1.TNS Janet Nguyễn được đồng hương và đảng CH ủng hộ(NV)2Trump:Obama đứng sau biểu tình và rò rỉ an ninh(BBC)3.Biển Đông ..

Vụ chống Tom Hayden, TNS Janet Nguyễn được đồng hương và đảng Cộng Hòa ủng hộ
Nguồn:nguoiviet.com- February 26, 2017


Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn (giữa) bị nhân viên mời ra khỏi phòng họp sau khi phát biểu về ông Tom Hayden. (Hình: AP Photo/Jonathan Cooper)

GARDEN GROVE, California (NV) – Một ngày sau khi bị buộc rời khỏi phiên họp, vì chỉ trích cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden, hành động của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được đông đảo đồng hương nhiều nơi và đảng Cộng Hòa tại Orange County và California ủng hộ.

Hôm Thứ Năm, 23 Tháng Hai, bà Janet Nguyễn (Cộng Hòa-Garden Grove) bị đưa ra khỏi phòng họp vì bị tố cáo vi phạm nội quy khi phát biểu, trong lúc bà chỉ trích cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden (Dân Chủ-San Francisco), chồng cũ của nữ tài tử Jane Fonda.

Cả hai đều là người phản chiến trong cuộc chiến Việt Nam.

Hôm Thứ Sáu, 24 Tháng Hai, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc California và Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California triệu tập một buổi họp vào lúc 3 giờ chiều Thứ Bảy, 25 Tháng Hai, với nội dung “Thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Việt Janet Nguyễn đã bị bịt miệng không cho phát biểu và buộc rời khỏi sàn Thượng Viện Quốc Hội California trong ngày Thứ Năm vừa qua, 23 Tháng Hai. Lý do là bà muốn phát biểu về quan điểm của những người tị nạn trốn chạy Cộng Sản, và cách nhìn lịch sử về cuộc chiến tranh Việt Nam dưới lăng kính của những người có chính nghĩa quốc gia. Phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nhằm mạnh mẽ phản đối quan điểm của cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden khi ông ủng hộ việc phản chiến trong thập niên 1970, cùng với nữ tài tử Jane Fonda.”

“Trước tình trạng bất kính một vị thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Việt, đại diện cho tiếng nói cử tri tại đơn vị của bà, và cũng là tiếng nói đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại hải ngoại, chúng ta cần bàn thảo những phương cách nhằm gióng lên tiếng nói để bảo vệ uy tín cho bà Janet Nguyễn, và nhằm ngăn chận việc kỳ thị, bóp nghẹt quyền phát biểu của người dân, huống chi là một vị dân cử,” thông cáo do ông Phạm Hữu Sơn, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc California, và ông Mai Khuyên, chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California, ký cho biết.

Cũng trong ngày Thứ Sáu, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ gởi ra “thư phản đối hành động ngăn cản tự do ngôn luận, kỳ thị chủng tộc, đối xử thiếu văn minh của chủ tịch Thượng Viện California đối với nữ Thượng Nghị Sĩ Gốc Việt Janet Nguyễn,” do Bác Sĩ Võ Đình Hữu, Bác Sĩ Đỗ Văn Hội, và ông Lưu Văn Tươi, trong ba cơ chế cộng đồng, đồng ký tên.

Thư phản đối có năm điểm: (1) Cực lực phản đối hành động của Thượng Nghị Sĩ Ricardo Lara và đồng sự của ông. (2) Yêu cầu Thượng Viện California cần có biện pháp thích nghi trước vi phạm nêu trên. (3) Trong lúc thành thật chia buồn cùng gia đình cố Thượng Nghị Sĩ Tom Hayden, chúng tôi cũng cực lực lên án hành động thân Cộng của ông từng giúp kẻ thù của nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam. (4) Yêu cầu Thượng Viện California ngưng việc vinh danh một người phản bội đất nước Hoa Kỳ và những quân nhân Hoa Kỳ chiến đấu cho tự do ở Việt Nam. (5) Kêu gọi nhân dân Hoa Kỳ và người Việt tị nạn trên toàn thế giới hãy phản đối những hành động vi phạm của các cá nhân nêu trên.

Thư phản đối này được gởi cho các nhà lãnh đạo liên bang Hoa Kỳ và tiểu bang California.

Ngoài ra, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ cũng gởi thư phản đối cho Thượng Nghị Sĩ Ricardo Lara, người không cho Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói tiếp và yêu cầu nhân viên đưa bà ra khỏi phòng họp. Lá thư cũng được gởi tới các vị lãnh đạo Thượng Viện California.

Bức thư do ông Đỗ Văn Phúc, chủ tịch cộng đồng, ký cho biết: “…Đại đa số các chiến binh Mỹ lên án Tom Hayden như là một tên phản bội. Ngoài ra, bà Janet Nguyễn đang thi hành quyền phát biểu của bà. Lời lẽ của bà có thể không hợp với viễn tượng hoặc quan điểm chính trị của quý vị. Nhưng quý vị không có quyền gì để ra lệnh nhân viên đưa bà ra ngoài như một tội phạm. Nếu như quyền của một thượng nghị sĩ do Tu Chánh Án Thứ Nhất ban hành mà còn bị xâm phạm thì chúng tôi làm sao tin được rằng quyền lợi của chúng tôi sẽ được tôn trọng? Thay mặt cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, chúng tôi cực lực phản đối phản ứng thô bạo của quý vị đối với bà Janet Nguyễn. Quý vị nợ bà và các cử tri của bà một lời xin lỗi.”
Vụ chống Tom Hayden, TNS Janet Nguyễn được đồng hương và đảng Cộng Hòa ủng hộ


Thượng Nghị Sĩ Ricardo Lara ôm chúc mừng Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn sau khi một dự luật do bà đề nghị được Thượng Viện California thông qua hôm 26 Tháng Năm, 2016. (Hình: AP Photo/Rich Pedroncelli, File)

Tại miền Nam California, hôm Thứ Bảy, 25 Tháng Hai, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California cũng ra một thông báo ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn.

Thông cáo do ông Phát Bùi, chủ tịch cộng đồng kiêm phó thị trưởng Garden Grove, cho biết: “Trong hai hôm, chúng tôi thường xuyên liên lạc với Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn, các văn phòng dân cử tiểu bang và liên bang, cũng như các cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, để vận động lên tiếng phản đối việc làm sai có thái độ thiếu tôn trọng bà Janet Nguyễn.”

Thông cáo cũng nêu ra năm điểm: (1) Tiếp tục ủng hộ thượng nghị sĩ trong việc phê bình những việc làm sai lầm và phản bội Hoa Kỳ của ông Hayden. (2) Yêu cầu Thượng Nghị Sĩ Lara chính thức xin lỗi Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn. (3) Yêu cầu Thượng Viện ghi nhận lời phê bình của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn vào văn bản chính thức (official records) của Thượng Viện California. (4) Yêu cầu Thượng Viện ghi nhận thư phản đối của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ vào văn bản chính thức của Thượng Viện California. (5) Yêu cầu Thượng Viện rút lại sự vinh danh ông Tom Hayden.

Hôm Chủ Nhật, 26 Tháng Hai, ông Tyler Diệp, phó thị trưởng Westminster, đồng thời là thành viên Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Hòa Orange County, có gởi đến nhật báo Người Việt một tuyên bố của ủy ban này, phản đối Thượng Viện California.

“Những người đảng Dân Chủ tìm cách nói rằng họ là các nhà vô địch của những người bị đàn áp, tuy nhiên, hành động của họ tại phiên họp khoáng đại Thượng Viện California hôm Thứ Năm lại chứng minh họ coi trọng chính trị hơn,” ông Fred Whitaker, chủ tịch đảng Cộng Hòa Orange County, được trích lời cho biết. “Điều này rõ ràng là không chấp nhận được, khi mà những người đảng Dân Chủ ở Thượng Viện buộc Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phải rời phòng họp, chỉ vì bà dám bạo gan nói lên sự thật.”

“Câu chuyện tị nạn của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tại Hoa Kỳ và những người bị đàn áp vì sự ủng hộ của ông Tom Hayden đáng được nêu ra. Hành động bịt miệng Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn là hoàn toàn đáng trách, và tôi yêu cầu lãnh đạo đảng Dân Chủ ở Thượng Viện phải xin lỗi vì hành động này. Liệu họ có tiếp tục với các chiến thuật đáng xấu hổ này của chế độ độc đảng, hoặc là họ sẽ tôn trọng quyền chính đáng được tự do phát biểu của các vị dân cử?” ông Whitaker cho biết tiếp.

Theo nhật báo The Los Angeles Times, tại một đại hội của đảng Cộng Hòa California tổ chức ở Sacramento hôm Thứ Bảy, vị thượng nghị sĩ gốc Việt trở thành “ngôi sao” của đại hội, và được giới thiệu với phần video clip bà bị đưa ra khỏi Thượng Viện California, trước khi bà bước ra sân khấu.

Tại buổi ăn trưa, Dân Biểu Liên Bang Darrell Issa (Cộng Hòa-California) nói trước hàng trăm đại biểu: “Chúng ta không bịt miệng người ta chỉ vì người ta không đồng ý với mình, hoặc bởi vì họ nói điều gì đó không giống suy nghĩ của mình.”

Rồi ông quay sang bà Janet Nguyễn và nói: “Đừng để bị bịt miệng. Đừng bao giờ để bị bịt miệng, và chúng ta, trong vai trò đảng, sẽ không bao giờ bịt miệng người không đồng ý với chúng ta. Hiện nay không. Và mãi mãi sẽ không.”

Cũng theo LAT, sau khi sự việc xảy ra, Thượng Nghị Sĩ Ricardo Lara (Dân Chủ-Bell Gardens) nói ông làm theo lời khuyên của các chuyên gia lập pháp, và ông đã xin lỗi Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn sau đó.

“Tôi hoàn toàn tôn trọng quyền tự do phát biểu của bà,” ông nói với LAT.

Thượng Nghị Sĩ Kevin de León (Dân Chủ-Los Angeles), thủ lãnh khối đa số Thượng Viện, có nói với báo giới là ông sẽ xem xét vấn đề này.

Tại đại hội đảng Cộng Hòa, các đại biểu, dân cử, và lãnh đạo đảng tiểu bang, đều ôm chầm lấy Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn, khi biết chuyện, theo LAT.

Nói với LAT, bà Janet Nguyễn cho rằng bà rất vinh dự khi có nhiều người ủng hộ, và rằng đơn giản là bà chỉ muốn gióng lên tiếng nói cho cử tri của bà, trong đó phần lớn là người tị nạn Việt Nam và con cháu của họ.

“Tôi nhận được rất nhiều ủng hộ khắp tiểu bang, khắp Hoa Kỳ,” bà nói với LAT. (Đ.D.)

……………………………………………………………………

Trump nói Obama đứng sau biểu tình và rò rỉ an ninh

Nguồn:BBC – 28 tháng 2 2017

 

  REUTERS/- Ông Trump và ông Obama trong ngày ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông tin rằng ông Barack Obama đứng sau các cuộc biểu tình chống các nhà lập pháp đảng Cộng hòa, và các vụ rò rỉ tin tức an ninh quốc gia.

Ông cho hãng Fox News hay: “Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama đứng đằng sau [các vụ này] vì những người ủng hộ ông ta chắc chắn đứng đằng sau chúng”. Ông nói thêm: “Tôi cũng nghĩ rằng đó chỉ là chính trị mà thôi.”

Ông Trump không đưa ra bằng chứng nào cho những lời tuyên bố của mình. Người tiền nhiệm của ông ở Nhà Trắng chưa có bình luận gì.

Ông Trump cũng nói về các kế hoạch ngân sách của mình cũng như các vấn đề khác.

Sau đây là tóm tắt những điều ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn dàn trải với chương trình Fox & Friends:

    Ông tự cho mình điểm ‘C’ về đưa các thông điệp của mình cho công chúng, nhưng điểm ‘A’ cho thành tích và ‘A+’ cho nỗ lực
Kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng thêm 54 tỷ USD của ông sẽ được chi trả nhờ “một nền kinh tế tăng tốc’.
Ông sẽ là “kẻ đạo đức giả” nếu ông tham dự Tiệc Phóng viên Nhà Trắng sau khi đã nói nhiều về “tin giả”.

Cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump được phát vài tiếng trước khi ông có bài phát biểu đầu tiên tại kỳ họp chung của Thượng viện. Trong bài phát biểu này, ông Trump sẽ giải thích thêm chi tiết về kế hoạch cắt giảm chi tiêu và đẩy mạnh nền kinh tế.

Ông còn được hỏi về các cuộc biểu tình mà một số chính trị gia Cộng hòa phải đối mặt khi họ gặp mặt dân cử trên toàn nước Mỹ, chứ không phải biểu tình phản đối lệnh cấm người dân một số nước Hồi giáo vào Mỹ như các hãng tin đã đưa trước đây.

Ông nói ông chắc chắn rằng những người ủng hộ Obama đứng sau các cuộc biểu tình này cũng như rò rỉ các nguồn tin từ Nhà Trắng. “Về chuyện ông ấy đứng đằng sau các vụ đó, đấy là chính trị. Và chuyện này có thể sẽ còn tiếp tục,” ông nói.

Ông được yêu cầu cho biết thêm chi tiết ông sẽ lấy tiền ở đâu để trả cho khoản tăng chi tiêu quân sự 10% mà ông đề nghị cho năm 2008. Cắt giảm chi tiêu ở các lĩnh vực khác có lẽ là không đủ để trả cho khoản tăng chi phí quân sự này.

Ông Trump nói ông sẽ dùng “đúng đồng tiền bát gạo” khi mua các thiết bị quân sự và sẽ yêu cầu các nước có sử dụng quân đội Mỹ “bù lại bằng hình thức nào đó”.

Nhưng ông nói mục tiêu chính của ông là phát triển nền kinh tế.

“Chi phí quân sự của chúng ta có lẽ là chỉ trên 1% GDP một chút nhưng nếu tôi đưa con số đó lên được 3% hay hơn nữa, chúng ta sẽ có một cuộc chơi hoàn toàn khác,” ông nói trên chương trình này.


Getty Images
Mỹ chi cho quốc phòng nhiều hơn bất kỳ nước nào, ở mức 600 tỷ đôla hàng năm
Phân tích của Anthony Zurcher, Phóng viên Bắc Mỹ của BBC News

Giữ cả hai cam kết đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử – tăng cường quân sự và bảo vệ phúc lợi – sẽ đặt vị tổng thống vào thế khó.

Nếu ông Trump muốn tăng ngân sách quốc phòng thêm 54 tỷ USD mà không làm tăng thâm hụt ngân sách, khoản tiền này sẽ phải được tìm từ nơi khác – và các khoản chi tiêu bắt buộc về phúc lợi và trả lãi suất các khoản nợ đã chiếm tới gần 70% ngân sách của Mỹ.

Một số nguồn tin cho rằng Cơ quan Bảo vệ Môi trường sẽ chịu cắt giảm mạnh, nhưng toàn bộ ngân sách hàng năm của cơ quan này cũng chỉ có hơn 8 tỷ USD – chỉ là muối bỏ bể.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng được cho là một nguồn cắt giảm để tìm nguồn tiền cần thiết, và ngân sách 50 tỷ USD hàng năm (kể cả 22 tỷ USD viện trợ trực tiếp) khiến bộ này là một mục tiêu hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, phần lớn tiền viện trợ nhân đạo được chi cho các nỗ lực tái thiết ở Afghanistan và chữa bệnh Aids ở các nước châu Phi vùng cận Sahara nên khó mà cắt được. Một khoản khác cũng khó cắt được là khoản hỗ trợ quân sự, chủ yếu là 3,1 tỷ USD hàng năm cho Israel.

Có lý do tại sao chính quyền Trump tuyên bố tăng ngân sách quân sự trước khi nói rõ tiền sẽ từ đâu ra. Chi tiêu thì dễ mà cắt giảm thì khó.

Nhà Trắng gửi dự thảo ngân sách năm 2018 của ông Trump (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10) đến các cơ quan liên bang hôm thứ Hai.

Các cơ quan sẽ xem xét dự thảo và đề nghị sửa đổi khi Nhà Trắng chuẩn bị đàm phán với Thượng viện.

Thượng viện, hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát, phải phê chuẩn các khoản chi tiêu của liên bang.

Dự thảo của ông Trump được cho là sẽ gặp phản đối của các nghị sĩ Dân chủ và một số nghị sĩ Cộng hòa vì kế hoạch cắt giảm một số chương trình trong nước Mỹ.

……………………………………………………………….

Biển Đông: Mỹ Sừng, TC Xìu
Nguồn`:vietbao.com – 25/02/2017 

   Vi Anh

Biển Đông: Mỹ Sừng, TC Xìu
Trước tiên về sự kiện và thời sự: Về Mỹ, bất chấp mọi hăm he của TC, Mỹ cho một chiến đoàn tinh nhuệ của Mỹ gồm có một số chiến đấu cơ bay trên trời, chiến hạm trên mặt nước và tàu lặn dưới biển cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Đây là cuộc tuần tra Biển Đông đầu tiên trong nhiệm kỳ tân TT Trump và tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis. Đây cũng là cuộc tuần tra bằng hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ ở Biển Đông. Điều này cho thấy tân chánh quyền Mỹ tăng cường độ và mức độ quân sự, dùng phương tiện chiến quân sự ở Á châu Thái bình dương là diện và Biển Đông là điểm, trong cuộc ngăn chận TC bành trướng. Nếu TC dùng tàu hải giám, tuần cảnh, ngư thuyền dân quân biển lấn biển chiếm đảo, thì Mỹ dùng chiến cụ, vũ khí chiến lược đại qui mô ngăn chận TC và bảo vệ tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi của các nước trong đó có Mỹ. Mỹ làm chớ không nói, làm mạnh, phớt tỉnh Anglais mọi hăm he, cảnh cáo bằng miệng của TC.

Về TC, TC lại cũng đánh võ mồm tuyên bố bằng miệng rằng TQ sẽ sửa luật để tăng cường kiểm soát Biển Đông. Rằng TQ sẽ sửa Luật An toàn Giao thông Hàng hải 1984 cho phép hải quân Trung Quốc và lực lượng tuần duyên nước này được quyền ngăn chận những tàu nào bị xem là «vi phạm an toàn hàng hải» hoạt động trong các vùng biển của Trung Quốc, kể cả vùng nội thủy và vùng đặc quyền kinh tế. Và buộc các tàu ngầm của nước ngoài khi đi ngang qua vùng biển của Trung Quốc phải di chuyển trên mặt nước, treo quốc kỳ và thông báo cho các cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc trước khi đi vào vùng biển này. Tàu nào bị xem là vi phạm luật Trung Quốc sẽ bị đuổi ra khỏi vùng biển của Trung Quốc. Nhưng 2020, tức gần 4 năm nữa mới có hiệu lực, hết nhiệm kỳ 1 của TT Trump.

Và hãng tin Reuters hôm 22/02/2017, TC sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, dường như để chứa các hoả tiễn địa đối không tầm xa. Nhưng các giới chức Mỹ nói với Reuters, việc xây dựng này không phải là một mối đe dọa lớn về quân sự đối với lực lượng Mỹ trong khu vực, nhưng là một hành động nhằm trắc nghiệm phản ứng của chính quyền tổng thống Donald Trump, vốn đã tỏ ra rất cứng rắn trên hồ sơ Biển Đông.

Tiếp theo đi vào phân tích. Khi tung chiến đoàn đầu tiên với hàng không mẫu hạm vào tuần tra Biển Đông, Mỹ phớt lờ TC. Mỹ coi đó là vùng biển quốc tế, Mỹ có quyền cho tàu đi đến bất cứ nơi nào Luật Biển cho phép. Chuẩn Đô đốc James Kilby, chỉ huy nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson, cho biết chiến đoàn sẵn sàng chiến đấu. Hàng không mẫu hạm rành Biển Đông như chỉ tay của mình, đã đến biển Đông 16 lần trong lịch sử 35 năm hoạt động của tàu.

Theo Navy Times, những tàu chiến Mỹ này sẽ đến gần các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp và quân sự hóa trái phép ở biển Đông. Sẽ tuần tra bên trong vùng 12 hải lý các bãi đá TC đã quân sự hoá một cách bất hợp pháp theo phán quyết của Toà Trọng Tài về Luật Biển nhơn khi xét kiếu tố của Phi chống TQ. Chuyên gia Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nổi tiếng ở Washington, D.C., khẳng định với Navy Times. Rằng “Tôi nghi ngờ khả năng họ sẽ thúc ép Trung Quốc rút ra khỏi các hòn đảo mới xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Thế nhưng, Mỹ có thể phát triển chiến lược nhằm ngăn chặn hành động bồi đắp đất, quân sự hóa thêm nữa cũng như cản trở Trung Quốc sử dụng các tiền đồn mới để dọa dẫm và ép buộc các nước láng giềng”.

Còn báo chí Nhật cho biết các cuộc hội đàm kín trong chuyến công cán châu Á mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã bảo đảm với các quan chức Nhật rằng quân đội Mỹ đang có kế hoạch thực hiện lập trường kiên quyết với Trung Quốc ở biển Đông.

Và theo thông tấn xã của Pháp AFP, tuy khẳng định nhiệm vụ «tuần tra theo thông lệ», chỉ huy trưởng «nhóm hải chiến», phó đô đốc James Kilby, nhấn mạnh đến mục tiêu «tăng cường quan hệ vững chắc với các đồng minh trong vùng Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương».

Sau khi nghe thông tin về đợt tuần tra nói trên của chiến đoàn tinh nhuệ có hàng không mẫu hạm Mỹ, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng, chiến hạm và tàu sân bay có quyền họat động trong vùng, theo luật quốc tế. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố chung chung, chớ không chống đối mạnh mẽ như trước đây. Rằng Bắc Kinh vẫn tôn trọng quyền tự do hàng hải chiếu theo luật quốc tế, nhưng yêu cầu Hoa Kỳ «không được có bất kỳ hành động nào thách thức chủ quyền và an ninh của Trung Quốc» và «phải tôn trọng nỗ lực của các nước khu vực duy trì hòa bình và ổn định ở biển Hoa Nam (Biển Đông).»

Đây không phải là lần đầu TC tỏ ra “tử tế” với chánh quyền Mỹ. Lần thứ nhứt, khi TT Trump còn là tổng thống đắc cử, chưa nắm chánh quyền, TC đã nể vị tổng thống mới quá cứng rắn, quá sừng sỏ với TC. Khi TC cướp tàu lặn không người lái dân sự của Mỹ thăm dò hải dương bị TC bắt tịch thu. Ô. Trump nói đánh đầu TC cứ để họ giữ đồ ăn cướp ấy đi. Thế mà TC sợ giữ tàu ấy sẽ xảy ra đêm dài lắm ác mộng với TT Trump là nhân vật hành động, ăn nói không đoán trước và chống TC hết cỡ thợ mộc này, nên TC đem chiến lợi phẩm ấy đến ngay chỗ cướp giao trả lại cho một chiến hạm Mỹ.

Một điều rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa, là chánh phủ TT Trump xông tới ở Biển Đông, làm mạnh hơn nói so với chánh phủ tiền nhiệm Obama nói nhiều hơn làm. TT Trump muốn dằn mặt Chủ Tịch Tập cận Bình từ lâu thấy TT Obama chủ hoà, xìu xìu ển ển, khi chuyển trục quân sự Mỹ về Á châu Thái bình dương, khiến TC chiếm cứ, quân sự hoá hầu hết Biển Đông. TT Trump và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis, Cựu Tướng 4 sao của Thuỷ Quân Lục Chiến cho tuần tra Biển Đông bằng hàng không mẫu hạm để chứng tỏ với TC và các nước đối tác, đồng minh Mỹ, rằng Mỹ quyết tâm với Á châu Thái bình dương./.(Vi Anh)

……………………………………………………………….

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics