1.Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa(RFA)-2.Nhạc sĩ Lê Dinh bàn về hai chữ 'Việt cộng'-3.Bất hiếu(HP)-

Tôi biết ơn Việt Nam Cộng Hòa
Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
2014-06-11

biet on VNCH.jpg1
Ông Ngô Đình Diệm (thứ ba từ phải) cùng với chính phủ của ông chụp tại Sài Gòn năm 1955.
AFP

Một số người trong nước cũng như người Việt hải ngoại cho rằng không nên vực dậy “xác chết” có tên Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, lịch sử là nguồn cội của bất kỳ dân tộc nào. Lịch sử là khoa học và tính Người được thể hiện cao nhất từ đó. Bất kỳ một giai tầng nào hay một bậc vua chúa hoặc một nhà độc tài nào đi nữa, cũng không thể nào trốn được lịch sử. Lịch sử là Con Người.

Lịch sử dù đau thương như VNCH đã để mất Hoàng Sa, hay đáng tủi hổ như công hàm 1958 của VNDCCH và hội nghị Thành Đô của CHXHCNVN cùng nhiều biến cố sự kiện quan trọng khác không thể không nhắc lại.

Nhắc lại để hiểu rõ hơn và để cho thế hệ con cháu hôm nay, ngày mai nghiền ngẫm, dọn mình cho một thời đại mới – đang bắt đầu ló dạng. Tôi không biết mình có mơ mộng hão huyền trong tình thế của nước CHXHCNVN hôm nay không, nhưng trong tâm hồn tôi, từ lâu, tôi muốn nói: Cám ơn Việt Nam Cộng Hòa – Nhà Nước mà ở đó, làm cho tôi “Trích Lục Bộ Khai Sanh” [*].

Sài Gòn – nơi tôi được sinh ra, lớn lên, chứng kiến một góc nhỏ nhoi những trầm luân của số phận dân tộc Việt Nam.

Dù VNCH tồn tại ngắn ngủi, nhưng tôi không sao quên được cuộc sống chan hòa nhân ái của tuổi hoa niên, dù ngay trong những ngày chiến tranh lửa khói. Hôm nay, bỗng nhiên trong tôi bật ra lời thành tâm này. Tôi viết với nỗi xúc động rưng rưng trên khóe mắt, khi xem lại hình ảnh những tử sĩ đã ngã xuống tại Hoàng Sa – Trường Sa ngày xưa.

*Thay mặt gia đình*

Như đã viết rải rác trong nhiều bài trước đây, tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, trong một gia đình trung lưu với việc làm ăn phát đạt, dần dẫn đến giàu có hơn.

Thật ra, sau này tôi mới biết ba tôi là “Việt Cộng nằm vùng”, do đó có thể nói, gia đình tôi là gia đình “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Cách đây vài chục năm, khi nghe câu này, tôi khá giận dữ và cảm thấy bị sỉ nhục. Cảm giác đó dễ hiểu bởi sự thật chưa được phơi bày như sau này.

Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà tôi tự tìm tòi. Tôi nghĩ, không có cách gì thuyết phục nhất cho mỗi người, nếu như tự thân mình không chủ động tìm hiểu và can đảm nhìn thẳng vào Sự Thật.

Nhìn một cách thẳng thắn, không hề né tránh là điều chưa bao giờ dễ dàng, cho bất kỳ ai, cho bất kỳ điều gì, không riêng lãnh vực chính trị.

Ít nhất, cho đến nay, tôi có thể nói, tôi đã nhìn thẳng vào Sự Thật mà tôi biết, tôi tin một cách có căn cứ.

Từ cảm giác giận dữ, dần dần tôi chuyển qua cảm giác nhục nhã. Nhục nhã vì sự vong ân bội nghĩa của gia đình mình đối với Quốc Gia mà từ đó gia đình tôi làm ăn khá giả một cách chân chính, còn bản thân tôi lớn lên từ đó.

Tôi không có ý định chạy tội cho ba tôi hay những người thân khác. Suy cho cùng, gia đình tôi vừa là đồng phạm, vừa là nạn nhân của cộng sản. Đó là sự thật. Ba tôi chưa bao giờ giết bất kỳ một ai.

Ba tôi đã chết dưới tay người cộng sản. Tôi có căm thù không? Có. Có muốn báo thù không? Đã từng. Điều mỉa mai, ba tôi chết không phải vì người cộng sản trả oán hay trù dập mà cái chết của ba tôi đến từ sự “ân sủng” dành cho ông – một người chưa bao giờ cầm một đồng tiền bất chính nào, cũng như chưa bao giờ nhận bất kỳ sự “ban ơn” nào từ người cộng sản.

Một cái chết khá đặc biệt trong muôn vàn cái chết, do người cộng sản gây ra. Có thể đó là một niềm an ủi cho tôi. Cũng có thể đó là một ơn huệ của Ơn Trên, đã sắp đặt cho ba tôi một cái chết không hề nhơ nhuốc mà nhuốm màu thê lương trong một con người thơ ngây và chơn chất. Nhưng đó là câu chuyện quá vãng của gần 20 năm về trước, không phải những gì tôi muốn viết hôm nay.

Tôi có ba người chú ruột đều được “phong liệt sĩ”. Cả ba người đều chết thời Pháp. Bà nội tôi được “tặng” “bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Tôi có hai người cậu ruột, trốn ngoại tôi để đi tập kết năm 1954. Hai người cậu ruột khác lại làm trong chế độ VNCH. Hai người cậu này đều có chức phận vào thời bấy giờ. Tôi có một người chị ruột làm trong nhà thương và “thân cộng” lúc đó. Một người anh ruột là sĩ quan thuộc quân lực VNCH (nhưng thật ra là VC nằm vùng), một người anh ruột khác là hạ sĩ quan cũng thuộc quân lực VNCH (thuần túy là lính, không quan tâm và tham gia vào chính trị, cũng như không phải VC nằm vùng). Tôi có vài người anh, chị ruột nữa, họ là dạng “cách mạng 30/4”. Một số bà con thân thuộc nội ngoại khác, người thì ở trong “khu”, người lại chống Cộng triệt để. Vài người khác, người thì là quân nhân, người nữa lại là công chức của VNCH v.v…

Hồi trước 1975, đa số gia đình đều đông con. Ít thì ba, bốn; nhiều thì chín, mười. Có gia đình lên đến mười hai – mười bốn người con, đều bình thường trong nếp sống lúc bấy giờ. Một đời sống sung túc, hầu hết gia đình khá giả, đều giống nhau suy nghĩ: nhiều con là phúc lộc Trời cho. Chế độ VNCH cũng không có việc “sinh đẻ có kế hoạch”. Mắn đẻ lại là điều tốt mà phụ nữ thời xưa luôn tự hào. Cuộc sống dung dị như thế. Không chỉ riêng những gia đình giàu có mà có thể nói hầu hết đều tương tự như vậy.

Dông dài như thế, để nói rằng giòng tộc nội ngoại của tôi khá phức tạp. Giá như…

Vâng, chính cái “giá như” nó đã làm hầu hết giòng tộc, anh chị em đại gia đình tôi “tan đàn xẻ nghé” từ dạo ấy. Dạo mà “rầm rập bước chân ta đi rung chuyển đường phố Sài Gòn” với ngày 30/4/1975 (!)

Một giòng tộc như thế mà nói đến “đoàn kết” (như CSVN đang kêu gọi) thì quả là…hài kịch.

Ba tôi và anh chị tôi đã từng đi tù dưới chế độ VNCH. Ba tôi ra tù sớm, chị tôi thì được tha bổng sau vài tuần tạm giam, vì không đủ chứng cớ kết tội.

Riêng anh tôi nhận án “20 năm khổ sai” và bị đày đi Côn Đảo cho đến (tất nhiên) 1975.

Điều tôi cám ơn Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa thật giản dị:

*- Ngày ba tôi ra tù, ông vẫn mạnh khỏe. Về đến nhà chỉ một tuần sau là ông có thể bắt tay trở lại công việc làm ăn.- Suốt thời gian ba và anh chị tôi bị điều tra cho đến lúc kết án chính thức, gia đình tôi (những người không liên quan) không hề bị săn đuổi, bắt bớ vô pháp, hành hung, xách nhiễu v.v… Má tôi đã gánh vác mọi việc làm ăn vào lúc đó. Chúng tôi vẫn đi học bình thường và sống trong môi trường không hề bị kỳ thị của bất kỳ thầy cô hay bạn bè nào. Hàng xóm láng giềng cũng không vì thế mà ghẻ lạnh, hắt hủi hay tiếp tay như kiểu bây giờ mà người ta gọi là “đấu tố thời đại mới”. – Anh tôi – người ở tù Côn Đảo, ngày trở về đất liền vẫn mạnh khỏe, dù ốm o đen đúa, nhưng không hề mang thương tật gì cả.[**]*

*Cá nhân tôi*

Tôi cám ơn Việt Nam Cộng Hòa, không chỉ vì tôi được sống trong một xã hội – có thể chưa phải là tốt đẹp nhất – nhưng tốt đẹp hơn chế độ cộng sản 39 năm qua, mà tôi còn biết ơn vì tôi đã hấp thụ được nền giáo dục, có thể nói, cho đến nay 39 năm, dù VNCH không còn, dù CHXHCNVN cố gắng “cải cách” giáo dục nhiều lần rất tốn kém nhưng không hề mang lại chút tiến bộ nào khả dĩ.

Và nói cho công bằng, giáo dục hiện nay tính về chất lượng, vẫn không thể nào đạt được như trước 1975 của miền Nam.

Nền giáo dục trước 1975 mà tôi hấp thụ, dù ngắn ngủi, nó thật sự là nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Trung thực và hiền lương. Ganh đua nhưng không đố kỵ. Biết phẫn nộ nhưng không tàn ác. Đặc biệt nền giáo dục đó giúp cho hầu hết học trò luôn biết dừng lại đúng lúc trước cái sai với nỗi xấu hổ và tính liêm sỉ – tựa như “hàng rào nhân cách” được kiểm soát kịp thời.

Chính xác hơn, tôi cám ơn Thầy – Cô của tôi, có lẽ bây giờ hầu hết đã qua đời, nếu còn sống chắc cũng đã nghễnh ngãng hay quá già yếu.

Tôi biết ơn các Giáo sư [***]. Tôi muốn nói rõ: Tôi không hề có danh vị, bằng cấp gì cả.

Tôi biết ơn Thầy – Cô của tôi, vì nhiều độc giả thương mến (có lẽ qua những bài viết), họ ngỡ tôi là: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, nhà văn, nhà giáo v.v… nhưng tôi thưa thật, tôi chỉ là một người “tay ngang” trong viết lách. Qua từng bài viết, tôi rút ra kinh nghiệm. Đặc biệt, tôi luôn cố gắng viết cẩn trọng và khách quan nhất để thuyết phục độc giả. Tính cách này, tôi đã học từ Thầy – Cô tôi, ngày xưa. Dù môn Văn Chương ngày ấy, tôi luôn nhận điểm thấp tệ.

Tôi biết ơn Thầy – Cô của tôi cũng vì, sau 1975, cả nước rơi vào đói kém, làm cho “tính người” trong xã hội cũng mai một dần và tôi không là ngoại lệ. Thảm trạng xã hội lúc đó biến tôi trở nên chai lỳ, mất cảm xúc và lạnh lùng.

Đặc biệt “chữ nghĩa” hầu như trôi sạch hết cùng những “tem phiếu”, “xếp sổ mua gạo”, chầu chực “mua nhu yếu phẩm” v.v… ngày xưa.

Về sau này, khi cuộc sống đỡ hơn, tôi có thời gian hơn cùng với thời cuộc đảo điên, dần dần, tôi cảm nhận tôi “trầm mình” trong nỗi đau của bản thân, gia đình, từ đó tôi mới thấu hiểu những điều ngày xưa tôi học và tôi giật mình vì sự lãng quên đáng trách đó.

Tôi tìm lại được “tính Người” mà bấy lâu nay tôi đánh mất.

Một lần nữa, tôi cám ơn Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các Thầy – Cô của ngày xưa.

Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 11/06/2014

*Nội dung bài viết không nhất thiết phản ảnh quan điểm của RFA.
________________

[*] Vì những năm loạn lạc, đặc biệt tết Mậu Thân, nhiều nơi cháy nhà và thất lạc giấy tờ. Sau khi tạm bình yên, má tôi đã ra Tòa Hành Chánh Quận 3 thời bấy giờ để làm “Trích Lục Bộ Khai Sanh” cho tôi.

[**] Tôi nhớ khoảng đến cả tháng sau (tức đâu khoảng cuối tháng 5/1975) anh tôi mới về tới SG, nhưng chưa được về nhà ngay mà ở đâu đó (lâu quá rồi tôi không còn nhớ địa điểm, hình như lúc đó ở tại một trường học nào đó thì phải?) đợi thẩm vấn điều tra từ “chính quyền cách mạng lâm thời” lúc bấy giờ, đâu hết cả hai tuần nữa mới được về nhà. Tôi nhớ lúc đó, tôi hỏi anh tôi rất ngây ngô: Ủa! Sao hơn cả tháng trời anh mới về nhà? Anh tôi cười và im lặng không nói. Mãi về sau, tôi mới lò mò tìm hiểu, thì ra, dù là “phe mình”, nhưng bản chất người cộng sản là “bản chất Tào Tháo”. Họ có tin ai bao giờ đâu! Họ giữ lại tất cả tù chính trị để điều tra xem thử có phải là gián điệp (các loại) được cài lại hay không (để tính chuyện lâu dài).

[***] Trước 1975, từ đệ thất (nghĩa là lớp 6 bây giờ), Thầy – Cô được gọi là Giáo Sư – một cách gọi trân trọng, không phải học hàm như bây giờ nhiều người biết.

Mời đọc thêm:
http://www.diendantheky.net/2010/07/oc-sach-hai-muoi-nam-mien-nam-1955-1975.
html

=======================

Ý KIẾN-

buu
nơi gửi FL, USA

nam 75, toi chi mo’i ho.c lo’p 5, chuan bi. thi va`o de that (lop 6) … nhung ky niem ve nhung nam ho.c doi thoi VNCH khong bao gio phai mo trong tri nho’ . Cam on anh Nguyen Ngoc Gia goi nho ky niem xua.

12/06/2014 10:46
dung
nơi gửi sai gon

như vậy mới biết VNCH và csvn ai là đạo đức và ai là côn đồ .

12/06/2014 08:25
Trần Thị Thương Nhớ
nơi gửi Saigon/ VN

Không có gì là HOÀN HẢO ; là hoàn toàn tuyệt đối 100% . Cũng không phải cái gì mất đi cũng đều để lại sự TIẾC NUỐI ; nhưng “VNCH : không còn nữa ” đã thật sự để lại nhiều NUỐI TIẾC ! Cảm ơn t/g NNG đã “bộc bạch” về gia thế và đã dành nhiều lời lẽ tốt đẹp cho VNCH XA XƯA ! ( Xin lỗi,cho hỏi thăm : Nguyễn Ngọc Gìa là tên thật hay là “bút hiệu” ? – Có nhiều “NGUYỄN NGỌC…” hiện nay “nổi tiếng” lắm !)

12/06/2014 05:43
Hung
nơi gửi Việt Nam

Bạn nói rất đúng

11/06/2014 21:59

……………………………………………………………………….

Fwd: Nhạc Sĩ Lê Dinh bàn luận về hai chữ Việt Cộng
Kim Vu to:…,me (Hình trên Net:Nhạc sĩ Lê Dinh- NN sưu tầm)

Le DinhMời quý bạn đọc bài viết về hai chữ “Việt Cộng” của Nhạc sĩ Lê Dinh, thật quá hay, quá đúng. Chúng ta n hững ai mà sanh ra và lớn lên ở độ tuổi học trò tiểu học vào năm 1945 khi Việt Minh cướp chính quyền của vua Bảo Đại thì mới thấm thía và rùng mình về hai chữ “Việt Cộng” mà Nhạc sĩ Lê Dinh trình bày bên dưới đây. Thật là một đại họa cho dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ sau này.
> Cám ơn Nhạc sĩ Lê Dinh rất nhiều, ông đã viết lên những gì mà những người ở cùng độ tuổi với ông đồng cảm nhận không phải là đúng thôi mà là quá đúng, quá chính xác.
>
>
> Việt Cộng – Việt Cộng
>
> Nhạc sĩ Lê Dinh
>
>
> Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu xa, nó chỉ là một danh từ ghép thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng… nhưng theo thời gian biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởm và rùng rợn lúc nào chúng ta không hay.
>
> Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói “Mầy là thằng Việt Cộng” thì có nghĩa người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay. Chẳng thà chửi cha người ta, người ta không giận bằng chủi “Mầy là thằng Việt Cộng”. Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi. Mà nghĩ cũng đúng thôi.
>
> Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chơ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền mua các thức ăn khô khác. Hai mẹ con đang đi, độ còn nửa đường là tới làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại, quát to: Đứng lại! Anh ta đưa họng súng ngay truớc trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem trứng ra chợ để bán cho Tây không? (Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của người Pháp đóng tại đó). Mẹ tôi run run nói:
>
> – Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
> – Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
> – Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
> – Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ bắn bỏ.
> – Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.
>
> Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi mới biết đó là những kẻ gọi là Việt Minh, những người mặc đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.
>
> Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi 11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:
> “Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
> Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
> Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
> Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…”
>
> Hay hùng dũng, như:
> “ Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…”
>
> Hoặc:
> “Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
> Nào có sá chi đâu ngày trở về…”
>
> Và còn nữa:
> “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
> Kiếm nguồn tươi sáng…”
>
> Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ:
>
> “Tôi muốn tôi là một cứu thương
> Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
> Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
> Băng trắng đầu mình những vết thương”
>
> Thật là lãng mạn, thật là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi là… ủng hộ Việt Minh. Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè, tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành “rập rập thùng, rập rập thùng”… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng”, cho nên thằng con nít 11 tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền.
>
> Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt Cộng. Năm 1975 cũng vậy, vì hai tiếng này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều chết, bằng đủ mọi cách để lánh xa loài quỷ dữ. Ở thôn quê miền Nam, khi nghe mấy tiếng “Việt Cộng về” hay “Mấy ổng về” là bà con gồng gánh, già trẻ, bé lớn chạy trối chết về phía thành phố để trốn khỏi bọn Việt Cộng. Rồi nào Việt Cộng pháo kích vào thành phố, vào quận lỵ giết hại dân lành, giết hại trẻ thơ nơi trường học. Việt Cộng đào lộ, đấp mô, đặt mìn, phá cầu… Còn Việt Cộng ngày nay thì ngoài tham nhũng còn tội bán nước, buôn dân, bàn tay chúng phạm trăm ngàn thứ tội ác. Việt Cộng ngày nay bán rừng, bán biển, bán giang sơn cha ông cho Tàu, Việt Cộng ngày nay độc ác, tàn nhẫn với dân chúng, nhưng co ro, cúm rúm trước thằng Tàu như sợ ông nội, ông cố của chúng, bắt dân bỏ tù nếu dân đứng lên yêu nước chống lại lũ Hán xâm lăng.
>
> Rồi tôi miên man suy gẫm, không biết những tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao – nhưng không biết những tên này có biết suy nghĩ không – chúng có thấy rằng sao mình đi đến đâu, thiên hạ bỏ chạy hết vậy? Mình giành được phân nửa xứ sở miền Bắc, đáng lẽ dân chúng phải ở lại với mình để kiến thiết xứ sở chứ, sao gần cả triệu người lại bỏ chạy vào Nam. Rồi mình cướp được luôn phân nửa miền Nam còn lại, thiên hạ lại ùn ùn bỏ chạy nữa, cả hơn hai triệu người xa lánh mình. Tại sao và tại sao? Chúng không tự đặt câu hỏi đó với chính chúng sao? Mình đi đến đâu thì người ta chạy trối chết khỏi nơi đó. Mình là thứ gì vậy? Nhìn hình ảnh cuộc di cư năm 1954, trên những chiếc tàu há mồm, nhìn những gương mặt hớt hơ hớt hãi, mất hồn, chạy đôn chạy đáo để rời khỏi Saigon tháng tư năm 1975, rồi nhìn những cảnh liều chết vượt biển lên đến cao điểm, từ năm 1975- 1980, nếu chúng là người, chúng phải suy nghĩ chứ? Mình cũng là người như họ, đầu, mắt tay chân cũng đầy đủ như họ, tại sao họ sợ mình mà chạy hết như thế? Mình có phải là quỷ dữ hay ác thú gì đâu?
>
> Nhưng tôi nghĩ, Việt Cộng còn đáng sợ hơn là quỷ dữ nữa. Nhìn lại, từ cái thời bé thơ, thuở mà mẹ con tôi đem hai chục trứng gà ra chợ bán để có tiền mua thức ăn cho gia đình, đến ngày nay, đã hơn 60 năm trôi qua, tôi cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Từ những việc bắt người cho mò tôm, thả xác trôi sông thuở đó, cho đến những vụ lường gạt, gian dối cướp giật của Việt Cộng ngày nay, nhìn sự dã man tàn ác của Việt Cộng đối với người dân cùng chung máu mủ … thật không thể nào tưởng tượng nổi. Quỷ chỉ nhát, chỉ hù người ta thôi, chứ không hại người ta, mà nếu quỷ có hại thì chỉ hại một người thôi. Còn Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác…
>
> Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Những nguời đã quá sợ chúng mà bỏ xứ ra đi, để xứ cho chúng ở cũng chưa được yên thân. Chúng còn cho tay chân bộ hạ, núp bóng dưới danh nghĩa này, danh nghĩa nọ, chạy theo ra ngọai quốc để quyết hành hạ những người tỵ nạn Cộng sản này cho đủ… 36 kiểu của chúng. Thật trời không dung, đất không tha. Ngày xưa, chúng đã chiếm được phân nửa nước Việt Nam, tưởng đâu rằng chúng cùng miền Nam thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng như chúng ta đã biết, Việt Cộng cho đến 1975, còn chưa thấy cái thang máy “biết tàng hình” là gì, chưa được nhìn chiếc đồng hồ “12 trụ, 2 cửa sổ, không người lái” là gì, không hiểu cái bồn cầu “để rửa rau” hay để làm gì, trong khi miến Nam lúc đó đã là một trong những quốc gia tân tiến ở Đông Nam Á châu. Rồi lòng tham vô đáy, thực hành chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu của chúng, chúng cướp luôn miền Nam. Thiên hạ lại bỏ chạy, chúng rượt theo ra đến ngọai quốc để áp dụng… 36 kiểu lên đầu lên cổ người đã sợ chúng mà bỏ chạy 36 năm trước.
>
> Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là Việt Cộng. Mầy là thằng “Việt Cộng”, hai tiếng này nặng lắm, anh biết không? Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thât nặng, đó là tiếng chửi ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiêng chửi đương thời. Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu… , lọai quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt.
>
> Lê Dinh
………………………………………..

Vài hàng về NS Lê Dinh-

Lê Dinh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lê Dinh (sinh 1934) là nhạc sĩ hoạt động từ giữa thập kỉ 1950 tại miền Nam Việt Nam và tiếp tục sau này tại hải ngoại. Ông từng là một trong 3 thành viên của nhóm Lê Minh Bằng.

Tiểu sử

Ông tên thật Lê Văn Dinh, sinh tại làng Vinh Hựu, tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang).

1948-1953: Học trung học tại Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho), học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của École Universelle de Paris.
1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Ðiện Saigon (École Supérieure de Radioélectricité de Saigon).
1955-1957: Dạy học (Pháp văn và âm nhạc) ở Gò Công và ở Chợ Lớn.
1957-1975: Làm việc tại Ðài Phát thanh Saigon, chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Ðiều Hợp.
Tháng 8, 1978: Vượt biên đến Đài Loan.
Tháng 10, 1978: Ðịnh cư ở Montréal, Canada cho đến nay.
1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng quốc tế Federal Navigation (FEDNAV) tại Montréal (hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn – trong đó có gia đình Lê Dinh – trên biển Đông năm 1978).
Từ 1994: chủ trương tờ báo Nguyệt san Nghệ Thuật. …

…………………………………………….

Fwd: Bất hiếu
Kim Vu to:…,me – (Hình Wikipedia:NS Phạm Tuyên- NN Sưu tầm)-

Tạp ghi Huy Phương
Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Nhac_si_Pham_Tuyen.JPG1Nói về chuyện “bất hiếu” thì trong một bài báo trước đây chúng tôi đã nói chuyện ông cụ thân sinh của ông Hồ Ngọc Nhuận đã nói rằng: “Ðời cha sợ nhất là mất con! Có ba cách mất: một là con theo gánh hát, hai là theo cộng sản, ba là theo Công Giáo!” (Hồi ký – Chương I – trang 8 – XB 2010.) Ông Hồ Ngọc Nhuận không theo gánh hát, cũng không theo đạo Công Giáo, nhưng ông mang tội bất hiếu, quên lời căn dặn của cha mà đi theo cộng sản!
> Có một người còn tệ hơn ông Hồ Ngọc Nhuận rất nhiều, về tội bất hiếu là ông nhạc sĩ Phạm Tuyên, tác giả bài hát lừng danh “Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Ðại Thắng!”
> Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930 là con thứ chín của học giả Phạm Quỳnh, người đã bị Việt Minh Cộng Sản giết và chôn trong một khu rừng thuộc làng Hiền Sĩ, Thừa Thiên, năm 1945. Phạm Tuyên là người đã sáng tác hàng chục bài hát ca ngợi ông Hồ và đảng Cộng Sản: Từ Làng Sen, Việt Bắc Nhớ Bác Hồ, Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Ðại Thắng, Ðảng Ðã Cho Ta Sáng Mắt Sáng Lòng, Suối Lê Nin,… trong đó, bài hát “Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Ðại Thắng” được đông đảo khán, thính giả thuộc lòng, vì bài hát ngắn, dễ thuộc, lại có điệp khúc lặp đi lặp lại mấy tiếng Việt Nam-Hồ Chí Minh.
> Bài hát mà trước đây ông Luật Sư Nguyễn Hữu Liêm ghi lại “Cảm nhận được một dòng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ trên đầu như là khoảnh khắc thức dậy và chuyển mình của năng lực Kundalini,” “khi vừa hết bài quốc ca, mấy chục cô và bà đại biểu từ Pháp đang chạy ùa lên sân khấu, vỗ tay đồng ca bài Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Ðại Thắng. Tôi nhìn qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và ngạc nhiên khi thấy hầu hết – kể cả những người mà tôi không ngờ – đang vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam-Hồ Chí Minh!”
> Bài hát này, bọn tù “cải tạo” chúng tôi cũng đã thuộc lòng, trong suốt thời gian bị giam cầm phải vỗ tay đồm độp hát cả nghìn lần, và rống lên cái điệp khúc “chống đói:” Việt Nam-Hồ Chí Minh!
> Phạm Tuyên đúng là một thiên tài, bài hát của ông nổi tiếng đến đỗi sau Tháng Tư, 1975, đứa trẻ nào ở Sài Gòn cũng thuộc và đã được chúng đổi lời thành “Như có Bác Hồ trong nhà thương… Chợ Quán! Vừa bước ra bị xe cán bể đầu…” và một lời khác: “Như có Bác Hồ trong cầu tiêu đậy nắp” hay “Như có Bác Hồ đang ngồi binh xập xám, ngồi kế bên là ông Nguyễn Cao Kỳ… Việt Nam… Hồ Chí Minh ăn gian… ăn gian… Việt Nam… Hồ Chí Minh ăn gian, ăn gian!”
> Thân sinh ra ông nhạc sĩ “đại bất hiếu” này là cụ Phạm Quỳnh bút hiệu là Thượng Chi, sinh năm 1892 là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu.
> Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của triều đình Huế trên cả ba miền, chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với chính thể quân chủ lập hiến. Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.
> Ngày 11 Tháng Mười Một, 1932, sau khi Bảo Ðại lên ngôi, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền, thời gian đầu ông làm việc tại Ngự Tiền Văn Phòng, sau năm 1944 là Thượng Thư Bộ Học (Bộ Trưởng Giáo Dục) và cuối cùng giữ chức vụ Thượng Thư Bộ Lại (Bộ Trưởng Nội Vụ).
> Tháng Ba, 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, ông Phạm Quỳnh về sống ẩn dật ở một biệt thự bên bờ sông đào gần Phủ Cam, Huế.
> Khi Việt Minh cướp chính quyền, ông được “gọi đi làm việc” ngày 23 Tháng Tám, 1945 nhưng lại bị đưa vào nhà lao Thừa Phủ, Huế, sau đó bị giết cùng với nguyên Tổng Ðốc Quảng Nam Ngô Ðình Khôi (anh ruột Ngô Ðình Diệm) và Ngô Ðình Huân (con trai của Ngô Ðình Khôi).
> Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng ở Hiền Sĩ, Thừa Thiên (phía Bắc thành phố Huế 17km), và được cải táng ngày 9 Tháng Hai, 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.
> Cộng sản thường nói quanh co trong việc giết người, thường đổ tội cho cấp dưới, cho rằng có lệnh cấp tốc chuyển Ngô Ðình Khôi, Phạm Quỳnh và Ngô Ðình Huân ra khỏi Huế để đề phòng những chuyện bất trắc xẩy ra. Nhóm du kích áp tải các ông đến một quãng rừng cách xa Huế (Hiền Sĩ) thì nghe tiếng tàu bay Pháp ầm ì trên đầu, tưởng đâu như tiếng máy bay thả biệt kích, sợ không hoàn thành trách nhiệm áp tải, nên nhóm du kích này đã tự động thủ tiêu cả ba người mà không chờ chỉ thị của cấp trên. Cũng không nghe nói cấp trên lúc bấy giờ là ai.
> Các ông Phạm Quỳnh, Ngô Ðình Khôi, Ngô Ðình Huân bị giết như thế nào? “Một người nấp trong bụi cây gần đấy thấy Phạm Quỳnh bị đánh vào đầu bằng xẻng, cuốc rồi mới bị bắn ba phát. Ngô Ðình Khôi không bị đánh chỉ bị bắn ba phát. Ngô Ðình Huân hoảng sợ vùng chạy, bị bắt lại, rồi bị bắn ngay vào đầu. Cả ba bị xô xuống mương rồi vội vàng lấp đất.” Phạm Quỳnh ở dưới cùng, đầu hướng về phía núi, Khôi và Huân nằm đè lên, đầu hướng về phía sông. Khi cải táng, ông Phạm Tuân (con thứ 12 của Phạm Quỳnh, hiện ở Virginia) thấy sọ của thân phụ có một vết nứt ngang như vết cuốc, xẻng đánh mạnh vào, “ba bộ hài cốt nằm chồng chất lên nhau… Hài cốt của thầy tôi rất dễ nhận vì dài và ngay cạnh tôi nhận ra được đôi mắt kính cận.” (phamquynh.wordpress.com/2009/02/18/phụ-lục)
> Ông Nguyễn Văn Bồng, một nhân viên cũ của Phạm Quỳnh, cho rằng, “không phải là Việt Minh giết cụ Phạm Quỳnh, mà chính con cháu cụ Nguyễn Hữu Bài đã tìm được cơ hội khử Phạm Quỳnh để trả thù cho cha, về vụ năm ông thượng thư (trong đó có ông Nguyễn Hữu Bài) bị mất chức” khi ông Phạm Quỳnh được trọng dụng.
> Nhưng chúng ta cũng biết rằng Nguyễn Hữu Bài có mối thâm giao với gia đình ông Ngô Ðình Khả và đã có lúc muốn gả con gái mình cho ông Ngô Ðình Diệm, không lẽ “người nhà” này lại muốn giết luôn cha con ông Ngô Ðình Khôi? Và nếu con cháu của Nguyễn Hữu Bài (không có tài liệu nào nêu tên) giết Phạm Quỳnh thì vì sao Ủy Ban Khởi Nghĩa tỉnh Thừa Thiên lại làm công tố, kể tội trạng của Phạm Quỳnh như là lời kết của một bản án tử như sau: “Phạm Quỳnh, một tay cộng sự của Pháp ở Ðông Dương, đã bao phen làm cho quốc dân phải điêu đứng. Phạm Quỳnh đã giúp sức cho quân cướp nước làm mê muội dân chúng Việt Nam. Với cái nghề mại quốc cầu vinh, Phạm Quỳnh đã từ một tên viết báo nhảy lên một địa vị cao nhất trong hàng quan lại Nam triều. Phạm Quỳnh lại còn dựa vào thế lực Pháp và địa vị của mình bóc lột, vơ vét tài sản của quốc dân. Mặc dầu chính quyền của giặc Pháp đã bị truất sau ngày đảo chính 9 Tháng Ba, 1945, nhiều triệu chứng, chứng tỏ rằng Phạm Quỳnh chỉ chờ cơ hội rước bọn thực dân Pháp đến làm cho diệt nước chúng ta.” (văn bản gửi Tòa Án Quân Sự Thuận Hóa (tức Huế), đăng trên báo Quyết Thắng Tháng Mười Hai, 1945).
> Quyết Thắng là cơ quan tuyên truyền và tranh đấu của Việt Minh Trung Bộ, số 11 ra ngày 9 Tháng Mười Hai, 1945, cũng đã loan tin: “Cả ba tên Việt Gian đại bợm (Ngô Ðình Khôi, Phạm Quỳnh, Ngô Ðình Huân) bị bắt ngay trong giờ cướp chính quyền, 2 giờ (chiều) ngày 23 Tháng Tám và đã bị Ủy Ban Khởi Nghĩa kết án tử hình và đã thi hành ngay trong thời kỳ thiết quân luật.”
> Hai người con gái của Phạm Quỳnh thì cảm động khi nghe “cụ Hồ” chối tội: “Trong lúc khởi nghĩa, cũng không sao tránh được sự nhầm lẫn. Rất tiếc khi ấy tôi còn đang ở trên Việt Bắc.” Ai chứ “cụ Hồ” thì ta cũng không lạ gì, “cụ” đã từng chấm nước mắt khi nói về cuộc đấu tố, cải cách ruộng đất ở Bắc Việt, sau khi đã xử tử 15,000 nông dân vô tội (Con số của tuần báo Time ngày 1 Tháng Bảy, 1957).
> Thời Việt Minh, gia đình hai ông Phạm Quỳnh và Ngô Ðình Khôi có làm đơn khiếu nại lên Ủy Ban Cách Mạng Lâm Thời thì được đổ vấy cho rằng những việc trước đây thuộc thẩm quyền của Ủy Ban Khởi Nghĩa!
> Ðể hợp thức hóa việc giết Phạm Quỳnh, bản án của Ủy Ban Khởi Nghĩa tỉnh Thừa Thiên hoàn toàn là một sự vu vạ, trái ngược với gì Phạm Quỳnh đã chủ trương, giết trước, kể tội sau để bào chữa.
> Chỉ tiếc là ông mất đi, để lại cho đời một đứa con khá bất hiếu. Cha ông bị chết thảm thương, chôn vùi trong một xó rừng, ông lại cam tâm chuyên viết nhạc nịnh hót ông Hồ và đảng. Có công làm thơ ca tụng “bác” và đảng như Tố Hữu còn leo đến chức phó thủ tướng, còn Phạm Tuyên cũng có những bài nhạc “hết lời” nhưng danh vọng chỉ tới chủ tịch Hội Âm Nhạc Hà Nội, làm ủy viên thường vụ Ban Chấp Hành Hội Nhạc Sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1983, chứ không được là ủy viên Bộ Chính Trị như Tố Hữu (1980). Ðiều đó chắc Phạm Tuyên cũng biết vì gốc gác của ông là con “Việt gian” Phạm Quỳnh chứ không phải ba đời bần cố nông.
> Có người biện hộ cho Phạm Tuyên cho rằng “theo thời thì phải thế!” nhưng có phải ai lỡ ở lại miền Bắc với cộng sản cũng “hồ hởi” “phấn khởi” ca tụng Bác và đảng như thế không, nhất là gia tộc ông đang có một mối oan cừu với Việt Minh Cộng Sản.
> Người đời thường nói: “Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài,” nay học giả Phạm Quỳnh có tới 13 người con, không may có một đứa con là Phạm Tuyên, thuộc loại “thiên tài… đại bất hiếu!” Người cộng sản hình như chỉ biết đảng mà ít biết đến cha mẹ!
> Trong bản nhạc “Ðảng Ðã Cho Ta Sáng Mắt Sáng Lòng!” Phạm Tuyên đã reo vui, ca ngợi: “Ðảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng! Ðảng ta ơi, cám ơn người dạy dỗ.” Chỉ tiếc rằng, thân phụ ông đã chết oan khuất dưới bàn tay của đảng, không biết gia đình này có ngày giỗ cha hay không?
…………………………………………………..

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics