1.Tác giả Huy Trâm–tiếp theo(DTL)2.Khoe !(Huy Phương)3.Nếu trở thành khu tự trị của TQ,VN sẽ ra sao?4.Tùy bút…

Huy Trâm, người chọn tận hiến đời mình cho chữ, nghĩa

Du Tử Lê
Nguồn:nguoiviet.com- September 23, 2016


Nhà văn Huy Trâm. (Hình: Huy Trâm)

Du Tử Lê

(Tiếp theo và hết)

Với trên 20 tác phẩm đủ loại ấn hành tại Hoa Kỳ, sau tháng 4, 1975 thì, Huy Trâm/Nguyễn Nhuận Hồng Tam… đã có tất cả 8 thi phẩm (gồm cả một tác phẩm in chung với nhà văn, nhà thơ Nguyễn Thị Mắt Nâu).

Dường như chủ đề nào, người đọc cũng đều có thể tìm thấy trong cõi-giới-thi-ca Huy Trâm. Từ tâm thức lưu vong, tới quê hương, đất nước, tôn giáo, gia đình, tình yêu đôi lứa và, những năm tháng lao lung trong trại tù cải tạo…

Ở thể loại nào, họ Nguyễn cũng cho thấy tâm hồn bị những rung động chân thật, như những trận cuồng phong nhấc bổng ông lên cao, ném ông vào không gian riêng của từng thể tài. Như thể, nếu ông không nhanh chóng ghi lại thì, cảm xúc thi ca sẽ vội vã bỏ ông đi mà, không hẹn trở lại. Nhưng ở thể tài nào, họ Nguyễn cũng viết với tất cả tấm lòng thao-thiết-cô-đơn.

Về thể tài lưu vong, ông viết:

“Buồn vu vơ – thêm nỗi rét tha phương!
Tôi ngồi đợi xe Brea chuyến chót
Có tiếng giầy khua – hè đêm nện gót
Ngoảnh đầu coi – À! Cô gái đồng hương
Dáng dấp kiêu sa, váy tím đai hường
Cô sóng bước bên ngoại nhân đồ sộ
Tôi ngẫm thân tôi, mình sao rị mọ!
Không giống ai ở xứ sở văn minh
Một trái tim khô – vắng bóng nhân tình
Còn thấp thỏm lo bao ngày mất việc
Hết cọ cầu tiêu, lại ra sàn quét
Tôi với em – hai cảnh sống lưu vong”… (5)

Về thể tài quê hương, đất nước, ông viết:

“Trưa tỉnh giấc – trông nắng vàng ngai ngái
Sầu vu vơ – chợt nhớ những con đường
Quê mẹ nghèo xơ – chỉ có tình thương
Trải theo bước em đi – trưa ngõ nắng
Tre, trúc đong đưa – nỗi gì xa vắng
Trong hồn quê – quanh quất bụi tre già
Cánh kiến cam bay – bang giậu hoa mơ
Con đường nhỏ – dẫn mẹ già chân đất”…
(Trích “Những Con Ðường Quê Hương” Nđd)

Về thể tài tù cải tạo, ông viết:

“Nối gót theo nhau bước nặng nề
Ðoàn tù trong lửa hạ hôn mê
Cuốc không ăn đất kêu chan chát
Từng tiếng nghe lòng dội tái tê”… (6)

Về thể tài tôn giáo, ông viết:

“Ðèn khuya bên giáo đường
Soi bước em về trễ
Bước chân của tình thương
Qua bến đời dâu bể
Không buồn nữa Lara
Thánh ca làm ráo lệ”… (7)

Về thể tài tình yêu đôi lứa, ông viết:

“Anh muốn về đây cùng sớt chia
Ánh đèn vàng vọt dưới sương khuya
Nhưng đời vốn dĩ là ngăn cách
Ðành một dòng trôi với não nề!” (8)

Vân vân…

Ghi nhận về cỡi-giới thi ca Huy Trâm, qua thi phẩm “Ðồng Xanh,” xuất bản tại Orange County, California, 1993, họa sĩ, nhà văn Khánh Trường viết:

“Trước hết và sau cùng, thơ Huy Trâm qua tập ‘Ðồng Xanh’ là điểm tụ hội của những trái tim cùng đập chung một nhịp đập Việt Nam trên buốt giá quê người. Không quặn xót vật vã, không than van yếm thế, không quằn quại đau khổ, thơ Huy Trâm như dòng sông nhỏ chảy hiền hòa qua những bãi bờ của một quê hương đã nghìn tùng khuất lấp.Nhưng chìm sâu dưới dòng chảy tưởng êm đềm kia, là ngổn ngang bao nhiêu trầm tích, kết tinh thành nỗi hoài nhớ khôn nguôi về một nơi chốn đã sinh ra, lớn lên đã sung sướng, đã đau khổ, và bây giờ, đã cách ngăn một đại dương vời vợi.

“Và như thế, thơ Huy Trâm là cánh cò trôi chậm giữa bát ngát đồng xanh, lũy tre già, là bờ sông vắng, là rặng núi xa, là sợi khói mong manh vươn nhẹ trong chiều… Thơ Huy Trâm là nỗi buồn, nhưng đó là nỗi buồn đã thăng hoa, đã hóa kiếp, đã lẫn vào thịt xương máu huyết để làm thành hơi thở, đời sống Việt Nam.” (Bìa 4 “Ði Vào Lòng Cuộc Ðời” Nđd)

Mời độc giả xem video: Điểm tin buổi sáng Thứ Sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2016
……

Ở lãnh vực báo chí, tôi nghĩ, người theo sát những buổi ra mắt tác phẩm của Huy Trâm/Nguyễn Hồng Nhuận Tam, có lẽ là nhà báo Nguyên Huy.

Một trong những bài tường thuật của Nguyên Huy về một thi phẩm của Huy Trâm, đã được giới thiệu năm 2015, có đoạn nguyên văn như sau:

“…Hầu hết các tác phẩm của ông, chứa đựng những tình cảm, những suy nghĩ súc tích dạt dào bằng giọng văn giản dị không có một chỗ nào ‘làm dáng văn chương’ hay kỳ bí trong những trăn trở cho dù Huy Trâm vốn là một trí thức, từng là thẩm phán công tố trước năm 1975.

‘Dù Có Xa Xôi’ có lẽ là tác phẩm thứ 29 hay 30 của ông từ trong nước ra đến hải ngoại. Ông viết nhiều thể loại, từ biên khảo đến thơ, truyện ngắn, truyện dài. Một trong những tác phẩm này đã được trao giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1969 thời Ðệ II Cộng Hòa. Ðó là cuốn biên khảo “Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại.”

“Sức sáng tác của nhà văn Huy Trâm dẻo dai, bền bỉ, cứ trung bình một hai năm ông lại gửi đến độc giả một sáng tác mới, khi là thơ khi là tuyển tập truyện ngắn khi là truyện dài.

“Ðọc Huy Trâm, người đọc thường thấy được sự thoải mái trong văn chương diễn tả bình dị nhưng lại thường băn khoăn về cảnh đời của lớp người ‘chót sinh ra nhầm thế kỷ’ (Thơ Vũ Hoàng Chương). Hình như Huy Trâm có phân định giữa nghề nghiệp và văn chương nên trong những tác phẩm của ông ít khi thấy ông đề cập đến nghề cũ, thẩm phán công tố, mà chỉ nhìn đến những cảnh đời thường rất thường ở chung quanh với những suy tư, nhận thức khiến người đọc không khỏi xót xa cho cuộc sống của mọi người…”(9)

Nói tới cõi-giới văn chương của Huy Trâm/Nguyễn Hồng Nhuận Tam mà, không đề cập tới đường bay văn xuôi của họ Nguyễn, tôi cho là một thiếu sót đáng trách.

Và, ghi nhận về cõi giới truyện Huy Trâm, vẫn theo tôi, không ai đủ thẩm quyền hơn nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu. Bà không chỉ là bạn văn đồng hành với nhà văn/nhà thơ Huy Trâm, trong nhiều năm tháng dằn xóc nơi quê người…, thể hiện qua nhiều tác phẩm in chung – – Mà, bà còn là em kết nghĩa của tác giả “Những Hàng Châu Ngọc” nữa. (10)

Nhân ngày ra mắt tác phẩm “Vời Vợi Nhớ Thương” của họ Nguyễn, nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu đã:

“…Ðưa ra nhận định trên 5 điểm mà tác phẩm gợi ý cho bà. Thứ nhất tác phẩm đưa vấn đề tình trạng con hai chồng của người đàn bà. Thứ hai, đời sống như những chất xúc tác tác động lên tình cảm con người. Thứ ba, vấn đề môn đăng hộ đối trong xã hội người Việt. Thứ tư phân tích về những khác biệt trong hai mối tình của nhân vật nữ trong truyện ngắn mà tác giả chọn làm chủ đề của tập truyện. Và thứ năm, then chốt nhất theo Mắt Nâu là ‘trong đau thương mà con người trưởng thành được.’

“Vẫn theo Mắt Nâu thì ‘đa số truyện ngắn của ông thường không có cốt truyện’. Ðó là một đặc thù của cây bút Huy Trâm. Ông đã dùng đối thoại để thể hiện ý tình kể cả triết lý về cuộc đời. Trong tác phẩm này, người đọc nhận thấy có thấp thoáng nghề nghiệp cũ của tác giả mà tác giả không bao giờ trực tiếp đề cập đến.

“Sau chót nữ văn sĩ Mắt Nâu kết: ‘Cái khao khát của nhà văn Huy Trâm là mong được để lại cho đời những tác phẩm văn học.'” (Nđd)

……

Xin bạn đọc coi nhận định của nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu về cõi-giới văn chương Huy Trâm/Nguyễn Hồng Nhuận Tam, là phần kết của bài viết này.

Tương lai, nếu có cơ hội, chúng tôi sẽ trở lại với văn xuôi Huy Trâm – – Người chọn tận hiến đời mình, cho chữ, nghĩa Việt, nơi quê người.

Du Tử Lê

(Garden Grove, tháng 9, 2016)

Chú thích:

(5) Trích “Hè Phố Ðêm.” Nguồn: Thi phẩm “Ði Vào Lòng Cuộc Ðời.” Thời Ðiểm XB, Orange County, California, 1997.
(6) Trích “Nắng Thương Ðau.” Nguồn: Thi phẩm “Thơ viết chưa xong giữa cuộc đời.” Hương Văn XB. California, 2008. (Tôi rất thích động từ “ăn” trong câu “Cuốc không ăn đất kêu chan chát” của tác giả).
(7) Trích “Niềm Thương.” Nguồn: Thi phẩm “Vời Vợi Nhớ Thương.” Hương Văn XB. California, 2014.
(8) Trích “Ngày Lại Ngày Qua.” Nguồn: Thi phẩm “Sầu Xứ Tiếp Sầu Mây.” Hương Văn XB. California, 2000.
(9) Nguyên Huy, nguồn: Người Việt ngày 3 tháng 12 năm 2015.
(10) Nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu đã xuất bản 4 tập truyện, 2 tập thơ (1 in chung với Huy Trâm). Nguồn Wikipedia-Mở.

……………………………………………………………………….

Fwd: TẠP GHI HUY PHƯƠNG : Khoe!!!
Kim Vu to:….,me

Khoe !!!

(Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images

Tạp ghi Huy Phương

>>>     Sử gia Trần Trọng Kim có nhận xét về đặc tính của người Việt Nam như sau: “…hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài…” Nhận xét này có phần đúng nếu chúng ta chịu khó quan sát ngay trong đời sống cộng đồng của người Việt chúng ta. Có người khoe cá lạ đắt tiền trong hồ, người lại thích khoe chim quý trong lồng, người thì khoe vườn cây cảnh, không có những điều này thì khoe gia thế, địa vị, con cái, nhà cửa, xe cộ, tiền của… Các bạn có quan sát ở ngoài đường, những người có bắp thịt thì thích mặc áo ba lỗ không?
>>>     Khoe cái mình có đã không ai thích, vin vào cái bóng râm của người khác để khoe mình, kiểu “tiêu bạc giả” lại là một điều tệ hại. Một ông nhà văn kể chuyện ở tù mà cũng dẫn ra là ông chung trại với nhà văn này hay ông họa sĩ kia, hay một thời đã chơi thân với cô ca sĩ nổi tiếng này, uống rượu với nhạc sĩ lừng danh nọ.
>>>     Ông bạn viết lách của tôi có kể câu chuyện một người, trong lúc có chuyện đụng chạm với người lạ, cao hứng đã vỗ ngực hỏi người kia: “Ông có biết tôi là ai không?” Sau này hỏi ra mới biết ông ấy là chuyên viên hộ tống, theo xách cặp cho một ông tướng.
>>>     Chuyện khoe khoang rất dễ thấy nếu bạn ở xa mới lại. Trừ khi là người cần bán ngôi nhà đang ở hay đang làm công việc môi giới bán nhà, còn thì đừng bao giờ khoe nhà với bất cứ ai cả. Ngày nọ, một người mới chân ướt chân ráo đến Mỹ, gặp một ông bạn trên phố Bolsa, khẩn khoản mời về nhà, không phải là để dùng bữa tối hay hàn huyên tâm sự, mà là để “xem nhà cho biết!” Ông chủ nhà sợ bạn từ chối nên nói nhà ông cách đây có năm mười phút, nhưng đến ngôi nhà đẹp đẽ này, họ phải mất gần nửa giờ.
>>>     Người bạn mới gặp được yêu cầu cởi giày trước bậc cửa, và theo sự hướng dẫn của chủ nhà, lần lượt đi từ phòng khách, phòng gia đình đến nhà bếp, từ phòng ngủ lớn đến phòng ngủ nhỏ và mấy cái nhà cầu. Khi khoe nhà, người chủ dùng mấy chữ tiếng Anh để chỉ các loại phòng, khiến người mới đến cũng ngẩn ra. Ở mỗi nơi khách cũng lịch sự ghé đầu vào một tí, mà chủ nhà cũng không muốn cho khách vào sâu hơn, chỉ đủ cho người xem gật gù, chậc lưỡi hay xuýt xoa để làm vừa lòng bạn.
>>>     Đương nhiên, trong một ngôi nhà sang trọng phải có những vật dụng quí giá, đó là mức “tra tấn” tiếp theo về giá trị của mấy bức tượng mua từ Thái Lan trong chuyến du lịch 10 năm về trước hay một bức tranh thủy mặc được đem từ Đài Loan về. Tất cả đều xa lạ và làm buồn lòng cho khách viếng. Người vui và thỏa mãn trong buổi chiều hôm nay chính là người chủ của ngôi nhà lộng lẫy này, kiếm được người khoe nhà đâu phải chuyện dễ.
>>>     Những người Việt Nam mới sang, thường là những ngày đầu còn bị chao đảo vì múi giờ khác nhau, nhưng được bà con chở đi thăm một vài gia đình quen biết, mà đáng lý ra người mới sang là người được thăm viếng mới phải. Chủ nhà sau khi trà nước, đem một DVD cuốn phim đám cưới cô con gái đầu ra, bỏ vào máy cho phát hình, gọi là “để chú thím xem cho biết, kẻo hồi đám cưới cháu, chú thím ở xa.” Những hoạt cảnh của một buổi tiếp tân trong một nhà hàng Tàu với những ông bà áo quần lượt là, những lời chúc tụng được lặp đi lặp lại nhiều lần, MC nói chuyện nham nhở cùng với những trò chơi sàm sỡ lai căng, kèm theo lời thuyết giảng của ông bà chủ nhà là những gì rất xa lạ, mà khách buồn ngủ cũng phải lịch sự mở mắt xem. Không là phim đám cưới thì cũng là phim quay trong một chuyến du lịch, hay sinh nhật đứa cháu. Những cuốn phim này thường thường bỏ xó tủ, không có khán giả nên cần người xem.
>>>     Nhiều người thường đang ngồi trên ghế trong một tiệm hớt tóc hay uốn tóc, tay chân không động đậy được thì phải mở miệng, thường cao hứng đem hết chuyện gia đình, con cái ra khoe. Cũng tại nơi này, thỉnh thoảng đi hớt tóc, tôi lại bị một ông khách đang ngồi ghế bên cạnh tra tấn khi kể chuyện du lịch phương xa mới về, thường là Việt Nam mới có cái để nói, huênh hoang với số tiền đã tiêu. Thường thì khoe khoang hay đi đôi với khoác lác. Có những người phụ nữ, chỉ sau mấy phút sơ giao, không ai đánh đập, tra hỏi, cũng đã cung khai hết sự thành đạt của các con bà: bao nhiêu bác sĩ, nha sĩ, bao nhiêu ngôi nhà bạc triệu ngoài biển hay trên đồi. Nhiều ông bà muốn khoe con vừa tốt nghiệp, phải dùng lối quảng cáo bằng cách đăng một cột báo cha mẹ chúc mừng con (!), không chúc mừng kiểu này thì ai biết đến phúc nhà.
>>>     Trong đám cưới, khi giới thiệu anh em cô dâu chú rể cũng không quên kèm theo văn bằng. Có gia đình gặp cảnh tang tóc, cũng ráng ghi chức tước bằng cấp của con cái người chết trên trang cáo phó, một công đôi việc, không ghi thì ai biết con cái làm rạng rỡ tông môn.
>>>     Nếu hai người cùng khoe cái mình có như nhau thì không ai nghe ai, nên thường người ta muốn khoe cái mình có trước mặt những người thiệt thòi hơn mình. Vì vậy nên có những người vụng về không có ý tứ, khoe nhà trước mặt người suốt đời ở nhà thuê, khoe con thành đạt với những gia đình có con chỉ làm thợ hay thất bại trong học vấn. Đã có lần giữa bạn bè, tại Sài Gòn, trong thời điểm có nhiều người vượt biên, một người bạn có con vượt biển, khoe con vừa được tàu Hòa Lan vớt trên Biển Đông, được nữ hoàng xứ này tiếp đón, được trợ cấp nhà cửa và tiền bạc, trước mặt một người bạn có con mới tử nạn trên biển cách đó không lâu. Khi người ta hứng khởi, sung sướng bởi cái mình có, khó mà giấu kín trong lòng.
>>>     Được khoe khoang nhiều nhất là chức tước và học vị. Nhiều khi tước vị không xứng với kiến thức và tài năng. Trên truyền hình có người để luôn hai tước vị giáo sư (!) và nhà văn cùng một lúc, nhưng khi nghe ông này giải thích với người nghe và người xem rằng Bộ Lại là… Bộ Học (dưới triều Nguyễn), nghĩa là Bộ Nội Vụ là… Bộ Giáo Dục thì xem chừng ông bà xưa có câu “dốt hay khoe chữ” quả không sai. Trong cộng đồng này nhiều người chưa đến tuổi sắp chết đã làm tổng kết tự khen mình với những tác phẩm kiểu “Vừa Đi Vừa Kể Chuyện” của “bác” như “60 Năm Viết Văn,” “50 Năm Sân Khấu,” “40 Năm Hoạt Động Cộng Đồng,” “20 Năm Làm Truyền Thông.”
>>>     Có nhà thơ dùng thêm một bút hiệu khác để tiện cho việc…tâng bốc mình.
>>>     Trong 10 cuốn hồi ký xuất bản ở hải ngoại thì đã có tám cuốn viết ra để kể công trận, khoe tài, chứ không thấy ai đấm ngực nhận lỗi mình hay sám hối.
>>>     Một bác sĩ tâm thần người Pháp, Dominique Esquirol, đã ví von một câu nghe thấm thía: “Con người cũng như bông lúa: Khi không hạt, nó ngẩng cao đầu, khi trĩu hạt, nó cúi mình xuống!”   

…………………………………………………………………………..

Fwd: Nếu trở thành khu tự trị của TQ ,V N sẽ ra sao?
Kim Vu
to:….,me

>>> NẾU TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC, VIỆT NAM SẼ RA SAO?
>>> (Trần Đình Sử – Giáo sư – Nhà Giáo Nhân Dân).
>>>
>>> Trước hết tên nước bị xóa mất.
>>> Dân Tàu tràn sang ta.
>>> Chữ Hán là ngôn ngữ chính, tiếng Việt như tiếng Chuang bây giờ.
>>>
>>> Người Việt sẽ bị di dời đi qua nhiều nơi hẻo lánh của Trung Quốc, bị phân
>>> tán triệt để để không còn tập trung, không có sức để khôi phục lại nước cũ.
>>>
>>> Quân đội Việt Nam sẽ sang trấn thủ phía biên giới Ấn Độ, Pakistan, Duy Ngô
>>> nhĩ, đánh nhau, chết ở đó, còn quân Tứ Xuyên Quý Châu, Quảng Đông sang bảo
>>> vệ các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, …
>>>
>>> Các nhân sĩ yêu nước bị đàn áp.
>>> Các sách vở quý hiếm trong viện Hán Nôm sẽ bị thủ tiêu dần cho đến khi
>>> không còn dấu tích.
>>>
>>> Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh anh hùng của ông cha
>>> ta với các thống lĩnh như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang
>>> Trung…, bị viết thành các cuộc nổi loạn chống lại trung ương. Bọn Trần
>>> Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là những nhà yêu nước vĩ đại, đâu
>>> đâu cũng có tượng đài của chúng.
>>>
>>> Có một bọn văn nô viết bài ca ngợi: Lạc Việt lại trở về trong lòng Bách
>>> Việt.. Bọn khác thì khảo chứng mối quan hệ thân thiết giữa vua Hùng với các
>>> hoàng đế Trung Hoa, rồi các mục trên báo “Chuyện bây giờ mới kể” nở rộ.
>>>
>>> Dải đất hình chữ S vẫn còn mà giống người Việt, văn hóa Việt không còn nữa
>>> …
>>> Thật đau lòng!
>>>
>>> Trần Đình Sử
>>> Giáo sư – Nhà Giáo Nhân Dân.
>>>
>>>
>>> xin pho bien de moi nguoi viet yeu nuoc biet ma doi pho voi bon cs ban nuoc

……………………………………………………………………

Fwd: Tuy but Doan Thach Hãn – ve nha van qua co DUYÊN ANH
Kim Vu to:….,me

>
>
Tùy bút của ĐoànThạch Hãn ( Đoàn Kế Tường), mất tại VN năm 2014 .



Duyên Anh.

> Là một trong những nhà văn nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975, Duyên Anh được biết đến như một con người nhiều tài, lắm tật, miệng làm hại thân! Tôi quen biết Duyên Anh từ lâu, từ dạo tôi vẫn thường hay chầu rìa những canh xì phé nảy lửa của những “hảo thủ” lừng lẫy trong làng báo Sài Gòn trước 1975 với một vài doanh nhân, chính khách. Thuở đó, thân phận và túi tiền của tôi không đủ “tư cách” ngồi cùng chiếu với các đàn anh. Vào sòng xì phé là có thể biết ngay tính cách của từng người. Duyên Anh thích “tháu cáy” và khích tướng đối thủ, nhưng lại rất cay cú khi bị người khác “tháu cáy”. Thế nhưng sau 1975, tôi mới thật sự thân thiết với Duyên Anh. Ông từng coi tôi như một người bạn vai em ruột rà. Điều này đã được ông viết trong hồi ký.
>
> Năm 1954, Duyên Anh di cư vào Nam. Để kiếm sống, ông đã làm mọi công việc của một thanh niên hè phố, chẳng có nghề ngỗng nào nhất định. Khi thì theo một nhóm sơn đông mãi võ, khi tháp tùng đoàn cải lương lưu diễn đây, mai đó. Lại có lúc quảng cáo cho gánh xiếc rong, rồi giữ xe đạp hội chợ… Sang trọng nhất là làm gia sư, dạy kèm cho trẻ con và dạy đàn guitar, sáo trúc cho những người theo học vỡ lòng nghệ thuật.
>

> Duyên Anh làm thơ rất sớm, đến những năm cuối của thập niên 50, ông bắt đầu viết văn xuôi. Viết để thỏa mãn giấc mơ cầm bút, chẳng đăng đâu cả. Mãi đến năm 1960, ông được nhà văn Trúc Sĩ dẫn tới diện kiến nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, lúc đó đang làm chủ bút tờ Chỉ Đạo. Bài thơ “Bà mẹ Tây Ninh” – sáng tác đầu tiên của ông được đăng trên tờ báo này. Một tháng sau, thêm truyện ngắn “Hoa Thiên Lý”, rồi “Con sáo của em tôi” tiếp tục có mặt trên tờ Chỉ Đạo, với lời giới thiệu bốc tới mây xanh của Nguyễn Mạnh Côn. Ngay lập tức, ông được người đọc đón nhận nồng nhiệt. Mỗi truyện được trả nhuận bút 5.000 đồng, thời đó mua được hơn một cây vàng. Nguyễn Mạnh Côn tỏ ra rất ưu ái, tận tình nâng đỡ Duyên Anh để sáng tác của ông thường xuyên xuất hiện trên văn đàn. Và đây cũng là đầu mối oan nghiệt cho cả hai sau này.
>
> Đến năm 1961, khi ông Nguyễn Mạnh Côn rời tạp chí Chỉ Đạo thì Duyên Anh đã thành danh. Ông bắt đầu tung hoành làng báo Sài Gòn với nhiều bút danh khác nhau: Thương Sinh, Mõ Báo, Thập Nguyên, Vạn Tóc Mai, Nã Cẩu, Lệnh Hồ Xung, Độc Ngữ …bằng một giọng văn châm chọc, hết sức cay độc. Thời đó, có hai nhà văn làm báo mà người ta sợ nhất, đó là Chu Tử với bút hiệu Kha Trấn Ác, trong mục Ao Thả Vịt và Duyên Anh. Nạn nhân của Duyên Anh không phải chỉ toàn là người xấu, mà nhiều khi chỉ là một ai đó bị ông ghét, cũng bị ông lôi lên mặt báo, “đánh” không thương tiếc! Sự kiêu căng, miệng lưỡi cay độc của ông đã gây dị ứng cho không ít người. Một nhân vật lãnh đạo chóp bu của Việt Nam Cộng hòa, khi lưu vong ở Mỹ đã bắn tiếng với ông Tô Văn Lai của chương trình Thúy Nga Paris rằng: “Bảo thằng Duyên Anh câm mồm nó lại”.
>

> Duyên Anh được xem như tay tổ trong loại sách “xúi con nít đập lộn”, với những cuốn tiểu thuyết viết về giới du đãng rất ăn khách như “Điệu ru nước mắt”, “Sa mạc tuổi trẻ”, “Vết thù trên lưng ngựa hoang”. Tác phẩm của ông từng ngợi ca tay anh chị Trần Đại (Đại ca Thay) như một kẻ giang hồ mã thượng. Trong một bài phỏng vấn, tuần báo Đời hỏi ông: Tại sao trong thời buổi nhiễu nhương lại tôn vinh một tay du đãng, sống ngoài vòng pháp luật lên tận mây xanh? Duyên Anh trả lời: “Chính vì thời buổi nhiễu nhương, không có thần tượng cho tuổi trẻ, nên phải đi tìm cho họ một mẫu thần tượng. Xem ra, Trần Đại là xứng đáng hơn cả”.
>
> Duyên Anh là người thẳng thắn, yêu, ghét rạch ròi. Đã quý mến ai rồi thì ông sống trọn tình, trọn nghĩa với người đó.
>
> Năm 1978, Duyên Anh gặp lại Nguyễn Mạnh Côn trong trại cải tạo. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có thâm niên hơn 40 năm là đệ tử của ả phù dung nên sức khỏe rất yếu. Biến chứng tâm, sinh lý của một con người có quá trình “phi yến thu lâm” (đọc trại cho… sang chữ “phiện, thú lắm”) quá dài nên khi bị bắt buộc phải cai, cơ thể ông bị hành hạ liên tục. Do đó, sinh hoạt của ông rất bê bối, khiến đa số trại viên khác, dù có thông cảm đến mấy cũng không muốn gần gũi, chia sẻ, trong đó có Duyên Anh. Người khác chẳng sao, nhưng với Duyên Anh, Nguyễn Mạnh Côn cho rằng đó là bội bạc. Nhiều lần ông Côn nói với mọi người: “Không có tôi thì đã không có Duyên Anh! Tôi mà không biên tập nát ra thì truyện của nó ai mà thèm đọc”. Và Duyên Anh đã phản ứng theo đúng tính cách kiêu ngạo của ông: “Không có “Côn Hít” thì Duyên Anh vẫn là Duyên Anh. Ông Côn giỏi sao không biến một thằng cha căng chú kiết nào đó thành một văn tài mà phải đợi đến Duyên Anh?” Từ đó, cả hai nhìn nhau tuy bằng mặt, mà không bằng lòng. Cũng chỉ có thế, ngoài ra Duyên Anh không có bất kỳ hành vi, thủ đoạn nào ác ý với Nguyễn Mạnh Côn, như lời đồn đại đầy ác ý của những kẻ thù ghét Duyên Anh sau này. Nhiều người biết rất rõ chuyện này, hiện vẫn còn sống…
>
> Năm 1981, Duyên Anh được trở về với gia đình khi vợ và các con đã định cư tại nước ngoài. Năm 1983, ông vượt biên sang Malaysia, rồi sinh sống tại Pháp, tiếp tục viết. Cùng phận lưu vong nhưng ông không tiếc lời thóa mạ những đảng phái, phe nhóm chính trị lưu manh đang hoạt động tại hải ngoại. Duyên Anh gọi bọn họ là những kẻ giả hình, những tay lừa bịp, mộng du, chiến đấu trong chiêm bao. Ông cũng lên án đám lãnh đạo, chính khách, tướng tá của Việt Nam Cộng hòa toàn là một lũ vô tài, bất tướng, giàu của cải nhờ bóc lột, nhưng quá nghèo nàn liêm sỉ và nhân cách.
>
> Duyên Anh đã gục ngã ở một nơi được ca tụng như là thiên đường của thế giới tự do. Cũng tại nơi đó, nhà báo Đạm Phong, nhà văn Hoài Điệp Tử… đã bị sát hại một cách tàn nhẫn; cựu sinh viên Đoàn Văn Toại (nhạc gia của ca sĩ Trần Thu Hà) đã bị bắn trọng thương bởi những đồng hương quá khích do bất đồng chính kiến. Năm 1988, Duyên Anh sang thăm Hoa Kỳ. Xui cho Duyên Anh, ngày 30/4/1988, ông cùng một người bạn – họa sĩ Trần Đình Thục đi trên đường Bolsa, đúng vào lúc mặt trận bịp bợm Hoàng Cơ Minh đang biểu dương lực lượng, với mấy chục người loe hoe… Trước đó, Duyên Anh đã từng không tiếc lời chỉ trích mặt trận bịp này trên báo Ngày nay bằng những lời lẽ nặng nề. Ông còn viết cả một cuốn tiểu thuyết mang tựa đề “Tuổi bướm sầu” để vạch trần bộ mặt đểu cáng của những tên chóp bu và những hành động bỉ ổi của mặt trận này. Nhận ra Duyên Anh, một gã thanh niên có thân hình vạm vỡ cầm một cục đá từ trong đám đông xông ra. Duyên Anh bị đánh tới tấp vào đầu, gục xuống trên vũng máu. Sau ca cấp cứu, ông được đưa về Pháp sống đời phế nhân, cánh tay phải và nửa thân hình gần như liệt hẳn. Điều đáng nói, hầu như tất cả các phương tiện truyền thông của người Việt ở hải ngoại, không nơi nào dám lên tiếng bênh vực Duyên Anh, hoặc lên án hành động mang nặng tính khủng bố của những kẻ chủ mưu. Người ta chỉ thấy một vài tờ báo Việt ngữ loan tin một cách hả hê bên cạnh tấm hình Duyên Anh nằm bất tỉnh, đầu vẹo sang một bên, giây nhợ chằng chịt từ đầu xuống cổ!
>
> Dư luận trong cộng đồng người Việt hải ngoại rộ lên nghi vấn chính mặt trận Hoàng Cơ Minh là thủ phạm. Chúng đã cho tay chân sát hại Duyên Anh để trả thù chứ không chỉ là một trận đòn dằn mặt. Một nguồn dư luận khác, cũng không kém phần sôi nổi, và cũng được nhiều người tin, dù rất mơ hồ, không cơ sở: Duyên Anh bị những người yêu mến Nguyễn Mạnh Côn hành hung để phục hận cho những ngày hai người sống chung trong trại cải tạo. Trong giới văn nghệ sĩ của Sài Gòn trước đây đang sống ở hải ngoại cũng có người vì hiềm khích cá nhân với Duyên Anh mà công khai lên tiếng công kích ông một cách mạnh mẽ. Điển hình là trường hợp Tạ Tỵ.
>
> Trước 1975, Duyên Anh và Tạ Tỵ đã như sừng với đuôi. Sau giải phóng, NXB Công an nhân dân có phát hành cuốn sách “Những tên biệt kích cầm bút”, trong đó có điểm tên nhiều văn nghệ sĩ sừng sỏ của Sài Gòn. Tuyệt nhiên không thấy có tên Tạ Tỵ. Nhưng theo Duyên Anh, khi sang Mỹ, đi đâu ông Tạ Tỵ cũng tự nhận mình có tên trong số “những tên biệt kích” đó. Duyên Anh giễu cợt Tạ Tỵ “nhận xằng, khôi hài”. Lửa đổ thêm dầu, Duyên Anh càng trở thành cái gai trong mắt ông Tạ Tỵ.
>
> Nhưng cho dù Duyên Anh có thế nào đi nữa, thì ông cũng là một người cầm bút, không có lấy một tấc sắc trong tay để tự vệ. Nhân danh bất cứ một điều gì để tấn công và hạ thủ một người như thế rõ ràng là một tội ác. Duyên Anh kéo dài cuộc sống tàn phế tại Pháp, cho đến ngày 6/2/1997 thì qua đời vì bệnh xơ gan.
>
> Tác giả bài viết này còn nợ Duyên Anh một món nợ tinh thần. Trong một lần đau ốm, ngỡ mình sắp chết, Duyên Anh đã nhờ tôi học thuộc lòng một bài thơ của ông với lời căn dặn một ngày nào đó, gặp được vợ con của ông thì đọc cho họ nghe. Ông đọc cho tôi, Đằng Giao và Dương Đức Dũng cùng nghe, bắt học thuộc lòng và sau đó xé mất. Đó là bài thơ có tựa đề là “Đảng tử sám hối”. Trong bài có những câu tự vấn lương tâm và thói kiêu ngạo một thời:
>
> “Ta dại khờ múa hát giữa ngàn hoa
>
> Ca bóng tối cứ ngỡ là ánh sáng
>
> Ta ru hồn ta tháng ngày bịnh hoạn
>
> Với kiêu sa dị hợm chút tài hèn
>
> Hỡi cánh diều căng gió vút bay lên
>
> Ngạo nghễ lắm mà quên dây sắp đứt
>
> Mũi tên oan phóng đi không thương tiếc
>
> Lưỡi gươm đau chém nát đóa môi cười
>
> Anh nhìn anh xưa thế đó em ơi
>
> Những đổ vỡ của một thời lang bạt…”.
>
> Tôi tin là Duyên Anh thật sự sám hối. Hy vọng ở bất cứ nơi nào trên thế giới này chị Phương (vợ của Duyên Anh) và các cháu cũng như những ai một thời là bằng hữu của ông, hoặc từng thù ghét ông sẽ đọc được những câu thơ này bằng tấm lòng độ lượng đối với một người đã không còn trên cõi đời này.
>
> Đoàn Thạch Hãn

…………………………………………………………….

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics