1.Nỗi buồn mùa thu(RFA)-2.'Biển Đông không phải để chia'(RFA)-3.Lao động TQ ở Vũng Áng đủ lập 2 'sư đoàn'-

Nỗi buồn mùa thu
Nguồn:Kính Hòa, phóng viên RFA-2014-08-24

Noi buon1.jpeg1

Một trong những quán rượu lâu đời nhất ở Sài Gòn nằm trên đường Thi Sách, quận 1.
AFP photo

Ông Nguyễn Trung, cựu Đại sứ Việt nam tại Thái lan nhận định tình hình đất nước hiện nay:

Sự thật là đất nước đang lâm nguy chưa từng có – trước hết từ bên trong, hoạ bành trướng tôi không sợ bằng. Đụng vào sửa chữa bất cứ vấn đề gì cho đến nơi đến chốn cũng có thể dẫn đến sụp đổ tất cả, còn hơn cả kiếm củi ba năm thiêu một giờ!.. Hàng thập kỷ nay sự tha hoá của quyền lực đã lên tới đỉnh điểm: Sẵn sàng mất tất cả nhưng giữ đến cùng chế độ! Nhưng nếu duy trì nguyên trạng, thì èo uột và không thể tồn tại bên cạnh Trung Quốc. Cái ngu dốt và cái sợ đang làm phức tạp thêm tình trạng tiến thoái lưỡng nan này.

Tháng Tám mùa thu cách mạng

Điều trớ trêu là vị cựu Đại sứ nêu vấn đề sự tha hóa của quyền lực vào thời điểm mang tính tinh thần rất quan trọng của cuộc cách mạng đã hình thành thứ quyền lực ấy. Đó là khoảng thời gian mùa thu tháng tám, tháng chín, vẫn được những người cầm quyền ca tụng hơn ba phần tư thế kỷ nay. Họ gọi đó là Mùa thu cách mạng, cuộc cách mạng được dẫn dắt bởi ý thức hệ cộng sản năm 1945.

Trong bài viết mang tựa đề Chúng ta lựa chọn gì cho Tổ quốc, ông Nguyễn Trung thử đề ra những giải pháp để Việt Nam có thể thoát khỏi sự đe dọa của cường quốc phương Bắc cùng ý thức hệ là Trung Quốc. Ông viết rằng hiện nay Việt Nam và nước Mỹ cựu thù lại cùng có những lợi ích, và điều này có thể làm cho Việt Nam và Hoa Kỳ đứng cùng một liên minh để bảo vệ sự sống còn của Việt nam.

Chuyện liên minh của ông Nguyễn Trung cũng là suy nghĩ của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang trong bài viết của ông mang tên Có nên đặt vấn đề Thoát Trung? Trong đó ông nói rằng thay vì suy nghĩ tìm cách Thoát Trung, tức là thoát khỏi Trung Quốc thì nên tìm cách thân phương Tây, với một liên minh Việt Mỹ.

Bài viết của ông Nguyễn Trung cũng nói đến những bức bách, lấn át mà Bắc Kinh thực hiện đối với Việt Nam hiện nay.

Liên quan đến câu chuyện lấn át này của đồng chí phương Bắc, blogger Cầu Nhật Tân kể lại chuyện xưa từ khi cách mạng cộng sản mới thành công trong bài viết Hơn nữa thế kỷ nhức nhối nơi địa đầu tổ quốc. Trong bài này tác giả kể rằng ngay những năm đầu tiên khi hai đảng cộng sản bắt đầu cai trị hai quốc gia thì đảng cộng sản Trung Quốc lúc nào cũng lấn lướt cả. Cầu Nhật Tân minh họa bằng những ví dụ sống động tại tỉnh Móng Cái trong những năm 60, khi các “đồng chí” Trung Quốc sang giúp miền Bắc Việt Nam cộng sản. Họ đã cho treo hình ông Mao Trạch Đông, kỷ niệm quốc khánh Trung Quốc, thay vì Việt Nam, và kết quả cuối cùng là nhiều phần đất Việt Nam đã thuộc về Trung Quốc.

Đó là chuyện những người cộng sản Việt Nam đối phó với các đồng chí phương Bắc. Còn trong nước thì từ khi lên nắm quyền, họ đã thực hiện một chế độ toàn trị mà điểm dựa quan trọng cho chế độ đó chính là lực lượng công an. Trong những ngày tháng tám này, nhà báo Đoan Trang nhắc lại một bài cô viết năm xưa mang tên Trời mùa thu Việt nam buồn lắm em ơi! Mùa thu cách mạng đã biết thành một mùa thu buồn cho những người dân Hà nội như Đoan Trang khi thấy nó không còn là của mình nữa, và cô nhắc lại ý thơ của Trần Dần rằng Hà Nội chỉ còn mưa sa trên nền cờ đỏ.

Hà Nội của Đoan Trang và bạn bè bị mất đi nhường cho bóng dáng các viên công an, ngự trị phố phường Hà Nội từ một viên sĩ quan công an dữ dằn hồi những năm bao cấp ra oai với một cô bé làm đổ nước xuống sàn cầu thang, cho đến những viên công an dữ dằn không kém khi đất nước đã định hướng kinh tế thị trường, dồn đuổi những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược về đồn công an.

Chế độ công an trị đó lại tỏ ra bất lực trước những tệ nạn xã hội, tệ nạn tham nhũng ngày nay.

Nhưng dường như vấn nạn đó không được những người điều hành đất nước hôm nay quân tâm đầy đủ. Trong một thông điệp gửi đến ngành công an Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại chú tâm đến những lực lượng chính trị đối lập ngày càng có vẻ được tập hợp lại ở Việt Nam.

Bình luận về việc này, luật sư Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội nói;

Hằng năm cứ vào dịp ngày 19 tháng 8- ngày truyền thống của ngành công an thì ông Nguyễn Tấn Dũng luôn luôn đến tham dự và có bài phát biểu ở đó. Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát biểu của ông ấy thì phát biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống hệt nhau. Thông điệp là không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được hình thành, phá hoại đất nước. Đó là thông điệp chung thôi. Nhưng đáng lẽ năm nay không nên lập lại thông điệp cũ của những năm trước bởi vì nay có những thay đổi trong tình hình; nhưng thật ngạc nhiên khi ông ta cũng lặp lại thông điệp như vậy.

Tháng Bảy âm lịch mưa ngâu

Noi buon 2
Giao thông trên đường phố Sài Gòn tháng 5/2014. AFP photo

Tháng tám mùa thu cách mạng của những người cộng sản lại cũng là tháng bảy âm lịch mưa ngâu trong truyền thống Việt Nam, thời gian mà người ta cầu mong cho những oan hồn uổng tử siêu thoát. Tháng bảy mưa ngâu năm nay người ta chứng kiến những tiếc nuối của người dân Sài Gòn và Hà Nội khi những hàng cây cổ thụ bị đốn hạ nhường chổ cho những dự án phát triển đường sá nhà cửa. Mà đồng thời người ta cũng chứng kiến một chuyện bi hài khi thành ủy Hà nội định tổ chức sinh nhật hai ngàn năm tuổi cho…Hai Bà Trưng, một cái ngày mang tính thần thoại.

Một người dân Sài gòn gốc Huế là đạo diễn Song Chi, nhìn cảnh những hàng cây và những ngôi nhà xưa bị xóa bỏ mà viết bài Sài gòn qua bao mùa phai nhạt. Bà mượn ý nhà thơ Vũ Đình Liên để kết thúc như một khúc bi ca về Sài gòn ngày nay:

Sài gòn ơi hồn ở đâu bây giờ!

Một người Sài gòn khác là Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, vốn gốc gác Tây Nam bộ và Hà nội, cũng nhìn cảnh mưa ngâu của tháng bảy mà nuối tiếc cho những di tích qua ít ỏi của Sài gòn lần lượt ra đi cho một cái gì đó nhân danh sự phát triển:

Tháng Bảy này, cũng chỉ còn vài ngày nữa sẽ qua, nhưng sự hủy hoại di sản văn hóa vật chất, tinh thần nhân danh “phát triển hiện đại” như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều nơi khác đang làm hôm nay sẽ để lại hậu quả rất lâu dài…

Cứ như vậy, sẽ không còn gì làm cầu Ô thước nối liền quá khứ và tương lai… Tháng Bảy cứ còn mãi, những gì đã mất sẽ không bao giờ siêu thoát…

Làm gì cho hiện tại?

Trở lại với tác giả Nguyễn Trung. Ông cho rằng hiện trạng của Việt nam là khó lòng có thể đứng trong một liên minh với Hoa kỳ vì Việt nam không chia sẻ những giá trị dân chủ như Hoa kỳ, mà ngược lại lại đang thực hiện một chế độ toàn trị. Và chế độ toàn trị này tồn tại dựa trên nỗi sợ của người Việt hiện nay.

Nỗi sợ ấy cũng chính là tính chính trị hóa của xã hội Việt nam mấy mươi năm qua. Nhưng trớ trêu thay nhân danh chính trị, người Việt nam đang xa lánh những gì cần phải làm cho một xã hội tốt đẹp và đứng đắn. Trong bài viết Tôi không quan tâm đến chính trị, blogger Người Buôn Gió kết luận Đôi khi sự bàng quan chính trị, cũng là một âm mưu tiếp tay cho kẻ mạnh như vậy.

Kẻ mạnh này là ai?

Trong bài viết Người Tốt, Kẻ xấu và tên vô lại, blogger Hiệu Minh kể chuyện những trí thức trẻ dấn thân cho con đường dân chủ hóa Việt nam. Đó là kỹ sư Nguyễn Tiến Trung, luật sư Lê Công Định, kỹ sư doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức. Hiệu Minh viết rằng báo chí Việt nam đã từng nêu họ lên như những người tốt, những đầu óc suy nghĩ cho tương lai đất nước. Rồi vì thách thức quyền lực của đảng cộng sản mà họ bị biến thành những kẻ xấu. Hiệu Minh viết:

Đang là người tốt bỗng mang tiếng xấu chỉ có thể do kẻ vô lại dựng chuyện. Người ta nể trọng người tốt, không sợ kẻ ác nếu biết cách chống, nhưng ghê tởm và rất sợ kẻ vô lại. Không thể lấy lòng tốt để đối đãi kẻ vừa Bad vừa Ugly, bởi đó là tự sát.

Để tránh sự tự sát, 61 đảng viên lão thành đã ra lời kêu gọi nhà cầm hiện nay từ bỏ chế độ toàn trị. Ông Trần Đức Nguyên một trong những người đặt bút ký kiến nghị, và từng giữ vai trò thư ký cho cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt nói rằng:

Cái việc mà đưa ra yêu cầu sửa đổi chế độ toàn trị thì đã nói từ thời kiến nghị 72 rồi. Sau đó có những ý kiến đã nói rõ là đất nước phải chuyển từ chế độ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa.

Việc chuyển biến sang dân chủ một cách ôn hòa ấy cũng chính là hướng đến một xã hội Việt nam của những con người tự do. Xin mượn lời cựu đại sư Nguyễn Trung nói về những con người tự do ấy để kết thúc bài điểm blog hôm nay:

Đất nước của con người tự do như thế, sẽ là bất khả xâm phạm đối với bất kỳ kẻ thù nào. Đất nước của con người tự do như thế, sẽ có chỗ đứng xứng đáng trong hàng ngũ văn minh nhân loại.

………………………………………………………

“Biển Đông không phải để chia”
Nguồn:Kính Hòa, phóng viên RFA-2014-08-27

khong chia.jpeg1
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đâm tàu cảnh sát biển VN trên biển Đông hôm 24/6/2014
AFP photo

Sau chuyến làm việc ở Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên của đảng cộng sản Việt Nam, Trung Quốc và Việt Nam đã đưa tuyên bố về Ba nhận thức chung. Trong tuyên bố này có phần nói về biển Đông, và nói rằng hai bên sẽ tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác. Tiến sĩ Địa chất Nguyễn Thanh Giang, người làm việc nhiều năm ở Tổng cục địa chất Việt Nam, và có nhiều bài viết về tài nguyên biển Đông, cho đài RFA biết quan điểm của ông về chuyện này. Trước hết ông nói:

Chuyện cùng nghiên cứu và khai thác biển Đông là một sự nhượng bộ vô lối của Việt Nam, vì biển Đông là của Việt Nam, Việt Nam phải có cái quyền khai thác như là sở hữu của mình. Còn Trung quốc muốn vào hợp tác thì làm hợp đồng như các nước, đến và ăn chia sản phẩm theo sự thỏa thuận giữa đôi bên. Chứ không thể xem biển Đông là cái chỗ chung của hai bên. Tôi cho rằng cái cách ăn nói ỡm ờ đó là một sự khiếp nhược. Coi như là ta mất một nửa tài sản chăng? Chúng tôi thấy là không thể chấp nhận được. Không thể chung nhau khai thác được.

Kính Hòa: Cũng có những tiền lệ chẳng hạn như Việt Nam và Malaysia cùng khai thác vùng tranh chấp, và việc đó khá thành công. Liệu là cũng có những vùng tranh chấp với Trung Quốc, và cũng nên suy nghĩ giải pháp này?

TS Nguyễn Thanh Giang: Phải khoanh được những vùng tranh chấp. Như có tranh chấp ở một số nơi ở Vịnh Bắc bộ đấy, mà Trung Quốc cũng lấn lướt mình. Chuyện giữa mình và Malaysia là chuyện tay đôi giữa hai bên đều giữ cái phần của mình, còn phần hợp tác là ở ranh giới. Còn thực tế vừa qua thì thấy cái sự lấn lướt của Trung Quốc. Cho nên chúng tôi nghĩ là dân Việt Nam sẽ không chấp nhận chuyện này, không tin vào cái sự sòng phẳng của Trung Quốc.

Kính Hòa: Vậy về lâu về dài làm thế nào để Việt Nam giữ được tài sản của mình ở biển Đông?

Bài học lịch sử cho thấy rằng Trung Quốc rất không tử tế đối với Việt Nam. Không tử tế trên nhiều phương diện: chính trị, lãnh thổ, kinh tế,…
– TS Nguyễn Thanh Giang

TS Nguyễn Thanh Giang: Bài học lịch sử cho thấy rằng Trung Quốc rất không tử tế đối với Việt Nam. Không tử tế trên nhiều phương diện: chính trị, lãnh thổ, kinh tế,… Phải hết sức dè dặt, cảnh giác trong cái chuyện làm ăn với Trung Quốc. Gần đây có tin là họ đưa đến một vạn người Trung Quốc vào Vũng Áng để làm việc. Trong khi là lao động Việt Nam không có công ăn việc làm, kể cả lao động có học vấn. Bây giờ có đến 25 nghìn lao động của ta có cử nhân và chưa có việc làm. Mà không chỉ có công ăn việc làm, mà đó có thể là những người gọi là đạo quân thứ năm của Trung Quốc, phòng khi có căng thẳng xảy ra. Cho nên tôi nói là làm ăn với Trung Quốc là hết sức khó khăn và hết sức dè chừng. Các trí thức Việt Nam gần đây đều nhắc đến chuyện thoát Trung. Tôi thì tôi nói là lúc nào cũng phải cảnh giác trước Bắc Triều.

Kính Hòa: Nhưng về lâu về dài chúng ta cũng phải ở cạnh họ…

TS Nguyễn Thanh Giang: Dạ vâng, tôi đã nói rằng là không thể quay lưng lại với Trung Quốc. Không nên đẩy họ thành kẻ thù của chúng ta mà luôn luôn giữ tình hữu nghị. Nhưng phải luôn luôn cảnh giác, vì cái bài học lịch sử nó cho thấy như thế. Đó là một sự cay đắng, đối với hàng xóm láng giềng thì lúc nào chúng ta cũng muốn hữu hảo, nhưng bài học lịch sử lẫn cái thời gian gần đây đều cho thấy là chơi với họ thì nguy hiểm lắm.

Cho nên hữu nghị thì vẫn phải hữu nghị, không nên đặt vấn đề đối chọi với họ. Cho nên tôi rất mong các nhà lãnh đạo đề cao cảnh giác với Trung Quốc, và đề cao cảnh giác với trong cả nội bộ lãnh đạo, xem có những người nào có tư tưởng thần phục Trung Quốc, dựa vào Trung Quốc để giữ lợi riêng, giữ lấy ghế của mình, thì phải loại họ khỏi thành phần lãnh đạo, ra khỏi dân tộc.

Ý kiến (5)
TiBo
nơi gửi Gò Vấp TPHCM

Đúng vậy, những thành phần có tử tưởng thuận TQ thì phải loại ngay. Tôi rất thích những ý kiến của cá nhân TS. Không có chuyện nhân nhượng bọn Tàu Khựa. Nếu có chuyện xấu xảy ra thì chúng tôi, những người con yêu nước sẵn sàng hi sinh để bảo vệ từng tất đắt của Tổ Quốc

====================

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”
Nguồn:Nam Nguyên, phóng viên RFA-2014-08-27

lao dong TQ 1

Hàng ngàn công nhân Trung Quốc được rút ra khỏi cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh, Việt Nam đã về đến cảng Tú Anh ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 20 tháng 5 năm 2014.
AFP PHOTO

Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.
Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự

Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.

Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.

Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.

Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:

lao dong TQ 2
Một công trình xây dựng tại KCN Vũng Áng do nhà thầu Trung Quốc thi công. Courtesy photo.

“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.”

Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.
Rút đi 4.000 nhưng đưa qua 10.000

Nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.
-Bùi Kiến Thành

Bên cạnh câu chuyện Vũng Áng Hà Tĩnh, sự kiện Nhà thầu Trung Quốc, công nhân Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam đã và đang gây ra sự quan ngại trong dư luận. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định:

“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào.”

Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua hơn 1 vạn thì chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.

Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.

Ý kiến (16)
Họ Lê
nơi gửi Ải Nam Quan

Đại tướng vừa qua Trung Quốc nhận 2 sư đoàn về làm nội ứng

28/08/2014 11:07
Độc giả không muốn nêu tên

Cọng sản gây ra cuộc chiến khốc liệt trên quê hương Việt Nam,tuyên truyền láo phét là giặc Mỹ xâm lược,Lính VNCH là lính đánh thuê.Bây giờ thì lộ rõ ai xâm lược,ai đánh thuê.Cam tâm làm nô lệ cho Tàu Cọng để giữ đươc uy quyền,tha hồ bóc lột hà hiếp dân Việt. 3 triệu thanh niên bỏ mạng trong chiến tranh chỉ để cho Đảng hưởng thụ và đày đoạ dân Việt thôi sao????????Hãy cút đi ,bọn Cọng sản súc vật.Chưa có một chính quyền nào trên thế giới ma điêu ngoa,gian dối,ác độc ,dùng côn đồ thay công an để cai trị dân như Việt Cọng.Vô phước thay cho dân tộc Việt Nam,gặp phải một đảng cướp đè đầu cỡi cổ hà hiếp bóc lột gần một thế kỷ ,mà tội ác ghê gớm nhất là tội bán nước cầu vinh.Đi chết đi đảng Cọng sản súc vật

…………………………………………………….

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics