1.Giáo dục VN:cố sửa hay trở về gốc?(BBC)2.Bi kịch một tướng cướp-3.Chuyện ở Mỹ:Cảnh sát 'hối lộ' dân-4.Còn gì đau hơn?

Giáo dục VN: cố sửa hay trở về gốc?

Nguyễn Quang Duy – Gửi tới BBC từ Úc

Nguồn:BBC – thứ tư, 2 tháng 4, 2014

  

Trước tình trạng khủng hoảng giáo dục, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, ông Nguyễn Phú Trọng từng hỏi “Chúng ta đã ba lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách mà là đổi mới căn bản, toàn diện?”

Rồi ông Trọng đặt câu hỏi tại Bộ Giáo dục và Đào tạo từ hồi tháng 8/2012: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia.”.
Cho đến nay, công tác ‘cải cách’ vẫn không có gì tiến triển và câu trả lời ngắn gọn là trước đây tại miền Nam nền giáo dục đã dựa trên ba triết lý căn bản: dân tộc, khai phóng và nhân bản.

Cũng cần biết trong năm học tới 2014-15 nước Mỹ sẽ bước vào một cuộc cải cách giáo dục quan trọng nhất từ trước đến nay.

Họ sẽ áp dụng phương cách giảng dạy và học tập mới, trở lại căn bản lấy nhân bản và khai phóng làm triết lý giáo dục.
Triết lý giáo dục Miền Nam

Năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và cơ quan văn hóa giáo dục đã được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra một triết lý giáo dục cho miền Nam.

Đại hội đồng thuận chọn ba nguyên tắc dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản.

Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, năm 1964, một Đại Hội khác lại được tổ chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý nói trên. Kết quả Đại Hội tiếp tục nhìn nhận ba nguyên tắc.

Sau đó ba nguyên tắc đã được Quốc Hội Lập Hiến đưa vào Điều 11.1 Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967:

“Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”

Theo nguyên tắc, nền giáo dục dân tộc chủ trương tôn trọng, bảo tồn và phát huy những bản sắn và giá trị tốt đẹp của dân tộc.

    “Miền Nam coi trọng giáo dục nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ “

Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

Nền giáo dục khai phóng chủ trương lấy tinh thần dân tộc làm gốc nhưng mở rộng tiếp nhận văn hóa văn minh nhân lọai.

Sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần hiện đại hóa quốc gia, làm cho xã hội tiến bộ để tiếp cận với văn minh thế giới.

Còn giáo dục nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.

Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, chính kiến. Mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về giáo dục.
Mục tiêu giáo dục Miền Nam

Từ triết lý căn bản chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đề ra ba mục tiêu cho giáo dục như sau:

Giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính và quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý của mỗi người. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh phải được lưu ý đúng mức, cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh tự phán đoán và lựa chọn. Không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, một định hướng định sẵn.

Giáo dục giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và phương cách sống của người dân; hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, biết tinh thần tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; những phong tục tập quán có giá trị của quốc gia; tạo cho học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

Giáo dục giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; tính tò mò và tinh thần khoa học; qua đó học sinh phát triển khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa văn minh của nhân loại.

Giáo dục giúp học sinh biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc

Nền giáo dục miền Nam không phải là một nền giáo dục thực dụng hướng nghiệp.

Mà dựa trên tinh thần khai phóng và nhân bản để đào tạo những con người biết suy nghĩ độc lập và có khả năng cần thiết để có thể tham gia vào sinh họat xã hội với tư cách là một con người tự do và tự lập.

Nó giúp cho học sinh biết rõ bản sắc dân tộc nhưng giải phóng họ thóat khỏi những trói buộc của tinh thần nô lệ do những định kiến, những suy nghĩ hay những phương cách giải quyết vấn đề có sẵn không còn phù hợp với hòan cảnh và thời đại.

Nói chung giáo dục miền Nam giúp học sinh năng lực cơ bản và tổng quát để khi cần có khả năng tham gia vào các sinh họat xã hội trong mọi tình huống và mọi ngành nghề.
Cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ

Tác giả Hà Giang trong bài viết tháng 3/2014 trên báo Người Việt ở California viết:

“Tiêu chuẩn giảng dạy mới cho từng lớp được đặt ra với mục đích tối hậu là đào tạo được một lớp trẻ có khả năng suy luận sắc bén, nắm vững được các khái niệm tổng quát, biết cách diễn đạt và giải thích quyết định hay lựa chọn của mình, vì đây là vốn liếng cần có để chuẩn bị cho đại học, hay trở thành một nhân viên giàu khả năng.”

Trả lời phỏng vấn báo Người Việt, bà Sandra Gephart, hiệu trưởng trường trung học Arleta High School, giải thích:

“Sự thay đổi này đòi hỏi chúng tôi từ giờ sẽ không còn dạy học sinh những điều phải học thuộc lòng, học sinh sẽ không được chỉ hiểu qua loa một vấn đề, một bài học, mà phải hiểu một cách thấu đáo, và áp dụng những khái niệm mình đang học vào đời sống thực tiễn.”

    “Các em sẽ được đào tạo để suy nghĩ như một nhà toán học thay vì chỉ biết làm toán”

David Nguyễn

Ông David Nguyễn, giáo viên Toán thuộc ABC Unified School District được trích lời nói:

“Chúng tôi phải dạy các học sinh cách biết nhận định, phân tích, tạo ra giả thuyết, và tự mình kiểm chứng những giả thuyết đó. Các em sẽ được đào tạo để suy nghĩ như một nhà toán học thay vì chỉ biết làm toán, để phát triển nhận thức nhạy bén nhằm phân tích những vấn đề mà sẽ phải đối diện trong thế kỷ 21.”

Thời đại đã thay đổi, nước Mỹ đang mất dần khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.

Trọng tinh thần thực dụng và muốn tiếp tục giữ địa vị cường quốc số một trên thế giới người Mỹ đã quay lại với căn bản giáo dục khai phóng và nhân bản.
Trở về căn bản

Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia vừa thu hồi độc lập, nghèo, lại chiến tranh, nên nền giáo dục tại miền Nam khó có thể so sánh được với nền giáo dục tại Mỹ và các quốc gia Tây Phương.

Nhưng chính nhờ được đào tạo căn bản nên sau 30/4 năm 1975 ngay thế hệ đầu tiên nhiều người Việt đã nhanh chóng xây dựng được sự nghiệp vững chắc trên đất Mỹ hay tại các quốc gia họ định cư.

Cũng nhờ được giáo dục lấy dân tộc làm gốc, đa số người Việt cũng luôn hướng về đất nước vận động cho nhân quyền tự do và dân chủ. Họ cũng ước mong một ngày không xa sẽ mang những kiến thức tân tiến và thực tiễn về phụng sự dân tộc.

Từ kết quả của nền giáo dục miền Nam và trong tình trạng khủng hoảng xã hội hiện nay, Việt Nam cần quay lại với triết lý giáo dục lấy dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản, để từng bước thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước đi lên hòa nhập cùng văn minh nhân loại.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.

…………………………………………….

Bi kịch một tướng cướp

Nguyễn Lễ

BBCVietnamese.com – Thứ tư,2 tháng 4,2014

Vụ án Hồ Duy Trúc đã gây chấn động người dân thành phố Hồ Chí Minh

Khán giả miền Nam cách đây một, hai thế hệ không ai là không biết tuồng cải lương ‘Tướng cướp Bạch Hải Đường’ – một câu chuyện dựa trên hiện thực xã hội thời bấy giờ đã làm không ít người đã rơi lệ trước thảm cảnh một gia đình.

Cách mấy chục năm và qua một lần thay đổi chế độ, ai ngờ xã hội ngày nay lại xảy ra bi kịch của một tướng cướp còn thảm thương hơn nhiều câu chuyện trong vở cải lương kia.
Không có gì biện minh cho hành động giết người cướp của của Bạch Hải Đường, dù là để nuôi vợ nuôi con. Soạn giả bỏ qua hành động mà xoáy sâu vào thảm cảnh để lấy nước mắt khán giả.

Nhưng câu chuyện của Hồ Duy Trúc thì lại khác. Hành vi của ‘tướng cướp’ 21 tuổi này gần như lấn át bi kịch gia đình mà anh ta phải gánh chịu.
Đau và Khổ

Bi kịch đó trước hết là nỗi đau tận cùng của gia đình Trúc.

Đứa con đầu lòng là cả bầu trời đối với người cha, nhưng một đứa bé sẽ lớn lên sẽ không biết thế nào là tình thương yêu của cha.

Một người vợ trẻ mặn nồng chưa được bao lâu đã phải chịu cảnh cút côi không chồng bên cạnh vào lúc khó khăn nhất của cuộc đời.

Một đôi vợ chồng sức cùng lực kiệt tan nát tâm hồn khi sắp mất con và mất luôn cả chỗ dựa cuối cùng trong cảnh tuổi già bóng xế.

Đứa trẻ này sẽ mãi mãi không có tình thương của cha?

Rõ ràng, án tử hình của Trúc không chỉ một mình anh ta mà cả gia đình phải lãnh.

Gây ra nỗi đau cho mười mấy gia đình nhưng có lẽ Hồ Duy Trúc không ngờ nỗi đau lớn nhất mà anh ta gây ra lại là cho chính cha mẹ, vợ con mình.

Đó là cái Quả oan nghiệt mà Trúc phải gặt từ những gì mà Trúc đã gieo: 6 tháng, 17 vụ cướp, 12 nạn nhân và một cánh tay phải nối lại.

Tàn ác, dã man, phi nhân – đó là điều không ai có thể cãi về hành vi ‘chém trước cướp sau’ mà bất cứ người dân lương thiện nào cũng kinh hoàng và phẫn nộ.

Hành vi của Trúc đã chồng chất đau thương lên sự nghèo khổ cùng cực của gia đình và bồi thêm một cú chí mạng vào một người mẹ đã chịu quá nhiều bất hạnh.

Thân già như xác ve đội nắng phơi sương nơi đầu đường xó chợ kiếm từng đồng từng cắc nuôi đàn cháu lẫm chẫm hơn chục đứa.

Bà Nguyễn Thị Út thất học từ nhỏ, lớn lên đi ở đợ. Mười hai người con đứa chết yểu, đứa mất tích, đứa lê lết ăn xin. Trúc thì sắp bị tử hình. Con gái thì đứa này đến đứa khác bị ruồng bỏ rồi đem con về giao cho bà nuôi. Một người con rể qua Trung Quốc bán thận rồi chết trong oan khuất.

Chưa kể từ ngày Trúc bị bắt, bà phải đi hỏi tiền vay bạc góp với tiền lời cắt cổ, rồi nợ nần chồng chất, rồi phải rao bán nhà để trả nợ.
Tình người

Xã hội tồn tại một cuộc sống nơi tận cùng dưới đáy mà vụ án Hồ Duy Trúc đã bóc tách lên cho mọi người nhìn thấy.

Tuy nhiên, giữa cái u ám đó vẫn có những đốm sáng của tình người.

Mẹ Trúc nói lòng bà ‘đau như cắt’ khi nghe con bị tuyên án tử hình (Ảnh trên Facebook của nhà báo Viễn Sự)

Bà Út dẫu nghèo khổ cơ cực mấy cũng không bỏ cháu và dù phải bán đến tài sản cuối cùng cũng phải cứu con.

Đồng đảng của Trúc, dẫu dã man tàn bạo thế nào, khi nói lời cuối cùng trước Tòa đã xin cho Trúc trước tiên.

Hai vị luật sư không những bào chữa mà còn hỗ trợ tiền bạc cho mẹ của Trúc và ngỏ ý giúp đỡ gia đình bà.

Cô Thúy, nạn nhân bị chặt tay, dù đau và hận Trúc cũng viết thư xin giảm án cho Trúc.

Người vợ chưa bao giờ cưới của Trúc khi biết Trúc là tướng cướp vẫn không ngại miệng đời gièm pha nhận Trúc làm chồng, không bỏ giọt máu của Trúc dù chỉ mới tượng hình, rồi lặn lội vào thăm để cho con gặp cha và vẫn mong được làm hôn thú với Trúc dù anh ta giờ đây là tử tội.

Không rõ đối với cô, Trúc là người chồng tốt đến đâu nhưng dưới cái nhìn của dư luận, anh ta là kẻ tội đồ không thể thứ tha.

Ai cũng thấy hình ảnh các nạn nhân bị ‘chặt tay cướp xe’ của Trúc có thể là chính mình.

Từ đó, dư luận, trong đó có tôi, đặc biệt cảm thông cho các nạn nhân và đương nhiên Trúc trở thành đối tượng bị căm thù.

Hàng trăm bài báo đưa tin về vụ án với hàng ngàn lượt bình luận mà đại đa số đều hoan hô án tử hình.

Không những thế, trên các diễn đàn mạng, bị cáo Trúc cùng mẹ và chị bị nhục mạ, sỉ vả hết lời.

Gia đình Trúc bị gọi là ‘bọn’, ‘lũ’, ‘đám’. Có người đòi tống cả gia đình Trúc vào tù. Có ý kiến còn yêu cầu phải chặt tay Trúc. Ngay cả những người lên tiếng xin giảm tội cho Trúc cũng bị mạt sát không thương tiếc.
Ba lần ác cảm

Người phụ nữ này đã bất chấp tất cả để làm vợ Trúc

Theo dõi báo chí về vụ việc, tôi thấy ít nhất ba lần Trúc và người thân chịu ác cảm của dư luận, và cả ba lần ác cảm này đều không hợp lý.

Ác cảm thứ nhất là việc Trúc bị chết tên ‘chặt tay cướp xe’. Rõ ràng ‘chặt tay’ gợi lên hình ảnh man rợ khiến ai cũng phẫn nộ.

Tuy nhiên, nếu xét kỹ, trong 17 vụ cướp của Trúc thì chỉ có duy nhất một vụ ở cầu Phú Mỹ là bị chặt thẳng vào cổ tay. Còn tất cả các vụ cướp khác đều là chém trước cướp sau.

Có thể thấy băng cướp này không có chủ đích chặt tay. Mặc dù chém loạn xạ hay chặt tay đều dã man như nhau nhưng hình ảnh ‘chém lìa cổ tay’ đặc biệt gây ác cảm cho dư luận.

Ác cảm thứ hai là câu chuyện người thân của Trúc ‘náo loạn pháp đình’.

Mẹ và chị của Trúc được tường thuật có những lời khó nghe như: ‘tao mà biết con tao bị tử hình tao đem theo dao đâm con Thúy’ hay ‘ai biểu đeo hột xoàn, đi xe tay ga chi cho nó chém’. Mẹ của Trúc còn được cho là đã ‘tuột quần trước Tòa’ để phản đối bản án.

Đây chỉ là phản ứng bộc phát không kiềm chế được của người mẹ khi nghe con bị án tử hình. Nhìn cảnh bà Út vật vã khóc than đập vào xe tù thì biết bà đau lòng đến mức nào.

Bà Út bị lên án là ‘ích kỷ, chỉ biết con mình mà không nghĩ đến nỗi đau của nạn nhân’. Nhưng trong hoàn cảnh nghĩ rằng con mình sắp chết thì một người mẹ có còn nghĩ được điều gì khác nữa không?

Hơn nữa, những lời nói bất chấp đạo lý trên, xét kỹ ra, được nói ra khi mẹ và chị của Trúc bất bình với án tử hình vị họ nghĩ ‘thằng Trúc có làm chết ai đâu mà bị tử hình’, chứ không phải bầt bình với nạn nhân.

Có phải Trúc đang ‘cười hãnh diện vì tội ác của mình’?

Do đó, họ trút giận vào nạn nhân vì cho rằng hành động con em mình đối với nạn nhân không đáng bị tử hình.

Cũng có người cho rằng bà Út và con gái là phường ‘vô học’ và ‘chợ búa’.

Điều này không sai, nhưng đó là cái khổ, là hoàn cảnh sống của họ chứ không phải là cái tội.

Chúng ta càng không thể đòi hỏi một người ít học như bà Út ứng xử thế này thế nọ chốn pháp đình.

Khi được giảng giải thì bà Út đã không còn cư xử như vậy nữa trong phiên phúc thẩm và trước tấm lòng của luật sư, bà đã ‘hôn tay và quỳ xuống lạy ông giữa sân tòa’ – một cách thể hiện tình cảm chân thành của người ít học nhưng biết lẽ phải.

Một ác cảm nữa là hình ảnh Trúc cười tươi vẫy tay khi vừa xuống xe tù trong phiên phúc thẩm. Nhiều người cho rằng đây là thái độ trơ tráo của một kẻ không biết ăn năn hối hận.

Thật ra đây chỉ là một trong nhiều trạng thái cảm xúc của Trúc khi đến Tòa. Mọi người chỉ thấy khi Trúc cười mà quên lúc anh ta bật khóc trước vành móng ngựa.

Với lại bao ngày trong nhà giam Trúc còn mong gì hơn là nhìn thấy người thân, và khi nhìn thấy thì đương nhiên anh ta phải vẫy tay với họ. Cho nên không thể cho rằng Trúc cười tươi vẫy tay ‘như chào fan hâm mộ’.

Các ác cảm này tạo thành dư luận hết sức bức xúc, và không rõ phán quyết của Tòa có bị tác động bởi sức ép dư luận hay không?
Cho con đường sống?

Bà Út không còn ‘quậy phá’ trong phiên phúc thẩm

Tôi hiểu là trong tình hình cướp giật tràn lan như hiện nay thì Tòa cần một bản án nghiêm khắc để răn đe.

Nhưng dẫu sao cũng một mạng người. Sau lưng anh ta còn nhiều thân phận khác.

Lấy một mạng người để răn đe khi anh ta không đáng tội chết thì liệu có công bằng?

Hành vi coi thường sinh mạng của người khác của Trúc là đáng lên án nhưng vì thế cũng cần hết sức cẩn trọng khi đưa ra quyết định về sinh mạng của anh ta.

Quan tòa lập luận rằng hành vi của Trúc côn đồ và Trúc phạm tội chuyên nghiệp nên không còn khả năng cải tạo. Tôi không tin như thế.

Thứ nhất, mục đích của Trúc là chỉ đi cướp chứ không muốn đoạt mạng nạn nhân. Nếu Trúc cố tình giết người thì trong 17 vụ thì ít nhất cũng đã có người chết.

Thứ hai, tôi tin rằng Trúc đã thật lòng ăn năn hối hận, thể hiện qua việc anh ta thành khẩn khai báo, thú nhận hết tội trạng và bật khóc khi nói ‘bị cáo thật lòng rất hối hận’.

Dĩ nhiên, lời nói của tội phạm thì không đáng tin, nhưng một kẻ máu lạnh xuống tay không ghê tay thì không dễ gì rơi nước mắt. Hơn nữa, đó là giọt nước mắt lúc hối hận chứ không phải lúc nghe tuyên án tử hình.

Thứ ba, theo lời kể của mẹ và vợ Trúc thì những lần vào thăm Trúc đều khuyên mẹ và vợ ‘không nên quá buồn phiền’ và ‘giữ gìn sức khỏe’ để đợi ngày về. Bà Út còn cho biết hai mẹ con còn ‘ôm nhau khóc nức nở’.

Một con người còn tình cảm, biết thương mẹ thương vợ như thế thì ắt hẳn anh ta vẫn còn chút lương tâm. Như thế thì sự động viên và tình cảm của người thân sẽ giúp Trúc phục thiện.

Đồng đảng của Trúc đều xin giảm tội cho Trúc

Nếu được miễn án tử, qua một lần chết đi sống lại thì những ngày tháng trong tù Trúc sẽ càng biết quý sinh mạng mình, biết quý những gì mình đang có để từ đó biết quý trọng mạng sống của người khác và không cướp những gì người khác có.

Cũng cần lưu ý là Trúc chỉ mới 21 tuổi, độ tuổi ít nhiều vẫn còn bồng bột nông nỗi và vẫn chưa hiểu hết về ý nghĩa cuộc đời.

Hơn nữa, khi vào tù thì Trúc mới biết mình đã làm cha. Một đứa con sẽ giúp người cha sống có trách nhiệm hơn với bản thân mình và với cuộc đời.
Tại sao đi cướp?

Trong vụ án này, dường như chúng ta chỉ quan tâm đến việc trừng phạt Trúc như thế nào mà không tìm hiểu cội nguồn vụ việc để tránh điều tương tự xảy ra.

Cổ nhân có câu ‘Nhân chi sơ tính bản thiện’ còn ông bà ta dạy ‘Cha mẹ sinh con Trời sinh tính’.

Có người như Hồ Duy Trúc có sẵn tính hung hăng ngang tàng trong máu, nhưng có người bẩm sinh đã hiền lành không biết hại ai.

Một người từ nhỏ đã hoang đàng chi địa nhưng ở trong một gia đình mà hàng ngày chứng kiến cha mẹ anh chị em đều sống hiền lương thì ít nhiều cũng phải sống cho đàng hoàng, còn người bẩm sinh thuần hậu nhưng nếu lớn lên trước những hành vi hung ác thì thiên lương cũng mai một phần nào.

Trong trường hợp của Trúc, cha mẹ đầu tắt mặt tối kiếm miếng ăn thì thời gian đâu mà uốn nắn con?

Hung hăng hay hiền lành có thể là bản tính Trời ban, nhưng lòng tự trọng để biết sống bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt mình làm ra thì cần phải được nuôi dưỡng và giáo dục.

Những đứa trẻ này rồi sẽ về đâu?

Gia đình Trúc sống gần đáy xã hội thì liệu môi trường xung quanh Trúc có chỉn chu nề nếp? Giả sử hàng ngày Trúc đều chứng kiến cảnh đánh lộn đâm chém, cờ bạc đề đóm, rượu chè hút xách và nghe toàn những lời chửi bới mà không được bảo ban thì thử hỏi Trúc có bị ảnh hưởng?

Dĩ nhiên không phải cứ nghèo hèn thì sẽ phạm tội, nhưng rõ ràng rằng đây là những yếu tố khiến người ta dễ phạm pháp. Hơn nữa, trường hợp của Trúc, trong cái nghèo còn có cái éo le.

Chứng kiến những bất hạnh liên tiếp xảy đến với mẹ, anh, chị, anh rể của mình thì một tâm hồn còn non nớt liệu có chịu nổi? Đứa trẻ có thể sẽ cảm thấy bức bối luôn muốn thoát ra và tìm cách bù đắp.

Hoàn cảnh của Trúc, bần cùng, ít học, thì gần như không có cơ hội thoát khỏi vũng lầy của sự nghèo hèn. Khi thấy đi cướp một lần bằng lao động cả năm thì Trúc sẽ lóa mắt. Có lần thứ nhất rồi sẽ có lần thứ hai cho đến ngày bị bắt.

Đạo lý truyền thống của người Việt là ‘Đói cho sạch, rách cho thơm’ tức là sống bằng chính sức lao động của mình. Nhưng ở Việt Nam thời buổi ngày nay đầy dẫy những người có được của cải không phải bằng bàn tay khối óc của mình. Lòng tự trọng ít nhiều nhường chỗ cho lòng tham.

Một xã hội nhiễu nhương như thế liệu những người như Trúc có còn tin vào sự lương thiện?

……………………………………

FW: Chuyện ở Hoa Kỳ : Cảnh sát ” hối lộ” dân…
  
Xin chuyển
dq

 

  Chuyện ở Hoa Kỳ
     
  CẢNH SÁT “HỐI LỘ” DÂN

   From Facebook:
   Cảnh sát Mỹ “hối lộ” dân
                    
                    Anh Hayden Carlo là cư dân Texas, đã bị cảnh sát chặn xe lại vì thấy biển số (License Plate) xe của anh quá hạn. Anh bảo rằng anh không có gì để giải thích lý do vì sao anh chưa gia hạn, ngoại trừ một lý do duy nhất là anh không có tiền. Anh chỉ có thể dùng tiền đó để nuôi vợ, nuôi con hoặc là dùng số tiền đó để gia hạn đăng ký biển số xe. Sau khi viết giấy phạt, cảnh sát kẹp $100 đô vào giấy và trao cho anh Hayden.
                    Người cảnh sát ấy không nói với ai về chuyện này, nhưng Hayden đã kể lại câu chuyện cho ông ngoại / ông nội (grandfather) của mình nghe. Ông của Hayden rất cảm kích hành động của người cảnh sát và đã viết thư gửi cho sở cảnh sát Plato, Texas, nơi anh cảnh sát đó làm việc. Người cảnh sát không muốn tiết lộ danh tính, nhưng đồng nghiệp của anh, David Tilley nói rằng, anh cảnh sát kia nói với anh là : Hayden cần số tiền đó hơn mình và đưa tiền cho Hayden là điều đúng, cần làm.
                    
                    Đúng là chuyện khó tin nhưng có thật, cảnh sát xứ  Đế quốc Mỹ đang “giãy chết” cho tiền dân để đóng tiền phạt!
                    
                    You Won’t Believe What This Cop Did When The Cameras Weren’t Rolling. UNBELIEVABLE!
                    
                      Bấm vô đây để coi video tin tức trên TV :
                    
                    http://www.thisblewmymind.com/wont-believe-cop-cameras-werent-rolling-unbelievable/
                    
                    Ha Hong Le
                    See Translation


                     
   …………………………………………………

FW: Còn gì đau hơn?
Xin chuyển. Thật chán đời. Càng ngày càng tệ!

dq

         
   NHỤC NHÃ VÀ ĐAU ĐỚN
                                             
     TTXVA.NET TỔNG HỢP
         
       

        Ảnh: Cửa hàng bán thẻ điện thoại tại Đài Loan.
        
               Nguồn: page Thế giới Việt in Korea.
         
         
        CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BỨC HÌNH NÀY NHƯ THẾ NÀO 🙂 
         
        Một người trên facebook bình luận:
        Ơn…, ơn…, ơn chính phủ nên ở đâu họ cũng coi thường, khinh rẻ người Việt Nam.
        
        Tự nhiên lại nhớ đến câu nói của ông Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt:
        
        “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”
         
        Cảm nhận của một facebooker khác khi xem tấm hình này

            Bức ảnh này chụp 1 cửa hàng bán điện thoại ở Đài Loan, nó đã được rất nhiều bạn chia sẻ rồi. Mình chia sẻ ở đây là chỉ muốn nói rằng ngày xưa, khi chỉ biết úp mặt vào cái VTV, đọc báo Đảng và nghe loa phường mình tự hào vì là người VN lắm, cứ ngỡ là thế giới người ta tôn trọng, ngưỡng mộ VN lắm. Giờ đọc tin tức lề trái, rồi lập facebook chém gió chính trị mới nhận ra nhiều sự thật kinh hoàng, nó khiến mình càng ngày càng mặc cảm vì là người VN. huhu.
            Tự dưng thấy “GHÉT” facebook kinh khủng, giờ chỉ biết ngửa mặt lên trời mà than:
            “Trời đã sinh ra Sản, sao còn sinh facebook”.

        __._,_.___

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics