1.Tin TV 53-60 (KD)-2.Bài sưu tầm tặng bạn TV 53-60 (BT)

Kim Dung & Hong Lan di San Jose + goi 3 hinh

KimDung to:Toàn thể TV 53-60

Các bạn thân mến ,

dung-jpg1

Hình chụp trong nhà hàng
Nhân dịp Kim Dung và Hồng Lan lên San Jose ngày  3 tháng  9  các bạn ở Bắc CA ( Liễn – Trãi, Đào , Lệ Giên – Tòng ,Hòa , Minh Chúc – Tiệp  , Anh Vân – Đống, Đoan Chính , Chu Thị Oanh ) đã tổ chức một buổi họp mặt ở nhà hàng Paloma rất là vui. Năm nay ai cũng cảm thấy yếu hơn ,do đó những buổi gặp nhau như thế này thật là quý lắm các bạn ơi !

Rất cảm ơn các bạn Bắc CA , Bạn Liễn bị đau lưng và đau chân phải chống gậy tới ! Bạn Anh Vân khập khễnh chống ba-toong đến từ thành phố ” Trăm quan sáu cô ” ( Anh Đông , Ông Xã của Anh Vân phải lái xe gần 2 tiếng mới tới nơi vì phải đón Đoan Chính ở gần SF)

dung-2-jpg1

Hình chụp trước cửa nhà hàng .
Bạn Chu Thị Oanh bị đau nên không tới được , bạn Lê thị Khuê có ông Xã bị bệnh nên cũng không tới được ! Trước khi ăn , bạn Liễn đã nhắc tất cả để 1 phút yên lặng tưởng nhớ bạn Hồng Hy vừa mới mất ! Sau khi ăn Anh Trãi và Liễn đã dẫn Dung – Cát đến thăm ông xã bạn Khuê bị stroke phải nằm một chỗ !

Dung cũng đã đến thăm bạn Thanh Hương , hiện đang sống ở một home care ! Dung cũng đến thắp nhang bàn thờ bạn Hồng Hy và đến Nghĩa Trang thăm mộ bạn Hồng Hy nữa !

dung-3-jpg1

Kim Dung xin bật mí là :
Bạn Kim Long sắp hoàn tất tập san hình các lớp từ Đệ Lục đến Đệ Nhất của nhóm TV 53 – 60 với cả tên của các bạn trong từng hình. Đây là một kỳ công của bạn Kim Long trong mấy năm sưu tầm và tìm kiếm tên các bạn trong mỗi hình đấy !!  Và sẽ gửi đến những bạn nào muốn có tập san này .

Chúc tất cả các bạn luôn luôn khỏe mạnh .
Kim Dung

Kim Dung gởi kèm 3 hình
– hình chụp trong nhà hàng
– hình chụp trước cửa nhà hàng
– hình ngoài mộ Hồng Hy

-o0o-o0o-o0o-

***HỒI Đáp Từ Các bạn:

Son Nguyen

to me, Vĩnh, Đức, Kim, Hồng, Thảo, Lệ, Thư, Thanh, Đức, Minh, Minh, Nhị, Hồng, Khánh, Ngoc, Mai, Thoa, Giáng, Thanh, Vinh, Bạch, Hồng, Vĩnh, Nguyệt
Translate message
Turn off for: Vietnamese
Rất cảm ơn Kim Dung đã gửi ảnh họp mặt, nhất là ảnh chụp mộ của Hồng Hy! Tụi này khi nghe tin Hồng Hy mất, rất bàng hoàng và xúc động vì Hồng Hy mời gọi cho mình được 2 hôm thì mất.

Xin cảm ơn Kim Long và anh Toản đã dày công tìm kiếm các hình ảnh từ thuở chúng ta còn ngây thơ, yêu mến trường và bạn. Mong sẽ nhận được tập san Trưng Vương vào một ngày gần đây!

Vân Thu có nói là nhóm Nghiêm Thi Hiếu có tổ chức một buổi vinh danh thầy cô và hợp mặt bạn bè vào trưa Chủ Nhật ngày 13 tháng 11 tới tại Grand Garden, Westminster. Rất mong được gặp lại các bạn bè thân thương vào ngày đó vì chúng ta đều đã có tuổi, không đuoc khỏe mạnh như xưa, gặp nhau được ngày nào hay ngày đó.

Chúc tất cả vui vẻ, khỏe mạnh, và an bình!

Thân mến,

Ngân Sơn

………………………………………………………….

Băng Tâm to Kim Dung:

 Kim Dung thân mến,
Cám ơn KimDung đã gửi tin và những hình ảnh quý báu cho nhóm tụi mình . KimDung, và KimLong đã làm được nhiều việc tốt cho nhóm , mình xin ghi nhớ công lao các bạn (nhất là một người “vô tích sự” ???? như BT) . Mình xin ghi danh cho một Tập san hình nhé KimDung .
Thân ái,
bt

……………………………………………..

Khanh-DQ Nguyen to:Toàn thể các bạn TV 53-60

Cám ơn Kim Dung, Hồng Lan và các bạn đã tận tình đi thăm và viếng mộ Hồng Hy.

HH học cùng với mình mấy năm nên cũng khá thân. Nhìn nấm mộ của người bạn thuở ấu thời mà buồn quá.

Bữa nọ Anh Vân cũng gửi hình cho mình. Thấy các bạn còn khoẻ và vui gặp nhau, thật đáng mừng.

Ở Cali, hai vùng Nam Bắc gặp nhau cũng dễ hơn là mình ở miền thượng du này. Chẳng mấy lúc mà biến thành người rừng hay khỉ.

Rất mong nhận được đặc san 53-60 mới. Cám ơn Kim Dung và Ngân Sơn cho biết tin.

Chúc các bạn luôn vui, an mạnh.

Thân mến,

ĐứcQuý

WA State

…………………………………………………

***Băng Tâm sẽ cập nhật tin mới nhất-

……………………………………………………………

Bài sưu tầm tặng bạn TV 53-60

Fwd: KHÔNG NÓI – KHÔNG THẤY KHÔNG NGHE

Greg Le to me

>> KHÔNG NÓI – KHÔNG THẤY KHÔNG NGHE
>> tka23 post

ba-con
>> Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bức tượng tưởng chừng như vô tri đó.
>>
>> Thoạt đầu khi mới nhìn qua bức tượng này có lẽ ai trong chúng ta cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó. Đó là: “không nói, không thấy, không nghe”. Nhiều người cho rằng bức tượng ấy muốn dạy chúng ta hãy ở yên và sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh. Nhưng nếu hiểu như vậy thì thiếu chính xác và chưa đầy đủ.
>>
>> Thực ra, nguồn gốc xuất xứ của bức tượng này bắt nguồn từ Ấn Độ vài ngàn năm về trước. Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần, là thần Vajrakilaya. Đây là vị thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng. Theo đó bức tượng được khắc nhằm để răn dạy mọi người: không được nói  điều trái, không nhìn  tầm bậy và không nghe điều sai lầm.
>>
>> Tư tưởng “ba không” đó theo các nhà tu Phật giáo đi qua Trung hoa không rõ vào thời kỳ nào. Sau đó vào khoảng thế kỷ thứ 9 (có tài liệu ghi năm 838), một thiền sư người Nhật trong chuyến đi làm phật sự ở Trung hoa đã mang theo về Nhật tư tưởng này.
>> Tại Nhật Bản, vùng Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc) trong đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ (tổng cộng có tám bức khác nhau) có tượng ba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru: bịt tai, bịt mắt và bịt miệng bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro rất nổi tiếng từ thế kỉ XVII.

ba-con-2
>> Vì từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt miệng, bịt mắt, bịt tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để nói lên  triết lý này.
>> Bức tượng cũng mang đậm tư tưởng của  Khổng Tử trong Luận Ngữ. Khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp: “Phi lễ vật thi, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. Nghĩa là không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.
>> Người Nhật còn có thâm ý sâu xa hơn nhiều khi họ muốn: “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”. Khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện.

ba-con-3-jpg1
>> Hình ảnh “Bộ khỉ tam không” còn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của “Tâm viên ý mã” trong phép thiền. Chúng ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng. “Tâm viên là vượn tâm, là tâm tán loạn như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành này sang cành cây khác, lại hay phá phách, bắt chước nên người đời có câu “liếng khỉ”.
>> Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghĩ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con nguời đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não, cấu uế… Bởi vậy tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện.”
>> Trong xã hội hiện nay bức tượng ba con khỉ càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bởi  mỗi người đều đang tự làm khổ chính mình. Khổ vì nghe chuyện thiên hạ, khổ vì nói chuyện thế gian và khổ vì nhìn lỗi người khác.
>> Bản chất của con người vốn là sự tò mò nên bất cứ câu chuyện nào, về bất cứ ai dù không liên quan thì cũng cố gắng nghe hết để có chuyện kể lại cho người khác. Trước đây,  hay để ý lỗi của người.  Cố tìm ra khuyết điểm của người khác để chờ  dịp có thể nói lại họ để giành phần thắng cho mình. Nhưng rồi  thấy việc ghét bỏ và để ý người khác thật mất thời gian và tự khiến mình trở nên xấu xí. Xấu ở đây là ở cái tâm, không chịu nghĩ điều tốt đẹp cho người mà chỉ nhìn thấy những thói hư, tật xấu ở những người xung quanh.
>> Bởi vậy, nếu biết  tu sửa thân tâm, nhìn lỗi của người khác như lời nhắc nhở để ta không phạm phải những sai lầm đó. Lúc nào cũng phải nhắc nhở bản thân, tất cả mọi người quanh ta đều là TỐT  chỉ có ta là kẻ XẤU  nên còn rất nhiều lỗi cần phải sửa chữa. Cũng như vậy, tai nghe thấy những việc phiền não cũng đừng giữ trong lòng. Nên nghĩ đó là lúc người xưa  dạy ta chữ “Nhẫn”, không được sân hận trước những lời nói của người khác, lúc nào cũng giữ cho mình tâm bình lặng trước mọi việc:
>> “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
>> Lùi một bước biển rộng trời cao”
>>
>> chữ nhẫn: chữ đao (con dao) ở trên và chữ tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm,
>>
>> Từng bước, từng bước như vậy chúng ta sẽ dần hoàn thiện được con người của mình. Không phải nhờ năng lực siêu nhiên nào khiến bản thân mình thay đổi mà chính sự nhận thức sâu sắc từ trong tâm sẽ giúp ta nhìn  được mọi vấn đề một cách vẹn toàn nhất. Hình ảnh “Bộ khỉ tam không” tưởng như đơn giản mà lại mang những giáo lý vô cùng sâu sắc.
>> Lúc nào đó, khi đi dạo trong khuôn viên của chùa, nhìn thấy hình ảnh những chú khỉ ấy ta vừa thấy thích thú trước một hình ảnh ngộ nghĩnh vừa là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thâm thúy của các bậc thiện tri thức muốn truyền đạt lại cho thế hệ mai sau.
>>
>> Diệu Âm Minh Tâm .

……………………………………………………

Fwd: “Được đi học thì đừng ăn cắp!”
Kim Vu  to:….,me

> Còn nguyên khẩu khí
> Can đảm năm xưa   ..  ..  ..    HạBàn

>              “Được đi học thì đừng ăn cắp!”

an-cap-jpg1
>             Nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi – Sài Gòn. 1969
>
>             Tản văn dưới đây của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã làmnhiều cư dân mạng xúc động và thú vị. Ông gợi lên hình ảnh của tiệm sách KhaiTrí và người chủ của nó, một nơi thân quen trong lòng người Sài Gòn yêu chữ nghĩa.
>
>             …Tủ sách ở nhà không còn đủ cho thằng nhóc nữa. Nó cũng hết tuổi thiếu niên từlâu, nó nhảy lên Sài Gòn tìm được chỗ này nơi rừng sách mênh mông, nơi có thểcắm mặt vào sách từ sáng tới chiều miễn… không được mang ra mà quên trả tiền.Tiếng lóng của Sài Gòn là “đọc cọp” như xem cine không mua vé, lẫn vào đám xếphàng để chuồn vào gọi là “xem cọp”. Ông chủ hiệu sách ngồi trên lầu 2. NgườiSài Gòn thường gọi là “ông Khai Trí”; lâu dần chỉ người trong giới mới nhớ tênthật của ông: Nguyễn Hùng Trương. Xuất thân không được học hành nhiều nhưng conngười này sẽ trở thành một trong những biểu tượng “Khai Trí” cho nhiều thế hệhọc sinh, sinh viên Sài Gòn bằng nhà sách danh tiếng của mình.
>
>             Đấy là một buổi chiều Sài Gòn sầm mưa, màu thành phố hệt như màu “chiều tím”của Đan Thọ – Đinh Hùng. Dường như tôi đã chúi mũi ở giá sách này rất lâu, mộttrăm khổ thơ lục bát của tác phẩm mới xuất bản “Động hoa vàng” dường như cònthơm mùi mực. Tôi buộc mình phải học thuộc lòng nó vì lý do duy nhất: không đủtiền mua ấn phẩm, mà ca khúc “Đưa em tìm động hoa vàng” mà danh ca Thái Thanhđang làm ngây ngất mọi tín đồ của quán cà phê Sài Gòn khi ấy. Nhưng trời đãtối, chỉ mới thuộc đến khổ thơ thứ 78. Chàng trai trẻ quyết định một quyết địnhchưa từng có trước đó trong đời: ăn cắp sách.
>
>             Tập thơ lận sau lưng áo học trò ra cửa.
>
>             Ông Hùng Trương ngồi sau chiếc bàn cũng chật đầy sách, hầu hết đều ngổn ngangchưa sắp xếp, có đủ mọi thể loại. Có lẽ đấy là những cuốn sách được tịch thulại từ những kẻ… thó sách như tôi. Giọng ông trầm, ôn tồn, âm miền Nam:
>
>             “Em học lớp mấy? Là học trò sao lại đi ăn cắp? Ăn cắp gìcũng xấu hiểu chưa? Tôi coi sổ thấy em mới phạm lần đầu ở đây nên cho em về.Ráng làm người tốt, được đi học thì đừng thành ăn cắp nghen em!
>
>             Tôi bước khỏi Khai Trí mặt cúi gằm, chưa bao giờ đời mình xấu hổ đến thế.
>
>             Hơn 30 năm sau, tôi bước vào căn nhà nhỏ trên đường Điện Biên Phủ. Ông Khai Trísau nhiều năm sống ở nước ngoài nay về Sài Gòn. Ông chưa thôi nung nấu tâmnguyện mở lại nhà sách, dù sau 1975 nhà sách của ông bị tịch biên, hàng tấnsách của ông bị tiêu hủy hoặc phát tán vào tay ai không rõ. Tội danh dành choông ngày ấy là “truyềnbá văn hóa Mỹ-Ngụy độc hại”. Chuyến về thăm này, ông nhờ người liên lạc vớitôi và mời đến. Tôi ngạc nhiên không rõ điều gì.
>
>             Ông già và gầy hơn xưa. Chỉ sự ung dung, điềm đạm của một người thành lập mộtnhà sách danh tiếng nhất Sài Gòn là còn nguyên vẹn. Ôngđưa một bản in tay bài thơ “Quê hương-bài học đầu cho con” để xin tác giả kýtên. Ra là thế!
>
>             Nhưng tôi chưa ký ngay, tôi dò hỏi ông trong ký ức liệu bao nhiêu đứa học tròăn cắp sách ngày xưa tại nhà sách của ông, được ông tha về, ông còn nhớ nổi?Ông già hiền lành lắc đầu, ” Sao nhớ nổi thưa ông!”
>
>             Và tôi dẫn ông về buổi chiều nhá nhem tối của Sài Gòn hơn 40 năm trước, “Nó đây thưa ông, đứa học sinh ăn cắptập thơ Phạm Thiên Thư được ông tha cho với lời khuyên bảo ân cần.”
>
>             Tôi ký tên vào bản thơ duy nhất của ông, còn hơn cả thế, nó còn dòng chữ ghithêm “cảm ơn ông với lờikhuyên ngày xưa-đã được đi học thì đừng ăn cắp”
>
>             Ông Khai Trí đã mất sau đó vài năm. Giấc mộng mở lại “Khai Trí” của ông khôngthành. Nhìn lại bức hình nhà sách cũ của ông những năm 69 – 70, nhớ ông, tôiviết những dòng này.
>
>             (Đỗ Trung Quân
– sài gòn tháng tám – 2012)
>             Nguồn: baotreonline
>             Vài lời của người post
>
>             Đọc tâm tình của tác giả, tôi dưng dưngnước mắt… Dễ gì mà trong một bài viết ngắn, độc giả gặp được tới hai tâm hồnđẹp: tâm hồn của nhân vật trong câu chuyện và tâm hồn của tác giả viết câuchuyện … thẳng thắn và can đảm…. thật đẹp …
>
>             Xin tạ ơn đời.
>             ĐPK

………………………………………….

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics