Nguồn:DanLamBao–Hà Nội: CA đàn áp, bắt giam nhiều người biểu tình chống Trung Quốc
CTV Danlambao – Hàng trăm công an đã được huy động nhằm đàn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra vào chiều ngày 19/6/2014 tại Hà Nội. Ít nhất 7 người yêu nước đã bị bắt và đưa đi giam giữ tại trụ sở CA chỉ sau ít phút tiến hành cuộc biểu tình.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, lời kêu gọi biểu tình đã được nhóm No-U Hà Nội phát đi với nội dung “Phản đối việc nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục leo thang xâm lược và yêu cầu chính quyền Việt Nam có hành động dứt khoát trước sự việc này!”
Lúc 17 giờ chiều ngày 19/6/2014, khoảng 40 người đã có mặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ để giơ biểu ngữ và hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc. Ngay lập tức, một lực lượng CA thường phục đeo băng đỏ đã kéo đến trấn áp thô bạo. Theo mô tả, đội quân công an có số lượng đông gấp 3-4 lần người biểu tình.
Những người biểu tình bị bắt và áp giải đưa về giam giữ tại trụ sở CA phường Lý Thái Tổ và trụ sở CA phường Tràng Tiền. Danh sách những người bị CA bắt giam gồm có:
1. Trương Văn Dũng
2. Lê Hồng Phong (Fb Lê Thiện Nhân)
3. Nguyễn Chí Tuyến
4. Nguyễn Văn Lịch
5. Lã Việt Dũng
6. Đào Thu
7. Nguyễn Thúy Hạnh
…
Xe cảnh sát cơ động trực sẵn chung quanh khu vực tòa đại sứ quán Trung Quốc
Công an bắt giam blogger Anh Chí – Nguyễn Chí Tuyến. Ảnh: Fb Bạch Hồng Quyền
Hình ảnh do Facebook Mai Dũng ghi lại cho thấy đoàn biểu tình mang theo một biểu ngữ lớn có nội dung “Đả đảo Trung Quốc xâm lược” cùng một tấm biểu ngữ viết tay bằng tiếng Hoa và tiếng Việt ghi rõ “Yang Jiechi [Dương Khiết Trì] cút xéo với cái giàn khoan khốn nạn nhà chúng mày”.
Trước đó, an ninh đã được huy động tối đa để bảo vệ chuyến sang Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Tại hầu hết các giao lộ và tuyến phô tại Hà Nội, số lượng công an xuất hiện và đóng chốt cũng được gia tăng một cách đột biến.
Trong buổi gặp, Dương Khiết Trì kêu gọi phải “giữ gìn đại cục quan hệ hai nước”, đồng thời chỉ trích giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã để xảy ra các cuộc biểu tình nhắm vào Trung Quốc trong thời gian qua.
Hành động đàn áp, bắt giam những người biểu tình yêu nước ngay sau kết thúc chuyến thăm của Dương Khiết Trì cho thấy nhà cầm quyền CSVN ngày càng tỏ rõ thái độ hèn với giặc, ác với dân.
Cập nhật: Đến khoảng 20 giờ tối cùng ngày, tất cả những người biểu tình bị bắt đã ra khỏi trụ sở công an.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
XEM THÊM từ RFA :
Còn có biểu ngữ khác mang nhan đề: Câm như hến. Được cho là để mỉa mai các quan chức cao cấp của đảng cộng sản im lặng trước sự gây hấn của TQ.
-o0o-
189 bình luận
…
Kb • an hour ago
Tôi thấy nên phát truyền đơn với những mục tin tóm tắt về biển đảo cho dân không có internet hiểu rõ sự tình. Phát tán khắp mọi nơi những hình ảnh dân biểu tình HN chống TQ bị đàn áp như thế nào.
Tôi không phải là người HN, nhưng nhìn thấy xót xa.
lamdong • 2 hours ago
Yêu nước kiểu đảng.
lamdong • 2 hours ago
YÊU NƯỚC KIỂU ĐẢNG
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
Xong TA quỳ gối lạy Tàu mới hay
Nước nhà đem bán thẳng tay
Việt gian, nô lệ, đúng – sai rõ ràng
Đảng “lòi” mặt rắn Hổ Mang…..
………………………………………………………………….
Fwd: Mam: một biểu tượng sụp đổ
Kim Vu to:….,me
Tiết lộ mới về Somaly Mam: một biểu tượng sụp đổ
>
> TuoiTre 16/06/2014 – Những tiết lộ mới về Somaly Mam đã xóa bỏ hoàn toàn hình ảnh biểu tượng về đấu tranh cho phụ nữ và nhân quyền ở Campuchia.
> Somaly Mam từng là người hùng ở Campuchia – Ảnh: New York Times
>
> Tháng trước, cộng đồng quốc tế bị sốc khi Somaly Mam (44 tuổi) xin rút lui khỏi tổ chức từ thiện mang tên cô Somaly Mam Foundation (SMF), có trụ sở tại Mỹ. Cô Mam từng được xem là người hùng của phụ nữ Campuchia, lọt vào danh sách 100 người ảnh hưởng nhất hành tinh năm 2009 theo bình chọn của tạp chí Time và được rất nhiều quan chức Chính phủ Mỹ cũng như các ngôi sao Hollywood bày tỏ ủng hộ.
> Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, các nữ diễn viên Mỹ tài danh như Meg Ryan, Susan Sarandon, Shay Mitchell và thậm chí cả nhà báo đoạt giải Pulitzer Nicholas Kristof của báoNew York Times từng lên tiếng ca ngợi Mam với những lời lẽ tốt đẹp nhất. Nữ hoàng Tây Ban Nha Sofia đã cổ động cho chương trình của Mam trong nhiều năm, thậm chí từng đến thăm Mam khi cô bị bệnh.
> Với vai trò nhà hoạt động vì quyền của trẻ em mồ côi tại Campuchia, Mam đã huy động được nhiều triệu USD cho các tổ chức từ thiện tại quốc gia này. Nhưng sự thật về Mam bị tạp chí Newsweek lột trần trong số ra ngày 21-5-2014.
>
> Quá khứ đau thương giả dối
> Cuốn tự truyện The road of lost innocene (Con đường đánh mất sự ngây thơ) của Mam, xuất bản năm 2005 trở thành một trong những cuốn sách ăn khách nhất trên phạm vi quốc tế. Trong cuốn tự truyện Mam kể cô là trẻ mồ côi, từ năm 1979 bị một gã đàn ông tự xưng là “ông nội” biến thành nô lệ. Khi cô mới 14 tuổi, “ông nội” bán cô cho một thương nhân Trung Quốc, sau đó bị ép phải kết hôn với một gã lính tính tình cục cằn. Sau đó, cô bị bán vào một nhà thổ ở Phnom Penh.
> Mam kể tại nhà thổ này cô bị tra tấn bằng điện, bị lạm dụng và phải làm gái điếm trong suốt gần 10 năm. Năm 1991 cô gặp một người Pháp tên Pierre Legros, họ cưới nhau và chuyển đến Pháp hồi đầu thập niên 1990. Năm 1994, hai vợ chồng trở lại Campuchia và Mam thành lập tổ chức từ thiện AFESIP nhằm giúp đỡ trẻ mồ côi Campuchia. Somaly Mam trở nên nổi tiếng và AFESIP mở rộng hoạt động tới Lào, Thái Lan, Việt Nam, Pháp, Thụy Sĩ… Sau đó, Mam lập quỹ SMF và trở thành một biểu tượng nhân quyền quốc tế.
> Mam khẳng định đã giải cứu hàng nghìn trẻ mồ côi nữ bị ép rơi vào con đường bán dâm tại Campuchia. Năm 2009, nhà báo Nicolas Kristof viết bài trên báo New York Times về cô gái mà Mam giúp đỡ là Long Pross. Theo đó, Pross bị bắt cóc, bị bán vào nhà thổ và cũng bị tra tấn bằng điện, bị một gã ma cô móc mắt bằng mảnh kim loại. Rồi Pross được Mam giải cứu và trở thành một thành viên của tổ chức từ thiện mà cô quản lý.
> Nhưng tạp chí Newsweek mở cuộc điều tra và phát hiện sự thật từ gia đình Pross, hàng xóm và các bác sĩ. Thực tế Pross bị khối u ở mắt phải và được phẫu thuật năm 13 tuổi. Bệnh án là bằng chứng rõ ràng cho thấy Pross dối trá. Một “ngôi sao” nữa của Mam là Meas Ratha, từng lên truyền hình Pháp năm 1998 kể quá khứ bị bán vào nhà thổ, trở thành nô lệ tình dục. Cuối năm ngoái, Ratha thú nhận đã dựng chuyện về quá khứ của mình theo sự chỉ đạo của Somaly Mam. Trước khi lên truyền hình Ratha đã được Mam mớm lời, hướng dẫn cụ thể để diễn sao cho đạt.
> Cả Ratha và Pross đều không phải là nạn nhân buôn người hay bị ép trở thành gái điếm. Ratha và chị gái được đưa tới AFESIP năm 1997 vì cha mẹ của cô không thể nuôi nổi bảy người con. Cả quá khứ của Mam cũng đầy những dối trá. Newsweek điều tra và cho biết nhiều người dân làng Thloc Chhroy chưa hề gặp gã “ông nội”, tên thương nhân Trung Quốc và gã lính cục cằn mà Mam kể. Một cựu quan chức làng cho biết Mam đến làng với cha mẹ của mình. Một bà chị họ của Mam khẳng định “ông nội” không hề tồn tại.
>
> Lợi dụng lòng từ thiện
> Các bạn học cũ và giáo viên trường làng ở Thloc Chhroy đều cho biết Mam được đi học đàng hoàng và sống hạnh phúc. Bản thân Mam cũng đưa thông tin mâu thuẫn về quá khứ của mình. Hồi tháng 2-2012 khi phát biểu ở Nhà Trắng, Mam kể cô bị bán làm nô lệ năm 9 hoặc 10 tuổi, sống 10 năm trong nhà thổ. Trong chương trình truyền hình của siêu mẫu Tyra Bank, cô nói phải làm gái điếm trong 4-5 năm. Trong tự truyện cô viết bị đem bán khi 16 tuổi.
> Năm 2012, Mam từng thú nhận đã bịa chuyện khi nói trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng tám cô gái trẻ mà cô giải cứu từ nhà thổ bị quân đội Campuchia sát hại hồi năm 2004. Cô từng kể trên tạp chí Glamour và báo The New York Times rằng những kẻ buôn người bắt cóc con gái 14 tuổi của cô và gửi đoạn băng ghi hình cô bé bị cưỡng dâm tập thể tới cô để trả đũa những nỗ lực nhân đạo của cô. Tuy nhiên các nhà hoạt động, cảnh sát Campuchia, quan chức Liên Hiệp Quốc và cả nhân viên tổ chức AFESIP đều bác bỏ thông tin này. Một cố vấn của AFESIP tiết lộ thực tế là con gái của Mam bỏ trốn khỏi nhà cùng bạn trai.
> Báo New York Times dẫn lời các nhà hoạt động nhân quyền tại Campuchia khẳng định những dối trá này là một phần trong thủ đoạn thu hút tiền từ thiện ở nước ngoài vào Campuchia. Trên thực tế, những năm qua các trại trẻ mồ côi mọc lên như nấm tại Campuchia dù số lượng trẻ mồ côi giảm đi. Một báo cáo điều tra của Liên Hiệp Quốc khẳng định các trại trẻ này “tuyển dụng” trẻ em có cha mẹ đàng hoàng của các gia đình nghèo để lừa tiền cứu trợ của nước ngoài.
> “Lòng thương hại là một cảm xúc nguy hiểm – New York Times dẫn lời ông Ou Virak, người sáng lập một tổ chức nhân quyền ở Phnom Penh – Campuchia cần phải rũ bỏ tâm lý kẻ ăn mày và người nước ngoài nên thận trọng”. Báo này dẫn lời sinh viên 22 tuổi tên Hong Theary tiết lộ cô sống hơn bốn năm trong một trại trẻ mồ côi ở Phnom Penh, bị ép phải nói dối rằng mình bị cha mẹ bỏ rơi để trại trẻ thu hút tiền quyên góp từ nước ngoài, dù cô có cha mẹ đàng hoàng. Cha mẹ cô gửi cô đến trại trẻ này vì nghĩ rằng tại đây cô sẽ được giáo dục tốt hơn. “Tôi lấy làm hối hận vì đã không nói ra sự thật” – Theary cho biết.
> Mới đây, đại diện Dự án Liên Hiệp Quốc hợp tác hành động chống nạn buôn người (UN-ACT) khẳng định việc Mam dối trá là điều hết sức đáng tiếc, bởi nạn buôn người ở Campuchia là có thật và các tổ chức từ thiện đàng hoàng cần sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm.
> HIẾU TRUNG
> Hào quang tan vỡ
> Somaly Mam đã nhiều lần được vinh danh trên trường quốc tế. Cô từng nhận giải Hoàng tử Asturias năm 1998, được CNN bầu chọn là Người anh hùng của năm hồi 2006, được tạp chí Glamour bình chọn là Người phụ nữ của năm năm 2006. Bộ Ngoại giao Mỹ trao cho cô giải thưởng Người hùng chống nạn buôn người, được báo Anh Guardian, tạp chí Time, báo Daily Beast tôn vinh cùng rất nhiều giải thưởng khác. Nhưng ánh hào quang đó đã tan vỡ.
>
………………………………………………………………
Mùa trái vải khóc vì giàn khoan
Nguồn:nguoiviet.com -Wednesday, June 18, 2014
Phùng Thức/Người Việt
Những năm gần đây, vải thiều xứ bắc hầu hết xuất cảng sang Trung Quốc, chỉ có một phần nhỏ bán tại Việt Nam. Năm nay, tình hình căng thẳng trên biển giữa hai nước ảnh hưởng đến nông sản.
Trước biến cố 1975, người miền Nam chỉ biết đến trái vải với tên chữ trái lệ chi trong tuồng tàu Ðường Minh Hoàng-Dương Quý Phi; phải chờ đến sau ngày “dép râu-nón cối” xâm chiếm, dân miền Nam mới biết mùi vị thứ trái cây thượng hạng xứ Bắc.
Vậy rồi tới mùa trái vải hàng năm, trái tươi đầu mùa ở các vùng trồng vải nổi tiếng như Thanh Hà, Lục Ngạn… thời cộng sản bao cấp thì đi tàu lửa, thời cộng sản thị trường thì đi máy bay vô Sài Gòn. Nhưng kỳ lạ thay, khi tới Sài Gòn thì trái vải lập tức chuyển qua đi xe đạp, xe ba gác mà len lỏi khắp các chợ nhỏ, phố hẻm đất Sài thành cho đến hết mùa.
Ảnh hưởng bởi vụ giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, vải thiều xứ Bắc thay vì xuất cảng phần lớn sang Tàu thì năm nay chạy chợ khắp miền Nam. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)
Những người Bắc am tường cho rằng, trái vải ở Sài Gòn dù là trong chợ nhà giàu hay siêu thị và của dân bán rong không phải là trái vải cao cấp, đó chỉ là vải thường, còn đúng là vải thiều thì xuất khẩu sang Trung Quốc phục vụ giới quí tộc cộng sản Tàu. Họ giải thích thêm rằng, “Ðấy, dân ta nhầm thứ quả to, hạt to, cơm mỏng, ngọt chua, không thơm chỉ là vải vớ vẩn. Vải thiều đích thực quả nhỏ, hạt bé xíu, cơm dày, ngọt lịm thơm mùi vải ngất ngây.”
Thật tình mà nói, người Sài Gòn ít để ý đến chuyện vải thường hay vải thiều. Hễ mua trúng được trái vải ngon thì khen nức nở ông An Lộc Sơn biết nịnh đầm, còn lỡ mua nhầm trái vải không ngon thì quen miệng chê luôn cả bà Dương Quý Phi miệng lưỡi không biết ăn trái cây ngon.
Nhưng dù là vải thiều ngon hay vải thiều dở thì mùa vụ năm 2014, nhà vườn xứ Bắc và giới thương lái cũng bị giàn khoan HD981 của Trung Quốc khoan cho một phát ngất ngư. Tổng sản lượng vải thiều hàng năm khoảng 109,000/tấn, nếu như mọi năm thì hơn phân nửa sản lượng đó được xuất sang Trung Quốc, nhưng năm nay lại chỉ còn mỗi con đường là “tiến” về Sài Gòn.
Một bà nội trợ ở chợ Bình Thới nói. “Trái vải đầu mùa có hai lăm ngàn vậy là rẻ lắm rồi, mọi năm phải trên năm chục ngàn, nhà tôi phải chờ tới lúc trái vải rộ chợ mới dám mua ăn.” Nếu bà nội trợ này mà biết giá trái vải tại các vườn xứ bắc mội ký chỉ 5,000 VND, chưa bằng giá gói mì ăn liền loại dở nhất thì chắc bà cũng thương cảm giùm cho dân trồng vải.
Vì sao loại trái cây được xem là quả ngon bậc nhất của nước ta lại rớt giá tệ hại đến thế? Một nhà báo quê ở Hải Dương cho biết, bọn thương lái Trung Quốc lấy cớ những biến động bài Trung ở Bình Dương, Vũng Án… để ép giá. Có thằng còn bảo không mua, thế đấy.” Anh đưa ra thông tin dẫn chứng: “Mọi năm vào tháng 6, ở Cát Lâm, Quảng Châu thường có lễ hội ăn trái vải và thịt chó. Năm nay chúng nó bày trò để bọn luật gia Trung Quốc làm kiến nghị và phát động phong trào cấm lễ hội, tẩy chay trái vải và thịt chó. Anh nghĩ mà xem, có phải chúng nó có ý đồ phát động chiến tranh kinh tế với dân mình không.”
Hiện nay, ở Việt Nam nhiều hội đoàn dân sự và cả dân cộng sản phản tỉnh đang hô hào thực thi việc thoát Trung. Ai cũng biết chế độ độc tài đảng trị hiện hành, sau hàng chục thập niên dâng hiến hồn xác để biến thành thứ đệ tử trung thành của Trung Cộng thì chuyện thoát Trung chỉ là ảo tưởng. Một loại trái cây như trái vải hay các loại trái cây khác của Việt Nam cũng không thoát khỏi kiếp số nô lệ như những nhà vườn lam lũ.
Mới đây, để gọi là cứu dân trồng vải thiều sau chuyện bị Trung Quốc đâm sau lưng. Bà Hồ Thị Kim Hoa, thứ trưởng Bộ Công Thương của chế độ nói rằng, vụ vải thiều năm nay, hai tỉnh Hải Hưng và Bắc Giang cung cấp cho thị trường trong nước 50% của tổng sản lượng 190,000 tấn vải. Khối lượng này không phải là quá lớn đối với thị trường trong nước. Tính ra với 90 triệu dân Việt Nam thì lượng tiêu thụ chỉ là 1 kg trái vải trên đầu người.
Mỗi mùa vải thiều ở Việt Nam chỉ gói gọn trong một tháng thế nên, cái chuyện bà thứ trưởng công thương tính giùm trẻ sơ sinh đến người già sắp về chầu tổ tiên mỗi người phải ăn một ký vải thiều là chuyện đáng buồn cười.
Bình luận về việc này, một ông xe ôm ở chợ Bến Thành vui miệng nói, “Tui mà thấy bà con nào có dáng giống Việt kiều vô sạp trái cây mua vải thiều là tui nhắc họ nhớ đăng ký để cho bà thứ trưởng sớm vượt chỉ tiêu.”
Câu hỏi về cục diện Biển Ðông và vụ Trung Quốc xâm lăng bằng giàn khoan sẽ có kết cục như thế nào? Trong bối cảnh xâm lăng của giàn khoan HD-981, trái vải là một điển hình bị chết đứng bởi Trung Quốc.
………………………………………………………………………….
Fw: Hàng nghìn xe chở trái vải làm ùn tắc quốc lộ
Kim Nguyen to:…,me
Hàng nghìn xe chở vải làm ùn tắc quốc lộ
Sáng 18/6, hàng nghìn chủ vườn chở hàng từ nhà về trung tâm chợ vải Lục Ngạn (Bắc Giang) khiến cho quốc lộ 31 liên tục ở trong tình trạng kẹt cứng.
Hình ảnh tại khu vực chợ Kép (quốc lộ 31) lúc 9h sáng 18/6.
Nơi đây được coi là vựa vải lớn nhất cả nước. Cảnh tấp nập người và xe diễn ra ngay từ 6h sáng.
Các phương tiện nối dài hàng km, người chở vải cũng không có chỗ tránh.
Không chỉ có lái buôn thồ bằng xe máy, trong số này có cả xe tải đến chợ chở vải.
Phần lớn các chủ vườn phải đến đây từ 5h sáng. Khi mật độ trở nên dầy đặc, đường xá bắt đầu tắc nghẽn.
Mỗi xe máy chở từ 1,2 tạ đến 1,5 tạ.
Giá bán tại đây từ 8000 đồng đến 18.000 đồng/kg tùy loại.
Một người bán hàng bên đường cho biết, cảnh ùn tắc như thế này đã nhiều ngày nay, kéo dài từ 8h đến 11h.
Cách xa chợ vải vài km về phía Nam giao thông có thông thoáng hơn.
Trước đó lúc 7h sáng xuất hiện một cơn mưa lớn đột ngột.
Một chủ vườn vải cho biết, vài tuần nay sáng nào anh cũng lên Lục Ngạn đổ vải. “Ngày nào tôi cũng bị kẹt xe nhưng quen rồi, đợi một lúc là hết”, anh cười nói.
……………………………………..