1.Tác giả 'Giấc Mơ Hồi Hương'(DTL)-2.Bài diễn văn tuyệt vời(Đô đốc McRaven)-3.Vỉa hè Saigon và những giấc mơ đổi đời(RFA)

Chúng ta biết gì về tác giả ‘Giấc Mơ Hồi Hương’?
Nguồn:nguoiviet.com-Friday, June 06, 2014

Du Tử Lê

Nhac si Vu Thanh.jpg1
Nhạc sĩ Vũ Thành. (
http://www.dongnhacxua.com/giac-mo-hoi-huong)

Trong sinh hoạt 20 năm VHNT miền Nam, nếu có một nhạc sĩ, ít được quần chúng biết tới, nhưng lại được ngợi ca bởi cả hai giới nhạc sĩ và ca sĩ thì, đó chính là cố nhạc sĩ Vũ Thành. Tài năng, trí tuệ của ông được nhiều người trong giới quý trọng ở ngay những bậc thềm thứ nhất của bộ môn nghệ thuật này.

Nhạc sĩ Vũ Thành tác giả ca khúc nổi tiếng “Giấc Mơ Hồi Hương,” tiêu biểu cho tâm tư sâu kín của hơn một triệu người di cư từ miền Bắc vào Nam. Có thể nhiều người đã từng nghe qua ca khúc này. Nhưng, không nhiều người lắm biết tên tác giả. Càng ít hơn nữa, những người biết rõ về nhân thân của ông. Lý do, họ Vũ gần như không xuất hiện trước đám đông và, báo chí cũng rất kiệm lời về ông! Mặc dù những đóng góp và vai trò của ông, trong lãnh vực tân nhạc thật đáng kể.

Theo một tài liệu phổ biến trên Tự điển Bách khoa Toàn thư Wikipedia thì, nhạc sĩ Vũ Thành sinh năm 1926 tại Hà Nội. Ông vừa là nhạc trưởng vừa là một nhạc sĩ sáng tác. Trước năm 1954, nhạc sĩ Vũ Thành là công chức và là nhạc trưởng trong ban nhạc “Việt Nhạc” của đài phát thanh Hà Nội (…). Sau năm 1954, Vũ Thành di cư vào Nam. Ông có thời gian làm chỉ huy trưởng ngành quân nhạc của QL/VNCH, và từng giữ chức vụ chủ sự phòng văn nghệ đài phát thanh Quốc Gia, Saigon. Sau năm 1975, ông định cư và mất tại Hoa Kỳ năm 1987…

Trong bài “Phòng trà đầu tiên ở Hà Nội,” nhạc sĩ Phạm Duy (1) viết về tác giả “Giấc Mơ Hồi Hương” như sau:

“Tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, có thêm phòng trà Tuyết Sơn với Vũ Thành thổi sáo tây và đánh guitar tay trái. Nói về nhạc sĩ Vũ Thành thì ông là một trong những người viết nhạc đầu tiên của tân nhạc.

“Ðầu thập niên 40, nhạc Việt còn nặng những âm điệu ủ ê, sướt mướt của cung Ré thứ trong hầu hết nhạc của Ðặng Thế Phong, của Văn Chung, và một số của Văn Cao. Ca khúc Vũ Thành có nét nhạc thanh tao, óng ả đem đến một luồng không khí mới mẻ cho tân nhạc. Lấy ví dụ bài ‘Say Nhạc Canh Tàn’:

Gió xuân đưa mây chiều về
Nắng Xuân đưa tin nhạn về
Giờ này hương lúa thương gợi tình quê
Lòng người tha hương khóc biệt ly
Gió Xuân đưa hương ngập trời.
Ý Xuân thiết tha nghẹn lời
Giờ này ngân phím loan nặng tình phai
Ðàn buông lãng du hồn u hoài…
Ðêm tha hương lắng trong ly rượu ngát hương
Giấc cô miên canh trường
Hồn người chinh phụ cuốn theo mây nơi sa trường
Âm thanh xưa lả lướt trên đường tô
Nằm gieo mối cùng sầu lai láng mơ hồ
Ôi quê hương thấu chăng bao niềm luyến thương
Biết chăng bao đêm trường,
Nhẹ lần đường tơ phím, quan sa tình hờ
Ôi than chi còn nhắc chi tình xưa
Hồn say tiếng đàn hòa thêm khúc đàn lắng mơ hồ…

“Cũng vẫn là tình cảm chung của các nhạc sĩ thời đó, nói tới tình quê, tiếng tơ, mối sầu (không hiểu vì sao mà sầu?), ca tụng thiên nhiên… nhưng ca khúc Vũ Thành không nằm trong thể tango, rumba, hay slow fox, mà mang tính chất bán cổ điển Tây Phương, nghe rất sang trọng, quý phái. Tôi tin rằng ca sĩ thời đó như Minh Ðỗ là phải chọn nhạc Vũ Thành để hát tại phòng trà…” (2)

Phần nhạc sĩ Thanh Trang tác giả “Duyên Thề,” trong bài viết nhan đề “Ðằng sau những bài hát” thì ghi nhận về cõi giới ca khúc mang tên Vũ Thành như sau:

“…Cũng thời niên thiếu, tôi rất yêu thích những bài hát của cố nhạc sĩ Vũ Thành như ‘Nhặt cánh sao rơi’, ‘Nhớ bạn.’ Tôi để ý thấy trong những bài hát của mình, ông Vũ Thành chả bao giờ dùng chữ ‘em’ khi nói đến hình ảnh một người con gái. Chữ ’em’ hiếm hoi mà ông sử dụng thì lại để chỉ… Hà Nội, trong bài ‘Giấc Mơ Hồi Hương’! Có lần ngồi chuyện vãn với ông, tôi có nêu nhận xét ấy. Mẫu đối thoại như sau, (ông nói trước):

– Cái bài ‘Nhặt Cánh Sao Rơi’ ấy mà…

– Dạ…!

– Ngày ấy tôi có cô em họ. Chiều chiều hai anh em thường theo nhau ra bờ sông, ngồi trên bãi cát ven sông. Có lần, lúc đêm đã xuống, có một ánh sao đổi ngôi, tôi chỉ về hướng ấy và nói: ‘Người bên phương Tây họ bảo là khi thấy sao đổi ngôi, mình ước gì thì được nấy!’ Cô em của tôi nghe có vẻ tin tưởng lắm, nói: ‘Lần sau thấy sao đổi ngôi thì em sẽ ước!’ Tôi nói: ‘Ừ, mà ước nhanh nhanh một chút, bởi sao rơi thì nó nhanh lắm!’ Mấy hôm sau, cũng một buổi chiều như thế, hai anh em lại ngồi trên bờ cát ở ven sông, và khi đêm vừa xuống thì chợt có ánh sao đổi ngôi! Cô em tôi lúc ấy thần hồn nát thần tính, buột miệng nói cái câu mà hàng ngày cô vẫn nói với ông bố: ‘Mời thầy xơi cơm!’

“Kể xong thì cả ông lẫn tôi đều cười. Ông cười không giòn rã như tôi bởi đối với ông thì đấy là kỷ niệm cũ kỹ, và cười khẽ xong mấy tiếng thì vẻ mặt ông lại lắng xuống…

“… ‘Tay trong tay, đôi lòng xao xuyến, ta cùng theo dõi ánh sao dời ngoi long lanh!…’’’

“Trong bài ‘Nhặt Cánh Sao Rơi’ có câu như thế! Và ở đoạn kết: ‘Màn đêm xuống lạnh gió heo may về! Màn đêm xuống trạnh nhớ bao lời thề! Bạn còn lạc loài phương Bắc sống trong thương đau, đêm sao canh dài, mộng thấy nhau?’

“Tác giả không có kỷ niệm như ông đã kể thì lấy đâu ra bài ‘Nhặt Cánh Sao Rơi’? Mà ai có yêu thích những bài hát của Vũ Thành, (ông viết chỉ dăm ba bài để lại với đời thôi), nhất là bài ‘Nhớ Bạn’, thì nếu để ý sẽ thấy ngay là bóng dáng người thiếu nữ ông gọi bằng ‘bạn’ trong những bài đó chẳng ai khác hơn là cái cô ‘Mời thầy xơi cơm’ nọ!…” (3)

Du Tử Lê
(Kỳ sau tiếp)

Chú thích:

(1) Nhạc sĩ Phạm Duy sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921, tại Hà Nội. Ông mất ngày 27 tháng 1 năm 2013, tại Saigon.

(2) Nđd.

(3) Tài liệu sưu tầm của Phan Anh Dũng. Nđd.

………………………………………………………….

Fwd: Bài Diễn Văn Tuyệt Vời : NẾU BẠN MUỐN THAY ĐỔI THẾ GIỚI
Kim Vu to:…,me

>
> Bài nói chuyện của Đô Đốc Bill McRaven
> NẾU BẠN MUỐN THAY ĐỔI THẾ GIỚi

Bill McRaven.jpg1
>
File:ADM William H. McRaven 2012.jpg
>
>
> Mỗi năm đến kỳ tốt nghiệp ra trường, các trường trung học và đại học Mỹ có thông lệ mời những vị khách có địa vị, tiếng tăm đến nói chuyện với học sinh, sinh viên. Các vị khách này có thể là 1 chính khách như tổng thống Obama, 1 nghệ sĩ tài tử nổi tiếng, hay những người thành đạt như Bill Gate, Steve Jobs, v.v…Những bài nói chuyện có ý nghĩa thường được các báo in, trích dẫn lại.
>
> Năm nay, có 1 bài diễn văn từ 1 vị khách mời đặc biệt đã được mọi người và giới truyền thông chú ý, được đăng tải trên nhiều tờ báo. Đó là
>
> bài nói chuyện của đô đốc Bill McRaven, người đứng đầu lực lượng đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ (Navy SEAL), người trực tiếp chỉ huy biệt đội SEAL Team Six nổi tiếng, người giám sát việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc tấn công tiêu diệt Osama bin Laden.
>
> Ông là tướng Hải quân bốn sao bí ẩn nhất và luôn được bảo vệ cẩn mật. Trong khi các Đô đốc như Greenert , Gortney , Locklear thường xuyên xuất hiện trong các phương tiện truyền thông và trước Quốc hội, McRaven thì lại bí mật và tránh né mọi sự chú ý về mình.
>
> Tuần rồi, sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Texas ở Austin lại nhận được 1 sự “chiêu đãi” hiếm có, đó là bài nói chuyện đầy ý nghĩa và hóm hỉnh của Đô đốc Bill McRaven.
>
> Dưới đây là bài nói chuyện của ông:
>
> Kính thưa Viện Trưởng Powers, Phó Viện Trưởng Fenves , các vị Trưởng khoa, các vị giáo sư, cùng gia đình và bạn bè, và quan trọng nhất là các tân sinh viên tốt nghiệp niên khoá 2014. Xin chúc mừng thành tích của các bạn.
>
> Đã gần 37 năm từ ngày mà tôi tốt nghiệp UT.
>
> Tôi nhớ rất nhiều điều về ngày hôm đó.
>
> Tôi nhớ tôi đã bị nhức đầu từ một buổi tiệc nhậu (nguyên văn: “party”) đêm trước. Tôi chỉ nhớ là tôi đã có một bạn gái nghiêm túc, người mà tôi kết hôn sau này – đó là chuyện quan trọng cần nhớ – và tôi nhớ rằng tôi đã được nhận vào Hải quân ngày hôm đó.
>
> Nhưng trong tất cả những điều tôi nhớ, thì tôi lại chẳng nhớ những ai là khách mời lên phát biểu trong buổi tối đó và tôi chắc chắn không nhớ bất cứ điều gì họ nói.
>
> Vì vậy, phải thừa nhận 1 thực tế là nếu tôi không có thể làm cho bài phát biểu này đáng nhớ – thì ít nhất tôi sẽ cố gắng để làm cho nó ngăn ngắn.
>
> Khẩu hiệu của Đại học UT là “Những gì bắt đầu ở đây sẽ làm thay đổi thế giới” (nguyên văn: “What starts here changes the world”).
>
> Tôi phải thừa nhận, là tôi rất thích cái khẩu hiệu đó.
>
> Tối nay có gần 8.000 sinh viên tốt nghiệp UT.
>
> Trong 1 bảng phân tích khá chặt chẽ, mẫu mực của website “Ask.Com”, họ nói rằng trung bình 1 người Mỹ sẽ giao tiếp với khoảng 10.000 người khác trong suốt cuộc đời của mình.
>
> Đó là con số rất lớn, rất nhiều người.
>
> Nhưng, nếu mỗi người trong các bạn thay đổi cuộc sống của chỉ mười người và mỗi một người này làm thay đổi cuộc sống của mười người khác – vâng, chỉ mười mà thôi – thì sau đó trong năm thế hệ – tức là sau 125 năm – lớp sinh viên tốt nghiệp năm 2014 sẽ làm thay đổi cuộc sống của 800 triệu người.
>
> 800 triệu người – các bạn hãy suy nghĩ về con số này đi – nó nhiều hơn gấp đôi so với dân số Hoa Kỳ. Đi tiếp thêm một thế hệ nữa và bạn có thể thay đổi toàn bộ dân số thế giới – 8 tỷ người.
>
> Nếu bạn cho rằng rất khó để thay đổi cuộc sống của mười người – tức là thay đổi cuộc sống của họ mãi mãi – thì bạn đã sai.
>
> Tôi thấy nó xảy ra hàng ngày ở Iraq và Afghanistan.
>
> Một sĩ quan bộ binh trẻ ra quyết định rẽ trái thay vì rẽ phải xuống một con đường ở Baghdad và mười quân nhân trong toán của anh đã được an toàn, tránh khỏi 1 cuộc phục kích.
>
> Tại tỉnh Kandahar, Afghanistan, một nữ hạ sĩ quan cảm nhận điều gì đó khác lạ và đã chỉ đạo trung đội của cô ấy tránh thoát được khối chất nổ 500 cân gài bẫy họ, cứu được cuộc sống của hàng chục chiến sĩ.
>
> Nhưng, không chỉ những người lính được cứu thoát bởi các quyết định từ một người, con cái của họ (chưa ra đời), cũng được cứu. Và con cái của con cái họ cũng được cứu.
>
> Nhiều thế hệ đã được cứu bởi một quyết định từ một người.
>
> Nhưng, thay đổi thế giới có thể xảy ra bất cứ nơi nào và bất cứ ai cũng đều có thể làm được điều đó.
>
> Vì vậy, những gì bắt đầu ở đây đích thực có thể thay đổi thế giới, nhưng câu hỏi là …lúc đó thế giới sẽ trông giống như thế nào, sau khi bạn thay đổi nó?
>
> Tôi tin tưởng rằng nó sẽ tốt hơn rất nhiều, và nếu các bạn làm cho tên thủy thủ già này vui vẻ trong chốc lát bằng cách giả bộ như đang chăm chú lắng nghe những gì mà tôi sẽ nói, một vài gợi ý có thể giúp các bạn trên con đường đi đến một thế giới tốt hơn.
>
> Và trong khi những bài học này được rút ra trong thời gian tôi phục vụ quân đội, tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng nó sẽ hữu ích, cho dù các bạn chưa từng một ngày mặc bộ quân phục.
>
> Điều quan trọng không phải ở giới tính, dân tộc hay tôn giáo, hoặc địa vị xã hội của các bạn.
>
> Cuộc đấu tranh của chúng ta trong thế giới này là tương tự nhau và những bài học để vượt qua những trở ngại để tiến lên – để thay đổi bản thân và thế giới xung quanh chúng ta, đều áp dụng chung được cho tất cả mọi người.
>
> Tôi đã là một thành viên của Navy SEAL trong 36 năm (chú thích: Navy SEAL là lượng lực đặc nhiệm tinh nhuệ của Hải quân Mỹ – SEAL: Sea-Air-Land). Nhưng tất cả chỉ bắt đầu sau khi tôi tốt nghiệp UT để tham gia khoá đào tạo SEAL cơ bản ở Coronado, California.
>
> Khoá đào tạo SEAL cơ bản trong sáu tháng, bao gồm những màn “tra tấn dai dẳng” (nguyên văn: “long torturous”) như chạy trên cát lún, nửa đêm bơi trong nước lạnh ở bờ biển San Diego, những cuộc rèn luyện vượt chướng ngại vật, những buổi tập thể dục thể hình dài vô tận, là những ngày không được ngủ, luôn bị lạnh, bị ướt và khổ sở.
>
> Đó là sáu tháng liên tục bị quấy rối bởi các huấn luyện viên chuyên nghiệp, họ luôn tìm kiếm những điểm khiếm khuyết về tâm lý và thể chất của các học viên để loại bỏ họ ra khỏi Navy SEAL.
>
> Nhưng, khoá huấn luyện cũng nhằm tìm kiếm những học viên có tư chất chỉ huy, có thể dẫn dắt đồng đội trong một môi trường căng thẳng liên tục, hỗn loạn, trong những thời điểm gặp thất bại và khó khăn.
> Với tôi khoá đào tạo cơ bản SEAL chính là những thử thách trong cả đời người được nhồi nhét vào trong sáu tháng.
>
> Vì vậy, đây là 10 bài học mà tôi đã học được từ khoá huấn luyện cơ bản SEAL, hy vọng sẽ có giá trị cho các bạn khi dấn bước trên đường đời.
>
> Mỗi buổi sáng trong khoá đào tạo SEAL cơ bản, người huấn luyện viên – vào thời điểm đó tất cả các HLV đều là cựu chiến binh Việt Nam – sẽ đến các doanh trại và điều đầu tiên họ sẽ kiểm tra là giường của học viên.
>
> Nếu học viên làm đúng, các góc giường sẽ vuông cạnh (ý tác giả muốn nói đến tấm drap trải giường), các bao gối được kéo thẳng, phẵng phiu, cái gối đầu phải được đặt ngay dưới trung tâm của 2 thanh đầu giường, và cái mền phụ (chú thích: mỗi học viên được cấp 2 cái mền) gấp gọn gàng dưới chân của rack – rack là từ của Hải quân dùng để chỉ cái giường.
>
> Đó là một nhiệm vụ rất đơn giản, rất trần tục. Thế nhưng mỗi buổi sáng chúng tôi ai nấy cũng phải dọp dẹp giường của mình 1 cách gọn gàng, hoàn hảo. Chuyện này có vẻ hơi ngây ngô vào thời điểm đó, nhất là dưới ánh sáng của 1 thực tế hiển nhiên là các học viên đang ước vọng trở thành những chiến binh SEAL thực sự, được tham dự những trận chiến khó khăn đầy chông gai – nhưng, sự “trí tuệ” (nguyên văn: “wisdom”) của hành động tưởng như đơn giản này đã được minh chứng với tôi nhiều lần.
>
> Nếu bạn dọn dẹp giường của bạn mỗi buổi sáng, tức là bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên trong ngày. Nó sẽ mang lại cho bạn một niềm tự hào nhỏ, nó sẽ khuyến khích bạn làm tốt nhiệm vụ kế và các nhiệm vụ khác tiếp theo sau.
>
> Đến cuối ngày, từ một nhiệm vụ đầu tiên hoàn thành sẽ biến thành nhiều nhiệm vụ hoàn thành. Hành động dọn dẹp giường của các bạn cũng sẽ làm cũng cố cho 1 thực tế là những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống rất đáng được quan tâm.
>
> Nếu các bạn không thể làm tốt những việc nhỏ nhặt, các bạn sẽ không bao giờ làm tốt được những điều lớn.
>
> Và, nếu như bạn có một ngày không như ý, bạn trở về nhà và thấy một chiếc giường đã gọn gàng, ngăn nắp – do chính tay bạn làm – điều đó sẽ cho bạn niềm động viên là ngày mai sẽ tốt hơn.
> Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng cách dọn dẹp ngăn nắp giường của các bạn.
>
> Trong khoá đào tạo SEAL các học viên được chia thành nhiều toán. Mỗi toán gồm bảy học viên – chia ra ba người ngồi mỗi bên của một chiếc xuồng cao su nhỏ, và một người điều khiển hướng đi cho xuồng.
>
> Mỗi ngày các toán mang xuồng ra bãi biển và được hướng dẫn cách vượt qua các con sóng và chèo vài dặm dọc theo bờ biển.
>
> Vào mùa đông, những con sóng ở bờ biển San Diego có thể cao từ 8 đến 10 feet (chú thích: 2,4m – 3 m), cực kỳ khó khăn để lướt qua chúng, trừ khi tất cả mọi người cùng chèo.
>
> Tất cả nhịp chèo phải đồng bộ theo nhịp đếm của người điều khiển. Mọi người phải nổ lực hết sức, bằng không xuồng sẽ bị các làn sóng xô ngược lại và sẽ bị ném thô bạo lên trên bãi biển.
>
> Để làm cho xuồng đến đích, thì tất cả mọi người phải cùng nhau chèo.
>
> Một mình bạn không thể thay đổi thế giới – bạn sẽ phải cần những sự trợ giúp – và thật sự để đi được từ điểm khởi đầu đến đích cần phải có bạn bè, đồng nghiệp, sự nhã ý của những người không quen và một trưởng nhóm có năng lực để hướng dẫn mọi người.
> Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy tìm thấy một người nào đó để trợ giúp bạn chèo chống.
> Sau một vài tuần luyện tập khó khăn, khoá đào tạo SEAL mà tôi tham gia bắt đầu với 150 người đã giảm xuống chỉ còn 35. Bây giờ còn lại sáu 6 toán với 7 người trên mỗi xuồng.
>
> Tôi được xếp chung toán với những học viên cao to, nhưng toán giỏi nhất lại toàn là những học viên nhỏ con – chúng tôi gọi họ là toán Munchkin (chú thích: nhỏ bé, xinh xắn) – không có ai trong toán này cao hơn 5,5 foot (chú thích: 1.67m).
>
> Toán Munchkin gồm có một người Mỹ gốc da đỏ, một người Mỹ gốc châu Phi, một người Mỹ gốc Ba Lan, một người Mỹ gốc Hy Lạp, một người Mỹ gốc Ý, và hai thanh niên trẻ nhưng gan lỳ đến từ miền Trung Tây nước Mỹ.
>
> Họ chèo xuồng, chạy bộ và bơi lội nhanh hơn tất cả các toán khác.
>
> Những học viên cao lớn trong các toán khác thường cười cợt, trêu chọc khi thấy các thành viên của toán Munchkin xỏ những bàn chân nhỏ nhắn của họ vào những đôi chân vịt cũng… nhỏ nhắn trước khi bơi lội.
>
> Nhưng bằng cách nào đó, những học viên nhỏ con này, họ đến từ mọi ngóc ngách của nước Mỹ và thế giới, luôn luôn là những người có tiếng cười sau cùng – (nguyên văn: “had the last laugh” đây là 1 thành ngữ Mỹ, tương tự như 1 thành ngữ VN “Cười người hôm trước, hôm sau người cười”) – họ bơi nhanh hơn so với tất cả mọi người và đến bờ trước chúng tôi rất lâu.
>
> Khoá đào tạo SEAL là một sự bình đẵng tuyệt vời. Không có gì có thể giúp bạn đạt được thành công ngoài ý chí của bạn, chứ không phải đó là màu da, chủng tộc, học thức, hay địa vị xã hội của bạn đâu.
> Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy đo lường con người bởi kích thước của trái tim của họ, chứ không phải là kích thước cái chân vịt của họ.
> Vài lần trong tuần, các giảng viên sẽ cho cả lớp xếp hàng để kiểm tra quân phục. Việc kiểm tra này luôn luôn được tiến hành 1 cách kỹ lưỡng khác thường.
>
> Mũ đội phải được hồ cứng 1 cách hoàn hảo, quân phục phải ủi thẳng nếp, khóa thắt lưng phải sáng bóng và không được có bất kỳ 1 vết tì ố nào.
>
> Nhưng, bất kể bao nhiêu nỗ lực mà bạn đã dùng để hồ cứng chiếc mũ, ủi kỷ càng bộ quân phục, hoặc đánh bóng loáng cái khóa thắt lưng – cũng vẫn chưa đạt.
>
> Các giảng viên sẽ tìm ra “1 sai phạm gì đó” để phạt bạn.
>
> Và vì kiểm tra quân phục không đạt, các học viên phải chạy, với nguyên quần áo, lao vào sóng biển, và sau đó, ướt từ đầu đến chân, lăn trên bãi biển cho đến khi tất cả toàn thân bị bao phủ bởi cát.
>
> Tên gọi của vụ này là “bánh tẩm đường” (nguyên văn: “sugar cookie”). Bạn phải vận bộ quân phục đó cho đến hết ngày – lạnh, ẩm ướt và đầy cát biển.
>
> Có rất nhiều học viên không thể chấp nhận 1 thực tế là tất cả các nỗ lực của họ đều là vô ích. Bất kể là họ đã cố gắng đến cỡ nào – để những bộ quân phục trông chỉnh tề, đúng quân cách – đều bị đánh giá thấp.
>
> Những học viên đó đã không vượt qua nổi khoá huấn luyện.
>
> Những học viên đó không hiểu mục đích của sự huấn luyện. Bạn sẽ không bao giờ thành công. Bạn sẽ không bao giờ có một bộ đồng phục hoàn hảo.
>
> Đôi khi, cho dù bạn đã chuẩn bị hay thực hiện 1 kế hoạch kỹ càng đến mấy đi chăng nữa, thì kết quả vẫn cho ra một cái “bánh tẩm đường”.
>
> Đôi khi, cuộc sống là như vậy.
> Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy vượt qua thân phận của một cái “bánh tẩm đường” và tiếp tục tiến về phía trước.
>
> Mỗi ngày, trong thời gian đào tạo, bạn phải đương đầu với nhiều thử thách thể chất khác nhau – chạy, bơi, các khóa học vượt chướng ngại vật, thể dục thể hình – Những thứ đó được sắp đặt ra để thử thách dũng khí của bạn.
>
> Mỗi sự kiện có những tiêu chuẩn – thời gian mà bạn phải đáp ứng. Nếu bạn thất bại trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn đó, tên của bạn sẽ được đăng trên một danh sách và vào cuối ngày, những người có tên trên danh sách sẽ được mời đến một “rạp xiếc” (nguyên văn: “circus”).
>
> “Rạp xiếc”: đó là phải tập thêm hai giờ thể dục – nó làm bạn kiệt sức, phá vỡ tinh thần của bạn để buộc bạn phải bỏ cuộc.
>
> Không ai muốn đến “Rạp xiếc”.
>
> Đến “Rạp xiếc” có nghĩa là ngày đó bạn không đạt tiêu chuẩn. Đến “Rạp xiếc” có nghĩa là nhiều mệt mỏi hơn, và mệt mỏi hơn có nghĩa là ngày hôm sau sẽ khó khăn hơn – và có khả năng sẽ phải đến viếng “Rạp xiếc” thường xuyên hơn nữa.
>
> Trong quá trình đào tạo SEAL, tất cả mọi học viên không ai thoát khỏi bảng phong thần này, mọi người đều có tên trong danh sách đến “Rạp xiếc”.
>
> Nhưng, một điều thú vị đã xảy ra với những người thường xuyên có tên trong danh sách “Rạp xiếc” – Những người phải chịu thêm hai giờ tập thể dục – đã càng ngày càng cứng cáp, mạnh mẽ hơn.
>
> Nỗi “thống khổ” khi phải đến “Rạp xiếc” đã bồi đắp nên 1 sức mạnh tinh thần – và xây dựng khả năng phục hồi thể chất.
>
> Cuộc sống đầy những “Gánh xiếc”.
>
> Các bạn sẽ thất bại. Các bạn có thể sẽ phải chịu thất bại thường xuyên. Thất bại sẽ làm các bạn đau đớn. Thất bại sẽ làm các bạn chán nản, thất vọng. Nhưng thất bại là liều thuốc thử để kiểm tra cốt lõi giá trị của các bạn.
> Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng sợ “Rạp xiếc”.
>
> Ít nhất hai lần mỗi tuần, các học viên phải tham gia chạy vượt qua các chướng ngại vật. Tất cả gồm có 25 chướng ngại vật khác nhau, trong đó có 1 bức tường cao 10 foot, 1 tấm lưới cao 30 foot, và một hang rào dây thép gai dùng cho việc tập luyện bò trườn.
> Nhưng chướng ngại vật khó khăn nhất là “cú trượt sinh tồn” (nguyên văn: “the slide for life”). Nó gồm 2 cái tháp, một tháp 3 tầng, cao 30 foot nằm một phía và một cái tháp một tầng nằm ở đầu kia. Hai toà tháp được nối liền bởi một dây thừng dài 200 foot.
>
> Bạn phải leo lên tầng ba của tháp và khi lên đến đỉnh tháp, bạn nắm lấy sợi dây thừng, đong đưa bên dưới sợi dây thừng và dùng tay kéo thân hình, di chuyển đến đầu bên kia.
>
> Kỷ lục vượt chướng ngại vật này đã đứng vững trong nhiều năm qua cho đến khoá đào tạo của chúng tôi vào năm 1977.
>
> Kỷ lục này dường như “bất khả chiến bại” (nguyên văn: “unbeatable”), cho đến một ngày, một học viên đã quyết định thử thách chướng ngại vật “Cú trượt sinh tồn” này bằng cách trượt với tư thế cho đầu xuống trước.
>
> Thay vì đong đưa cơ thể của mình dưới sợi dây thừng và nhích cả thân hình xuống, anh nằm lên trên sợi dây và đẩy thân mình về phía trước.
>
> Đó là 1 cách di chuyển nguy hiểm – dường như điên cuồng, và đầy rủi ro. Nếu thất bại có nghĩa là chấn thương và bị loại khỏi khoá huấn luyện.
>
> Không chút do dự – người học viên trượt theo sợi dây thừng xuống – nhanh 1 cách nguy hiểm, và thay vì vài phút, anh ta chỉ mất một nửa thời gian, anh đã phá được kỷ lục.
> Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đôi khi các bạn phải lao xuống để đương đầu với trở ngại.
>
> Đến giai đoạn huấn luyện cách chiến đấu trên bộ, các học viên được máy bay đưa ra đảo San Clemente nằm ngoài khơi của San Diego.
>
> Vùng biển ở San Clemente là một nơi có rất nhiều cá mập trắng lớn. Để được tốt nghiệp khóa huấn luyện SEAL, các học viên phải hoàn thành các loạt các bơi đường trường. Bơi đêm là một trong các loạt bơi đó.
>
> Trước khi xuất phát, các giảng viên thông báo cho học viên với vẻ “hân hoan” (nguyên văn: “joyfully”) về tất cả các loài cá mập sinh sống ở vùng biển ngoài khơi San Clemente.
>
> Tuy nhiên, họ cũng đảm bảo là chưa từng có học viên nào bị cá mập làm thịt cả, ít nhất là trong thời gian gần đây.
>
> Nhưng, các học viên cũng được dạy rằng nếu một con cá mập bắt đầu lượn lờ quanh vị trí của bạn theo vòng tròn – hãy giữ vững vị trí của bạn. Không bơi đi. Không tỏ ra sợ hãi.
>
> Và nếu những con cá mập đang đói, cần một bữa ăn nhẹ nửa đêm (nguyên văn: “a midnight snack”), phóng về phía bạn – thì hãy dồn hết sức mạnh đấm vào mõm cá, tất sẽ làm nó bỏ cuộc.
>
> Có rất nhiều cá mập trên thế giới này. Nếu các bạn hy vọng sẽ hoàn tất 1 cuộc bơi lội, thì các bạn sẽ phải đối phó với chúng.
> Vì vậy, nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đừng lùi bước trước những con cá mập.
> Một trong những công việc của Navy SEALs là tiến hành các cuộc tấn công dưới nước vào tàu chiến của địch. Chúng tôi thực hành kỹ thuật này 1 cách rất phổ biến trong quá trình huấn luyện cơ bản.
>
> Nhiệm vụ tấn công tàu là nơi mà 2 Navy SEAL sẽ được thả xuống ở ngoài xa một bến cảng của đối phương và sau đó lặn hơn hai dặm (chú thích: hơn 3km) – dưới mặt nước – không sử dụng bất cứ dụng cụ gì, ngoài một cái thước đo độ sâu và một la bàn để định hướng mục tiêu.
>
> Trong toàn bộ quá trình bơi lặn, thậm chí sâu dưới nước nhưng vẫn có một số ánh sáng xuyên qua được. Học viên vẫn còn chút ít cảm giác thoải mái khi biết rằng có 1 mặt nước rộng mở ở trên đầu của họ (nguyên văn: “open water”).
>
> Nhưng khi bạn tiếp cận đến con tàu đang cập cảng, thì ánh sáng bắt đầu mờ dần. Các kết cấu thép của con tàu chận mất ánh trăng – che mất các ánh đèn đường – cùng tất cả ánh sáng xung quanh.
>
> Để thành công trong nhiệm vụ, bạn phải lặn dưới con tàu và tìm ra cho được lườn tàu – tức là đường trung tâm và phần sâu nhất của con tàu.
>
> Đây là mục tiêu của bạn. Nhưng lườn tàu cũng là nơi tăm tối nhất của con tàu, là nơi bạn không thể nhìn thấy bàn tay của mình dù có để nó ngay trước mặt, nơi mà tiếng ồn từ máy móc của con tàu làm chói tai, rất dễ dàng làm cho bạn bị mất phương hướng và bỏ cuộc.
>
> Mỗi thành viên Navy SEAL đều biết rằng dưới lườn tàu, tại thời điểm đen tối nhất của nhiệm vụ – là thời điểm bạn phải bình tĩnh, tập trung – là khi tất cả các kỹ năng chiến thuật, sức mạnh thể chất và tất cả sức mạnh nội tâm của bạn đều phải mang ra hết để chống đỡ.
> Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, các bạn phải đem ra những tốt nhất trong con người bạn để đương đầu ở thời điểm đen tối nhất.
>
> Tuần thứ chín của khóa huấn luyện được gọi là “tuần lể địa ngục” (nguyên văn: “Hell Week”). Đó là sáu ngày không ngủ, liên tục bị quấy rối về thể chất và tinh thần và một ngày đặc biệt tại “bãi bồi” (nguyên văn: “mud flats”) – “bãi bồi” là 1 vùng nằm giữa San Diego và Tijuana, nơi nước chảy đi và tạo ra các vũng bùn Tijuana – đó là một khu vực có địa hình đầm lầy, nơi mà bùn sình sẽ nhấn chìm bạn.
>
> Đó là vào ngày thứ tư (Wednesday) của “tuần lể địa ngục”, bạn phải chèo đến “bãi bồi” và trong 15 giờ tiếp theo phải cố gắng để tồn tại dưới lớp bùn lạnh cóng, trong tiếng gió hú và áp lực không ngừng từ các huấn luyện viên luôn thúc giục, kêu gọi các học viên bỏ cuộc.
>
> Thứ tư, khi mặt trời bắt đầu lặn thì lớp của tôi bị cho là đã “vi phạm nghiêm trọng các quy tắc” (nguyên văn:”egregious infraction of the rules”)được lệnh phải dầm mình dưới bùn.
>
> Bùn “nuốt chững” các học viên cho đến khi không có gì có thể nhìn thấy được ngoài những cái đầu của chúng tôi. Các giảng viên nói với chúng tôi là mọi người sẽ được lên bờ nếu có năm người chịu bỏ cuộc – chỉ cần năm người thôi là chúng tôi có thể thoát ra khỏi cái lạnh đầy ức chế này.
>
> Nhìn xung quanh bãi bồi thì rõ ràng là có một số học viên gần như muốn đầu hàng. Vẫn còn hơn tám tiếng đồng hồ nữa cho đến khi mặt trời lên – hơn tám giờ với cái lạnh thấu xương (nguyên văn: “bone chilling cold”).
>
> Tiếng của các hàm răng va vào nhau lập cập và tiếng run rẩy rên rỉ của các học viên lớn đến nỗi rất khó để nghe bất cứ tiếng động nào khác. Nhưng sau đó, có một âm thanh bắt đầu vang vọng trong đêm – một giọng hát được cất lên.
>
> Một giọng hát trật nhịp “khủng khiếp” (nguyên văn: “terribly out of tune”), nhưng được hát với sự nhiệt tình.
>
> Một giọng hát đã trở thành hai và từ hai trở thành ba và không lâu sau đó, tất cả mọi người trong lớp đều hát.
>
> Chúng tôi biết rằng nếu một người có thể vượt lên trên những đau khổ thì những người khác cũng có thể làm được.
>
> Các giảng viên bị đe dọa chúng tôi sẽ phải bị ở lâu hơn trong bùn nếu còn tiếp tục hát, nhưng chúng tôi vẫn cứ hát.
>
> Và không hiểu tại sao – bùn có vẻ như ấm áp hơn một ít, gió như trở nên “thuần tính” (nguyên văn: “a little tamer”), và bình minh thì không còn quá xa.
>
> Nếu như tôi đã học được bất cứ điều gì trong cuộc đời tôi khi bôn ba trên thế giới, thì đó chính là sức mạnh của niềm hy vọng. Sức mạnh của một người – Washington, Lincoln, King, Mandela và thậm chí một cô gái trẻ từ Pakistan – Malala – một người có thể thay đổi thế giới bằng cách trao niềm hy vọng cho mọi người.
> Vì vậy, nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu cất tiếng hát ngay cả khi các bạn đang bị lún lên đến tận cổ trong bùn lầy.
>
> Cuối cùng, trong khóa huấn luyện SEAL có một cái chuông. Đó là 1 cái chuông đồng được treo ở trung tâm của doanh trại để tất cả các học viên đều nhìn thấy.
>
> Khi bạn muốn bỏ cuộc – Tất cả những gì bạn phải làm là chỉ cần rung chuông. Rung chuông và bạn không còn phải thức dậy lúc 5 giờ sáng. Rung chuông và bạn không còn phải bơi lội trong cái lạnh băng giá.
>
> Rung chuông và bạn không còn phải chạy, phải vượt các chướng ngại vật, tập thể lực (PT) – và bạn không còn phải chịu đựng những cuộc huấn luyện, thử thách cam go.
>
> Chỉ cần rung chuông.
> Nếu các bạn muốn thay đổi thế giới, đừng bao giờ rung chuông.
>
> Khóa tốt nghiệp năm 2014, các bạn đang ở những giây phút sau cùng trước lúc nhận bằng tốt nghiệp. Những giây phút ngắn ngủi trước khi các bạn bắt đầu bước vào hành trình cuộc sống. Đây là thời khắc để các bạn bắt đầu thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn.
>
> Nó sẽ không dễ dàng đâu.
>
> Nhưng, các bạn là những sinh viên tốt nghiệp niên khóa 2014 – một niên khóa có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của 800 triệu người trong thế kỷ tới.
>
> Hãy bắt đầu mỗi ngày với một nhiệm vụ hoàn thành.
>
> Hãy tìm một người nào đó để giúp bạn trong cuộc đời.
>
> Hãy tôn trọng tất cả mọi người.
>
> Biết rằng cuộc sống là không công bằng và rằng bạn sẽ thường xuyên vấp ngã, nhưng nếu các bạn dám chấp nhận rủi ro, dám tiến lên trong những thời điểm khó khăn nhất, dám đối mặt với những kẻ bắt nạt, nâng đỡ những người bị áp bức và không bao giờ…không bao giờ bỏ cuộc – nếu các bạn làm được những việc này, thế hệ tiếp theo và các thế hệ nối tiếp sẽ sống trong một thế giới tốt hơn nhiều so với thế giới của chúng ta ngày hôm nay, và những gì được bắt đầu ở đây sẽ thực sự thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn.
>
Cám ơn các bạn rất nhiều. Xin chào. Hook ’em horns.”

__._,_.___
> Posted by: luu vu <luuvu44@yahoo.com>

……………………………………………………………………….

Vỉa hè Sài Gòn và những giấc mơ đổi đời
Nguồn:RFA-Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-05-30

doi doi

Bán hàng trên vỉa hè Sài Gòn.
RFA PHOTO

Sài Gòn, nơi được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông một thời và cũng là đất thánh của những người nuôi mộng đổi đời. Đã có không ít cuộc đời được thay đổi, lên hương giữa đất Sài Gòn và cũng có không ít số phận mãi le lói giữa đất Sài Gòn hoa lệ. Vỉa hè Sài Gòn trở thành bạn bè, người thân của những số phận này. Đặc biệt, kể từ sau 30 tháng Tư năm 1975 đến nay, vỉa hè Sài Gòn ẩn chứa không biết bao nhiêu câu chuyện đời éo le, cay đắng và giấc mơ đổi đời tàn lụi theo năm tháng.
Đất lành chim đậu

Một người bạn tên Phước, là cư dân Sài Gòn gốc Trung, chia sẻ: “Sài Gòn thì nó giống như một Liên Hiệp Quốc vậy đó, ai có cơ may thì lên, tài năng là một phần, cơ may là một phần, phải có vốn liếng, không có vốn liếng thì khó lắm, chủ yếu là phải nói thật, nhà có gốc gác một chút, quan chức hay gì đó kia chứ còn hai tay trắng mà vô đây nuôi mộng thành đạt thì trong một triệu người có vài người thôi, chứ không nhiều được đâu, trong này nó vậy. Bây giờ nếu chịu khó đi ra ngoài, gầm cầu, hiên nhà, công viên… người ta ngủ lây lất đó, không phải bụi đời đâu, đừng nghĩ như vậy, bụi đời cũng có nhưng mà nó không nhiều, chủ yếu là người vô gia cư người ta đi làm không đủ tiền thuê phòng trọ hoặc nợ tiền bị chủ trọ đuổi ra ngoài, nhiều thứ lắm, đất này là vậy, nó chỉ hợp với một số người, nhưng mà ai cũng nuôi mộng vô Sài Gòn làm giàu, bởi vì người ta nghĩ Sài Gòn nó giống như những năm trước 1975, nó dễ sống, dễ kiếm, nhưng bây giờ không phải vậy, bây giờ vô mà không có đường thì không có đường lui luôn. Mình hồi đó mình có chút may mắn là mình vô đúng thời điểm….”

Người ta nghĩ Sài Gòn nó giống như những năm trước 1975, nó dễ sống, dễ kiếm, nhưng bây giờ không phải vậy, bây giờ vô mà không có đường thì không có đường lui luôn. Mình hồi đó mình có chút may mắn là mình vô đúng thời điểm.
-Bạn Phước

Anh Phước kể thêm câu chuyện lúc anh mới vào Sài Gòn lập nghiệp với hai bàn tay trắng, sống ở một vùng núi miền Trung quá cực khổ, vợ chồng anh quyết định bôn tẩu vào Sài Gòn. Lúc đó phòng trọ cho dân lao động thuê ở không nhiều như bây giờ, đêm đầu tiên, vợ chồng anh được Sài Gòn chào đón bằng một giấc ngủ vỉa hè mệt mỏi. Sáng hôm sau phát hiện hai chỉ vàng mang theo đã bị người ta ăn cắp lúc ngủ.

Quá tuyệt vọng, hai vợ chồng lang thang thuê chỗ ở mặc dù chưa biết lấy gì để trả tiền phòng trọ. Sau đó anh đi phụ hồ còn chị thì đi rửa chén bát thuê. Hai năm làm thuê đủ các công việc, hai anh chị dành dụm được ba chỉ vàng và chị quyết định mua một tủ thuốc lá ngồi bán trên vỉa hè đường Lý Thường Kiệt, Tân Bình. Đến năm thứ ba, anh mua được chiếc xe gắn máy, vậy là vợ bán thuốc lá, kẹo bánh còn chồng thì chạy xe ôm.

Đến năm thứ sáu thì anh chị dành dụm được khoản tiền kha khá, chuyển sang chợ Tân Bình buôn vải thô, rồi dần dà buôn thêm chỉ cuộn, buôn phụ tùng máy dệt, sau đó mua một miếng đất và mở xưởng dệt. Cơ may cứ đến với anh chị, cuối cùng anh chị sinh hai cháu và mua được nhà cao tầng, sắm được xe hơi. Như để kết thúc câu chuyện của mình, anh Phước nói rằng đất Sài Gòn luôn hiền lành và mở rộng vòng tay cưu mang những người lương thiện, biết tính toán làm ăn và không tiêu xài quá độ. Nhờ vậy mà vợ chồng anh đã đổi đời.

Một người khác, quê gốc Quảng Nam, đang làm ở một tòa soạn báo khá lớn trong nước, chia sẻ với chúng tôi rằng anh thấy Sài Gòn vừa là đất thánh đồng thời vừa là tử huyệt của những ai nuôi mộng đổi đời ở nơi đây. Sống giữa Sài Gòn, nếu may mắn thì mọi chuyện sẽ êm xuôi và hanh thông nhưng nếu không may mắn, chỉ cần một ngày không có xu nào dính túi thì mọi bị kịch đang phủ xuống đôi vai, khó mà lường được bi thảm đến độ nào.

doi doi 2
Bán đậu phộng luộc trên đường phố Sài Gòn. RFA PHOTO.

Anh đơn cử một ví dụ, năm thứ hai đại học báo chí, gia đình anh gặp khó khăn, cha anh bệnh nặng nên không thể tiếp tế cho anh hằng tháng, anh phải đi làm thêm nhiều công việc, tuy nhiên, làm cách gì cũng không thể trang trải được chi phí học tập và ăn ở. Đó là chưa muốn kể đến chuyện bị quỵt tiền công diễn ra như cơm bữa ở thành phố này. Đến kì thi học kì, anh vừa chuẩn bị thi thì có danh sách những ai chưa nộp học phí phải ra khỏi phòng, không được thi. Anh năn nỉ gì cũng không được. Cuối cùng, những người bạn miền Nam chung lớp phải lật chiếc mũ đi mượn từng người một và ghi lại danh sách những người cho mượn, số tiền bao nhiêu để anh nộp thi kịp thời và trả khi có tiền.

Nhờ những bạn bè tốt mà anh khỏi bị bảo lưu một năm học, đó là do may mắn gặp người tốt bụng, nếu như ai cũng giống những giám thị đại học thì có lẽ anh phải bỏ học vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân vỡ mộng về giới trí thức, về các bậc thầy cô…
Nhiều người ngủ gầm cầu

Một nhà thơ có thâm niên mười năm đạp cyclo tại Sài Gòn, chia sẻ: “Cái đất Sài Gòn, người ta muốn thoát cảnh sống, người ta lên vậy thôi, người ta sống lây lất vậy thôi, người ta mưu sinh vậy thôi. Nó như một vùng đất người ta canh cánh hướng về vậy đó, thành bại không biết, ít nhất một lần người ta thử sức, thượng vàng hạ cám. Nhưng có đổi đời gì đâu, sống lây lất thôi chứ có đổi đời gì đâu. Nói chung những người có tài năng thực sự thì sống đất Sài Gòn được, còn kiểu như vận may thì hiếm lắm, đất Sài Gòn không có vận may cho ai đâu. Đất này là đất để trải nghiệm mà, làm có khi cả năm không có tiền xe về, nhưng người ta cứ muốn vậy, cái chốn phồn hoa mà, chắc người ta tưởng đâu dễ sống lắm, không dễ đâu, cũng nghiệt ngã lắm!”

Đất này là đất để trải nghiệm mà, làm có khi cả năm không có tiền xe về, nhưng người ta cứ muốn vậy, cái chốn phồn hoa mà, chắc người ta tưởng đâu dễ sống lắm, không dễ đâu, cũng nghiệt ngã lắm!
-Một nhà thơ

Theo nhà thơ này, hiện tại, chuyện chờ vận may ở Sài Gòn nghe ra rất hy hữu bởi khi mà mọi thế lực đã đi vào ổn định, từ thế lực tư bản đỏ cho đến thế lực cầm quyền và thế lực giang hồ, hầu như mọi thứ đã đi vào qui cũ, ổn định, chạy nhịp nhàng như một guồng máy. Chính vì thế, những người chân ướt chân ráo bước vào Sài Gòn sẽ cảm thấy mình đang ở đâu xa tít mù khơi ngay giữa thành phố. Chuyện đi kiếm cơ hội nghe ra rất mệt mỏi và viễn vông.

Đặc biệt, trong tình hình kinh tế mỗi lúc một ì ạch, tuột dốc, hầu như mọi nhóm ngành nghề đều co cụm, việc kiếm cơm của giới lao động nghe ra hết sức lây lất và chắp vá, chật vật. Với trải nghiệm hơn mười năm đạp cyclo ở thành phố Sài Gòn, nhà thơ này cay đắng nhận ra rằng Sài Gòn không phải là miền đất thánh như anh từng nghĩ, bởi đó là chuyện đã rất xưa, chuyện của thời Sài Gòn còn giữ nguyên vẹn cái tên của nó, một người bình dân có thể sống ung dung và không bận tâm cho mấy về chuyện cơm áo gạo tiền.

Còn Sài Gòn hiện tại, ngay cả cái tên của nó cũng bị lấy mất, nó không còn là một hòn ngọc viễn đông một thuở mà nó đã lem luốc như một cục than, thay vì lấp lánh hạnh phúc, Sài Gòn bây giờ được trang điểm bằng một cái tên khác cùng hàng triệu người lao động nghèo ở các vỉa hè, từ bán vé số cho đến bán tạp hóa di động, bán chuối luộc, bán đậu phộng rang, bán sức lao động còng lưng đạp xe để lấy vài đồng còm và không ngoại trừ bán dâm để nuôi thân qua ngày đoạn tháng.

Với nhà thơ này, Sài Gòn bây giờ chẳng còn gì thú vị, nó đã đổi thay quá nhiều, trộm cướp, giật dọc, băng đảng phát triển rầm rộ, người bóc lột người. Nỗi sợ hãi và lép vế của người nghèo dường như bao trùm cả giới lao động nghèo ở thành phố này. Đặc biệt, Sài Gòn hào sảng và khẩu khí, sẵn sàng xuống đường vì chính nghĩa của một thời đã bị người ta khóa cổng, chặt đứt thói quen và thay vào đó một tập khí luồn cúi, tuân thủ vô điều kiện.

Câu chuyện cấm biểu tình phản đối Trung Quốc trong những ngày gần đây đã chứng minh rằng Sài Gòn là một cái chuồng mới mẽ của khu vực, ở đó kẻ mạnh có thể áp đảo và người yếu chẳng ai thương xót, che chở hoặc ít nhất cũng động viên một đôi lời!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

……………………………

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics