1.TQ:động đất Vân Nam..-2.Khi người Việt thiện cảm với..-3.OC Register ủng hộ GSV Janet Nguyễn-4.Số mệnh của..

TQ khẩn trương cứu hộ động đất Vân Nam
Nguồn:BBC- thứ hai, 4 tháng 8, 2014

dong dat TQ 1.jpg1

Quân đội Trung Quốc đã đến khu vực thảm họa

Trung Quốc điều động 2.500 binh sỹ đến tỉnh Vân Nam ở phía tây nam nước này sau một trận động đất giết chết hàng trăm người.

Ít nhất 381 người chết và hơn 1.800 người bị thương khi trận động đất mạnh 6,1 độ richter xảy ra hôm Chủ nhật ngày 3/8.

Quân đội Trung Quốc đem theo các thiết bị dò sự sống và các công cụ đào bới đang trên đường đến khu vực thảm họa để hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn.
‘Dành mọi nỗ lực’

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho biết đây là trận động đất mạnh nhất ở Vân Nam trong vòng 14 năm.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi ‘dành mọi nỗ lực’ để tìm kiếm người sống sót và ra lệnh triển khai binh lính đến khu vực.

Những binh lính này sẽ cùng với hơn 300 công an và lính cứu hỏa từ thị trấn Chiêu Thông và khoảng 400 nhân viên cứu hộ cùng chó đánh hơi trên khắp tỉnh Vân Nam tham gia tìm kiếm người sống sót.

Thủ tướng Lý Khắc Cường đang trên đường đến nơi, Tân Hoa Xã đưa tin.

Tân Hoa Xã cho biết 12.000 căn nhà đã bị phá hủy và 30.000 căn khác bị hư hại.

Chính phủ đã gửi đến khu vực thảm họa 2.000 lều tạm, 3.000 giường gấp, 3.000 chiếc chăn và 3.000 áo khoác, cũng theo hãng tin nhà nước.

Tuy nhiên các nhân viên cứu hộ phân phát những mặt hàng thiết yếu này đang tìm cách tiếp cận với khu vực, phóng viên BBC Celia Hatton từ Bắc Kinh cho biết.

Mưa không dứt và lở đất liên miên đã khiến giao thông ở những con đường trong khu vực bị đình trệ, phóng viên của chúng tôi nói.

Cơ quan Khảo sát Địa chấn Mỹ (USGS) cho biết tâm chấn nằm ở độ sâu tương đối thấp là 10km phía dưới thuộc thị trấn Chiêu Thông phía đông bắc của tỉnh Vân Nam.

dong dat TQ 2.jpg1

Khung cảnh ở Vân Nam được mô tả giống như ‘vừa bị dội bom’

Trận động đất xảy ra vào lúc 16:30 hôm 3/8, tức 14:30 giờ Việt Nam.

Truyền hình Trung Quốc chiếu hình ảnh người dân bỏ chạy khỏi nhà sau trận động đất vốn làm đứt các đường dây điện và đường dây liên lạc trong khu vực.

“Một số tòa nhà bị sập tường, đường ống nước bị vỡ,” một người dân địa phương viết trên mạng xã hội Weibo.

Một người dân địa phương khác nói với Tân Hoa Xã rằng các con đường trong khu vực giống như ‘sau khi vừa bị dội bom’ và cho biết ngôi nhà hai tầng của người hàng xóm của bà đã bị sập.

Một phát ngôn nhân của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho biết ông Ban ‘đau buồn trước thiệt hại nhân mạng’.

Nhà Trắng đã gửi lời chia buồn và cho biết Hoa Kỳ ‘sẵn sàng hỗ trợ’.

Vùng tây nam Trung Quốc nằm trên một khu vực thường xảy ra động đất.

Hồi năm 2008, một trận động đất ở tỉnh Tứ Xuyên đã giết chết hàng chục ngàn người trong khi một trận động đất mạnh 7,7 độ richter hồi năm 1970 ở chính Vân Nam đã làm ít nhất 15.000 người thiệt mạng.

………………………………….

Khi người Việt thiện cảm với Mỹ hơn với Trung Quốc
Nguồn:Vũ Hoàng, phóng viên RFA-2014-07-23

binh minh.1

Cái bắt tay thân thiện (?) của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014.
AFP

Kết quả mới công bố ngày 14/7 từ Trung tâm nghiên cứu Pew tại Washington, DC cho thấy đa số người Việt Nam xem Trung Quốc là mối đe dọa số một và muốn Hoa Kỳ trở thành đồng minh chủ chốt. Điều này cho thấy quan điểm của người Việt Nam đã thay đổi rất nhiều thời gian gần đây, ghi nhận ý kiến của một số người dân sinh sống trong nước, Vũ Hoàng có trình bày sau đây.

Không thiện cảm với Trung Quốc đã ăn vào máu?

Khảo sát 1.000 người có độ tuổi trên 18 từ ngày 18/4 đến 8/5, kết quả từ Trung tâm Pew cho thấy tại Việt Nam chỉ có 16% người được hỏi là có thiện cảm với Trung Quốc nhưng tỉ lệ này với Hoa Kỳ lên đến 76%. Trong khi đó, được hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất thì đến 74% người Việt chọn đó là Trung Quốc, đồng thời, với tỉ lệ 30% Mỹ trở thành quốc gia có điểm cao nhất cho câu hỏi ai là đồng minh chủ chốt của Việt Nam.

Mặc dù kết quả là thế, nhưng dường như sự thiếu thiện cảm của người VN với Trung Quốc đã “ăn vào máu,” bởi lịch sử 1.000 năm Bắc thuộc, với nhiều cuộc chiến kéo dài qua báo thế hệ, từ triều đại phong kiến cho đến hiện đại, từ đất liền đến biển đảo ngoài khơi, khiến người Việt Nam luôn nhìn nhận Trung Quốc là kẻ thù thâm độc. Sự thiếu thiện cảm “ăn vào máu” ấy được anh Phạm Hưng hiện đang sinh sống ở Hà Nội chia sẻ với chúng tôi:

Ở đây tôi không có sự phân biệt vùng đất mới là Mỹ hay người Tàu như các cụ ngày xưa thường nói là Tàu lùn…đây không phải là vấn đề cá nhân mang tính chất chủng tộc nhưng không hiểu sao có khái niệm là người Việt Nam, nếu đã là người Việt Nam thực sự thì không bao giờ có thiện cảm với người Trung Quốc cả, ở đây, nếu nói là người TQ thì hơi quá, nhưng với tư tưởng của người Tàu. Có một cái gì đó vì VN quá gần Trung Quốc rồi, rất nhiều những ảnh hưởng, tức là ngay trong bản thân phong tục tập quán, chữ viết, rồi lời nói…có gì đó hao hao của văn hóa người Trung Quốc. Cho nên, nếu đã là người Việt Nam thực sự thì vẫn có một đánh giá là không thích Trung Quốc, chứ không phải là mang Trung Quốc ra để so sánh với Mỹ.

binh minh 2
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton được hút đám đông khi ông đi trên đường phố tại Hà Nội ngày 6 tháng 12 năm 2006.

Sự “gần giống” giữa người TQ và người VN như lời anh Hưng phân tích có thể được nhìn nhận như sự tương đồng căn bản của 2 quốc gia trong cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị xã hội, cũng như đường lối, mô hình phát triển kinh tế. Sự “gần giống” ấy có thể được hiểu như một “đồng minh ý thức hệ” đã được xây dựng giữa 2 đất nước cộng sản kéo dài nhiều thập kỷ qua. Bởi có nhiều điểm tương đồng, nên những “tẩy” của Trung Quốc được người Việt Nam hiểu rõ hơn ai cả, bạn Trần Linh sinh sống ở Sài Gòn gọi cách sống của một bộ phận người Trung Quốc mà bạn chứng kiến là “sống bẩn,” khiến người khác dễ mất lòng tin… bạn nói:

Cách sống của một vài người dân ở TQ cũng không gây được thiện cảm đối với mình, họ sống “bẩn” ý “bẩn” ở đây là họ sống không đẹp, người khác nhìn vào cảm thấy mất lòng tin, đại khái là người TQ không biết giúp đỡ, chia sẻ hoặc thấy đó rồi bỏ đó, quá sức bàng quan với những việc xung quanh.

Nếu quí vị có lần đọc qua tác phẩm từng gây chấn động “Người Trung Quốc Xấu Xí” của Bá Dương thì ông kết luận một trong những tính xấu người dân của chính nước ông là “người TQ thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa” và “người TQ không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình.” Cũng có lẽ vì thế mà với một bộ máy tuyên truyền khổng lồ, mà không ít lần truyền thông nhà nước TQ phổ biến những điều hoàn toàn sai lệch về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải… với Việt Nam và người Việt Nam dù có thế nào đi chăng nữa cũng vẫn dễ dàng nhận ra những thâm ý mà Trung Quốc đã và đang áp dụng, khi lấn chiếm biển đảo Việt Nam, vì lẽ đó không khó để hiểu vì sao người Việt Nam ngày càng thiếu thiện cảm với TQ.

Ngay trong nội tại cuộc sống hàng ngày, từ những đồ dùng hàng ngày, những sản phẩm cụ thể, càng ngày người TQ càng tạo ra tư tưởng cảm nhận không tốt dành cho người VN. Không hiểu sao những cách sống của người TQ luôn tạo ra những điều không thoải mái cho người VN.

binh minh 3

Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên.

Cảm tình với người Mỹ

Thế nhưng ở chiều ngược lại, quốc gia mà Việt Nam vốn có cuộc chiến kéo dài trong suốt thập kỷ 60, 70 là Hoa Kỳ thì giờ đây đang được đánh giá ở mức cao nhất trong câu trả lời “đồng minh tin cậy” của Việt Nam. Bởi với một Trung Quốc trỗi dậy thì chỉ có Hoa Kỳ mới đủ sức mạnh để kiềm chế sự hung hăng của quốc gia cộng sản độc tài này. Sức mạnh ấy của Mỹ không chỉ được thể hiện ở phương diện quân sự, vũ khí mà nó còn được thể hiện qua sức mạnh một nền kinh tế đứng đầu thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ và cả sức mạnh đến từ văn hóa và con người. Cảm nhận về thiện chí của người Việt đối với Hoa Kỳ được anh Minh Tuân hiện đang sinh sống ở Hà Nội chia sẻ với chúng tôi:

Quan điểm của tôi về văn hóa, phong cách sống hay trình độ công nghệ và các mặt khác của Hoa Kỳ với TQ thì tôi thấy có những điểm khác nhau và tôi thấy có những điều người Việt Nam hâm mộ, thí dụ: người Mỹ có tính cách thẳng thắn, tất cả những thiết bị máy móc công nghệ của Mỹ đều tốt, nhất là những thiết bị điện tử thì người VN rất ưa chuộng như: Iphone, máy tính… thích dùng hơn hàng của Trung Quốc. Còn về văn hóa, tất nhiên nước Mỹ có những bản sắc riêng của họ nhưng dù sao mang tính hiện đại và mang tính phổ thông thì người VN rất là hâm mộ và tiếp thu được tính văn minh của bên Hoa Kỳ.

Những mặt thiện chí đối với Hoa Kỳ còn được thể hiện khá rõ qua chính những đặc tính của một đất nước dân chủ, tự do, nhân quyền khi người Việt trong nước đánh giá và tương phản với những gì đang diễn ra ở Hoa Lục. Bạn Trần Linh tiếp lời:

Đối với bản thân mình, mình thấy người Mỹ, nước Mỹ người dân ở đó có nhân quyền và sống thoải mái, tự do, theo ý muốn của người ta mà không bị quản lý quá sát bởi chính phủ. Mình thích Mỹ hơn bởi tính cởi mở, phóng khoáng của người Mỹ, món ăn của người Mỹ, nói chung chung thì view (quang cảnh) ở Mỹ cũng gọn gàng sạch sẽ hơn so với người TQ. Còn với Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc muốn quản lý tất cả mọi thứ từ việc lớn đến việc nhỏ, mọi thứ trong đời sống của người dân. Điều này làm cho người ta cảm thấy bức bối, khó chịu và chính sách này có vẻ không hợp lý và không gây được thiện cảm với người khác.

Người Mỹ có tính cách thẳng thắn, tất cả những thiết bị máy móc công nghệ của Mỹ đều tốt, nhất là những thiết bị điện tử thì người VN rất ưa chuộng…thích dùng hơn hàng của Trung Quốc. Còn về văn hóa, tất nhiên nước Mỹ có những bản sắc riêng của họ nhưng dù sao mang tính hiện đại và mang tính phổ thông thì người VN rất là hâm mộ

anh Minh Tuân

Trong khi đó, anh Phạm Hưng lại chỉ ra những ưu việt của một xã hội Mỹ cởi mở, hiện đại, văn minh, đây chính là những điểm khiến cá nhân anh cũng như bạn bè mà anh có dịp trò chuyện đều đồng tình:

Tôi đánh giá người TQ vẫn là một dân tộc lớn, có những thành tựu nhất định trong kinh tế, xã hội và kể cả ảnh hưởng lên thế giới, nhưng với người Việt Nam, nhưng quan điểm của tôi không phải là mình thích hay không thích mà mình cần lựa chọn cho một chính thể hay xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, hiện tại, theo tôi nước Mỹ thực sự tạo ra nền dân chủ đó. Người Việt Nam cụ thể là tầng lớp lãnh đạo hiện tại cũng nên có một suy nghĩ như thế để tạo ra cho người dân những tư duy và cuộc sống thực sự. Ở đây, tôi nghĩ rằng, nếu người TQ cũng tạo ra cho đất nước chúng tôi những dân chủ, văn minh thì chúng tôi vẫn ủng hộ. Nhưng tôi cho rằng, chính thể TQ hiện tại họ không tạo ra được điều ấy, vì cũng là một nước như VN thôi, nền dân chủ và quyền con người vẫn còn tương đối kém so với thế giới.

Có thể những con số biết nói từ điều tra của Trung tâm Pew chưa hoàn toàn phản ánh hết bản chất đa diện và phức tạp trong mối quan hệ chằng chịt cũng như ảnh hưởng của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đến Việt Nam, nhưng ít nhất qua đó, nó cũng phác họa về thực trạng và đưa ra những đánh giá sơ khởi về góc nhìn mà người Việt cảm nhận với 2 cường quốc thế giới trên cả mặt tiêu cực và tích cực.

…………………………………………………………….

OC Register ủng hộ GSV Janet Nguyễn vào Thượng Viện California
Sunday, July 20, 2014

GSV Nguyen

Bài báo của nhật báo The Orange County Register ủng hộ Giám Sát Viên Janet Nguyễn. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

SANTA ANA, California (NV) – The Orange County Register, tờ báo địa phương lớn nhất Orange County, miền Nam California, vừa chính thức ủng hộ Giám Sát Viên Janet Nguyễn ứng cử chức thượng nghị sĩ California, Ðịa Hạt 34, qua một bài xã luận đăng trên trang diễn đàn, số ra ngày Chủ Nhật, 20 Tháng Bảy.

Bài báo không có tác giả được viết như sau: “Cuộc tranh cử chức thượng nghị sĩ Ðịa Hạt 34 đang bắt đầu và là cuộc đua quan trọng nhất tại Thượng Viện California vì nó sẽ quyết định đảng Dân Chủ có còn duy trì đa số 2/3 trong cơ quan lập pháp này hay không.”

“Ðiều này rất quan trọng trong trường hợp bên Dân Chủ muốn tăng thuế, đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý, hoặc gạt qua một bên sự phủ quyết của Thống Ðốc Jerry Brown,” bài báo tiếp.

Cuộc tranh cử hiện nay chỉ còn hai ứng cử viên Janet Nguyễn (Cộng Hòa) và Jose Solorio (Dân Chủ).

Cả hai đều sinh ra bên ngoài nước Mỹ, bà Janet Nguyễn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ lúc 5 tuổi và ông Jose Solorio từ Mexico đến Mỹ lúc mới 8 tháng tuổi, theo OC Register.

Bài báo cho biết: “Trong khi cả hai ứng cử viên đều có đầy kinh nghiệm trong chính quyền, chúng tôi quyết định ủng hộ Giám Sát Viên Janet Nguyễn vì quan điểm của bà là đấu tranh để có một chính quyền gọn nhẹ, chi tiêu đúng mức, không tăng thuế, và giảm thiểu luật lệ đối với doanh nghiệp. Ðây là những chính sách cần thiết cho California để có thể phục hồi nền kinh tế, có lại việc làm và làm cho nền kinh tế phát triển, sau khi nhiều doanh nghiệp bỏ chạy khỏi California chỉ vì các quy định ngặt nghèo.”

“California sẽ khá hơn nếu có những chính sách ủng hộ tăng trưởng và giới hạn vai trò của chính quyền, nếu muốn tái phục hồi sự thịnh vượng và tạo ra nhiều cơ hội. Và bà Janet Nguyễn rõ ràng là người có thể thực hiện những chính sách này tốt hơn đối thủ của bà. Vì thế, chúng tôi (OC Register) quyết định ủng hộ bà đại diện Ðịa Hạt 34 của Thượng Viện California,” bài báo kết luận.

Ðây không phải là lần đầu tiên nhật báo có uy tín nhất Orange County, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại, chính thức ủng hộ ứng cử viên gốc Việt.

Trong cuộc tranh cử vào chức dân biểu liên bang thuộc Ðịa Hạt 47 của California vào năm 2010, nhật báo này đã chính thức ủng hộ ứng cử viên Trần Thái Văn, lúc đó là dân biểu tiểu bang California.

Hồi Tháng Sáu, tờ báo này cũng ủng hộ ông Hugh Nguyễn vào chức vụ chánh lục sự Orange County. (Ð.D.)

……………………………………….

Fwd: Số Mệnh Của 10 Nhân Vật Quyền Lực Nhất Saigon Năm 1975
Kim Vu to:…,me

>> Số phận của họ đi theo những ngả đường khác nhau, có người ở lại đất nước và được trọng dụng, người ra đi và sống âm thầm nơi xứ người…

Nhan vat 1.jpg1

>> Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) là Tổng thống chế độ Sài Gòn từ 1967-1975. Đêm 25/4/1975, ông rời VN đi Đài Loan dưới danh nghĩa phúng điếu Tưởng Giới Thạch, rồi bay thẳng sang Anh định cư. Đầu thập kỷ 1990, ông Thiệu chuyển sang sống tại Foxborough, Massachusetts, Mỹ và sống một cuộc sống thầm lặng trong quãng đời còn lại ở đây. Ông qua đời ngày 29/9/2001, sau khi đột quỵ tại nhà riêng ở Foxborough, thọ 78 tuổi.
>> nhan vat 2.jpg1

>> Dương Văn Minh (1916-2001) là Tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Sau năm 1975, ông sống tại TP Hồ Chí Minh, cho đến năm 1983 thì sang Pháp định cư. Nhưng ngay sau đó, ông lại chuyển sang California (Mỹ), sống với gia đình con gái. Ông qua đời ngày 6/8/2001, thọ 86 tuổi. Thời gian cuối đời, Ông Dương Văn Minh đã bày tỏ mong muốn được trở về quê hương và sống như một người dân Việt Nam bình thường.
>>
nhan vat 3.jpg1
>> Trần Văn Hương (1902-1982) là cựu Thủ tướng (1964–1965; 1968–1969), phó tổng thống (1971-1975), rồi Tổng thống trong thời gian 7 ngày (21-28/4/1975) của chế độ Sài Gòn. Sau 1975, ông chọn ở lại quê hương, tiếp tục sống ở căn nhà của mình ở Sài Gòn. Những năm tháng cuối đời, ông sống chung với em gái, em rể, và người con trai lớn là Lưu Vĩnh Châu – từng là một đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tham gia trận Điện Biên Phủ. Ông mất ngày 27/1/1982, hưởng thọ 80 tuổi.
>>
nhan vat 4.jpg1
>> Nguyễn Cao Kỳ (1930-2011) là một sĩ quan cao cấp và là cựu Thủ tướng và Phó Tổng thống của chế độ Sài Gòn. Năm 2004, ông đã về thăm quê hương trong tinh thần hòa giải dân tộc. Ông mất ngày 23/6 tại một bệnh viện ở Malaysia, thọ 81 tuổi.
nhan vat 5.jpg1

>> Nguyễn Xuân Oánh (1921–2003), là cựu Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng, 2 lần là quyền Thủ tướng trong chính phủ Sài Gòn. Sau 1975, ông tiếp tục được chính quyền mới trọng dụng. Trong tiến trình Đổi mới cuối thập niên 1980, ông đã có đóng góp lớn vào việc cải cách các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư nước ngoài… tại VN. Ông từng là cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cũng là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc VN. Ông mất ngày 29/8/2003 tại TP HCM.
>>
nhan vat 6.jpg1
>> Vũ Văn Mẫu (1914-1998) là một chính trị gia kiêm học giả về ngành luật nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao rồi Thủ tướng của chế độ Sài Gòn. Sau 1975, ông ở lại VN trong một thời gian, rồi sau đó sang Pháp và định cư ở đây cho đến tận cuối đời. Ông Vũ Văn Mẫu mất ngày 20/8/1998 tại Paris, thọ 84 tuổi.
>>
nhan vat 7
>> Nguyễn Hữu Có (1925-2012) là cựu Phó thủ tướng kiêm tổng trưởng Quốc phòng và tổng tham mưu trưởng quân lực chính quyền Sài Gòn. Ông Có là người từng hỗ trợ Nguyễn Tấn Đời, chủ ngân hàng Thương Tín, người thành công lập nhà hàng Teak House tại Montreal sau khi ông di tản và bắt liên lạc với Trương Như Tản. Sau năm 1975, ông ở lại VN và phải đi cải tạo đến năm 1987. Tuy vậy, đến cuối năm 2004, ông được bầu làm Ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc VN và được chính phủ VN xem như một biểu tượng của sự hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù của 30 năm chiến tranh. Ông mất tại TP HCM ngày 3/7/2012, hưởng thọ 87 tuổi. Trong ảnh là vợ chồng ông Nguyễn Hữu Có, chụp vào tháng 2.2012.
>>
nhan vat 8.jpg1
>> Trần Văn Đôn (1917-) là tướng lĩnh cao cấp của Quân lực Sài Gòn và là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Vào ngày 29/4/1975, ông là một trong những người di tản trên chuyến trực thăng nổi tiếng của Mỹ xuất phát từ tầng thượng tòa nhà 22 phố Gia Long (nay là phố Lý Tự Trọng) ở Sài Gòn. Sau đó, ông sang Pháp định cư và sinh sống ở đó cho tới nay.
>nhan vat 9>

>> Cao Văn Viên (1921-2008) là 1 trong 5 người được phong hàm đại tướng quân lực chế độ Sài Gòn. Ông là vị tướng giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng trong thời gian lâu nhất (1965-1975) và cũng là người cuối cùng giữ cương vị này của chế độ Sài Gòn. Năm 1975, trước các thất bại quân sự, ông từ nhiệm ngày 27/4 và lên máy bay di tản sang Mỹ. Sau 1975, ông sống lặng lẽ tại Arlington, Virginia. Ông mất ngày 22/1/2008 tại viện dưỡng lão, thọ 87 tuổi.
>>
nhan vat 10.jpg1
>> Vương Văn Bắc (1927-2011) là một luật sư và Tổng trưởng Ngoại giao vào những năm cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Sau ngày 30/4/1975, ông sang Pháp định cư. Nhờ học vấn uyên thâm, ông được ngành luật của nước Pháp trọng dụng và làm việc cho đến năm 80 tuổi mới nghỉ ngơi. Ông mất ở Paris ngày 20/6/2011.

………………………………………………

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics