1.Nhà văn Nguyễn Đạt-Kỳ 3(DTL)2.Bob Dylan,giải Nobel văn chương-Bài I+II(Thụy Mi/RFI)3."Mưa cực đoan"(Văn Quang)

 Tính khách quan trong truyện ngắn Nguyễn Ðạt
Nguồn:nguoiviet.com-October 14, 2016


Từ trái sang, ngồi: Phù Hư, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Nguyễn Viện, Nguyễn Ðạt. Ðứng: Một nhà báo tự do, Nguyễn Quốc Thái và Trần Tiến Dũng. (hình:nhanquyenchovn.blogspot.com)

Du Tử Lê

(Tiếp theo và hết)

Trong số hàng trăm truyện ngắn của Nguyễn Ðạt, có một truyện ngắn, với ông, như một thành tựu đáng kể. Ðó là truyện “Ðại Hồ Cầm.” Trong lần gặp lại nhau, gần đây, Nguyễn nhắc tới “Ðại Hồ Cầm,” với lời khen của cố nhà văn Thanh Tâm Tuyền – – Như một kỷ niệm lớn, trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa của Nguyễn. Mới đây, tôi gặp kỷ niệm lớn của Nguyễn, một lần nữa, khi đọc phần trả lời của Nguyễn, trong cuộc phỏng vấn do nhà văn Lý Ðợi thực hiện:

“…Khi Joseph Huỳnh Văn, thi sĩ, người bạn tri âm tri kỷ của tôi chủ trương một tập san văn chương, anh thúc giục tôi viết truyện ngắn, chuyên về truyện ngắn cho tập san, tôi bắt đầu chuyên chú viết truyện ngắn, viết cho mỗi số (cách nhau từ 1 tới 2 tháng). Truyện ngắn ‘Ðại Hồ Cầm’ xuất hiện ở đây. Báo ra được 1 ngày, ông Thanh Tâm Tuyền đọc ngay truyện ngắn của tôi. Từ trường Cao Ðẳng Quốc Phòng, ông gọi điện thoại đến chỗ tôi (Cục Tâm Lý Chiến) nhiều lần trong ngày (vì tôi đi đâu đó ngoài trại), nhắn tôi hết giờ làm việc ra cà phê vỉa hè đường Gia Long. Tôi nghĩ có chuyện gì. Ông cười rất vui: ‘Có chuyện gì đâu, đọc cái truyện ‘Ðại Hồ Cầm’ của cậu tôi thích quá, mới nhắn cậu ra đây’. Và thêm một câu nữa của ông Thanh Tâm Tuyền, người tôi quý trọng nhất trong văn nghệ (và cả trong cuộc sống): ‘Tôi cũng muốn viết một loạt truyện ngắn như thế này’. Cái câu thêm này đã thêm sức cho tôi trong công việc viết văn…” (7)

Không có nhu cầu tìm đọc “Ðại Hồ Cầm”; nhưng trong số 3 tập truyện ngắn Nguyễn Ðạt, có trong tay, tôi chú ý tới truyện “Khởi sự từ điểm X.” (8)

Với tôi, ngay tựa truyện “…điểm X,” là một phiếm chỉ về nơi chốn, đã cho thấy tác giả mở rộng cánh cửa tự do hình dung, cho độc giả. Nó như sự lùi xa tính chủ quan, áp đặt của Nguyễn Ðạt. Ðiều vốn ít thấy nơi dòng chảy văn xuôi trước đây.

Với chủ tâm phiếm chỉ, bước vào chuyện, tác giả cũng không xác định thời gian, bối cảnh, nhân vật… Nguyễn viết:

“Năm của ban nhạc Carpenters (*). Khung cảnh màu xanh. Màu xanh ngây của các thứ lá non đang sẫm đi, dần dần đồng nhất với màu xanh của toàn thể. Chúng dịch chuyển, dàn hàng ngang. Chúng bất động, giống tấm phông cảnh. Xa hơn hết của tấm phông cảnh là dãy núi, thung lũng sương mù.

“Bỗng dưng tôi ở đây. Những người đồng hành, chiếc xe, bây giờ ở đâu tôi không biết. Hiển nhiên ở đâu đó, trong khu vực bị bao vây, như lời bàn tán lúc xe ngưng. Tôi cũng không biết về điều ấy. Dù sao cũng thấy được, khu vực bị bao vây trong thứ bóng tối mỗi lúc thêm dày đặc.”

Câu chuyện diễn biến nhanh, (nhưng không có nút thắt, hoặc ứa hẹn cao trào), dẫn tới cuộc đối thoại giữa nhân vật xưng “tôi” với một thanh niên (có thể là bất cứ ai), hiện ra, như tình cờ của định mệnh hàm hỗn, bí, ngụy:

“Anh ta bỏ ngang cuộc hành trình, xuống xe ở thị trấn có nhiều đá tảng, to bằng những ngôi nhà lớn nhỏ, chồng chất lên nhau. Tôi hỏi anh ta: ‘Vậy là những dự tính đã gãy đổ?’ Anh ta cho tôi hiểu hoặc chỉ muốn trấn an tôi: ‘Không sao cả, bạn ạ. Tôi có lý do riêng của tôi, còn bạn vẫn có cái để tin tưởng’. Khi anh ta nói vậy, tôi bắt đầu hoang mang. Nhưng tôi không tìm được lý do ở lại thị trấn có nhiều đá tảng. Ít nhất anh ta đã từng sống ở đây.

“Tôi đứng trơ cục trong bóng tối. Những đốm sáng thảng hoặc phía xa.Tôi phải đi tới một chỗ có người hay chút ánh sáng, xem lại vài thứ mang theo. Tôi vấp vào ai đấy, cùng lúc tôi nghe tiếng kêu đau đớn. Người ấy, tôi chưa nhìn rõ mặt, tiếng nói rất trẻ: ‘Ông đi thứ giầy gì mà cứng vậy?’ Lần này, tôi thấy rõ gương mặt người ấy, một thanh niên.”

Thêm một nhân vật xuất hiện. Tuy Nguyễn cho biết: “…Tôi thấy rõ gương mặt người ấy…” Nhưng, với tôi, nó vẫn chỉ là một thứ hình, bóng, bất định.

Cũng với ghi nhận của riêng tôi, dường như giữa nhân vật và sự vật đã có một tương tranh vị trí chính diện, (dẫu cho đó là vị trí huyễn ảo)? Hoặc, ngay nhân vật xưng “tôi” và, những chiếc bóng khác, trong truyện, cũng chỉ là những hư huyễn, nổi trôi giữa thực và, ảo trong… “thung lũng sương mù”. Vì tác giả (nhà văn) hoàn toàn vắng mặt – – tựa tính khách quan mới là tâm bão của truyện?

Ðọc gần hết nửa truyện, tôi mới thấy chút cảm xúc của nhân vật xưng “tôi,” qua tính từ kép “hoang mang” trong câu:

“Khi nghe anh ta nói vậy, tôi bắt đầu hoang mang.”

Và tính từ “kép “hốt hoảng” trong câu:

“Thốt nhiên tôi nhìn thấy mình vẫn đứng trơ cục, chợt hốt hoảng.”

Ðó là lúc nhân vật xưng “tôi” lo ngại cho sức khỏe của người thanh niên mà y vô ý đạp phải, có thể… có vấn đề, khi thỉnh thoảng anh ta lại “hai tay co lại, ôm bụng (…). Không chừng đã đứt vỡ gì đấy trong bụng…”

Tuy nhiên, ở câu văn thứ hai, tác giả không viết “…tôi thấy mình” mà: “…tôi nhìn thấy mình.” Ðộng từ “nhìn” xác định chủ-thể “tôi” (Subject), ở vị trí quan sát, trở thành khách-thể (Object), tức vật bị quan sát – – Cho thấy vai trò khách quan của truyện luôn được Nguyễn tỉnh táo, duy trì ở chính diện.

Vẫn là những thước phim câm, chuyển động nhanh, (dù có đối thoại rời rạc), câu chuyện của Nguyễn phóng tới, không cao trào, không săm soi tâm lý… (để người đọc gặp mình trong đó!); cũng không đối thoại nội tâm có từ thời Frank Kafka (đến nay vẫn còn được nhiều người ưa, chuộng). (9) Mà, Nguyễn Ðạt lại đem vào truyện của ông, một đám đông “không đồng phục,” căn nhà, chiếc túi xách có ít quần áo, cuốn sổ bọc bìa da, người con gái làm thơ tên Khánh Nhạc, cái ống vố, đôi giầy đã đổi, xấp truyền đơn (?),… như những khoảng lặng hư huyễn, trộn-rộn… (10)

Khởi từ sự kiện “đôi giầy đã đổi,” Nguyễn dẫn người đọc tới những liên tưởng mới, chưa từng thấy trong văn xuôi của chúng ta (dù khá buồn):

“…Tôi biết rất ít về cuộc chiến tranh mà anh ta đã tham dự, qua vài dòng chữ trong bức thư anh ta gửi tôi đã lâu: Không có nỗi say mê nào bằng nỗi say mê chiến tranh. Trước mặt là lửa, sau lưng là máu… Tôi hỏi: ‘Có phải nó giống như nỗi say mê của con bò tót, trước tấm khăn chói lọi? Anh ta bảo: ‘Không riêng gì con bò tót. Cả hắn nữa, tay đấu bò. Nhưng một bị thương, và một chết rồi.'”

Và, trước đấy là thơ Khánh Nhạc (nhân vật vắng mặt), trong cuốn sổ tay bìa da:

“Nàng viết nắn nót trong đó những dòng thơ cho tôi… Anh như người lính trở về không nguồn cội…”

Tôi không biết thư cũ của đàn ông đổi giầy cho nhân vật xưng “tôi” hay, thơ của Khánh Nhạc (hoặc cả hai?) đã thay thế đôi giầy cho nhân vật xưng “tôi,” chân đất “… đi ngược lại khu vực bị bao vây, như người ta nói…” – – Khi “tôi” được trả tự do, sau một ngày bị giữ “trong chiếc thùng sắt lớn”; vì xấp truyền đơn…

Rồi, bất ngờ, Nguyễn đã chấm dứt truyện của mình bằng câu:

“…Tôi sẽ gặp lại cả tấm phông cảnh”…

Cùng với sự vắng mặt của tập quán nhà-văn-như-một-Thượng-đế, trong khá nhiều truyện ngắn không có chuyện của Nguyễn Ðạt, tôi nghĩ, độc giả có thể muốn hỏi:

“Chuyện gì đây?” Hay, “Cái gì vậy?”

Tôi nghĩ, nếu có cơ hội gặp tác giả, chúng ta cũng không nên dành cho ông ta câu hỏi đó. Mà, hãy dành cho chính mình!?!

Bởi, theo tôi, đó chính là chân dung văn chương của Nguyễn Ðạt vậy. (11)

Du Tử Lê

(Calif., Tháng Mười 2016)

Chú thích:

(7) Trích Lý Ðợi: “Nguyễn Ðạt: 60 năm chưa trở về nẻo hiểm.” Nguồn: Trang mạng Tiền Vệ. (Wikipedia-Mở).

(*) Năm 1972, năm ban nhạc Carpenters xuất hiện và lừng lẫy. (Chú thích trong nguyên bản).

(8) “Khởi sự từ điểm X”, in trong “Kỷ Niệm Dã Quỳ và Những Truyện Ngắn Khác,” của Nguyễn Ðạt; do nhà xuất bản Trẻ, ấn hành tại Saigon, 2016.

(9) “Franz Kafka sinh ngày 3 tháng 7 năm 1883, mất ngày 3 tháng 6 năm 1924; là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Ðức, được giới phê bình xem như một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 (…) Albert Camus và Jean-Paul Sartre là hai trong số những nhà văn chịu ảnh hưởng bởi tác phẩm của Kafka; tính từ ‘kiểu Kafka’ (tiếng Anh: kafkaesque) đi vào nhiều ngôn ngữ Âu châu để mô tả những hoàn cảnh siêu thực như trong truyện của ông.” (Theo Wikipedia-Mở).

Tưởng cũng nên nói thêm, nhà văn Haruki Murakami, nổi tiếng trên thế giới hiện nay, cũng cho thấy nhiều truyện ông viết “kiểu Kafka”. Như “Kafka on The Shore” hay “The Wind-Up Bird Chronicle,” v.v…

(10) Tôi cố tình dùng hai chữ “trộn-rộn” với ý “trộn lẫn” và “rộn rã,” thay vì “trộn-lẫn.”

(11) Nhà thơ/nhà văn Nguyễn Ðạt, sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ông học tiểu học tại Hà Nội và Ðà Lạt; trung học và đại học tại Saigon; đã xuất bản nhiều tuyển tập thơ, truyện ngắn. Ðịa chỉ email: lieutungnguyen@yahoo.com

……………………………………………………………………..

Thứ Năm, ngày 13 tháng 10 năm 2016
Bob Dylan, ca sĩ đầu tiên đoạt giải Nobel văn chương

Nguồn:thuymirfi blogspot.com


Ca sĩ Mỹ Bob Dylan trong một buổi trình diễn.
Một ngạc nhiên lớn ! Sau thời gian chờ đợi kéo dài hơn thường lệ vì việc loan báo giải Nobel văn chương năm nay được dời lại trễ hơn năm ngoái, Viện hàn lâm Stockholm vào lúc 13 giờ trưa 13/10/2016 đã thông báo người đoạt giải : ca sĩ Bob Dylan. Đây là giải Nobel cuối cùng được trao trong năm 2016.

Ca sĩ Mỹ 75 tuổi không nằm trong số những khuôn mặt có triển vọng đoạt giải năm nay, và là ca-nhạc sĩ đầu tiên được tặng giải Nobel văn chương kể từ khi giải thưởng cao quý này được thành lập vào năm 1901. Và từ năm 1993 đến nay, Nobel văn chương mới lại vào tay một người Mỹ.

Trên đài truyền hình công SVT, nhà phê bình, thường trực ban giám khảo Sara Danius giải thích « Bob Dylan viết ra những bài thơ dành cho tai nghe », và khẳng định các thành viên đều thống nhất về sự chọn lựa này.

Được Viện hàn lâm Thụy Điển mô tả là « thần tượng », Bob Dylan vẫn đang tích cực hoạt động nghề nghiệp. Hồi tháng Năm, ông cho ra đời album thứ 37 mang tên « Fallen Angels », với những bài hát kinh điển từng được Frank Sinatra trình bày. Thật ra ông đã được đề cử lần đầu vào năm 1996, và năm 2011 cũng có tên trong danh sách cá cược những nhân vật hy vọng đoạt giải.

Năm 2015, các giám khảo đã trao giải cho nhà văn Belarus Svetlana Alexievitch, một giải thưởng được cho là mang tính chính trị, vì tác giả này dấn thân vào những vấn đề thời đại của mình – Tchernobyl, Afghanistan, và được giải Médicis 2013 với tác phẩm « Hồi kết của con người đỏ ».

Có lẽ vì vậy mà ban giám khảo năm nay không muốn trao giải cho Adonis, nhà thơ Pháp gốc Syria, là khuôn mặt thi sĩ lớn nhất trong thế giới Ả Rập hiện nay. Các tác phẩm mới nhất của ông là tiểu luận « Bạo lực và Hồi giáo », tập thơ « Jérusalem ».

Được tạp chí Le Point liên hệ, từ Bilbao, nhà thơ nói : « Tôi không nghĩ rằng sẽ được giải, vì nếu vậy sẽ là sự can đảm tột bậc – tôi chỉ trích tất cả mọi người, từ quan điểm Ả Rập đến châu Âu và Pháp ». Giải Nobel năm nay cũng không rơi vào châu Phi – nhà văn Ngugui Wa Tiong’ O, người Kenya viết bằng tiếng mẹ đẻ, vốn được coi là nhiều hy vọng.

Giải thưởng Nobel kèm theo số tiền mặt 8 triệu cua-ron Thụy Điển (822.000 euro).

………………………………………………………………………………..

 Bob Dylan và thơ trong nhạc

thuymirfi-blogspot

Bob Dylan (phải) trình diễn “Maggie’s Farm trong giải Grammy lần thứ 53 ở Los Angeles năm 2011.

FB Huỳnh Duy Lộc (Năm nay giải Nobel Văn chương được trao cho nhạc sĩ Mỹ Bob Dylan vì “đã sáng tạo những cách diễn đạt mới cho thơ theo truyền thống vĩ đại của những ca khúc của Mỹ” (for creating new poetic expressions within the great American song tradition). Bài viết ngắn này được post lại để ăn theo tin mới nhận được)

Robert Zimmerman (tên thật của Bob Dylan) hãy còn là một thiếu niên khi rời quê nhà Minnesota để đến thành phố New York vào tháng giêng năm 1961, chỉ bốn ngày sau khi John F. Kennedy nhậm chức tổng thống. Chỉ sau vài tháng, chàng trai có khuôn mặt giống như trẻ thơ và luôn đội chiếc mũ kết như nhân vật Huck Finn của Mark Twain đã bắt đầu sáng tác và tự trình bày những ca khúc có nội dung rất phù hợp với tinh thần lý tưởng và ý thức sâu sắc về chính trị vốn là đặc trưng của nhiệm kỳ tổng thống của John F. Kennedy.

Cái tên Bob Dylan đã trở nên quen thuộc với những câu lạc bộ nhạc folk ở Greenwich Village và ai cũng biết đến những ca khúc như: “Blowin’ in the wind”, “Masters of War”, “A Hard Rain A-Gonna Fall”, “The Times They Are A-Changing” – những ca khúc đánh động ý thức của cả một thế hệ về tình trạng bất công trong xã hội. Các album nhạc “The Freewheelin’ Bob Dylan” và “The Times They Are A-Changing” là những cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp sáng tác của Bob Dylan vào thời kỳ này.

Công bố giải Nobel văn chương tại Hàn lâm viện Thụy Điển ngày 13/10/2016.
Nhiều người đã coi anh như người thừa kế ca sĩ huyền thoại của nhạc folk Woody Guthrie, nhưng anh thoát ra khỏi mọi danh xưng và công thức vì ngoài những ca khúc thể hiện sự phẫn nộ trước tình trạng bất công và tinh thần thiếu khoan dung, anh còn sáng tác nhiều bản tình ca như: “Girl From The North Country”, “Don’t think Twice, It’ All Right”, “It Ain’t Me Baby”…

Giai đoạn thứ hai trong sự nghiệp của Bob Dylan bắt đầu năm 1965 qua album “Bringing All It Back Home” với những ca khúc nổi tiếng như “Maggie’s Farm”, “Subterranean Homesick Blues” và “Mr. Tambourine Man”. Thành công về thương mại đến với anh qua ca khúc “Like A Rolling Stone”. Các báo gọi anh là “Beatles Dig Dylan” với hàm ý anh là một ngôi sao nhạc rock’ n’ roll ở tuổi 24. Năm 1966, album “Blonde On Blonde” là album đôi đầu tiên của nhạc rock ra mắt, mở màn cho những chuyến lưu diễn khắp nước cùng với ban nhạc sử dụng guitar điện.

Một tai nạn xe môtô vào năm 1966 buộc anh phải nghỉ sáng tác và biểu diễn trong hai năm, nhưng sau đó anh đã trở lại với album nhạc chịu ảnh hưởng của nhạc sĩ country John Wesley Harding và hai album “Nashville Skyline” (có ca khúc nổi tiếng “Lay Lady Lay”) và “New Morning” (có ca khúc “If Not For You”) rất thành công về thương mại.

Đầu năm 1970, sau khi ban nhạc The Beatles tan rã và ban nhạc The Rolling Stones tạm ngừng trình diễn để trốn thuế, Bob Dylan cho phát hành album nhạc phim “Pat Garrett& Billy The Kid”, trong đó có ca khúc “Knockin’ On Heaven’s Door”. Sau mười năm sáng tác và biểu diễn, tên tuổi anh sáng chói hơn bao giờ hết với những ca khúc như “Forever Young” trong album “Planet Waves”, “Tangled Up In Blue”, “Shelter In The Storm” trong album “Blood On The Tracks” và chuyến lưu diễn khắp nước Mỹ rất thành công (có đến 6 triệu người hâm mộ giành nhau mua 650.000 vé của tour lưu diễn này).

Gặp gỡ tổng thống Barack Obama và phu nhân tại Nhà Trắng tháng 9/2010.
Năm 1997, Bob Dylan chứng tỏ sức sáng tạo của anh không hề suy giảm theo thời gian khi cho ra mắt album “Time Out Of Mind” giành được nhiều giải Grammy, một album mà ca sĩ Elvis Costello cho là album hay nhất của Bob Dylan. Người ta vẫn thường nói: “Muốn biết tượng đài của Bob Dylan ở đâu, người ta chỉ việc nhìn xung quanh” để thấy đã có biết bao nghệ sĩ trình bày lại những sáng tác âm nhạc của anh, từ Duke Ellington, U 2, Jimi Hendrix cho tới Stevie Wonder, Bruce Springsteen, Simon & Garfunkel, Neil Young, Billy Joel, Garth Brooks và Elvis Costello…

Nữ ca sĩ Joan Baez có nói nhạc sĩ “Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam” vì cả Bob Dylan và Trịnh Công Sơn đều là những người hát thơ giống như những nhạc sĩ hát rong thời Trung cổ và trong nhạc bao giờ cũng có thơ.

Ca khúc “Blowin’ in the wind” (Theo gió bay đi) được Bob Dylan sáng tác vào tháng Tư năm 1962 chỉ trong vài chục phút trong quán cà phê The Commons sau một cuộc tranh luận với những người bạn về đề tài chính trị đã dẫn anh tới một nhận định: Nhìn thấy sự bất công mà không đấu tranh chống lại nó có nghĩa là thỏa hiệp với nó. Ngay từ khi mới ra đời, ca khúc này đã được coi là bài hát có nội dung chống tình trạng bất công và sự phân biệt đối xử với người da đen ở Mỹ:

Ca sĩ Bob Dylan năm 1978
How many roads must a man walk down
Before you call him a man?
How many seas must a white dove sail
Before she sleeps in this sand?
Yes, an’ how many times must the cannon balls fly
Before they’re forever banned?

The answer, my friend, is blowin’ in the wind
The answer is blowin’ in the wind

How many years can a mountain exist
Before it is washed to the sea?
Yes, an’ how many years can some people exist
Before they’re allowed to be free?
Yes, an’ how many times must a man turn his head
An’ pretend that he just doesn’t see?

The answer, my friend, it is blowin’ in the wind
An’ the answer is blowin’ in the wind

How many times must a man look up
Before he can see the sky?
Yes, an’ how many ears must one man have
Before he can hear people cry?
Yes, an’ how many deaths will it take until he knows
That too many people have died?

The answer, my friend, is blowin’ in the wind
The answer is blowin’ in the wind…

Bob Dylan thời trẻ
(Bao nhiêu con đường một người phải đi qua
Trước khi bạn gọi đó là một người?
Bao nhiêu biển bồ câu trắng phải bay qua
Trước khi nó có thể ngủ yên trên bãi cát?
Và bao nhiêu lần quả đạn đại bác phải bay
Trước khi bị cấm vĩnh viễn?

Câu trả lời, bạn ơi, đang bay trong gió,
Câu trả lời đang bay trong gió.

Bao nhiêu năm ngọn núi có thể sống,
Trước khi nó bị tạt ra biển?
Bao nhiêu năm người ta phải sống,
Trước khi được tự do?
Và bao nhiêu lần một người quay đầu
Và giả vờ là anh ta chẳng thấy?

Câu trả lời, bạn ơi, đang bay trong gió,
Câu trả lời đang bay trong gió.

Bao nhiêu lần người ta phải nhìn lên,
Trước khi có thể thấy bầu trời?
Và bao nhiêu lỗ tai người ta phải có,
Trước khi có thể nghe con người khóc?
Và phải có bao nhiêu cái chết cho đến khi chúng ta biết
Rằng đã có quá nhiều người chết?

Câu trả lời, bạn ơi, đang bay trong gió,
Câu trả lời đang bay trong gió.
Câu trả lời, bạn ơi, đang bay trong gió,
Câu trả lời đang bay trong gió)

…………………………………………………….

Fwd: Sài Gòn có kiểu mưa mới : mưa cực đoan!
Kim Vu
to:…,me

>>>     Sài Gòn có kiểu mưa mới : mưa cực đoan
>>>

 Văn Quang Viết từ Sài Gòn ngày 10.10.2016
>>>           
>>>             Sài Gòn có kiểu mưa mới : mưa cực đoan
>>>
>>>            
>>>
>>>             Đây là cảnh “Mưa buồn chung cư” tôi đã chụp ngay hôm đó gửi cho bạn bè
>>>
>>>             Thật nực cười mỗi khi các quan gặp “sự cố” hay việc quá tầm tay, vượt quá sự hiểu biết của mình trở nên khó ăn khó nói, khó giải thích với người dân bèn nghĩ ra một kiểu chơi chữ mới. Cơn mưa quá lớn ngày 26/9 vượt xa thiết kế hệ thống thoát nước của TP Sài Gòn (nay gọi là TP HCM). Theo Trung tâm Chống ngập nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt như trên là do trận mưa chiều ngày 26/9 là trận “mưa cực đoan”.
>>>
>>>             Lần đầu tôi mới được nghe cái kiểu mưa ấy. Ngồi nghĩ mãi không ra mưa cực đoan là thế nào. Chữ nghĩa VN đâu có thiếu. Nào mưa rào, mưa xuân, mưa thu, mưa phùn, mưa bụi, mưa ngâu, mưa đền cây, mưa lâm râm, mưa rả rích, mưa tí tách… không biết rồi đây cứ mỗi mùa mưa Sài Gòn sẽ còn có bao nhiêu kiểu mưa nữa. Có thể là mưa lang thang, mưa đột xuất, mưa đầu đường, mưa xó chợ cho đến khi làm sập mấy cái chung cư như chung cư tôi đang ở sẽ có thứ mưa đổ chung cư.

>>>             Mưa mù trời tại Sài Gòn
>>>
>>>             Bữa đó vào buổi chiều, tôi đang nằm dài coi phim trên TV. Bỗng thấy lạnh và nghe gió rít mạnh tôi mới bật dậy nhìn qua cửa sổ. Mưa gió làm tôi nổi hứng lấy cái Iphone chụp hình cái chung cư của tôi gửi cho bạn bè, tôi gọi là “tác phẩm mưa buồn chung cư”. Ôi, cái đầu óc của tôi vẫn chỉ là anh ngồi gõ bàn phím tưởng chuyện gì cũng nên thơ. Tôi ở lầu 1 nên cứ thản nhiên nhìn mưa tơi tả chẳng ảnh hưởng gì tới tôi và nhà hàng xóm.
>>>             Nhưng chỉ một lát sau xem báo qua internet mới thấy cảnh hãi hùng của những người dân đang lặn lội ngoài đường cách nhà tôi không quá 100m.
>>>
>>>             Chuyện càng trở nên gay cấn thêm khi tất cả các phương tiện thông tin ở VN đều đưa tin chi tiết và hàng ngàn hình ảnh vể nỗi khốn khổ của người dân Sài Gòn và Hà Nội trong cơn mưa này. Điều đáng nói là người ta đi tìm nguyên nhân tại sao năm nào cũng lụt từ năm này qua năm khác… Chính quyền ở đâu? Con số mấy chục ngàn tỉ của các dự án chống ngập đi đâu rồi mà sao ngập vẫn hoàn ngập?
>>>             Vậy 20.000 tỷ đã giải ngân chống ngập đi đâu? Chả nhẽ nó cũng bị cuốn trôi theo dòng nước hay vào túi các quan?
>>>
>>>             Đi tìm nguyên nhân mới biết các quan ngày nay thua các cụ thời xa xưa.
>>>             Từ trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội, ông Lê Doãn Hợp – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam – nêu một thực tế “ngược đời”: Phố cũ, phố cổ không ngập; trong khi hầu hết các khu phố mới đều ngập và ngập dài ngày…
>>>             Trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội, chúng ta nên rút ra 3 bài học:
>>>
>>>             Một là: Phố cổ không ngập, chứng minh cha ông mình tuyệt vời.
>>>             Hai là: Phố cũ không ngập chứng tỏ người Pháp cũng đáng để ta học tập.
>>>             Ba là: Hầu hết các khu phố mới đều ngập và ngập dài ngày, khi các cơ quan chuyên môn của chúng ta hiện nay đông hơn, bằng cấp cao hơn so với cha ông, là một thực tế đáng suy ngẫm.
>>>
>>>             Đó mới chỉ là ba điều ông Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam tìm ra. Cái “thực tế đáng suy ngẫm” chỉ là cách nói “né đòn” của ông này thôi. Ông không dám nói thẳng ra là các quan nhà ta ngày nay dốt, bằng cấp đi mua, làm quan do bè cánh họ hàng kéo nhau vào làm đủ thứ dù mù tịt về chuyên môn. Cụ thể như thông tin ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, có vợ, em trai, em gái và một số người thân được cất nhắc, nắm giữ một số vị trí lãnh đạo cơ quan, ban – ngành tại tỉnh Hà Giang.
>>>
>>>             Bà Phạm Thị Hà, vợ ông Vinh, đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang.
>>>             Ba em trai ông Vinh cũng được bố trí làm lãnh đạo gồm: ông Triệu Tài Phong, Bí thư huyện ủy Quang Bình; ông Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; ông Triệu Tài Tân, Phó Giám đốc Sở Bưu chính – Viễn thông.
>>>             Em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang cũng đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
>>>             Ông Mạc Văn Cường, em rể ông Vinh, làm Phó Giám đốc Công an TP Hà Giang…
>>>             Ngoài ra, còn một số chức danh lãnh đạo khác là anh em họ hàng với ông Vinh.
>>>
>>>             Ngày 17-9, trao đổi với báo chí, ông Triệu Tài Vinh thừa nhận một số mối quan hệ của ông với lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của tỉnh là chính xác. Tuy nhiên, ông Vinh khẳng định việc bổ nhiệm các chức vụ nêu trên đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, nhà nước.
>>>
>>>             Lại cái bùa “đúng quy trình” được mang ra làm bình phong. Nếu ông không là Bí thư Tỉnh ủy thì cái sự “đúng quy trình” ném vào sọt rác. Ông là Bí thư nên chỉ cần một cái gật là đàn em giơ tay đồng ý hết. Thằng nào không giơ tay thì biết tay ông ngay.
>>>
>>>             Đó chính là nguyên nhân gây ra mọi thứ “tiêu cực”, ngu dốt, bất lực của các cơ quan nhà nước làm “tê liệt”, “rối loạn”, tắc nghẽn”, “bất lực”… trong các trận mưa “lịch sử” của Hà Nội và TP. HCM trong bao nhiêu năm qua.
>>>
>>>             Một địa danh mới
>>>             Năm nay lại vừa xuất hiện một địa danh mới đang lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm.
>>>
>>>             Cái tên Hà Lội đã có lâu rồi. Những bài ca thật và ca tếu Hà Nội, nơi “chưa mưa đã ngập” từng được gọi là Hà “Lội”, cái miền đất nhiều lần đi vào thơ ca, nhạc họa với bài ca dao đời mới :
>>>             “Ai về Hà Nội mùa mưa – Nhớ rằng không được quên mua bản đồ – Bản đồ chỗ lội, chỗ khô – Chỗ nào dùng đến ca nô, tàu thuyền – Chỗ nào nước cống duềnh lên – Chỗ nào rác rưởi phủ trên mặt đường…”.
>>>
>>>             Hà “Lội” trong nhạc phẩm “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” của nhạc sĩ Trương Quý Hải được biến tấu “Hà Lội mùa này phố cũng như sông”… đã chính thức mất ngôi vào chiều 26-9, khi một cơn mưa “khủng” trút xuống làm người dân cả thành phố nhao nhác. Thế nên Sài Gòn được gọi là “Sài Gòn ùm” có nghĩa là dân Sài Gòn nhảy “ùm” xuống đường tắm và bắt cá. Thậm chí nhạc sĩ dạy bơi ở phòng khách và y tá bắt lươn trong bệnh viện.

>>>             * Nhạc sĩ Đông Duy dạy bơi ở Phòng Khách
>>>             Tối 26/9, cơn mưa lớn đã làm nước tràn vào nhà nhạc sĩ Đông Duy (quận Thủ Đức, TP HCM). Nhân dịp này anh tự quay một đoạn video vui, dạy mọi người các kiểu bơi ếch, bơi bướm, bơi sải… ngay trong phòng khách.
>>>
>>>             
>>>
>>>             Nước tràn vào phòng khách, nhạc sĩ Đông Duy cởi áo dạy bơi.
>>>
>>>             Sau hai ngày đoạn video được nhạc sĩ chia sẻ lên Facebook cá nhân đã thu hút gần 2 triệu lượt xem, hơn 37.000 người thích và 25.000 lượt chia sẻ.
>>>
>>>             * Y tá bắt lươn trong bệnh viện Trưng Vương
>>>             
>>>
>>>             Các y tá bệnh viện vui cười khi bắt được một con lươn.
>>>
>>>             Tại bệnh viện Trưng Vương (quận 10) nước ngập qua mắt cá chân người lớn, các nhân viên y tá đã cầm túi, vui cười đi bắt lươn bơi vào khu nhà. Sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, video này lập tức đã gây chú ý cộng đồng. (Chuyện hoàn toàn có thật (mời bạn xem ảnh ).
>>>

>>>             Khôi hài hơn, anh NQC cho biết: Tôi chỉ còn 2 bộ đồ nhưng cũng đã ướt và phải ở truồng!
>>>
>>>             Khôi hài hơn là anh N.Q.C (36 tuổi, làm nghề thợ hồ) trùm chiếc mềm màu đỏ cho biết, trận mưa vào chiều 26/9 gây ngập, gần như toàn bộ quần áo của anh bị nước cuốn trôi. “Tôi chỉ còn 2 bộ đồ nhưng cũng đã ướt và phải ở truồng. Khi có người vào nhà phải lấy mềm trùm lên người cho đỡ ngại”.
>>>
>>>             8 nguyên nhân khác khiến cả nước lụt
>>>
>>>             Thật ra gần như cả nước từ Cần Thơ cho đến Đà Lạt, Huế, Vinh, mưa to đều thành sông, thành biển, nguyên nhân do đâu? Tôi xin tóm tắt 8 những nguyên nhân căn bản đó:
>>>
>>>             1. Thoát nước tự nhiên: Xem bản đồ Hà Nội xưa và Sài Gòn xưa, các bạn có thấy gì không? Thành Hà Nội xưa hồ là hồ, hồ ở khắp mọi nơi.
>>>             Thành Sài Gòn thì hệ thống kênh rạch chằng chịt, đó chính là nơi điều tiết nước mưa, là nơi chứa nước khi mưa, làm mát không khí thành phố dịu mát và thoát nước khi mưa lớn.
>>>
>>>             Bây giờ quay về Hà Nội mà tìm được hồ mới lạ: hồ lớn thì còn tí xíu, hồ nhỏ thì sau một thời gian đổ rác lấp, nay nhà đã mọc san sát.
>>>
>>>             Kênh rạch ở Sài Gòn cũng vậy, dân sống ở trên, xả rác xuống, lại lấn chiếm nữa, thế là hết, thế thì phải ngập thôi. Sài Gòn xây Khu đô thị ở quận 7 cũng lấp bao nhiêu kênh rạch, thay bằng ống cống nhỏ xíu.
>>>
>>>             2. Đô thị hóa: Sân bay Tân Sơn Nhất trước 1975 diện tích 3.600 hecta, gấp 3 lần sân bay Changi ngày nay.


>>>
>>>             Bên trong khu đỗ sân bay Tân Sơn Nhất mênh mông nước
>>>            >>>
>>>             Nay toàn bộ vùng đất dự phòng mở rộng xung quanh sân bay đã bị đô thị hóa: đường Hồ Văn Huê, Bạch Đằng, Trường Sơn, Phổ Quang, Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám v.v… trước kia đều là doanh trại quân đội nay nhà cửa mọc lên, hệ thống thoát nước bị bóp cổ, sân bay phải ngập thôi, còn xây sân golf trong sân, nay chỉ còn 1.500 ha, thế thì sao không ngập.
>>>
>>>             3. Bê tông hóa: thành phố không còn chỗ nào thoát nước nữa, nhà bê tông, đường bê tông, vỉa hè bê tông, vỉa hè đá hoa cương.
>>>
>>>             4. Cây xanh: Hà Nội, Sài Gòn xưa đi trên máy bay nhìn xuống cứ tưởng công viên, không thấy nhà cửa đường xá đâu (toàn cây). Bản thân cây xanh giữ nước, rễ cây cũng giữ nước, đất dưới cây xanh thoát nước; chặt hết cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi để thay vào đó là những cây bằng cái que thì phải chịu thôi.
>>>
>>>             5. Mưa: Sài Gòn diện tích 2.000 km2, tôi chỉ lấy khu trung tâm 225 km2 thôi, nếu mưa 10 cm xuống diện tích đó, thì tức là đã có 225.000.000 (vâng 225 triệu) mét khối nước đổ xuống, tức là 225 triệu tấn nước đổ xuống (tương đương thủy điện Sông Bung vừa rồi vỡ cửa đập!!!), mà mưa hôm 26/9 là 20 cm – gấp đôi số trên.
>>>
>>>             6. Cao độ công trình: Các thành phố lớn chưa quyết được cao độ là bao nhiêu thì chịu được bão và triều cường cấp 3, mạnh ai nấy làm, công trình sau cao hơn công trình trước thì sẽ đổ về nơi thấp hơn.
>>>
>>>             7. Nước ngầm: Các nhà máy bia, nước ngọt, nước khoáng, sắt thép, dệt may, da giày tiêu thụ hàng tỷ mét khối nước ngầm, thế thì mỗi năm Hà Nội Sài Gòn phải lún. Mỗi năm lún 2 cm, một nhiệm kỳ 10 cm, nhưng vài nhiệm kỳ là sải tay rồi!
>>>             8. Một vấn đề cũng nóng bỏng: Đó là thủy điện, mỗi khi khánh thành thủy điện ta thường nói, đã trị thủy được sông…, từ nay vùng… sẽ không còn thiếu nước, vì mưa lũ thì sẽ giữ nước lại ở thủy điện, mùa khô sẽ cấp nước. Trong khi thực tế, thủy điện mưa là xả lũ, vỡ đập, mùa khô hồ chứa nước dưới mức nước chết, đó là chưa kể đôi lúc còn thay đổi dòng chảy của nước.
>>>
>>>             Đó là 8 lý do các quan chức VN “tài tình, sáng tạo” đã làm nên Hà Lội và Sài Gòn thành sông khi mùa mưa tới. Biết đến bao giờ hay không bao giờ thay đổi được đây. Chắc chắn không thể thay đổi trừ khi xóa sổ hết nhà cửa lập một thành phố khác.
>>>             Lúc đó Sài Gòn chết và Hà Nội cũng tiêu luôn. Tội của các quan lớn lắm còn lưu tuyền mãi trong lịch sử dân tộc.
>>>
>>>             Văn Quang
>>>             ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
>>>             * Trang bài viết của Nhà văn Văn Quang
……………………………………………………………………………… ……………………

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics