Tiểu thuyết lịch sử tới kịch, Nam Dao chọn điểm đứng nào?
Nguồn:nguoiviet.com- October 28, 2016
Nhà văn Nam Dao. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Du Tử Lê
(Tiếp theo kỳ trước)
Nếu “Trăng Nguyên Sơ” được coi là tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực xã hội của cõi-giới văn chương Nam Dao/Nguyễn Mạnh Hùng thì, tiêu biểu cho khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử của họ Nguyễn là bộ “Bể Dâu, Ðất Trời – Gió Lửa,” theo nhận định của số đông. (3)
Trong buổi ra mắt tác phẩm trường thiên vừa kể, khi được mời phát biểu, nhà thơ Ðỗ Quý Toàn nói:
“…Nam Dao đã đem nhân vật từ những hình tượng khô khan trong sử trở về đời thường, với các cảm xúc và suy nghĩ cận nhân tình. Nhân vật chính được Nam Dao kể là trong thập niên 1920s đã ra Bắc, tham gia Việt Nam Quốc Dân Ðảng, gặp Phó Ðức Chính, Xứ Nhu,… và 13 anh hùng Việt Quốc được Nam Dao mô tả như người thật, nóng vội,… bị Pháp đàn áp, và nhân vật chính đã gặp Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn (người sau này là bộ trưởng Công An), Nam Dao đã đi dây giữa sự kiện lịch sử và hư cấu, nhưng đầy tính lôi cuốn, hấp dẫn. Ðưa sự quan tâm độc giả lên cao khi viết về các nhân vật có thật như cụ Vũ Ðình Huỳnh (thư ký riêng của ông Hồ, thân phụ của nhà văn Vũ Thư Hiên), Bảo Ðại, Nam Phương Hoàng Hậu, Trần Trọng Kim, Trần Huy Liệu, Trần Quốc Hoàn,… Cái khó là làm cho thành người thật, làm sao vượt qua thành kiến độc giả…” (4)
Trước đó nhiều năm, cũng trong phần trả lời phỏng vấn của Mai Ninh ở Pháp, Nam Dao/Nguyễn Mạnh Hùng đã nói về bộ trường thiên lịch sử của ông như sau:
“…Tôi đang hoàn thành tiểu thuyết Bể Dâu, một trong cái bộ ba tiểu thuyết lịch sử mà hai tập đầu là Ðất Trời và Gió Lửa. Tôi nghĩ, chúng ta mỗi người phải tái tạo và chiếm hữu lại lịch sử, xếp đặt những sự kiện thế nào để nhận biết sai trái, hiểu ra những nghịch lý, và định hình những chuyến tầu nhỡ trong quá khứ. Tất cả những động não đó là nhằm xây dựng một cách nhìn tương lai, mong sao cho tương lai không mịt mù như những ngày xưa khốn khó… Chủ yếu là phải đặt lại một số vấn đề văn hóa, và đi đến tận cùng, thôi để tầm nhìn chính trị ngắn hạn chi phối!…” (Nđd)
Quan niệm “…phải đặt lại một số vấn đề văn hóa, và đi đến tận cùng, thôi để tầm nhìn chính trị ngắn hạn chi phối!…” của họ Nguyễn, không chỉ khuôn định trong tiểu thuyết lịch sử. Nó hiện diện cùng khắp cõi-giới văn chương họ Nguyễn. Luôn cả thoại kịch.
Trong tác phẩm “7 Vở Kịch,” ngay phần dẫn nhập một số kịch bản, Nam Dao/Nguyễn Mạnh Hùng, cho thấy Nguyễn cũng chủ tâm đi đến “đi đến tận cùng…” Ðồng thời ông còn cho thấy nỗ lực đổi mới hình thức bộ môn nghệ thuật ấy. (5)
Thí dụ, trước khi bước vào vở kịch nhan đề “Ta Xô Biển Lại…,” trong lời ngỏ, ông viết:
“Kịch bản này đẻ ra từ nắng gió Hội An cuối năm 1998.
“Thời gian đó, miền Trung gió bão liên miên một tuần liền, vùng Quảng-Ðà thiệt hại nặng nề, đường nối Hội An và Ðà Nẵng bị lụt lội, nước ngập lắm nơi đến ngang vai. Trước thiên nhiên, con người nhỏ bé lại, nhẫn nhục hơn, nhưng vẫn quyết liệt sống còn.
“Sống còn đòi hỏi con người cưu mang lẫn nhau. Từ mảnh đất cưu mang đó, tình yêu có cơ nẩy mầm…”
Tương tự, trong lời nói đầu trước khi vào vở “Kịch Câm,” tác giả khai thác đề tài những cảnh đời nơi nghĩa địa, ít được đề cập. Ðó là một thoại kịch mà, tâm bão là một phần hiện thực xã hội khuất, lấp. Một thứ “xã hội” bị gạt ra bên lề xã hội…
Nam Dao viết:
“… Số người lăn lóc trong những túp lều trong nghĩa địa có đủ hạng, đủ thứ, đủ cỡ, đủ tuổi, nhưng tựu trung họ chia nhau chỉ một cái chữ bần cùng, tĩnh từ (hay gọi là trạng từ cũng được) chỉ ra số phận của họ. Cư ngụ giữa những nấm mồ, họ giở lều ban sáng. Ðêm đến, họ dựng lại. Dần dần họ mất tên họ nhưng có đất, trở thành nào là Bà già mồ Vũ Văn Trọng. Cha què mả bà Lưu Thị Hai. Con nhỏ gò Quách Văn. Tên người chết thế là thành địa chỉ. Rồi riết, họ kêu nhau bà già mồ Trọng. Cha què mả Hai và v.v… Từ đó đất ai nấy ở chứ không còn cái cảnh tranh nhau chỗ cao chỗ thấp, chỗ bị nước ngập, chỗ khô, chỗ có bóng râm, chỗ thì chỉ nắng. Trật tự của hình thức tư hữu đó đôi khi bị đảo lộn vì có những kẻ đói khổ ở đâu ở đầu tràn đến nhập cư. Và giữa những người bần cùng chẳng còn gì để mất – kể cả tên tuổi, quá khứ và những giấc mơ dang dở – sự khoan nhượng dẫu không hẳn tự nhiên nhưng cũng dễ dàng hơn đối với ‘bọn nó.’
“Trong mớ ngôn từ ở đây, ‘bọn nó’ không phải là cư dân của nghĩa địa, ‘bọn nó có tên có tuổi, có nghề nghiệp nhà cửa. Các bạn và tôi đều thuộc bọn nó cả…” (Nđd).
…..
Rải rác trong tất cả 7 vở thoại kịch của Nam Dao/Nguyễn Mạnh Hùng, người đọc (xem) sẽ được (phải) đối diện với không ít với những bi kịch – – Tựa những va, đập xốc, buốt, dội lại từ vách tường phẳng lặng, vô cảm của hiện thực đời thường. Tôi rất thích một số độc-thoại của người đàn bà trong vở “Tình Phụ” của Nguyễn. Nó là hai mặt của đồng tiền con vật người. Nó là hai cực đen/trắng của một kiếp nhân sinh… (Mặc dù một số lời thoại phản ảnh tư-chất tác giả, nhiều hơn nhân vật):
“Màn mở.
“Ðèn bật sáng trưng. Trên sân khấu, vô số những quả bóng màu trắng và đen, quả to quả nhỏ như những tinh cầu. Thổi không khí, làm gió, những quả bóng chao nhẹ, lững lờ. Thình lình đèn tắt. Nhạc cất lên rất thê thiết (đơn tấu đại hồ cầm, chủ yếu tìm thanh âm trầm mặc). Ðèn sáng dần. Nhân vật là một người đàn bà trung niên, quần áo xộc xệch, tóc xõa, đứng bất động giữa sân khấu trước một cái micro bằng sắt, sáng lóa. Thình lình:
“Người đàn bà (thét):
“-Cứu tui với! Trời đất ơi…
“Ðèn tắt ngúm. Nhạc vút lên thật cao, rồi lắng xuống. Và đèn lại mở, sáng dần, huyền hoặc. Người đàn bà nắm micro, nhìn trừng trừng vào, gằn giọng:
“-Sao zậy? Anh nói yêu tui, sao anh lạnh như sắt như thép thế này? Anh là kim khí… Thế thì… Hay anh giả bộ lạnh lùng? (Ðứng xáp lại, ôm micro vuốt ve) Anh ơi, em nè… (áp ngực vào micro). Anh có thấy cơ thể em đang nóng rần lên đấy không? Vẫn là em nè, anh có nhớ chớ? (vuốt ve micro)… Trời đất, cương cứng vầy… Cái đêm hôm đó, cũng zậy… (mơ màng) nó zô, em đau mà đâu dám la, mắc cỡ thấy mồ… Em cắn răng, nhắm mắt, thấy mình thành đại dương để mặc anh vỗ như sóng vỗ. Trời gió (ngước nhìn). Nhưng trời xanh và cao, mây dập dìu thành chim vỡ tổ, bay về bốn hướng, cánh đập lùa ra phía sau những sợi tơ trắng lững lờ. Em chao đi như nước, cuộn lấy anh, mặc anh ấp ủ, ôm ghì, cắn cấu vào vai, vào tay. Thở hồng hộc như đánh nhịp cho những con thằn lằn tắc lưỡi trên những cái kèo vắt qua đêm (…).
“Nhạc nổi lên, tiếng hát trẻ thơ văng vẳng ‘bóng trăng trắng ngà, có cây đa to…’ Ðèn bật sáng, người đàn bà ngồi, tóc vén lên, khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ:
“-Thời đó, mình chút xíu à (giọng con nít)… nhỏ như mấy con gà con vàng óng, miệng chiêm chiếp kêu, lăng quăng chạy theo gà mẹ (đứng dậy, khom người bắt chước mấy con gà). Cha chả…zuuii…thiệt. (miệng kêu chiêm chiếp). Trong sân, trời nắng tươi. Con chó bị xích gầm gừ (cong cớn). Nhưng tao khôn lắm kìa (tay xua chó), tao hổng thèm lại gần mày đâu chó ơi! Có sợ là sợ con mèo đen thui hàng xóm. Mèo à! Tao có là chuột đâu mà mày rình…” (Nđd).
Tuy nhiên, nếu phải chọn một trong những thể loại văn xuôi của Nam Dao, tôi sẽ chọn “bút ký” của ông. Với tôi, ở thể loại này, Nguyễn có khá nhiều trang, đoạn như tùy bút, rất thơ.
Du Tử Lê
(Còn tiếp một kỳ)
——
Chú thích:
(3) Bộ tiểu thuyết lịch sử “Bể Dâu, Ðất Trời – Gió Lửa,” ấn hành lấn thứ nhất bởi NXB Văn Mới, California, 2007. Người Việt Books, California tái bản 2015.
(4) Trích nhật báo Việt Báo (Hoa Kỳ), ngày 11 tháng 2, 2015. (Nguồn Wikipedia-Mở)
(5) Tác phẩm “7 Vở Kịch” của Nam Dao do nhà Thi Văn tái bản tại Hoa Kỳ, 2015.
…………………………………………………..
Xu thế ‘ghét người Hoa’
Nguồn:nguoiviet.com- October 2, 2016
(Hình minh họa: Guang Niu/Getty Images)
Tạp ghi Huy Phương
Hình như từ khi có người Việt thì đã có người Hoa rồi.
Theo sử sách Trung Quốc thì Việt cũng từ Hoa mà ra, từ Trung Quốc di cư về Nam, hoặc là người Minh là những kẻ thua cuộc, lánh nạn nhà Thanh mà ồ ạt đến Việt Nam.
Chẳng lấy làm lạ, không ở đâu là vắng bóng người Hoa, đến đỗi người ta nói: “Ở đâu có khói, thì ở đó có người Hoa!” Và ở đâu, họ cũng làm nghề buôn bán, từ lớn như một cửa hàng tạp hóa hay vải vóc, đến một xe mì gõ, một gánh chè “lục tào xá,” gánh ve chai hay một bình lạc rang. Thời thơ ấu, ở một tỉnh nhỏ miền Trung, tôi vẫn thường nghe cha mẹ nói đến việc người Hoa buôn bán ngay thẳng, không gian lận, giả dối, biết giữ chữ tín.
Người Việt Nam, tuy vì hoàn cảnh xã hội, phải sống chung với các sắc dân khác, nhưng không bỏ dược tinh thần kỳ thị, có khi mình không hơn ai nhưng vẫn tỏ ra lòng khinh rẻ người khác. Tây Mỹ hay dân tộc thiểu số đều được gọi bằng “thằng,” thằng Tây, thằng Mỹ, thằng Mọi “cà lơ.” Đen thì ví là “cột nhà cháy,” trắng thì gọi là “bạch quỷ,” mũi người ta cao hơn mình thì gọi là “thằng mũi lõ.”
Đối với người Hoa, dù đã sống đời trên đất Việt từ lâu, vẫn bị gọi là Chú Chệt, Ba Tàu. Cứ nhìn qua các thành ngữ hay văn chương bình dân, chúng ta thấy người Việt ít có lòng tôn trọng đối với người Hoa. Nói bậy thì gọi là “nói Tiều nói Quảng,” tử tế, đàng hoàng thì bị chê là “quân tử Tàu,” nói loanh quanh thì bị cho là “vòng vo Tam Quốc,” trước sau bất nhất thì bị coi là “đầu Ngô, mình Sở,” mỉa mai hơn nữa là thành ngữ “dáo Tàu đâm Chệt…”
Tuy vậy, gần cả thế kỷ nay, lớn lên tôi chưa nghe ai nói đến chuyện ghét Trung Quốc.
Cách đây một thế kỷ, người Hoa ở Việt Nam còn nói tiếng Hoa, giữ phong tục của họ như tục phụ nữ bó chân, đàn ông đuôi sam. Tuy có buôn bán sinh hoạt với người Việt nhưng người Hoa có hệ thống sinh hoạt cộng đồng riêng biệt chặt chẽ, như bang, hội, có trường học, rạp hát, đình chùa mang bản sắc Trung Hoa, các bảng hiệu, tiệm buôn mang đầy chữ Hán.
Ở trên cùng một đất nước, chịu bao nhiêu nghịch cảnh chiến tranh, bom đạn, chia lìa, tôi thấy chẳng bao giờ ghét người Hoa.
Bản sắc người Hoa ở Việt Nam phai nhạt dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, khi chỉ một tháng sau ngày nền Cộng Hòa được thành lập, thủ tướng đã ban hành Dụ số 10, tiếp theo sau đó là Dụ số 48 quy định về Bộ Luật Quốc Tịch Việt Nam. Trong đó, điều 12 ghi rõ: “Tất cả những ai gốc Hoa sinh ra ở Việt Nam đều bắt buộc phải nhập Việt tịch, để được có quyền lợi và nghĩa vụ của công dân Việt Nam, hoặc nếu không chịu nhập tịch thì có thể xin hồi hương (về Đài Loan) trước ngày 31 Tháng Tám, 1957.” Điều này có nghĩa là từ đây, người Hoa cũng phải đóng góp xương máu để bảo vệ miền Nam.
Người Hoa phải Việt hóa tên họ, kể cả bí danh, trong những văn kiện chính thức. Tên hiệu các cơ sở thương mại, văn hóa, phải được viết bằng Việt ngữ.
Dụ 53 chỉ định chín nghề huyết mạch của nền kinh tế, mà ngoại kiều, hay các hội xã, công ty ngoại quốc không được hoạt động.
Phản ứng lại, các thế lực Trung Hoa trong và ngoài nước tẩy chay sản phẩm Việt Nam, và cả hàng hóa Mỹ ở Việt Nam, người Hoa ồ ạt rút hết tiền ký thác trong các ngân hàng, đồng tiền Việt Nam bị mất giá thị trường chứng khoán Hồng Kông, Hồng Kông từ chối nhận 40,000 tấn gạo mặc dù đã ký hợp đồng từ trước.
Không phải riêng Việt Nam, tại các nước Đông Nam Á, người Hoa ở đâu cũng dùng sức mạnh đồng tiền để thao túng thị trường, chuyên hối lộ và khuynh đảo các viên chức hành chánh tham nhũng, đóng thuế cho cả hai bên để thủ lợi và được yên thân.
Đến cuối năm 1974, người Hoa ở miền Nam Việt Nam kiểm soát hầu hết các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện… và gần như độc quyền thương mại, xuất nhập cảng.
Tuy vậy, cuối cùng người Hoa cũng thúc thủ, dần dần đồng hóa với người Việt, nhiều người gốc Hoa, nhưng không nói nổi một câu tiếng Tiều, tiếng Quảng.
Người Hoa tại Việt Nam trở thành công dân Việt, được gọi là “người Việt gốc Hoa” từ đó cũng làm bổn phận công dân, đóng thuế, đi lính. Trong cuộc chiến chống Cộng Sản họ bị động viên ra chiến trường, tuy người Hoa có nhiều “lính ma, lính kiểng,” nhưng cũng cùng hoàn cảnh, không thấy ai ghét người họ.
Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, khi Việt Cộng chiếm miền Nam, Chợ Lớn là nơi tập trung nhiều người Hoa, một sớm một chiều, họ giương cờ đỏ Trung Quốc rợp trời, thời VNCH họ là người Hoa Đài Loan, thời Cộng Sản vào miền Nam, họ người Hoa Đại Lục, thì phải treo cờ Trung Quốc, hy vọng sẽ được chính quyền Bắc Kinh bao bọc.
Sợ lòng dạ Trung Quốc, và lực lượng người Hoa ở Chợ Lớn, coi như đạo quân thứ năm, và những người trong ruột con ngựa thành Troie, cuối cùng, cờ Trung Quốc phải được dẹp bỏ, người Hoa, nhất là tại Chợ Lớn, phải chịu chiến dịch trưng dụng tước đoạt tài sản của người giàu có, bắt bớ, cầm tù họ, mệnh danh là công cuộc “cải tạo công thương nghiệp” của những người thắng cuộc. Người Hoa cũng như người Việt ở miền Nam đã chịu ba lần đổi tiền tàn độc, vơ vét hết tài sản, trở thành trắng tay. Việt Cộng cũng dẹp hết tổ chức bang, hội của người Hoa. Cho đến năm 1978, khoảng 30,000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa bị quốc hữu hóa, 250,000 ngàn người Hoa chạy sang Trung Quốc, năm 1979, qua biên giới phía Bắc, chúng ta gọi sự kiện này là nạn kiều. Người Hoa bị ép buộc trở về Trung Quốc, mặc dù cha ông họ qua Việt Nam đã nhiều đời, sinh đẻ ở đây, không còn liên lạc với dòng họ bên Trung Quốc, không biết tiếng Hoa, làm sao để trở về được, nhiều người thất vọng, tự sát.
Trước năm 1975, chúng ta có phiền hà chuyện người Hoa thao túng kinh tế miền Nam và mua chuộc nhiều quan chức trong chính phủ, nhưng thực tế không ai thù ghét họ, và sau năm 1975, họ cùng người Việt ở miền Nam là nạn nhân của Cộng Sản Bắc Việt. Họ cùng bị tù đày, phân biệt đối xử, cùng nhau xuống tàu vượt biển, nên cũng chẳng ai ghét người Hoa. Ở trong nhà tù Cộng Sản, chúng tôi gặp nhiều người gốc Hoa thuộc diện “phục quốc,” cũng không thiếu anh em người Hoa trong quân đội, đảng phái phải chịu cảnh tù đày.
Nhưng 40 năm qua, tình hình thay đổi rất nhiều, Trung Quốc, một kẻ đàn anh từng ra ơn cho Việt Cộng, từ xe tăng, súng đạn đến đôi dép râu, bánh lương khô, không thể nào để cho đất nước này thoát khỏi vòng tay của chúng, thường xách mé, miệt thị Việt Nam Cộng Sản là kẻ vô ơn, cần cho một bài học. Đảng Cộng Sản ngày nay không đủ sức mạnh, không có sự liên kết nào có thể đương đầu, không có trí tuệ, tỏ ra hèn nhát, quỵ lụy, để mất đảo, cho thuê đất thuê rừng với giá rẻ như cho không. Đảng Cộng Sản Việt Nam bị Trung Quốc lấn lướt, ngư dân bị đốt tàu, làm nhục, giới quân sự cũng bị đe dọa tránh xa vùng đất Trung Quốc chiếm cứ. Ngay cả trong hải phận của Việt Nam, người Hoa vẫn chủ động lấn lướt coi như đó là sân sau của chúng, coi dân Việt như như đứa con hư, một loại “nghịch tử” đòi phải “hồi đầu!”
Mặt khác, hàng hóa, thực phẩm Trung Quốc đầu độc cả thế giới, và nông dân Trung Quốc có tiền, thời mở cửa, đã gây ra một làn sóng du lịch vô văn hóa, từ cái ăn, đến cái ỉa, làm cho thế giới khinh miệt, coi rẻ. Người Việt trong nước và cả hải ngoại, trước tình thế này không làm sao tránh khỏi xu thế “ghét Hoa.”
Bản chất của mỗi con người từ lúc sinh ra không phải xấu, như nước từ nguồn hay nước sông biển. Xấu là vì nước đó nằm trong chai Trung Quốc hay lọ Việt Nam. Vì sao ngày nay, người ta ghét người Hoa và xem thường người Việt, câu trả lời rất đơn giản.
Ghét hay thương là chuyện của con tim và cả lý trí, nhưng hèn đến đỗi một tướng cầm quân mà “so vai rụt cổ” cho rằng: “Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc,” thì dân tộc này chắc chắn thuộc loại hèn hạ, chẳng ra gì!
Người Hoa, dưới sự phán xét của bạn, họ có đáng ghét không?
…………………………………………………………
Việt Nam Cộng Hòa vẫn trong tim người Việt
Nguồn:danlambao.com- Dân Làm Báo
Việt Nam Cộng Hòa vẫn trong tim người Việt
Nguyên Thạch (Danlambao) – ĐCSVN sẽ tự tuyên bố giải thể toàn bộ và một thể chế mới hoàn toàn không dính dáng gì đến chế độ cũ hầu phác họa cho một tương lai thuận lợi hơn cho đất nước và dân tộc là thoát nạn. Biết rằng sẽ có nhiều người cho rằng: Với cộng sản độc tài mà ước mơ như vậy thì chẳng khác nào một đứa trẻ con thì tôi xin được tâm sự rằng: Chuỗi khổ lụy muộn phiền khi nhìn quê hương và dân tộc bị xóa sổ, đôi khi tôi mơ ước được làm một đứa bé thơ để tâm tư không bị dằn vặt đớn đau nhiều. Triệu triệu người hãy khẩn khoản đứng lên nêu ý chí vững mạnh xóa tan đảng cùng nhà nước hiện hành để thiết lập nên một thể chế mới có đầy đủ Tam Quyền Phân Lập, một chế độ lấy Độc Lập, Tự Do, Nhân Bản, Dân Chủ và hưng thịnh làm kim chỉ nam trong mọi đường hướng vận hành quốc gia.
*
Chào cờ Việt Nam Cộng Hòa và hát Quốc ca là những sự việc bình thường ở hải ngoại đối với những người còn nghĩ đến Tổ Quốc thân yêu, một nền Nhân Bản, Tự Do và Dân Chủ của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH. Nhưng điều đó sẽ không xem là bình thường đối với những người đang còn ở trong một đất nước mà độc tài toàn trị đang ngự trị. Việc làm này có thể được xem là “Âm mưu lật đổ chính quyền” mà đảng cộng sản thường rêu rao đe dọa theo điều 88 của Bộ luật Hình sự. Từ đó, hành vi này có thể bị tù giam tối đa là 20 năm.
“Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.” (1)
Bất chấp mọi nguy hiểm từ điều luật và hình phạt vô lý do ĐCSVN tự biên diễn, nó ngược lại với những quyền căn bản của con người, ngày 26 tháng Mười 2016, vào lúc 4:41′ một sự kiện khá đặc biệt là Dũng Phi Hổ, tức Nguyễn Viết Dũng cùng các anh em thuộc Hội những người yêu QLVNCH (fb.com/QLVNCH.3) đã tổ chức kỷ niệm ngày có bản Hiến Pháp tự do đầu tiên ra đời, sau này được lấy làm ngày Quốc Khánh Đệ Nhất Cộng Hòa: 26/10/1956 – 26/10/2016 tại Yên Thành, Nghệ An Việt Nam.
https://www.facebook.com/dung.nguyenviet.1906/videos/266021777132809/
Điều đặc biệt ấy mà tôi muốn đề cập hôm nay là Dũng Phi Hổ cùng các anh em thuộc Hội những người yêu QLVNCH đã bất chấp mọi hiểm nguy để đứng ra tổ chức một buổi lễ mà dưới góc nhìn của tôi là một buổi lễ vừa tưởng niệm, vừa nêu rõ ý chí cũng như lý tưởng của mình, trong khi các em không hề có bất cứ sự dính dáng gì đến Việt Nam Cộng Hòa và chính bản thân các em đã sinh ra, lớn lên, cũng như đã tham gia vào hệ thống giáo dục dưới các mái trường của CNXH. Câu hỏi được đặt ra trong tôi: Có phải các em đã nhận ra VNCH là một thể chế với đầy đủ Tự Do, Nhân Bản, Dân Chủ và phú cường?. Cũng như ước muốn rằng các em cùng toàn dân Việt Nam phải được sống và phục vụ một chế độ tốt đẹp như vậy?.
Xa hơn nữa, tuổi trẻ VN trong thời đại tin học hôm nay giúp họ có thể tiếp cận được những ưu điểm, những gì tốt đẹp của cơ chế tự do đầy trách nhiệm và tình thương đó thì thiết nghĩ rằng đa số trong họ sẽ muốn sống và làm việc trong một chế độ như đã nêu. Cho nên những hình ảnh của một xã hội nhân bản của miền Nam trước đây cùng cương lĩnh của thể chế tự do này nếu được lớp người đi trước truyền bá thêm cho kho dữ liệu trở nên phong phú rộng khắp hơn nữa để những hình ảnh đến được với lớp trẻ càng nhiều càng tốt.
Với hiện tình cực kỳ bi đát, cực kỳ thê thảm của VN hôm nay, kinh tế thì lụn bại cạn kiệt mà nguyên nhân chính là do tham nhũng và hoạch định cũng như quản lý quá yếu kém, nền độc lập chủ quyền thì bị đe dọa trầm trọng, Biển Đông có nguy cơ bị mất, các đảo thuộc chủ quyền của đất nước đã bị cướp trắng trợn, biên giới theo 6 tỉnh dọc biên thùy bị xâm thực, đất liền thì tràn ngập các căn cứ quân sự trá hình, các phố sá và người Tàu thì đầy dẫy như quân Nguyên. Đứng trước những tình huấn vô cùng nguy cập này, trước nhất thú thật, trong tôi có lóe lên một tia hy vọng rất mong manh, rất hảo huyền rằng:
1- ĐCSVN sẽ tự tuyên bố giải thể toàn bộ và một thể chế mới hoàn toàn không dính dáng gì đến chế độ cũ hầu phác họa cho một tương lai thuận lợi hơn cho đất nước và dân tộc là thoát nạn. Biết rằng sẽ có nhiều người cho rằng: Với cộng sản độc tài mà ước mơ như vậy thì chẳng khác nào một đứa trẻ con thì tôi xin được tâm sự rằng: Chuỗi khổ lụy muộn phiền khi nhìn quê hương và dân tộc bị xóa sổ, đôi khi tôi mơ ước được làm một đứa bé thơ để tâm tư không bị dằn vặt đớn đau nhiều.
2- Triệu triệu người hãy khẩn khoản đứng lên nêu ý chí vững mạnh xóa tan đảng cùng nhà nước hiện hành để thiết lập nên một thể chế mới có đầy đủ Tam Quyền Phân Lập, một chế độ lấy Độc Lập, Tự Do, Nhân Bản, Dân Chủ và hưng thịnh làm kim chỉ nam trong mọi đường hướng vận hành quốc gia.
Với bàn tay sắt của một đảng tôi tớ hung bạo, với sự bao vây trùm khắp của Tàu cộng, với sự thờ ơ vô trách nhiệm trong vũng lầy của sợ hãi… Cả hai tiêu đề nêu trên, có phải chăng là những hy vọng hảo huyền không tưởng?. Thế thì chúng ta phải làm sao?.
Tôi không là Luật gia, cũng không là một người quá phong phú về tiền bạc nhưng tôi nghĩ rằng quí vị Trí thức, Hội vận động, các Chính trị gia, Hội Luật sư có thể chuẩn bị những dữ liệu làm nền tảng cũng như chỗ dựa cho những tiến trình vô cùng cần thiết, làm hậu thuẫn cho những khả dĩ có thể xảy ra trong tương lai. Đừng để bị động khi nước đến chân mới nhảy.
Đảng CSVN nên biết rằng: Khi đảng và nhà nước không còn tồn tại thì mọi liên quan giữa đảng, nhà nước VN với Trung cộng hay Nga Sô sẽ không còn tồn tại.
Một chế độ mới hoàn toàn độc lập và không liên hệ gì với chế độ cũ thì mọi “ân nghĩa” “nợ nần” gần ngàn tỷ USD, cùng những ký kết với nhau trong âm thầm đều trở nên vô hiệu vì chế độ mới trên mặt pháp lý không vay cũng chẳng mượn.
Một chế độ mới sẽ dựa trên chứng cớ lịch sử mà sở hữu lại những gì thuộc chủ quyền quốc gia VN mà thế lực bành trướng Tàu cộng đã chiếm đóng bất hợp pháp qua phân xử của Tòa Án Quốc Tế.
Hôm nay, bài viết này nhằm ghi nhận tinh thần của Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) cùng các em trong “Hội những người yêu QLVNCH”. Cảm ơn tuổi trẻ Việt Nam. Chúc vững tiến trên con dường tốt đẹp mà tuổi trẻ Việt Nam đang đi.
28.10.2016
Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com
…………………………………………………………….