1.Đạo đức người Nhật-2.Người khách trọ hữu tình nhưng bạc nghĩa-3. Cuốn sách 'Pigs on the loose'..4.Chuyện để suy gẫm-

Fwd: Đạo Đức Người Nhật.
Kim Vu to:…,me

Gần trăm triệu dollars mất trong trận đóng đất sóng thần năm 2011 được trả lại ….
=
Gần trăm triệu đô-la mất trong trân động đất sóng thầnnăm 2011 được trả lại cho các sở hữu chủ

con nguoi xu Phu Tang 2.jpg1

ĐẠO ĐỨC NGƯỜI NHẬT
>>
>> Người Nhật đã nhận lại gần cả trăm triệu Mỹ kim tiền mặt tìm được trong đống đổ nát sót lại sau trận động đất và sóng thần tấn công nước này hồi đầu năm nay.
>> Năm tháng kể từ khi thảm họa kép tấn công Nhật, dân Nhật đã giao cho nhà chức trách hàng ngàn chiếc ví tìm thấy trong đống đổ nát, chứa gần 50 triệu Mỹ kim tiền mặt.
>> Hơn 5.700 két sắt dạt vào bờ, dọc bờ biển đã được những người tình nguyện và nhân viên cấp cứu giao cho đồn cảnh sát. Trong những két sắt, nhà chức trách cũng tìm thấy khoảng 50 triệu Mỹ kim tiền mặt. Chỉ riêng trong một két sắt, có một số tài sản tương đương 1 triệu Mỹ kim. Một số két sắt khác chứa vàng, đồ cổ và các vật quý báu khác.
>> Cảnh sát Nhật cho hay, phần lớn số tiền tìm được ở khu vực bị sóng thần tàn phá ghê gớm nhất đã được trao lại cho chủ nhân. Nhiều người cất giữ sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ sở hữu đất đai có ghi rõ tên và địa chỉ trong két sắt.
>> Có thời điểm, có quá nhiều két sắt được nộp cho cảnh sát nên họ không đủ phòng để cất giữ. Thậm chí là ngay cả bây giờ, mỗi tuần đều có người tới nộp đồ thất lạc, Koetsu Saiki, cảnh sát Miyagi cho biết.
>> Từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 7, đồn cảnh sát Ofunato đã thuê 3 chuyên gia két sắt tới giúp mở két.
>> Ryuji Ito, giáo sư trường đại học thành phố Yokohama nói: “Chắc chắn còn nhiều két sắt đã mất sau động đất. Tuy nhiên, 2,3 tỷ yen tiền mặt đã được hoàn trả cho chủ nhân của nó cho thấy đạo đức của người Nhật là rất cao”.
>> ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

con nguoi xu Phu Tang.jpg1

ĐẤT NƯỚC và CON NGƯỜI XỨ PHÙ TANG
>>
“Đạo đức người Nhật” là một trong những phim tài liệu nằm trong loạt phim tài liệu mang chủ đề “Văn hóa Nhật Bản” của Hãng Tin Nihon Denpa News Nhật Bản.
>> Trong phim tài liệu này hãng phim Nhật Bản sẽ giới thiệu đến khán giả truyền hình về tính cách của người dân xứ Phù Tang truyền thống và hiện đại.
>> Người Nhật có một nguyên tắc là: Đúng giờ, đúng hẹn trong công việc cũng như trong các hợp đồng mua bán.
>> Trong một xí nghiệp hoặc công ty, tiền lương và thu nhập của chủ và nhân viên không chênh lệch nhiều, điều này hoàn toàn khác với nhiều nước trên thế giới.
>> Họ làm việc vì con người, vì Nhật Bản vì vậy mà chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy hàng hóa sản xuất tại nước Nhật bao giờ cũng tốt hơn những hàng xuất khẩu cùng loại của các quốc gia khác, và mỗi khách hàng khi nhìn thấy bất kỳ một sản phẩm nào mang dòng chữ “Made in Japan” thì lòng tin của họ vào chất lượng sản phẩm gần như tuyệt đối.
>> Tinh thần Nhật Bản, đạo đức Nhật Bản đã được giáo dục cho lớp trẻ từ trong gia đình, nhà trường và xã hội.
>> Trẻ em đi học được khuyến khích đi bộ, kế đến là dùng phương tiện công cộng hoặc đi xe đưa đón của nhà trường, cha mẹ không dùng xe cá nhân đưa con đến trường.
>> Ngay từ nhỏ, những trẻ em không hề thấy sự phân biệt đẳng cấp ngay từ ngày đầu tiên đến trường.
>>
>> Làm được như Nhật Bản là niềm mơ ước của nhiều quốc gia trên thế giới này.
……………………………………………………..

Fwd: NGƯỜI KHÁCH TRỌ HỮU TÌNH NHƯNG BẠC NGHĨA
Kim Vu to:…,me

> NGƯỜI KHÁCH TRỌ HỮU TÌNH NHƯNG BẠC NGHĨA.
>
> Người Việt sẵn sàng chi để mua những món rất đắt tiền nhưng rất thận trọng khi bỏ một món tiền nhỏ cho từ thiện

bac nghia
>
> NGƯỜI KHÁCH TRỌ HỮU TÌNH NHƯNG BẠC NGHĨA Trong một buổi họp cộng đồng Việt Nam tại một địa phương miền trung Hoa Kỳ, một vị linh mục đã có can đảm phát biểu thẳng thắn với đồng hương như sau: “Trong thành phố này, người Mỹ: – giàu có hơn Quí Vị rất ít, – giàu có bằng Quí Vị không bao nhiêu, – nghèo hơn Quí Vị rất nhiều. Nhưng lòng bác ái của người địa phương rất rộng rãi, không có công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta. -Thưa Cha! Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gởi về Việt nam không phải là tiền từ thiện hay sao? Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ. Cộng đồng người Việt ở Mỹ đã gọi nhau quyên góp tài chánh, đem tiền về giúp Việt Nam đã quá nhiều, nhưng việc người Việt tỵ nạn giúp nước Mỹ thì quá ít, phải nói là rất vô tình. Những nghĩa vụ như tuân hành luật pháp, đi lính, đóng thuế, chúng ta đã làm đủ, nhưng hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một… du khách, hay là một người tình “vẫn đi bên cạnh cuộc đời” không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh. Người Mỹ khen chúng ta thành công trong vấn đề học vấn và thương mãi. Có bằng cấp thì có job thơm, thương mãi thành công thì trở nên giàu có, điều đó có nghĩa gì với đất nước đã cưu mang chúng ta, nếu chúng ta chưa dùng sở học, sự giàu có để giúp đỡ, đền đáp được gì cho đất nước này. Ở nam Cali, nơi có người Việt tại quốc ngoại đông nhất, mỗi năm chúng ta lại thấy có một bữa cơm cho người khó khăn hay một buổi phát túi ngủ cho vài trăm người vô gia cư, có lẽ vẫn còn quá ít ỏi. Sau nhiều cuộc chiến tranh có người Mỹ tham dự hay không, nước Mỹ đã giang tay đón nhận nhiều dân tộc đến sinh sống tại Hoa Kỳ. Ðể “trả ơn”, nhiều tổ chức Hồi giáo ở Mỹ đã quyên góp tiền gởi về ủng hộ cho khủng bố Al-Qaida, tổ chức đã muốn tận diệt nước Mỹ. Nhiều di dân Trung Cộng và cả Ðài Loan đã trở thành gián điệp cao cấp cung cấp cho quốc gia họ những bí mật về quốc phòng hay kinh tế của nước Mỹ, một cảnh “nuôi ong tay áo”. Những người này khi nhập tịch đã tuyên thệ trung thành với nước Mỹ cũng như chúng ta, nhưng xem việc nước Mỹ như việc của hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu cử. Chúng ta đã thấy chính phủ Mỹ can thiệp cho nhiều người mang các sắc tộc khác nhau trong nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm, chỉ vì họ là công dân Mỹ. Cựu Tổng thống Bill Clinton vừa từ Bắc Hàn trở về Mỹ sau khi đã thành công trong việc cứu hai cô phóng viên Laura Ling gốc Trung Hoa, và Euna Lee, gốc Ðại Hàn. vì tội “xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn.” Nếu các bạn là công dân đi du lịch, làm việc hay thậm chí buôn ma tuý, nước Mỹ chắc không bao giờ bỏ các bạn. Ở quốc gia nào, việc mở rộng du lịch cũng nhắm mục đích thu ngoại tệ, nhưng trong phạm vi khách du lịch Việt Nam sang Mỹ thăm bà con, ít người đem tiền đến để giúp nước Mỹ phồn thịnh, mà ngày về túi đầy đô la nhờ viện trợ của các công dân Mỹ, trong khi công dân Mỹ thì dành dụm tiền đem về cố hương giải sầu. Rồi đây khi trái gió trở trời, chúng ta gặp hoạn nạn nước Mỹ đã bên cạnh chúng ta. Một tiếng kêu cấp cứu trong đêm, một cơn truỵ tim, một cơn bão lốc hay lụt lội, chúng ta đều được cứu giúp tận tình. Nước Mỹ cũng nghèo, cũng có nhiều vấn nạn nhưng quả thật lòng ta đôi khi cũng dửng dưng. Chúng ta phát động nhiều lần quyên góp để giúp cho trẻ em nghèo ở Việt Nam , xem như bà con ruột thịt, mà quên người hàng xóm khốn khó bên cạnh chúng ta. Mỗi năm vào mùa lạnh, nhiều kẻ không nhà đã chết trên đường phố Los Angeles hay New York, nhiều trẻ em bụi đời, nhà tù thiếu niên không ai thăm viếng, những nhà dưỡng lão thiếu một lời hỏi han. Cộng đồng người Việt chưa hề thấy có một công tác xã hội nào hữu hiệu để giúp ngay nước Mỹ, nơi chúng ta đang sống. Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình.
> Mike Vo
>
> NGƯỜI KHÁCH TRỌ HỮU TÌNH NHƯNG BẠC NGHĨA

> Trong một buổi họp cộng đồng Việt Nam tại một địa phương miền trung Hoa Kỳ, một vị linh mục đã có can đảm phát biểu thẳng thắn với đồng hương như sau: “Trong thành phố này, người Mỹ: – giàu có hơn Quí Vị rất ít, – giàu có bằng Quí Vị không bao nhiêu, – nghèo hơn Quí Vị rất nhiều. Nhưng lòng bác ái của người địa phương rất rộng rãi, không có công tác từ thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.
> -Thưa Cha! Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gởi về Việt nam không phải là tiền từ thiện hay sao?
>
> Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở đây chúng ta chỉ là người khách trọ.
>
> Cộng đồng người Việt ở Mỹ đã gọi nhau quyên góp tài chánh, đem tiền về giúp Việt Nam đã quá nhiều, nhưng việc người Việt tỵ nạn giúp nước Mỹ thì quá ít, phải nói là rất vô tình. Những nghĩa vụ như tuân hành luật pháp, đi lính, đóng thuế, chúng ta đã làm đủ, nhưng hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một… du khách, hay là một người tình “vẫn đi bên cạnh cuộc đời” không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh. Người Mỹ khen chúng ta thành công trong vấn đề học vấn và thương mãi. Có bằng cấp thì có job thơm, thương mãi thành công thì trở nên giàu có, điều đó có nghĩa gì với đất nước đã cưu mang chúng ta, nếu chúng ta chưa dùng sở học, sự giàu có để giúp đỡ, đền đáp được gì cho đất nước này. Ở nam Cali, nơi có người Việt tại quốc ngoại đông nhất, mỗi năm chúng ta lại thấy có một bữa cơm cho người khó khăn hay một buổi phát túi ngủ cho vài trăm người vô gia cư, có lẽ vẫn còn quá ít ỏi.
>
> Sau nhiều cuộc chiến tranh có người Mỹ tham dự hay không, nước Mỹ đã giang tay đón nhận nhiều dân tộc đến sinh sống tại Hoa Kỳ. Ðể “trả ơn”, nhiều tổ chức Hồi giáo ở Mỹ đã quyên góp tiền gởi về ủng hộ cho khủng bố Al-Qaida, tổ chức đã muốn tận diệt nước Mỹ. Nhiều di dân Trung Cộng và cả Ðài Loan đã trở thành gián điệp cao cấp cung cấp cho quốc gia họ những bí mật về quốc phòng hay kinh tế của nước Mỹ, một cảnh “nuôi ong tay áo”. Những người này khi nhập tịch đã tuyên thệ trung thành với nước Mỹ cũng như chúng ta, nhưng xem việc nước Mỹ như việc của hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu cử.
>
> Chúng ta đã thấy chính phủ Mỹ can thiệp cho nhiều người mang các sắc tộc khác nhau trong nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm, chỉ vì họ là công dân Mỹ. Cựu Tổng thống Bill Clinton vừa từ Bắc Hàn trở về Mỹ sau khi đã thành công trong việc cứu hai cô phóng viên Laura Ling gốc Trung Hoa, và Euna Lee, gốc Ðại Hàn. vì tội “xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn.” Nếu các bạn là công dân đi du lịch, làm việc hay thậm chí buôn ma tuý, nước Mỹ chắc không bao giờ bỏ các bạn.
>
> Ở quốc gia nào, việc mở rộng du lịch cũng nhắm mục đích thu ngoại tệ, nhưng trong phạm vi khách du lịch Việt Nam sang Mỹ thăm bà con, ít người đem tiền đến để giúp nước Mỹ phồn thịnh, mà ngày về túi đầy đô la nhờ viện trợ của các công dân Mỹ, trong khi công dân Mỹ thì dành dụm tiền đem về cố hương giải sầu. Rồi đây khi trái gió trở trời, chúng ta gặp hoạn nạn nước Mỹ đã bên cạnh chúng ta. Một tiếng kêu cấp cứu trong đêm, một cơn truỵ tim, một cơn bão lốc hay lụt lội, chúng ta đều được cứu giúp tận tình. Nước Mỹ cũng nghèo, cũng có nhiều vấn nạn nhưng quả thật lòng ta đôi khi cũng dửng dưng.
>
> Chúng ta phát động nhiều lần quyên góp để giúp cho trẻ em nghèo ở Việt Nam , xem như bà con ruột thịt, mà quên người hàng xóm khốn khó bên cạnh chúng ta. Mỗi năm vào mùa lạnh, nhiều kẻ không nhà đã chết trên đường phố Los Angeles hay New York, nhiều trẻ em bụi đời, nhà tù thiếu niên không ai thăm viếng, những nhà dưỡng lão thiếu một lời hỏi han.
>
> Cộng đồng người Việt chưa hề thấy có một công tác xã hội nào hữu hiệu để giúp ngay nước Mỹ, nơi chúng ta đang sống.
>
> Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình.

………………………………………………………………….

Fwd: Cuốn sách “Pigs on the loose” viết về tư cách của du khách Tầu ở khắp thế giới!ll
Kim Vu to:…,me

April 18, 2014
>>
LŨ LỢN XỔNG CHUỒNG: BỌN DU KHÁCH TẦU
Chiang Mai là một thị trấn ở miền bắc Thái Lan. Đây là một thành phố đẹp và cổ kính, từng là thủ đô của Thái trước khi thủ đô chuyển về Krungthep tức là Bangkok . Chiang Mai được nhắc tới nhiều trong thời chiến tranh Việt Nam khi các quân nhân Mỹ đến thị trấn này để nghỉ phép. Những người lính chiến này không phải lúc nào cũng là những nhà ngoại giao lịch sự văn minh, nhất là trong thời chiến khi áp lực của chiến tranh và cái chết lúc nào cũng cận kề. Chuyện họ phá phách, say sưa, đập phá đã xẩy ra không ít. Nhưng chưa bao giờ Chiang Mai có một thái độ kinh tởm, thù ghét nhắm vào những người lính đó như Chiang Mai đang ghê khiếp đám du khách người Hoa nườm nượp kéo đến Chiang Mai vào lúc này.
>> Những chuyến du lịch của những bọn du khách tới từ Hoa lục đã làm cho khoảng 80 phần trăm dân chúng Chiang Mai không muốn nhìn thấy những thành phần này kéo đến thành phố của họ nữa.

cuon sach 1

cuon sach 2.jpg1
Theo một cuộc thăm dò ý kiến của khoảng hơn 2 ngàn người dân Chiang Mai hồi tháng trước, thì hơn 80% dân Chiang Mai coi đám du khách Tầu này là những phiền nhiễu cho thành phố. Người Chiang Mai rất ghét những cách hành xử của những toán du khách người Hoa như lối ăn nói ồn ào, lỗ mãng, không chịu xếp hàng chờ đến phiên mình, xô đẩy nhau, hút thuốc ở những nơi cấm hút thuốc, khạc nhổ xuống đất, xuống sàn nhà, mặt đường, vi phạm tất cả những luật lệ của thành phố, ngay cả trong những chuyến họ đi thăm chùa chiền, đại học. Người Hoa còn bị than phiền là hồn nhiên cởi quần áo tắm rửa ở ngay tại các giếng phun, tiểu tiện ở các góc phố, đại tiện xuống hồ bơi, xuống những khúc rạch hào chạy quanh thành phố. Nhiều du khách người Hoa đến ăn ở các tiệm buffet thì mang theo bao giấy, lấy đồ ăn mang về khách sạn ăn với nhau. Đi ngoài đường thì thoải mái ngoáy mũi, xỉa răng, ăn uống xì xụp, nhai ồn ào, lớn tiếng gây gổ với nhau bất cứ ở đâu kể cả tại các nơi tôn nghiêm của thành phố.
>> Con số du khách Hoa lục kéo tới Chiang Mai hiện nay là khoảng 50 ngàn người mỗi tháng và con số này chắc chắn sẽ còn tăng thêm nữa. Các cơ quan du lịch của thành phố kêu gọi phải giáo dục những du khách này trước khi đến Thái Lan.
>> Những hành động thô bỉ của người Hoa trong những chuyến đi ra nước ngoài của họ được ghi nhận ở tất cả những nơi họ ghé qua chứ chẳng riêng gì tại Chiang Mai, mà còn ở các địa điểm du lịch thuộc các nước Âu châu, Mỹ châu. Họ hồn nhiên xả rác phóng uế ở tất cả các địa điểm du lịch khiến một vài khách sạn ở Paris và Luân Đôn đã phải treo biển không tiếp các đoàn du khách người Hoa. Một giới chức cao cấp của Bắc kinh, phó thủ tướng, cũng phải lên tiếng khuyên các đồng bào của ông ta phải hành xử một cách văn minh khi ra nước ngoài.
>> Người ta cũng đã nhiều lần phàn nàn, than phiền và nặng lời với những đám du khách Tầu này trong khi chưa thấy ai phải lớn tiếng bực bội về các du khách từ các nước khác.

cuon sach 3.png1
Một cuốn sách mới đây của Wang Yunmei nhan đề Pigs On the Loose: Chinese Tour Groups tạm dịch là Lũ Lợn Xổng Chuồng: Bọn Du Khách Tầu đã chi tiết ghi lại những kinh nghiệm của cô sau 6 năm đi tới khoảng 40 quốc gia, với những lần gặp gỡ các toán du khách người Hoa. Tác giả nói rằng rất nhiều trong số những du khách này là những thành phần nông dân thất học, có một ít tiền sau khi bán được đất đai cho chính phủ và quyết định làm vài ba chuyến du lịch ngoại quốc. Kinh nghiệm sống văn minh của họ gần như không có. Ở làng quê của họ, họ có thể ra đồng, ra sông, ra hồ để giải quyết một vài nhu cầu của cơ thể thì ra nước ngoài họ cứ làm như thể còn đang ở trong nước.Tác giả cho rằng giáo dục đã không bắt kịp được với sự gia tăng nhanh chóng của giai cấp trung lưu và tiền bạc mới kiếm được của họ.
Người Thái, khi lịch sự thì nói là đã xẩy ra nhiều trường hợp va chạm văn hoá (cultural clashes). Những người khác thì nói thẳng các du khách người Hoa rất thô bỉ bất lịch sự, thiếu văn minh, kém văn hoá và làm dân chúng rất bất bình. Tờ The Nation viết bằng Anh ngữ thì than phiền người Hoa lái xe ẩu tả, không tôn trọng luật đi đường, tự nhiên dừng xe giữa đường, cãi nhau, các khách sạn cho biết nhiều khách thuê phòng khai là có hai người thì bốn năm người lén vào ở. Nhiều người xả rác bừa bãi, giặt quần áo phơi trên ban công khách sạn. Một số không biết giật nước cầu tiêu, khạc nhổ, to tiếng, tùy tiện phóng uế trong các bể bơi. Ngay cả những người Hoa sống tại Chiang Mai cũng xấu hổ vì cách hành xử của đám du khách Tầu này. Một vài người nói rằng họ rất xấu hổ vì là người Hoa. Trong bức thư gửi cho báo The Nation, một người phải năn nỉ là bọn du khách người Hoa không nên làm nhục người Hoa nữa. Trong năm nay, 2014, theo một ngồn tin của chính phủ Thái, sẽ có khoảng 1 triệu 500 ngàn con heo xổng chuồng kéo nhau đến làm bẩn xứ Thái.
>> Đọc xong những điều mà người Hoa làm tại Chiang Mai, người ta thấy bọn heo xổng chuồng chạy sang Việt Nam còn kinh hồn hơn đám du khách đến Chiang Mai rất nhiều. Chúng làm tất cả những gì tàn độc nhất cho nước Việt Nam. Ỉa bậy đái bậy mà đã nhằm nhò gì! Chúng nó đang đầu độc cả dân tộc Việt, tàn phá nền kinh tế, nông nghiệp của người Việt, đưa người vào chiếm đất của nước Việt, chiếm đảo của chúng ta, đối xử tàn ác, khốn nạn, chó má với người Việt, mua người đem về nước chúng bắt làm nô lệ, bắt nạt những người dân đánh cá khốn khổ…
>> Chứ ngoáy mũi, khạc nhổ, tiểu tiện, đại tiện thì đã ăn thua gì.
>>
>> Hỡi những người bạn Thái Lan, bọn lợn xổng chuồng quậy phá đất nước của các bạn mà đã ăn thua gì. Hãy nhìn sang nước chúng tôi thì thấy ngay.

……………………………………………………………………….

Những mẩu chuyện chúng ta nên Suy gẫm
phuongkim huynh to:…,me

1-Điều nên làm ngay

Trong một khoá học chuyên tu ngành tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài về nhà: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy.”

Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thể hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.
Đầu giờ học tuần sau, vị giáo sư hỏi có ai muốn kể lại cho cả lớp nghe câu chuyện của mình hay không. Dường như ông chờ đợi một phụ nữ xung phong trả lời. Thế nhưng, một cánh tay nam giới đã giơ lên. Anh ta trông có vẻ xúc động lắm:
“Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp chẳng đặng đừng khi phải họp mặt gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã tự thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.

Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.
Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố”.

Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ. Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó”.
Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. “Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không bao giờ còn có cơ hội nào nữa”.

Dennis E. Mannering

2. Bộ quần áo cũ
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh, là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội… ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm. Tôi biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không vì con tim, thiếu sự thông cảm.
Hôm nay đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách mang từ Việt Nam sang. Tôi nhẹ nhàng:
– Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá.
– Nhưng bố thích mặc bộ này!
Tôi bắt đầu cau có:
– Nhưng mặc như vậy đi chỗ đông người rất kỳ, người ta sẽ nghĩ tụi con bỏ bê không chăm sóc bố.
Ông già buồn rầu, lặp lại:
– Bố thích bộ quần áo này lắm.
Tôi cũng cương quyết:
– Bố nên thay ngay kẻo trễ, con không thấy có lý do gì để bố thích nó.
Ông già trả lời rất gọn ghẽ, chân thành, lâu nay ít khi nào tôi thấy ông minh mẫn như vậy:
– Chính mẹ đã tặng bố bộ quần áo này để mặc ngày kỷ niệm thành hôn. Khi chồng con ra trường, bố cũng mặc bộ quần áo này. Ngày đưa mẹ con ra nghĩa trang, bố cũng mặc bộ đồ này, bố thấy thật vui và xúc động khi mặc nó.
Nước mắt ông già hoen trên mi, rơi xuống gò má nhăn nheo. Tôi hụt hẫng và hết sức bối rối. Bố chồng tôi sống tình cảm và có lý hơn tôi nghĩ.

Trước khi quyết đoán người nào đó khô khan không có trái tim, ta nên xét lại trái tim mình trước đã.

3. Bệnh và Lười

Cũng như các bà vợ khác ở hải ngoại, vợ tui kỳ này làm biếng quá. Đi làm về là nằm trên giường xem phim bộ, chẳng chịu nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa gì ráo. Tôi có la, nó ấp úng trả lời:
– Em thấy mệt quá, chẳng làm gì được cả. Nằm nhưng không ngủ được nên mới bật máy xem phim, chứ không cố ý xem phim.
Con vợ tui chơi chữ ghê, xem mà không xem, nó biện hộ kiểu này ai nghe cho được.
Tui định bụng hôm nay về mà bếp núc lạnh tanh, sẽ đập tan cái TV ra cho biết mặt. Về nhà, quả nhiên cơm canh không có, đứa con nhỏ hoảng hốt:
– Ba ơi, anh Hai đưa má vào bệnh viện rồi, má bị xỉu phải cấp cứu.
Tui vội vã vào nhà thương. Người ta đã chẩn bệnh xong. Vợ tui có lẽ bị ung thư xương. Hèn chi mấy tuần nay nó đau nhức, than thở mà tui nghĩ nó giả bộ nên không thèm nghe, cũng chẳng đưa đi bác sĩ.

Bệnh ung thư phát mạnh quá, sau vài tuần, bác sĩ cho biết nó không còn ở với tui được bao lâu nữa. Ung thư ngực thì cắt vú, ung thư xương không biết cắt ở đâu! Phổi vợ tui cũng có vấn đề, vì bao năm qua phải hít thở khói thuốc lá tui hút. Tui không dám nói với nó tui đã nghĩ xấu và giận nó không chịu nấu cơm, dọn dẹp. Cô vợ đầu ấp tay gối bao nhiều năm mà nó đau đớn, bịnh nặng tui cũng không biết. Vậy mà nó vẫn cố gắng đi làm kiếm tiền, chỉ khi về mới nằm liệt ra thôi. Tui hối hận quá chừng, trốn vào nhà vệ sinh của bệnh viện khóc rấm rứt. Thằng Tây đen nhìn tui ái ngại, hỏi tui có OK không. Tui không biết than thở cùng ai, nên dù tiếng Anh dở ẹt, cũng sổ một tràng. Nó có vẻ thông cảm nhưng chỉ phán được một tiếng “sorry” rồi đi ra.
Tui trở vào phòng thăm vợ. Mới mấy tuần mà nó ốm nhom xanh lè, tay chân dây rợ, kim chích chằng chịt. Nó thì thầm:
– Ở đây buồn và ồn quá, em muốn về nhà. Em sẽ nấu món giả cày mà anh thích đó.
Tui vỗ về:
-Em ráng lo nghỉ ngơi, đừng bận tâm.
Tui ráng nấu mấy món ngon đem vào nhà thương, nhưng nó không ăn được nữa. Tui lại khóc. Lạ ghê, trước giờ tui rất oai phong, la mắng vợ con mỗi ngày, uy quyền lắm mà bây giờ mít ướt quá sức…

Bạn hãy dành thời gian cho những người xung quanh mình – cho dù chỉ là để làm một việc nhỏ nhoi!
Albert Schweitzer

Sống trong gia đình nên săn sóc cho nhau và tìm hiểu cặn kẽ, đừng vội trách móc, giận hờn. Thiếu hiểu biết săn sóc kịp thời, là vô tình mình đẩy người mình thương vào cõi chết sớm hơn, do thiếu tìm hiểu, cảm thông và chăm sóc muộn màng.

Không một ai có được niềm vui thực sự,
trừ khi người ấy được sống trong tình yêu thương.

……………………………………

Do you know ?
phuongkim huynh to:….,me

dung bo parents

………………………………………………………

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics