Hoa Kỳ ăn mừng Lễ Độc Lập
Nguồn:VOA-04-07-2015
Huyền thoại âm nhạc Barry Manilow diễn tập cho buổi hoà nhạc mừng Lễ Độc Lập ở Thủ đô Washington, 3/7/2015.
Người Mỹ trên khắp nước hôm nay 4/7 ăn mừng kỷ niệm năm thứ 239 ngày Hoa Kỳ giành được độc lập từ tay nước Anh, với những cuộc tuần hành, picnic, pháo bông và các buổi hoà nhạc.
Tổng thống Barack Obama chúc mừng tất cả các công dân Mỹ một ngày Lễ Độc Lập tươi vui trong bài diễn văn hàng tuần của ông. Ngày này, 4/7, cũng đánh dấu sinh nhật thứ 17 của con gái lớn của ông, Malia.
Gia đình Tổng thống Obama đang tổ chức một “buổi nướng thịt sau vườn nhà” để tiếp đãi các vị khách mời là các quân nhân Mỹ và gia đình của họ.
Trong khi đó, một buổi lễ nhập tịch dành cho 100 công dân mới sẽ diễn ra tại Mount Vernon, cơ ngơi do George Washington, vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, để lại ở bang Virginia. Tại buổi lễ này diễn giả chính sẽ là Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương John Brennan. Các nghệ sĩ đóng vai Tổng thống Washington và phu nhân Martha cũng có mặt tại Mount Vernon trong dịp này.
Tối hôm nay sẽ có một buổi hoà nhạc và màn bắn pháo bông tại Quảng trường Quốc gia trước tiền đình Quốc hội Mỹ. Buổi hoà nhạc sẽ có mặt của các nghệ sĩ Barry Manilow từ Alabama, và ban nhạc Sunshine, Nicole Scherzinger, ca sĩ tenor người Ireland Ronan Tynan và Dàn nhạc Giao Hưởng Quốc gia.
Ngày 4/7 năm 1776, đại diện của 13 thuộc địa Mỹ chính thức thi hành Tuyên bố Độc lập, loan báo cắt đứt quan hệ với Anh Quốc.
Chiến tranh giành độc lập đã khởi sự từ năm trước đó, và kéo dài cho tới khi ký Hiệp định Paris vào năm 1783, chính thức công nhận chủ quyền của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
………………………………………………………………
Fwd: Điều gì làm nước Mỹ khác biệt?
Kim Vu to:….,me
==
>>> Điều gì làm nước Mỹ khác biệt?
>>>
>>> Tác giả: Nick Adams, Prager University
>>> Dịch giả: Ku Búa @ cafekubua.com
>>>
>>> Xin chào,
>>> Là một người nước ngoài, tôi có một quan niệm đặc trưng khi nhìn nước Mỹ. Như một người bạn Mỹ đã nói với tôi: ”Đôi khi, phải có một người ở nước ngoài để nhắc cho chúng tôi nhớ chúng tôi như thế nào ở bên trong.”
>>> Tôi là một người Úc – có thể bạn đã đoán được (qua giọng nói) – và tôi yêu quê hương của tôi. Và tôi tự hào khi đất nước tôi là một đồng minh lâu năm của Mỹ. Nhưng tôi biết rằng Úc không phải là Mỹ, và đất nước tôi sẽ không bao giờ đạt được những gì nước Mỹ đã đạt được. Không có có quốc gia nào trong lịch sử nhân loại đã làm được như vậy.
>>>
Mỹ khác nhất chỗ nào?
>>> Điều gì làm cho nước Mỹ khác biệt? Có rất nhiều câu trả lời, nhưng tôi sẽ bắt đầu với một thứ bạn có thể sẽ không nghĩ đến.
>>> Đa số người nghĩ rằng nước Mỹ chỉ chuyên về sự thành công. Tôi thì có một cái nhìn khác. Tôi nghĩ nước Mỹ chuyên về sự thất bại. Đa số người trong thế giới không có cơ hội để thất bại. Nhưng người Mỹ thì coi đó là một cái gì đó bình thường.
>>> Chỉ có người Mỹ mới nói, ”Nếu bạn không thành công trong lần đầu tiên, hãy thử lại lần nữa.”
>>>
>>> Thậm chí, đã có một nghiên cứu hàn lâm để chứng minh điều này. Dựa theo một nghiên cứu bởi Trường Kinh Doanh Harvard của giáo sư Steven Rogers, đa số các nhà khởi nghiệp đã thất bại bốn lần trước khi họ thành công.
>>> Thành công tốn rất nhiều thời gian, công sức, sự may mắn và nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng để thành công bạn phải có cơ hội để thất bại – và bạn phải chịu trách nhiệm khi điều đó xảy ra. Tôi rất yêu điều đó về người Mỹ. Điều đáng học nhất là họ không đổ lỗi cho người khác, họ lấy những sai lầm đó làm bài học và làm tốt hơn trong lần sau. Và ở Mỹ luôn luôn, gần như có lần sau.
>>> Không ở một nơi nào khác bạn có sự tự do để chấp nhập những rủi ro trong khởi nghiệp. Hãy nói chuyện với một người kinh doanh nhỏ ở Đức hoặc Brazil và bạn sẽ hiểu tôi nói gì. Từ góc nhìn của một người nước ngoài, tôi chỉ có thể ngưỡng mộ điều này. Và tôi không phải là người duy nhất.
>>>
>>> Hãy nhìn những Tổng Giám Đốc của một công ty hàng đầu ở Thung Lũng Silicon. Bạn sẽ thấy tên của những nhà khởi nghiệp từ khắp nơi trên thế giới — Ấn Độ, Pakistan, Nga, Israel – bất cứ quốc gia nào bạn có thể nêu ra.
>>> Tại sao họ lại đến Mỹ để sáng tạo? Bởi vì ở đây có nhiều tiền? Đúng, đương nhiên, nhưng chỉ đúng một phần. Cũng có nhiều nơi khác có nhiều tiền như thành phố London, Berlin và Tokyo nữa. Họ đến Mỹ bởi vì nước Mỹ cho họ cơ hội để thất bại……và cũng là cơ hội tốt nhất trên thế giới để thành công.
>>> Và cả thế giới có thể cảm ơn sự may mắn cho sự thành công của nước Mỹ. Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Và nền kinh tế toàn cầu dựa vào khả năng để được bán trong thị trường Mỹ.
>>>
Sự cao thượng của nước Mỹ
>>> Cũng là lẽ tự nhiên nếu người Mỹ muốn giữ riêng sự thịnh vượng này cho riêng họ. Nhưng họ đã không làm vậy. Thậm chí, họ đã làm điều ngược lại.
>>>
>>> Nước Mỹ đã là một trong những nước hy sinh nhiều nhất trong lịch sử — đó cũng là một điều khiến nước Mỹ khác biệt. Có một quốc gia nào đấu tranh cho tự do cho những nước khác chưa? Ở Châu Âu trong hai thế chiến, ở bán đảo Hàn Quốc, ở Việt Nam và ở Iraq. Trong tất cả các cuộc chiến đó, nước Mỹ đã có lợi kinh tế rất ít hoặc không được lợi gì.
>>> Bất cứ lúc nào có một thảm họa nhân đạo ở bất cứ nơi nào trên thế giới — ở Haiti sau cơn đại bão, ở Indonesia sau cơn tsunami – ai là người đầu tiên chạy đến để cứu trợ? Cho dù thảm họa xảy ra ở trong hay ngoài nước, người Mỹ luôn huy động hàng triệu đô, gần như ngay lập lức, để gửi lương thực, quần áo và trợ cấp đến những người đang gặp nạn họ không biết và sẽ không bao giờ gặp. Có dân tộc nào trên thế giới làm như vậy không?
Lo lắng về nước Mỹ
>>> Tôi yêu nước Mỹ vì sự khác biệt của cô ấy. Điều khiến cho tôi lo nhất về nước Mỹ là việc cô ấy đang cố gắng để giống như những quốc gia khác.
>>>
>>> Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy quá nhiều người Mỹ bị thu hút bởi những lý tưởng của Châu Âu. Đó là thế giới cũ kỹ. Thế giới đó đã cũ dù ở năm 1776, khi nước Mỹ đã rách ra từ nó (giành độc lập từ Đế Chế Anh). Tại sao nước Mỹ lại muốn đi ngược lại với Cách Mạng Mỹ của cô ấy chứ? Tại sao người Mỹ lại muốn đi theo mô hình kinh tế và xã hội của một châu lục mà họ có thể thấy rằng đang thất bại trên mặt kinh tế và xã hội? Người Mỹ rất muốn bắt chước nước Pháp lắm sao? Hay là Hy Lạp?
>>> Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy quá nhiều người Mỹ đổi lỗi cho những yếu tố ngoài cho sự khó khăn của họ thay vì chấp nhận trách nhiệm và tìm cách phát triển bản thân mình.
>>> Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy các trường học Mỹ đang hạ thấp lịch sử oai hùng của nước Mỹ.
>>> Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy sự tăng trưởng của mức nợ công của Mỹ và việc chính phủ ngày càng bành trướng trong khi Quân Lực Mỹ và tự do bị thu hẹp.
>>>
>>> Tôi rất lo lắng vì một nước Mỹ yếu đuối, tự hoài nghi là một điều tồi tệ cho tất cả mọi người ở mọi nơi yêu quý tự do.
>>> Nhưng những sự lo lắng này sẽ không tồn tại dài lâu. Bởi vì mỗi lần tôi đến nước Mỹ tôi gặp một dân tộc tự tin, thích cạnh tranh, dũng cảm, chung thủy, lý tưởng, sáng tạo, truyền cảm, độ lượng và lạc quan.
>>>
>>> Nước Mỹ là một nước không giống bất cứ một nơi nào trên thế giới. Tôi cầu nguyện rằng nó sẽ mãi như vậy.
>>>
>>> Tôi là Nick Adams cho Đại Học Prager.
>>> https://www.youtube.com/watch?v=TiJIYdgkF9M
>>>
>>> …..…và tôi là Ku Búa và tôi cảm ơn Thượng Đế đã trao cho nhân loại nước Mỹ. Mong nước Mỹ sẽ mãi phát triển trên những lý tưởng của họ thay vì đi theo thế giới. – Ku Búa
Attachments area
Preview YouTube video What Makes America Different?
…………………………………………………………………………………..
Phiên bản chiếc tàu lịch sử được trưng bày trong dịp Lễ Độc lập Mỹ
Bản sao của chiếc tàu chiến Pháp L’Hermione hồi thế kỷ thứ 18.
Nguồn:VOA- Zlatica Hoke – 02-07-2015
Một bản sao chiếc tàu chiến Pháp hồi thế kỷ thứ 18 đã giúp người Mỹ tranh đấu đòi độc lập tách khỏi sự cai trị của người Anh đã được đưa đến cảng New York hôm thứ Tư, vùa kịp để ăn mừng ngày Lễ Độc lập 4/7. Chiếc tàu L’Hermione nguyên thủy đã đưa Tướng Lafayette đến Bắc Mỹ vào năm 1780 trong sứ mạng ủng hộ cuộc chiến Cách mạng Mỹ. Phiên bản mới của chiếc tàu chiến Pháp này được xây dựng bằng cách sử dụng các kỹ thuật đóng tàu từ thế kỷ thứ 18.
Chiếc tàu đã bắn những phát súng đại bác khi tiến vào hải cảng New York. Phiên bản đích xác của chiến hạm lịch sử này được xây dựng ở Rochfort bên Pháp với kinh phí 27 triệu đôla. Thuyền trưởng chiếc L’Hermione nói ông đã đi theo tuyến đường xa hơn về phía nam so với tuyến đường mà ông Lafayette đã đi để gặp ông George Washington.
“Chúng tôi phải mất 37 ngày hải hành và 44 ngày từ bến cảng mà tàu rời đi để đến Virginia. Đó là một hành trình tuyệt diệu vào một mùa dĩ nhiên là tốt. Chúng tôi đã đi theo tuyến đường thuận gió và ngừng lại ở Canaria, Bermuda chỉ có một này. Và chúng tôi phải đến Norfolk đúng hẹn. Và cập bến chính ở Yorktown”.
Trước khi đến New York, tàu đã đi dọc theo duyên hải miền đông Hoa Kỳ, qua Alexandria, Virginia và thủ đô Washington. Tàu sẽ tiếp tục về hướng bắc qua Boston và lên tới Canada. Những người hâm mộ lịch sử Mỹ rất vui mừng.
“Chiếc tàu này chở ông Lafayette và thông điệp của chính phủ Pháp nói rằng họ sẽ gửi một đạo quân toàn quy mô và dành sự hỗ trợ hải quân cho Quân đội Cách mạng đang trong tình trạng bi đát ở New Jersey vào lúc đó. Vì thế mà đây là một điểm chuyển biến lịch sử. Nhờ chiếc tàu này mà có được độc lập”.
Thuyền trưởng và thủy thủ đoàn 80 người cũng coi chuyến đi này là đầy ý nghĩa.
“Tôi nghĩ có mặt ở đây nhân ngày 4/7, ngày Độc lập, là một biểu tượng mạnh, bởi vì rõ ràng nó đánh dấu sự hoàn tất của hành trình năm 1780, bởi vì mục tiêu của tàu L’Hermione là đem lại độc lập cho đất nước này. Và đó đích thực là điều tàu L’Hermione và ông Lafayette đã làm”.
Trong các buổi lễ lạc mừng ngày 4/7 vào thứ Bảy này, tàu L’Hermione sẽ dẫn đầu gần 100 chiếc tàu chạy ngang qua tượng Nữ thần Tự do, một quà tặng của người dân Pháp để kỷ niệm 100 năm bản Tuyên ngôn Độc lập.
==Bài đọc thêm : VOA-02-07-2015
Vài điều ngộ nghĩnh về ngày Lễ Độc lập Mỹ 4 tháng 7
Người dân vẫy cờ trong buổi diễu hành Ngày Độc lập ở Eagar, bang Arizona năm 2014.
Người Mỹ ăn mừng Lễ Độc lập vào ngày 4 tháng 7. Nhưng các bạn có biết họ đã nhầm ngày không? Hay nguồn gốc của việc đốt pháo hoa không phải là từ Anh Quốc.
Ngày này sẽ được ghi nhớ trong lịch sử Mỹ, ông John Adams viết như thế vào năm 1776. Dân chúng sẽ ăn mừng bằng pháo hoa và tiệc tùng. Ông Adams muốn nói về ngày 2 tháng 7.
Đó là ngày Quốc hội Lục địa bỏ phiếu ủng hộ việc giành độc lập từ tay người Anh. Nhưng ngày ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập lại là 4 tháng 7. Vì thế, kể từ năm 1776, người Mỹ đã ăn mừng Lễ Độc lập vào ngày 4 tháng 7.
Còn ngày 2 tháng 7 thì sao? Không mấy ai ăn mừng, trừ phi đó là ngày sinh nhật hay kỷ niệm ngày cưới của bạn.
Yêu nước cho đến cùng
Nói về những ngày kỷ niệm, nhiều vị tổng thống Hoa Kỳ đã qua đời vào ngày 4 tháng 7. Trong số này có ông John Adams, người trở thành vị tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, mặc dầu ông đã nhầm lẫn ngày quốc lễ quan trọng nhất. Ông John Adams và ông Thomas Jefferson, vị tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ, đều qua đời vào ngày Lễ Độc lập lần thứ 50.
Ông James Monroe, tổng thống thứ năm của Hoa Kỳ, từ trần ngày 4 tháng 7 năm 1831.
Bắn pháo hoa tại Đài tưởng niệm Lincoln và Washington trong ngày Lễ Độc lập ở thủ đô Washington, 4/7/2014.Bắn pháo hoa tại Đài tưởng niệm Lincoln và Washington trong ngày Lễ Độc lập ở thủ đô Washington, 4/7/2014.
Ông Calvin Coolidge, tổng thống thứ 30 của Hoa Kỳ ra đời vào ngày 4 tháng 7 năm 1872.
Lạ kỳ? Hay gớm tởm?
Phần lớn người Mỹ ăn mừng ngày Lễ Độc lập bằng những buổi hội họp nướng thịt, diễu hành và dĩ nhiên là đốt pháo hoa. Nhưng một vài người lại mừng lễ bằng cách thi ăn món hot dog (bánh mì kẹp xúc xích).
Từ đầu thập niên 1970, một nhà hàng có tên là Nathan’s Famous đã mở một cuộc thi xem ai ăn được nhiều hot dog nhất trong thời gian ngắn. Cuộc thi nay được chiếu trên nhiều kênh truyền hình thể thao. Nó gồm một cuộc thi dành cho nữ và một cuộc thi dành cho nam. Cả hai cuộc thi đều được tổ chức ở thành phố New York, tại một khu trong thành phố gọi là Coney Island.
Trong tám năm vừa qua, một người đàn ông tên là Joey Chestnut đã thắng cuộc thi cho nam giới. Năm 2014, ông này ăn được 61 cái hot dog trong vòng 10 phút. Người thắng cuộc phía nữ, tên là Miki Sudo, ăn được 34 cái.
Nguồn gốc của việc đốt pháo hoa
Hãy trở lại với pháo hoa, có lẽ là hình ảnh thông thường nhất có liên quan đến Lễ Độc lập. Người Mỹ hết sức yêu thích pháo hoa. Hội Pháo hoa Mỹ, tên tiếng Anh là American Pyrotechnic Association – ‘Pyrotechnic’ là một thuật ngữ khác để chỉ pháo hoa, báo cáo rằng năm ngoái người Mỹ đã chi ra 675 triệu đôla để đốt pháo hoa.
Phần lớn những người dân thường chi ra khoảng 100 đôla để mua pháo. Các thành phố và thị trấn chi ra từ 5.000 đến 30.000 đôla để đốt pháo hoa cho dân chúng xem.
Cuộc đốt pháo hoa lớn nhất diễn ra ở Thành phố New York. Chi phí vào khoảng 2 triệu đôla.
Nhưng phần lớn pháo hoa của Mỹ phát xuất từ đâu? Câu trả lời là Trung Quốc.
Điều ngẫu nhiên nữa là Mỹ cũng nhập khẩu phần lớn quốc kỳ từ Trung Quốc.
…………………………………………………….
Fwd: NHỮNG NGƯỜI CHA CÔ ĐƠN
Kim Vu to:…,me
==
> NHỮNG NGƯỜI CHA CÔ ĐƠN
>
> Trên một tờ báo điện tử, người ta đọc thấy một câu chuyện xúc cảm đầy nước mắt, tuy không hề nghe thấy một tiếng khóc. Một nhân viên người Việt còn trong giai đoạn tập sự tại một tỉnh trên miền Bắc xa khuất, nhận lời đến giúp một nhà hưu dưỡng hẻo lánh ít người thăm nom. Con đường đi vào căn nhà hưu dưỡng này quanh co và khúc khuỷu, chỉ có tiếng than van rền rĩ của rặng thông già âm u và cằn cỗi. Khi anh thanh niên này đến nơi và bắt tay vào việc, anh nhận ra có một ông già cứ ngồi trên xe lăn mà quay lưng vào trong, với một thái độ im lặng buồn bã. Anh đã đến gần và nhận ra đó là một người Việt Nam đã bước vào tuổi lão niên. Nhận ra anh là người Việt, ông già đó mừng rỡ lắm. Có lẽ không có sự mừng rỡ nào lớn hơn nữa, vì bao nhiêu năm, ông cụ không có dịp nói chuyện với ai. Cụ không rành tiếng Anh, mà chung quanh cả chục dặm cũng không có một người Việt nào lui tới. Sau khi hàn huyên và làm quen nhau, anh thanh niên hứa hẹn sẽ đến thăm cụ hoài. Anh đã giữ lời hứa trong một thời gian dài. Từ đó, anh mới biết tâm sự của cụ là một người cha đã hy sinh trọn cuộc đời cho một đứa con trai duy nhất.
>
> Khi bà vợ đã khuất núi, cụ ở với đứa con trai và bao nhiêu thương yêu, cụ đã dành cho con hết cả. May mắn, cụ đã dựng được một cơ nghiệp đàng hoàng trên xứ Mỹ, có nhà đẹp, có xe tốt và có cả một tương lai thênh thang, hạnh phúc, không thiếu thốn điều chi. Hai cha con êm ấm sống chung với nhau cho đến khi cậu con trai đòi di chuyển đến thành phố lớn để theo đuổi việc học ở một trường danh tiếng hơn. Suy đi nghĩ lại mãi, cụ ông quyết định chiều ý con, mà bán hết cơ ngơi sự nghiệp của mình để đi theo cậu đến một nơi xa lạ. Ở đấy, vì không quen chỗ, cụ cứ phải từ từ tiêu dần tài sản dành dụm của mình cho sự học của cậu con mà không có cơ hội làm lại cuộc đời chi nữa, những mong cho con học thành tài là cụ vui sướng rồi. Điều cụ mong muốn đã đến. Sau nhiều năm học hành, cậu con ra trường, có việc làm tốt. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, cậu đi theo tiếng gọi của con tim, bỏ cụ lại một mình, bỏ lại người cha hy sinh suốt đời cho con, bỏ lại bao kỷ niệm buồn vui giữa hai cha con, những ngày tháng xưa cũ đó. Cụ đau buốt tâm can. Nhất là tin tức của cậu dần dần biệt tăm. Quá đau khổ, cụ đã té ngã và bị liệt. Người ta đưa cụ vào nơi hẻo lánh này để chờ chết. Từ đó đến khi anh thanh niên tập sự kia gặp cụ, cũng đã mười năm…
>
> Mười năm cô đơn, mười năm không có dịp nói tiếng quê hương, mười năm không thân nhân, thăm hỏi, mười năm đợi chờ trong tuyệt vọng… Mười năm hay mười thế kỷ?
>
> Thời gian đằng đẵng trôi qua, mọi thứ hy vọng đã tàn lụi, cụ chỉ có một thèm khát duy nhất là một bát bún riêu nóng hổi. Chiều ý cụ, anh thanh niên kia đã lui cui tìm mọi cách để mang đến cho cụ một bát bún riêu theo như ý cụ mong muốn. Cụ đã vui mừng chầm chậm cho một tí mắm tôm vào tô bún, chầm chậm thưởng thức hương vị của bát bún riêu, như thưởng thức một phần đời người đang chết dở mà được sống lại.
>
> Anh thanh niên không quen biết kia đã trở lại vài lần rồi vì công việc mới phải đi xa, nhưng anh hứa sẽ đến thăm cụ bất cứ khi nào tiện dịp. Rồi một ngày, anh nhận được tin báo của nhà hưu dưỡng: ông cụ đã qua đời, đúng ra là đã may mắn chấm dứt được cuộc sống đau khổ, buồn bã, cô đơn mà cụ đã phải gánh chịu nhọc nhằn trong nhiều năm qua. Thằng con trai của cụ, không biết lúc ấy ở đâu, nếu có vợ con, thì đứa bé cũng trên mười tuổi, và mỗi khi đến ngày Từ Phụ, chắc thằng con bất hiếu bất mục, vô ơn, khốn nạn ấy, lại nâng ly rượu đầy ắp, cười đùa vui vẻ khi nghe đứa bé nào đó chúc mừng “Happy Father Day, Dad!”
>
> Hình ảnh người cha bất hạnh không phải là thiếu ở đâu đây. Hãy đến nhà hưu dưỡng ở Garden Grove, gần Trung Tâm Thủ Đô Tị Nạn này, sẽ thấy ngay một cụ ông trên 70 tuổi, còn nhanh miệng lắm, nhưng ngồi trên xe lăn mà nếu thấy ai có lòng, thì thế nào cũng nhờ “Ông ơi! Ông đẩy xe tôi ra bến xe Cần Thơ đi ông! Thằng con tôi nó đang đợi ở đó!” Rồi ông cụ giục “Nhanh lên! Nhanh lên! Kẻo nó không chờ nữa!” Và sau khi được đẩy ra tới cửa, thì ông cụ giơ tay, ngừng lại. “Đây rồi! Bến xe Cần Thơ đây rồi! Ông chờ tôi một tí nhé!” Người đẩy xe thế nào cũng nghẹn ngào, nghe nước mắt trong lòng đang chẩy xuống lặng lẽ. Con của cụ đâu cả rồi? Những đứa trẻ ngày xưa mà ông bồng bế, xi ỉa, tắm rửa, lau mặt, dậy cho nó đánh răng, dậy cho ngồi bô, ngồi cầu tiêu, dắt tay đi học… Những đứa trẻ hớn hở nhìn những quần áo mới mà bố chúng mới mua cho, ngày lễ, ngày Tết, bố con tung tăng trên đường phố Cần Thơ, hay ra bến Ninh Kiều hóng gió, mua cho con một quả bong bóng, một cây kem… Những đứa trẻ mà khi vượt biên còn đỏ hỏn, hay đã bắt đầu lớn, nhưng sợ hãi lo lắng thì nhiều, chỉ biết bám vào tay bố như một chỗ tựa nương duy nhất trong đời. Chúng nó bây giờ ở đâu? Bố chúng vẫn đợi chúng ở bến xe Cần Thơ ngay tại thủ đô tị nạn đấy…
>
> Hãy vào trong nhà già này, thấy một cụ già ngồi trên xe lăn, không còn nói được, chỉ còn ánh mắt và hai bàn tay xếp những chữ A, B,C thành câu: “Ông bà đến chơi, tôi vui lắm!”
>
> Cụ ông ngày xưa cũng đã một thời thanh niên bay nhẩy tung tăng, đi học, đi chơi với đào, rồi lấy vợ vui vẻ, hạnh phúc, nhìn những đứa con lớn lên với tất cả sự thoả mãn của một người cha trọn vẹn hy sinh. Giờ đây, những đứa con ấy ở đâu? Phương trời xa xôi nào? Có một lần nhớ đến người cha đã từng ẵm bồng chúng không?
>
> Hãy đi thêm một bước nữa, để gặp một cụ chưa tới 80, nhưng chiều nào cũng thế, nhờ người đẩy xe lăn ra cửa, ngồi đó nhìn ra ngoài đường cho đến khi mặt trời lặn sau những mái nhà trước mặt, bóng tối phủ xuống âm u rồi mới chịu cho người đẩy xe vào phòng, nơi những kỷ niệm không bóng không hình chìm chìm ngập ngập, lãng đãng xa gần, những bóng hình thân yêu, người vợ tận tuỵ, mấy đứa con tung tăng chạy nhẩy, đấm đá um nhà…
>
> Hãy đi khắp các nhà hưu dưỡng hay “nhà già” này để thấy đâu đâu cũng có những người cha cô đơn, những tâm hồn kiệt quệ, mà nỗi chết gần kề không đáng sợ bằng ngày tắt hơi không người thân vuốt mắt, không có tiếng khóc nức nở nỉ non, chỉ có âm thầm vài người áo trắng, lăng xăng thu dọn cho lẹ, cho nhanh, gói ghém phủ liệm chỉ trong giây phút, rồi tống ra dàn thiêu…
>
> Thế là hết những người cha, đã có một thời oanh liệt, hoặc thương gia, hoặc quân đội.
>
> Có thể họ đã từng xông pha mũi tên hòn đạn, đã từng gào lên hai tiếng “xung phong!” rồi băng mình về phía trước. Có thế họ đã là những thầy giáo, đứng trên bục giảng, hướng dẫn tương lai cho lớp trẻ lên đường. Có thể họ là những người thợ máy, công nhân, ngày ngày đi làm đổ mồ hôi, chỉ mong về đến nhà trông thấy thằng cu Tý, cu Tèo đùa đùa giỡn giỡn, tung con lên cao và nở những nụ cười hạnh phúc…
>
> Giờ đây, chúng đang ở nơi nào? Trong những căn phòng ấm cúng, có thể chúng cũng lặp lại y hệt những cử chỉ của cha chúng ngày xưa, cũng tung con lên, đùa đùa giỡn giỡn..
>
> Hỡi những người con còn có trái tim, hãy đi và hãy đến những nơi gọi là “nhà già”, nơi chỉ có cặp mắt là sáng còn mọi vật đều tối đen…
>
> Những đêm mưa gió hắt hiu
> Nhà xiêu , dột nát dế kêu não lòng …
> Một đời vất vả long đong
> Nhưng cha cũng vẫn tay không giữa đời
> Dạy con giữ đạo làm người
> “ Lễ , nghĩa , trí , tín “ suốt đời đừng quên
> Đường đời bảo tố , rập ghềnh …
> Suốt đời con giữ không quên lời này .
…………………………………………………………………..