổi thơ của anh đều mang mang một thanh âm đượm buồn trong sắc màu trầm, nặng của nó.
Khi lớn lên, anh phải bỏ học sớm và bươn bả ngoài cuộc đời với cái lý lịch không được tốt cho mấy bởi vì cha của anh là “ngụy quyền”. Mặc dù anh học rất giỏi và ước mơ được học đại học như bao bạn khác nhưng hoàn cảnh nghèo túng của gia đình đã khiến anh phải bỏ học, theo làm bốc vác ở bến xe, sau đó sắm xe ba gác để chở hàng và hiện tại, anh đã có xe tải để chở rau cho chợ đầu mối nhưng anh vẫn thấy tiếc nuối thời đi học của mình. Bởi ngày từ nhỏ, anh luôn tâm niệm rằng không có vốn liếng nào tốt hơn vốn liếng tri thức.
Và anh cũng cay đắng nhận ra rằng nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, trong đó có thế hệ của anh đã không có được thứ vốn liếng quí giá của tri thức mà có chăng chỉ là cơ hội để làm việc cật lực và tích lũy tiền bạc. Nhưng rất tiếc, một khi nền tảng tri thức của con người bị hạn chế thì kéo theo vốn văn hóa cũng có nguy cơ bị hạn chế. Có nhiều tiền trên tay nhưng hạn chế về văn hóa là một tai họa. Anh đã nhìn thấy tai họa đó ngay trong thế hệ của anh cũng như nhiều thế hệ khác khi con người, xã hội mỗi ngày thêm lạnh lùng, vô cảm và tham lam.
Anh nói rằng nếu như có một cơ hội làm trẻ thơ trở lại, anh sẽ tìm đến một chân trời khác để trưởng thành, bởi vì sự trường thành mà mẹ anh đã dạy chính là phải tích lũy văn hóa, phải biết chia sẻ cùng đồng loại và phải tôn trọng quyền con người. Anh luôn dạy cho con cái mình điều này nhưng anh cũng luôn lo lắng trước môi trường giáo dục quá ư thực dụng hiện tại. Đó là anh chưa muốn nghĩ đến một xã hội đầy rẫy thù hận, tham lam, tranh giành… Như vậy, ít có sự hòa hợp hay hòa giải nào giữa con người với con người một khi quyền làm người không được tôn trọng đúng mức.
Chuyện hòa giải, hòa hợp dân tộc
Một bạn trẻ khác, tên Dũng, có người thân là thuyền nhân của những năm 1980 thế kỉ trước, chia sẻ: “Sau năm 1975 có sự sai lầm là người Việt với người Việt đối xử tàn khốc với nhau, rồi từ đó sinh ra những người trung lập, họ yêu đất nước, họ muốn hòa bình không muốn có chiến tranh gì nữa. Nhưng sự thật là người Việt với người Việt đối xử quá tàn khốc sau chiến tranh. Sau ba mươi tháng tư năm bảy lăm thì có sự thay đổi về văn hóa, chính trị… Tức nước thì vỡ bờ thôi!”
Bộ đội cộng sản Việt Nam dẫn giải lính VNCH trên đường phố Saigon sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975.
Theo Dũng, vấn đề hòa giải hòa hợp giữa người Việt trong nước và người Việt hải ngoại là cả một câu chuyện dài không có hồi kết thúc. Vì lẽ, sự khác nhau về phông văn hóa và ý thức hệ cũng như hằng ngàn mối trở ngại xuất phát từ ý thức hệ đã dẫn đến hệ quả nếu có chăng hòa giải hòa hợp thì cũng chỉ trên hình thức chứ khó mà có sự hòa hợp về mặt nội tâm.
Giải thích thêm, Dũng cho rằng mọi sự hòa hợp đều phải có qui trình hòa giải của nó, mà muốn có hòa giải, người ta phải biết lắng nghe nhau và phải biết tôn trọng giá trị cũng như quyền lợi của nhau. Hiện tại, chỉ riêng những ngôi mộ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với thành quách xiêu vẹo, tượng đài bị giật sập, bảng ghi công bị đập nham nhở. Điều này cho thấy có sự phân biệt quá lớn giữa ta và thù, kẻ chiến thắng và người chiến bại cũng như sự tồn tại mọi biểu tượng của đối phương đều không được chấp nhận.
Nhưng, riêng vấn đề người đã khuất, mọi biểu tượng ghi công, nhớ ơn chỉ đóng vai trò thể hiện và biểu cảm những giá trị văn hóa đương đại dành cho người đã khuất, điều này không mảy may đụng chạm đến sự tồn vong của một chế độ nào nếu không muốn nói là là còn nâng tầm cho chế độ hiện tại bởi nét nhân văn và tính tôn trọng quá khứ của họ. Nhưng rất tiếc, điều này thật là khó khăn. Và đáng nói hơn là chính những đồng đội, những cha anh trong chế độ cũ không được mồ yên mả đẹp trong hiện tại sẽ là một bức rào cản rất lớn đối với tiến trình hòa giải để đi đến hòa hợp.
Một bạn trẻ khác, yêu cầu giấu tên, chia sẻ, sự hòa giải, hòa hợp dân tộc như bạn vẫn thường thảo luận với bạn đồng lứa phải đến từ hai hướng, hòa giải giữa người trong nước với nhau và hòa giải giữa người trong nước với người Việt ở nước ngoài. Trục chính của hòa giải gồm những ai? Cũng theo nhận định của bạn trẻ này, ranh giới hòa giải ở đây không phải là đường biên giới quốc gia mà là đường biên ý thức hệ và đường biên quyền lợi.
Về đường biên ý thức hệ, chỉ cần trả lời được câu hỏi rằng liệu mọi đảng viên đảng Cộng sản có thể cùng “người phía bên kia” ngồi chơi, cùng làm việc và cùng chia sẻ trách nhiệm cũng như quyền lợi về quốc gia, dân tộc với nhau hay không? Nếu câu trả lời là có thì mọi việc sẽ dễ dàng đi đến hòa hợp. Về đường biên quyền lợi, chỉ cần trả lời rằng mọi người dân Việt Nam có ai không bị oan, có ai bị ức chế, uất ức hay không? Nếu câu trả lời là không thì vấn đề hòa hợp dân tộc sẽ diễn ra nhanh chóng bởi vì lúc đó, mọi quyền lợi đã được chia đều trên toàn cõi, con người không bị chặn đứng nếp nghĩ trong biên kiến quyền lợi phe nhóm và nhân dân thấp cổ bé miệng.
Một bạn khác tên Ngọc, hiện là giảng viên đại học kinh tế Đà Nẵng thì tỏ ra lạc quan hơn khi bạn nói rằng sau 39 năm, con người đủ trưởng thành và chín chắn hơn để vượt qua mọi định kiến, đi đến hòa giải, hoàn hợp dân tộc. Và đương nhiên, muốn có điều này, mọi nỗ lực phải xoay quanh trục con người và quyền của con người!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
……………………………………………………………….