1.TT Ngô Đình Diệm dưới cái nhìn của..-2. "Người cày có ruộng" của VNCH-(NQ Duy/TB Canada)

Vs: Fwd: Tổng Thống Ngô Đình Diệm Dưới Cái Nhìn Của Các Lãnh Tụ Hoa Kỳ, Đông Nam Á, Và Các Quan Sát Viên Quốc Tế
phuongkim huynh to:…,me

Diem-tt VNCH2

TT Ngô Đình Diệm bắt tay với Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, tại sân bay Dulles, Washington DC năm 1957. Courtesy U.S. Air Force.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm Dưới Cái Nhìn Của Các Lãnh Tụ Hoa Kỳ, Đông Nam Á, Và Các Quan Sát Viên Quốc Tế
TS.Nguyễn Anh TuấnPolitical Scientist

Trong sưốt 40 năm hải ngoại, tôi có dịp nghe rất nhiều người nói về TT Ngô Đình Diệm. Những người thù ghét ông, lên án ông là con người độc tài, gia đình trị, Công giáo trị và kỳ thị Phật giáo. Ngược lại những người thương tiếc và tôn sùng ông thì ca ngợi khơi khơi ông đủ điều.

Con người thật của nhân vật Ngô Đình Diệm, và Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Mà Ông Thực Hiện Suốt 9 Năm (!954-1963) để xây nên Hòn Ngọc Viễn Đông cho Miền Nam Việt Nam (MNVN) thì không mấy ai biết đến nơi đến chốn.

Phần thưởng dành cho ông là những đòn thù đâm chém tơi bời lên lưng ông suốt 9 năm, đã dưa đến cái chết thảm khốc kinh hoàng cho ông và bào đệ ông là Ngô Đình Nhu. Vì thế, những bế tắc của lịch sử không làm sao khai thông được.

Cả hai sự khen chê của những người Việt Nam thường chủ quan và thiên kiến, chỉ nhận xét hời hợt ngoài da hay mặt nổi của những hiện tượng xảy ra cho đất nước, nên rất thiếu giá trị khách quan, thiếu công bình và giá trị vững chắc.

Tuyệt nhiên tôi không thấy ai đào sâu hơn, bằng cách sử dụng sử quan, tức là nhìn con người ấy sống ra sao, đã làm những gì trong một bối cảnh lịch sử VN ở thời điểm tăm tối nhất, đau thương nhất và hỗn loạn nhất như thế, để từ đó đưa ra nhận định và phán xét về một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn lao, không chỉ trên đất nước Việt Nam mà cả toàn vùng Đông Nam Á cũng như Hoa Kỳ và thế giới. Một nhân vật lịch sử TT Diệm có tầm cỡ lớn lao, nếu chỉ khen chê theo cảm tính và bản năng sẽ không bao giờ thấy được Sự Thật Của Lịch Sử. Muốn thay đổi và chuyển hóa vận mệnh và sinh mệnh cho đất nước, phải tìm cho ra Sự Thật Của Lịch Sử.

1- Trong mấy chục năm mòn mỏi tìm kiếm mẫu người điển hình lý tưởng Việt Nam Cộng Hòa của MN, sau khi đã nhìn rõ chân dung man rợ mẫu người XHCN của cách mạng CS, tôi vẫn không biết tìm ở đâu? 40 năm sau, tôi chợt nhớ tới Con Người VNCH Điển Hình Nhất – Chính Là Người Cộng Hòa Đã Đặt Viên Đá Đầu Tiên Để Xây Nên Nền Đệ I Việt Nam Cộng Hòa ngày 16 tháng 7-1955, và chỉ sau 9 năm đã dựng nên Hòn Ngọc Viễn Đông cho dân cho nước của ông. Nhưng con người VNCH đầu tiên này đã bị gục ngã thảm thiết bởi chính bàn tay của những người VN cùng người bạn Mỹ của ông.

Theo cuộc điều tra tỉ mỉ của Tướng Thomas Lane, “âm mưu cạm bẫy đã được dàn dựng bởinhững người CS ngoại hạng và siêu quầnbạt chúng… Hồ Chí Minh đã vẽ ra một kếhọach để sử dụng các nhà sư đội lốt tạiMNVN, nơi đó họ có thể khuấy động tơibời liên tục sự xung đột tôn giáo… Cuộcvận động quá nhơ nhớp bẩn thỉu đầy âmmưu gian trá, tìm mọi cách che dấu conngười thật của TT Diệm và che dấu luôncon người thật của HCM và những ngườiCSVN. Tổng Thống Diệm là một người cóđặc tính mẫu mực điển hình của một conngười xả kỷ vô ngã, tự quên thân mình để
dâng hiến trọn đời ông cho quê hương xứ sở ông, một con người với giá trị nhân tính sâu thẳm” (trích từ cuốn The Last Of Mandarins Diệm Of Việt Nam của tác giảAnthony Trawick Boucarey, 1965, trongnhững trang 145 và 146).

2- Trong tập sách của Boucarey, trang 1 có đoạn như sau:

Ngày 16 tháng 11-1964, Đại Sứ Hoa Kỳ, Frederick E. Nolting đã viết một bức thơ cho tờ New York Times như sau:

“Tôi không thể chần chừ cho tháng ngày qua đi mà không nói lên sự kính trọng của tôi khi tưởng nhớ đến một con người can đảm phi thường đã gục chết vì quê hương của ông một năm trước đây, người đó chính là Ngô Đình Diệm, cựu TT VNCH.

Những biến cố xảy ra từ khi lật đổ và ám sát ông vào tháng 11, những tia sáng được bật lên để soi vào những vấn đề mà ông phải đối mặt đương đầu trong suốt 9 năm ông làm TT trong một xứ sở có quá nhiều thương đau.

Trong những hoàn cảnh khó khăn và phức tạp, chính quyền của ông đã gặt hái được những thành quả lớn lao, ở đó nhiều trường học đã được xây cất, nhiều bệnh viện đã mọc lên, nhiều đường bay đã được thiết kế, đáng kể nhất là cải cách ruộng đất, và thành quả lớn lao nhất là xây dựng được quân đội VNCH hùng mạnh để bảo vệ đất nước trong cơn dầu sôi lửa bỏng, và một ý chí mãnh liệt để đứng lên chống trả những đe dọa. Tất cả những thành đạt đó trở thành những trở ngại làm cho CSBV không thể nào chiến thắng được MN.

Cái chết quá đau thương của TT Diệm, tạo nên một hình ảnh não nề đè nặng lên một đất nước có quá nhiều đổ vỡ và đau thương — đó là điều mà đất nước của ông không vượt qua được. Ông Diệm là một nhà ái quốc, và tôi bảo đảm chắc chắn là ước mơ của ông là phục vụ cho người dân của ông, điều đó đã thể hiện suốt những năm dài kể từ khi biết ông, đó là làm sao đi đến thành công trong cuộc tranh đấu cho sự sống còn của đất nước Việt Nam để tiến tới những tiến bộ về phương diện chính trị, và tiến bộ xây dựng những giá trị chân thật cho con người.

Bi kịch đã diễn ra tại vùng nhiệt đới xanh tươi của Đông Nam Á, nhưng bi kịch làm cho con người xót xa thương cảm, và kinh hoàng như thời điểm của Bi Kịch Hy lạp thủa xưa. Đó là vóc dáng của một vị anh hùng dân tộc (national hero), người đã chiến đấu bền bỉ một cách hết sức dũng cảm để chống đỡ biết bao khó khăn, nghịch cảnh vây hãm lao lung tứ bề, cuối cùng đã phải gục chết thảm thiết trước số phận, số phận trong trường hợp này đến từ những kẻ thù công khai, những người bạn cũ của ông, và lỗi lầm của riêng ông. Khi ông nắm quyền hành quốc gia trong 9 năm trước đây, ông đã nói với đồngbào của ông rằng, “Hãy bước theo tôi nếu tôi tiến lên. Hãy giết tôi đi nếu tôi rút lui tháo chạy. Hãy trả thù cho tôi nếu tôi bị giết”.

Thủ phạm chính về cái chết của con người VNCH đầu tiên ấy chính là Hồ Chí Minh và đảng CSVN, còn lại tất cả, dù người Việt Nam hay Mỹ dính líu đến cái chết của TT Diệm, dù vô tình hay cố tình cũng đều là phương tiện hữu hiệu, là những con người tự nguyện để cho con sói già sỏ mũi dắt vào những âm mưu thần sầu quỉ khóc của họ Hồ ở Bắc Bộ Phủ. Con sói già quỉ quyệt này ném đá dấu tay tài tình tới mức độ dư luận nước Mỹ và Âu Châu tỏ ra rất kiêng nể ông ta, vì họ chỉ nhìn thấy chiếc mặt nạ mà không một ai biết bộ mặt thật của con sói già Hồ ly tinh này, nên chỉ chĩa mũi dùi phê phán tôn giáo này hay tôn giáo khác, phe này phe kia mà quên mất kẻ chủ mưu giết TT Diệm, một đối thủ hơn HCM tất cả mọi phương diện, tài năng cũng như đức độ, là người nếu còn sống thì ông ta và Đảng CSVN không bao giờ chiếm được được MN.

Con sói già này và Đảng CSVN tự biết không làm gì được TT Diệm và quân dân MN, nên đã mượn tay những con người ngây thơ nhẹ dạ, mù quáng thiển cận tiếp tay với ông ta, không phải chỉ giết một vị anh hùng dân tộc của VN mà giết cả một quốc gia, phá hủy tan tành Hòn Ngọc Viễn Đông, giết luôn nền Đệ I Cộng Hòa Việt Nam ổn định, lương thiện và trong sạch nhất vùng Á Châu như Giáo Sư Wesley Fishel đã nhận thấy.

Tội lỗi của con sói già này đúng là: Đẵn hết trúc Nam Sơn chẳng đủ để biênghi tội ác. Múc cạn nước Đông Hải không đủ để rửa
sạch tanh nhơ (Nguyễn Trãi).

Tự nguyện tiếp tay và trở thành phương tiện hữu hiệu cho con sói già và CSVN âm mưu giết giết hại một con người VNCH của MNVN, những người Việt Nam và người Mỹ ngây thơ nhẹ dạ, mù quáng thiển cận trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã thuyết phục TT Kennedy cúp viện trợ và không ủng hộ TT Diệm nữa.

3- Ngược lại, Chủ Tịch Quốc Hội Hoa Kỳ là John MacComick và Dân Biểu Edna Kelly đã sáng suốt cảnh giác TT Kennedy rằng:

“Gần như không có ai ưu tư tới một điểm là, Ông Diệm và chính quyền MN đang phải đối đầu với rất nhiều trở ngại khó khăn, xứ sở quê hương của ông đang đổ vỡ tan hoang mọi bề, với sự tràn ngập của CS, băng đảng, và các giáo phái võ trang xung đột khắp nơi, TT Diệm không chỉ làm sao sống còn tồn tại được trong 9 năm, và đưa đến nhiều tiến bộ tốt đẹp trong việc tái lập lại trật tự quốc gia, bảo vệ quyền tự do cho dân, thi hành công lý xã hội để làm đời sống toàn dân tốt đẹp hơn.

Thế mà tại sao không thấy ai để tâm tới điểm là, không có ông Diệm không làm sao ổn định được Việt Nam và cả Đông Dương đang trong những cơn lốc và hỗn loạn tơi bời, rồi sau đó chỗ đứng của Hoa Kỳ trong chiến lược toàn cầu sẽ gãy đổ suy vong”.

Chính quyền Kennedy và những người trong Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ đã bỏ ngoài tai những lời cảnh giác đầy tính cách tiên tri của Quốc Hội Hoa Kỳ về tương lai đen tối trong những chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ tại Á Châu, vì giết TT Diệm và mất MNVN vào tay CSVN cũng chính là tay sai của CS Hoa Lục.

Kennedy đã lầm lạc, gởi con gấu già lạnh lùng đầy nanh vuốt Henry Cabot Lodge đến quê hương đau khổ ngập tràn của VN để ủng hộ những tướng lãnh MN – là những con người đang ôm ấp giấc mơ tranh danh đoạt lợi, tranh bá đồ vương và tranh quyền cướp nước.

Thực ra mà nói, đây là những con người được coi là “đường đường một đấng”, có thể không thiếu cái “dũng khí” nhưng cũng chỉ sống bằng bản năng, không có tâm hồn và trí tuệ sâu sắc, nhất là thiếu đời sống tinh thần, nên về mặt tâm thức và ý thức rất non nớt, dễ bị mê hoặc, bị mời gọi lả lơi và quyến rũ mê hồn bởi giấc mơ quyền uy, quyền lực và quyền hành cũng như quyền lợi ích kỷ của riêng họ, nên chẳng bao giờ nhận ra là, tất cả những việc làm của họ để giết TT Diệm là tự nguyện để cho con sói già Bắc Bộ Phủ sỏ mũi dẫn dắt nhẹ nhàng vào những âm mưu cực kỳ thâm độc của hắn. Bởi vì những con người này, kể cả con gấu già lạnh lùng đầy nanh vuốt của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng chẳng thoát được những tính toán của con sói già Bắc Bộ Phủ.

Con sói già Hồ ly tinh này không chỉ muốn giết một mình “con người VNCH đầu tiên” của MNVN, mà hắn muốn giết cả một quốc gia, giết luôn nền Đệ I Cộng Hòa Việt Nam và giết luôn hơn 10 triệu dân MN, giết luôn đời sống ấm êm của họ mà những
Con Người VNCH đã đổ bao nước mắt mồ hôi mới hoàn thành được cho toàn dân MNVN, để làm gì? hay chỉ để hoàn thành giấc mơmù lòa và mê sảng XHCN của hắn?

Đó mới là mục tiêu tối hậu của con sói già. Trong khi tướng lãnh MN và Hoa Kỳ chỉ muốn hạ bệ TT Diệm để thay thế lãnh đạo MNVN bằng nhóm quân nhân hoàn toàn thiếu hiểu biết và kiến thức về chính trị trong hoàn cảnh lịch sử quá tăm tối của đất nước cũng như toàn bộ đời sống của toàn dân MN.

4- Sau khi các tướng lãnh lật đổ Tổng Thống hợp hiến hợp pháp, chính thống và được dân MN bầu lên nắm quyền hành chính quyền MN, Tướng Thomas Lane đưa ra nhận định:

“Tổng Thống Diệm bị người ta thay thế bằng những con người quá độc ác tàn bạo, là những người giống hệt Fidel Castro, không bao giờ ngập ngừng hành quyết các tù nhân”.

Tướng Thomas Lane đưa ra nhận xét về TT Diệm: “lịch sử cho thấy rằng TT Diệm đúng làmột người quá nhân đạo và đầy lòng bácái (humane and cheritable man) để sốngcòn trong bầu không khí của quyền lựcvào 1963. Ông đã không có đủ tàn nhẫnvà độc ác để bắt giam và xét xử nhữngquân nhân tạo phản, và thay thế bằng những người trung thành của ông. Ông cố gắng quá nhiều và quá lâu để hòa hoãn với Phật giáo là những người không thề nào chịu hòa hoãn được (impossible conciliation). Ngay cả việc trục xuất những nhà báo Mỹ đã vo tròn bóp méo sự thật chính là kẻ thù quá cay đắng của ông.

Thay vì làm như thế, ông đã cố gắng hòa giải và giải tỏa những dị biệt mà không có những hành động cần thiết cho sự sống còn của chính quyền MN, chính sự khoan hòa đã khuyến khích sự nổi loạn… khi không quân nổi dậy ném bom Dinh Độc Lập đã xô đẩy tình thế vào cơn hỗn loạn thêm. Lẽ ra người phi công sẽ bị kết án và bị hành quyết. TT Diệm đã không bao giờ đem người phi công ra xét xử trước tòa án. Ông khước từ đòi mạng sống con người vì những lý do chính trị, dù đó là một cuộc nổi loạn.”

5- Giáo Sư Wesley Fishel, đứng đầu nhóm cố vấn đặc biệt gồm 54 Giáo Sư chính trị học và quản trị công quyền do Michigan State University (MSU) tổ chức với 200 người Việt Nam phụ tá để giúp MNVN xây nên nền Đệ I Cộng Hóa Việt Nam trong 9 năm (1954-1963) đã viết xuống như sau:

“Như sự kiện cho thấy, chỉ có một điều mà những học giả uyên thâm đều đã đồng ý khi nhìn vào năm đầu tiên nắm chính quyền của ông Diệm là chính quyền của ông sẽ tan rã bất cứ lúc nào, sự thất bạilà điều không thể nào tránh được. Nhưng ngược lại, ngày nay ông Diệm vẫn còn hiện diện bên chúng ta, và chế độ của ông chắc chắn là một chế độ ổn địnhnhất và lương thiện trong sạch nhất vùng Á Châu.

Trước những thành quả vĩ đại đó, ông đã được nhiệt liệt hoan hô chúc tụng tại các quốc gia mà Ông đã viếng thăm như Washington, Manila, Tân Delhi, Rangoon, và Bankok, và chính quyền của ông đã được 45 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc thừa nhận, chắc chắnông phải là một con người phi thường,một con người đã bị ngộ nhận(misunderstood one) quá nhiều. (trích từhồ sơ 20, trong cuốn Vietnam AndAmerica, the most comprehensivedocumented history of the Vietnam War).

6- Theo nhận xét của Philippe Deviller, một sử gia lỗi lạc đương thời, nhìn TT Diệm như sau:

“bước vào một hoàn cảnh cực kỳ đen tối, đó là một người Sĩ Phu, can đảm phi thường, và là con người của nguyên tắc vào tuổi 53. Ông là một người Quốc Gia được kính trọng nhất (the most respected man) và là người có ảnh hưởng lớn lao nhất và là một người sống trọn vẹn cho đức tin Công giáo… sự can đảm hiếm thấy nơi các lãnh tụ chính trị, rất coi trọng đạo đức gia đình, tính chịu đựng bền bỉ, đó là người không bao giờ thiếu sự chính trực
liêm chính. Ông không bao giờ không cư xử công bình với mọi người, kể cả cho kẻ thù của ông một cơ hội. Ông đã không bao giờ ra lệnh xử tử những người đã cố gắng giết ông”. Deviller nói thêm“Tất cả đối thủ lúc ban đầu của ông đều đánh giá ông rất thấp”.

7- Đại Sứ Hoa Kỳ là Frederick Nolting thì
khuyên những người chống đối TT Diệm rằng,

“một sự thay đổi tuyệt vời sẽ thành đạt được cho đất nước này, nếu tất cả những ai chê bai chỉ trích chính quyền của họ, thì họ nên tìm cách cộng tác với chính quyền và làm việc ngay trong chính quyền để cải thiện và làm mọi việc tốt đẹp hơn”.

8- Vào này 15 tháng 10-1955, TNS Manfield
thăm VNCH trong hai tháng đã có nhận xét về TT Diệm như sau:

“một thanh danh vang vọng khắp đất nước của ông, với đường lối quốc gia chân chính, và có những dự tính rất trong sáng. Nhưng đã có “những vận động lớn laovới âm mưu lật đổ” do những người bất hợp tác (none cooperation) và những kẻ phá hoại; tất cả chỉ muốn ngăn chặn ông Diệm thực thi những chương trình xây dựng của ông, gồm có cả việc nổi bật nhất là loại trừ những gì chỉ đã đưa đến những xấu xa tồi bại cho dân cho nước, và những bất công và bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam.”

9- Một quan sát viên khác là Ralph Lee Smith thì cho rằng,

“Miền Nam Việt Nam thật may mắn đã sinh ra được một lãnh tụ quốc gia trong thời gian tranh đấu cho nền độc lập của đất nước. Ông đã phải đối đầu hứng chịu gần như tất cả khó khăn và nghịch cảnh.

Ông Diệm đã đóng trọn vẹn vai trò dù chưa sửa soạn một cách thật can đảm và sáng suốt, …một hình ảnh cao cả và khả
kính của một lãnh tụ quốc gia trong lòng những người dân bình thường (Common people).”

Smith còn cho biết thêm, còn có một quan sát viên khác thấy như sau:

“Chuyến đi thăm các vùng trồng lúa tại MN vào tháng 1-1955, ông Diệm tuần vừa qua đã đón nhận sự tán thưởng đầy nhiệt tình từ những người dân của ông. Lúa mọc tràn ngập trên các cánh đồng chung quanh ông, có tiếng gồng vang lên như reo vui, những người lính chiến thắng Việt Cộng đã ngồi ăn chung trên bàn ăn của ông; những người di cư tỵ nạn ngồi đâu lưng với nhau chung quanh ông trong căn nhà lá của họ”, và người quan sát viên đó kết luận, “sự kiện sống động này đã minh xác sức mạnh của ông Diệm nằm ngay chính sự lớn mạnh của những tâm hồn quốc gia dân tộc đang sống tại các làng xã, đó là những con người đã đau khổ quá nhiều vì chiến tranh do CS gây ra, những người dân này còn hơn cả những người ngồi uống rượu tại các nhà hàng Pháp tại Sàigon”.

10- Bên cạnh đó, Bernard Fall nhìn thấy nơi ông Diệm:

“Một con người đã nắm giữ một vai trò để giải quyết mọi vấn đề trước một tình thế quá đen tối, đó là TT Ngô Đình Diệm, một người theo tinh thần Kito giáo rất uyển chuyển, có một đức tin tôn giáo thật sâu xa, gánh trên đôi vai gánh nặng để dìu dắt che chở và nuôi sống 10.5 triệu con người tại MNVN, thêm vào đó phải lo cho gần 1 triệu người di cư từ Miền Bắc vào lánh nạn CS, bảo vệ nền độc lập và lo an toàn cho đất nước. Ngoài ông không có người nào tại Á Châu gặp nhiều khó khăn trở ngại như thế, phải gánh chịu một gánh nặng quá gian nan trên đường tiến tới Trật Tự Và Công Lýcho dân cho nước.”

11- Trong một chương sách của Joseph Buttinger,
The Miracle of Việt Nam, có đoạn:

“sự chính trực vô tì vết (untained integrity) với thái độ quyết liệt chối từ sự thỏa hiệp với Pháp, và với sự hiểu biết sâu xa khi nhìn vào bản chất những kẻ thù của ông, trên chóp đỉnh của lòng dũng cảm ông đã cho cả kẻ thù và bạn bè ông nhìn thấy ông xây dựng nền độc lập cho VN và đoàn kết chính quyền làm sao cho thật vững mạnh, vì đó là điều đất nước của ông cần hơn thực phẩm và bom đạn.”

Buttinger còn nói thêm: “đó là một phần trong cái vĩ đại của một con người chính trị như ông Diệm”.

12- Có lẽ người hiểu tường tận về TT Diệm không ai hơn là người cầm đầu nhóm cố vấn trong cái “lõi” của chính quyền TT Diệm, Wesley Fishel có lần nói:

“Những kết tội chính quyền độc tài thiếu căn bản vững chắc (lack solid substance). Thực tế chính quyền Ngô Đình Diệm không thể nào nới tay khi những đe dọa quá ghê gớm khi nhìn chỗ nào cũng thấy tràn ngập khắp nơi. Nếu không có những đe dọa của CSBV người ta có thể nhìn thấy nhiều tự do hơn tại MNVN như chúng ta có tại Hoa Kỳ. Sự thật là phần lớn các giáo phái thù ghét ông, sự đố kỵ ghen ghét của người Pháp lúc nào cũng chờ đợi để tấn công ông tới tấp vào những điểm yếu của ông; thêm nữa là những người Mỹ đóng đô ngay tại Sàigon cũng chống ông Diệm.”

Fishel còn nói thêm:

“Tôi còn nhớ rất rõ khi viếng thăm VN vào 1958, đã có những viên chức ngoại giao HK có nhiều lần làm mất uy tín, thổi phồng sự thất bại, chế riễu tôn giáo của ông Diệm và gia đình ông, họ đã kêu gọi HK thay đổi chính sách tại VN. Ngay từ lúc ban đầu, các viên chức ngoại giao và báo chí háo hức đi tìm kiếm lỗi lầm của ông và của chính quyền của ông; không ai cần biết tới những hậu quả sắp tới là cái gì?”

13- Dưới mắt của Cựu Ngoại Trưởng Walter Roberton, ông Diệm là:

“Một con người tận tụy, dũng liệt và xoay trở thật tháo vát… trong ông, đất nước ông đã tìm được một lãnh tụ thật xứng đáng với sự chính trực liêm khiết của ông được gần như toàn dân MNVN thừa nhận.

Vùng Đông Nam Á đã đưa đến cho chúng ta một TT Diệm với đức tính vĩ đại, và toàn thể thế giới tự do sẽ trở nên phồn vinh thịnh vượng hơn, khi học từ bài học quyết tâm và sức chịu đựng kiên cường của một người như ông Diệm.”

14- Vào năm 1959, R. G. Casey Bộ Trưởng Úc đã viết rằng,

“Những người Mỹ đã lấy những tiêu chuẩn của HK để phê phán là bất công.
Có hai sự kiện cần phải nhớ bất cứ khi nào muốn chỉ trích chính quyền VN. Thứ nhất, Việt Nam Là Tiền Đồn Của Chiến Tranh Lạnh. Chính quyền MN không thể bỏ ngỏ tênh hênh mọi thứ, vì tạo cho những kẻ thù khai thác trục lợi. Đó Là Điều Sẽ Trở Thành Nguy Hiểm, Chết Người , Không Chỉ Cho VN, Mà Sẽ Phá Sụp Đổ Những Quyền Lợi Chiến Lược Của Thế Giới Tự Do Tại Vùng Đông Nam Á.

Thứ hai, thực thi dân chủ trên một quốc gia với những quan niệm hoàn toàn mới lạ tại đất nước VN, dân chủ cần có thời gian để xây dựng các cơ cấu, những truyền thống dân chủ và các tập quán dân chủ cần phải được phát triển từ từ mới có thể ứng dụng những quyền dân chủ, ý thức chính trị dân chủ trong đời sống của dân, mà cần thời gian từ từ từng bước một để nó ăn sâu và lan rộng trong dân chúng.

Hoa Kỳ không có đủ lý do chính đáng, chỉ vì một ngày không được vui mà lìa bỏ xa lánh một người như ông Diệm là điều không bao giờ có thể chấp nhận được… trong một quốc gia mà 90% là người thất học, ông Diệm làm được như thế là Một Phép Lạ Rồi”.

15- Khi Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đến
MNVN để điều tra và duyệt xét lại tình hình VN trong giai đoạn tăm tối nhất, ông nhận thấy TT Diệm đúng là đã tạo được một phép lạ chính trị tại MNVN.

Gần 1 triệu dân di cư Miền Bắc lánh nạn CS đã được giải quyết vô cùng tốt đẹp, đường xá phát triển khắp nơi. Đặc biệt về canh nông đã thành công lớn. PTT Johnson kết luận: “Ngô Đình Diệm Là Winston Churchill Của Á Châu”.

16- Trong lúc đó, TNS Mike Manfiel tuyên bố tại Hoa Kỳ về TT Diệm: “Vị Cứu Tinh Của Tất Cả Vùng Đông Nam Á” (the savior of all Southeast Asia).

17- Bên cạnh nhận định của Mike Manfiel là
nhận định của TNS Jacob Javits về TT Diệm:

“Thực Sự Là Một Trong Những Vị Anh Hùng Của Thế Giới Tự Do” (One of the real heroes of the free world). (trích từ Congresstional record,
ngày May 13-1957).

18- Theo nhận định của tờ New York Times,
ngày 13 tháng 6-1961:

“TT Diệm đã tái tổ chức lại chính quyền, ông chú tâm vào quyền hành pháp trong các bộ… những thay đổi này hứa hẹn guồng máy công quyền sẽ vận hành tốt đẹp hơn và hiệu quả hơn”.

19- Trong lúc tờ báo Time cho rằng:

“Một ông Diệm đã bị hành hạ tơi bời mà ông vẫn tổ chức bầu cử rất hợp lý và lương thiện… và chiến thắng oanh liệt trong các cuộc bầu cử.” Tờ Time đưa ra giải thích: “ông đã được 88% phiếu của dân dồn cho ông, vì sự thật là đất nước VNphồn vinh thịnh vượng.”

Ngoài ra tờ Time còn viết thêm:

“Đây là cuộc chiến thắng gấp đôi (double victory) trước những đối thủ cộng sản và những người đối lập không CS. Kết quả rực rỡ đến từ “những chương trình cải cách”. Kết quả hiển nhiên đó xác minh rằng, MNVN “Đã Nghiền Nát Uy Danh Của Cách Mạng Cộng Sản”, và xã hội Việt Nam đã có được một lãnh tụ có ý chí thật mãnh liệt”(Strong will leader).

Chính quyền Ngô Đình Diệm đã thực hành những chương trình cải cách nhờ những thúc đẩy và trợ giúp bởi những người Mỹ, đứng đầu là Tiến Sĩ Eugene Stanley, cải cách việc huấn luyện các viên chức chính quyền địa phương làm sao cho họ hợp nhất với chính quyền trung ương.

20- Vào ngày 15 tháng 2-1962, Đại Sứ HK Nolting đã tuyên bố:

“Chính quyền Việt Nam dưới sự hy sinh và can đảm phi thường trong vai trò lãnh đạo của ông Diệm, đã cố gắng vượt bực dưới những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và đã tạo được những tiến bộ chính trị, xã hội, kinh tế cho toàn dân, với sự trợ giúp của HK”. Cũng theo Đại Sứ Nolting cho biết, chính quyền MNVN là: “một chế độ hợp hiến do dân bầu lên (Elected and constitutional regime). Vào tháng 12-1962 chính quyền TT Diệm đã công bố rằng: đã có 4,077 chương trình xây dựng các ấp chiến lược, trên tổng số 11,182 chương trình đã được hoàn tất với 39% dân chúng MN đã sống trong các cộng đồng này”.
……………………………………………………………………..

Chương trình Người Cày Có Ruộng tại miền Nam
Nguyễn Quang Duy

Nguồn:Thoi Bao Canada

co ruong 2.jpg1

Canh tân ruộng đất thời Đệ Nhất CH-TT Ngô Đình Diệm

co ruong.jpg1

Ngày 26-3-1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR) và lấy ngày này làm Ngày Nông Dân.

Lời Bình
Trong khi miền Bắc phóng tay phát động cải cách ruộng đất tiêu diệt tầng lớp địa chủ thì chính quyền miền Nam liên tục tiến hành tư hữu hoá đất đai, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nông dân.
Qua việc thu mua đất từ các điền chủ rồi bán lại hay phát cho nông dân, trước năm 1975 mọi gia đình nông dân miền Nam đều đã thật sự làm chủ mảnh đất tư hữu của mình.

Chương trình Người Cày Có Ruộng (NCCR) là một cuộc cách mạng xã hội, thay đổi tận gốc rễ nông thôn miền Nam.
Chương trình được thực hiện trong ôn hòa, dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp, hoà giải và hòa hợp xã hội. Một mặt tôn trọng quyền lợi của chủ đất, khôi phục và bảo vệ quyền tư hữu đất đai. Mặt khác giúp tòan thể nông dân có ruộng cày.

Thành công một phần nhờ vào sự đóng góp của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh. Nhưng chính yếu vẫn là từ hai vị lãnh đạo miền Nam: Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã thực hiện chương trình ngay khi về nước và Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu quyết tâm nối tiếp thực hiện chương trình.

Tại Cần Thơ vào ngày 26-3-1970, ngày ban hành Luật NCCR Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố: “Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi.” Ông cho biết: “Tôi đã từng tham gia Việt Minh. Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản, họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai”.

Vì thế, ông Thiệu hiểu rõ Luật NCCR không phải chỉ là thành quả của nền dân chủ nghị viện non trẻ, mà còn là một chính sách mang lại chính nghĩa cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản.

Những tài liệu phổ biến gần đây cho thấy, sau Mậu Thân 1968 số thanh niên miền Nam theo cộng sản càng ngày càng ít đi, không đủ bổ xung số cán binh cộng sản ra hồi chánh, lên đến trên 200.000 người. Chính vì lý do này cộng sản Bắc Việt đã phải mang quân chính quy từ miền Bắc vượt biên giới xâm lấn miền Nam.
Có an cư mới có lạc nghiệp. Ngày nay đất đai thuộc quyền quản lý nhà nước và cán bộ cộng sản tòan quyền định đọat. Nông dân làm thuê cho guồng máy cầm quyền không rõ ngày mai ra sao. Bởi thế nông thôn càng ngày càng suy sụp mọi mặt.

Thể chế đi ngược lòng dân rồi cũng sẽ bị thay đổi. Bài học từ Chương Trình NCCR là phải trao lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Chính phủ tương lai cần thực hiện chương trình bán trả góp đất cho dân để có ngân sách đầu tư xây dựng lại nông thôn.

Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nông dân sẽ luôn là tầng lớp chính của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử đã chứng minh nông dân luôn là nền tảng trong việc bảo vệ và xây dựng quốc gia. Nông dân có giàu thì nước mới mạnh.

Tình Hình Ruộng Đất Miền Nam
Khi quân Pháp xâm chiếm nước ta, miền Nam vẫn còn nhiều vùng chưa được khẩn hoang, nhiều vùng vì chiến tranh nông dân đã phải bỏ ruộng vườn.
Lợi dụng cơ hội một số người Pháp và người theo Pháp đã chiếm, rồi thông đồng với nhà cầm quyền Pháp hợp thức hóa quyền sở hữu đất đai họ chiếm được. Trước 1945, theo ước tính trong số 6.530 đại điền chủ (trên 50 ha đất) có 6.316 là ở miền Nam.

Miền Nam không xẩy ra Phóng Tay Phát Động Cải Cách Ruộng Đất, không có nghĩa là cộng sản miền Nam nhân đạo hơn cộng sản miền Bắc.

Từ cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940, cộng sản đã thẳng tay tàn sát tiêu diệt giai cấp điền chủ. Các sử liệu cộng sản tóm tắc việc này như sau: “…lập tòa án cách mạng xét xử bọn phản động, xóa bỏ các thứ thuế vô lý, xóa các khoản nợ, tịch thu đất thóc gạo của địa chủ chia cho dân nghèo và nuôi nghĩa quân.”

Khi Việt Minh cướp được chính quyền năm 1945, hầu hết các đại điền chủ đều bỏ ruộng vườn về sống tại Sài Gòn hoặc các thành phố lớn. Việt Minh tịch thu ruộng đất rồi chia cho tá điền canh tác và lấy thuế.
Ở các vùng thuộc Hòa Hảo và Cao Đài, nông dân cũng tự thực hiện việc chia lại ruộng đất hoặc chấm dứt nộp địa tô cho ruộng vườn mà họ đang trồng cấy.

Năm 1949, khi người Pháp bắt đầu trao trả độc lập Cựu Hoàng Bảo Đại cho ban hành sắc lệnh về Cải cách Điền Địa (CCĐĐ), nhưng vì chiến tranh và thiếu thực quyền nên sắc lệnh này không mang lại kết quả cụ thể nào.
Sau hiệp định đình chiến Genève chia đôi đất nước, miền Nam đã trải qua 2 cuộc CCĐĐ và một số chính sách về ruộng đất.

Cải Cách Điền Địa Lần Thứ Nhất
Bước đầu của chính sách cải cách điền địa, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cho ban hành Dụ số 2 và Dụ số 7 nhằm thiết thiết lập quy chế tá canh.

Địa tô được tính không quá 25% vụ lúa thu hoạch chánh. Thời gian cho thuê được quy định là 5 năm. Tá điền và điền chủ có thể xin hủy bỏ họăc tái ký hợp đồng.
Trường hợp ruộng đất bị bỏ hoang, ước lượng 500 ngàn ha, thì thuộc quyền sở hữu quốc gia. Chính quyền thu và cấp phát không cho tá điền.

Các tá điền trước đây theo Việt Minh được tiếp tục canh tác trên mảnh ruộng do Việt Minh cấp phát trong thời chiến. Địa tô và quyền tá canh nay được chính phủ nhìn nhận và bảo đảm.
Ngày 22-10-1956, Tổng thống Ngô Ðình Diệm cho ban hành Dụ số 57, tiến hành Chính sách CCĐĐ.
Mỗi điền chủ chỉ được quyền giữ tối đa 100 ha ruộng, trong số nầy 30 ha được phép trực canh, còn 70 ha phải cho tá điền thuê theo đúng quy chế tá canh.

Ðiền chủ bị truất hữu được chính phủ bồi thuờng thiệt hại: 10% trị giá ruộng đất bị truất hữu đuợc trả ngay bằng tiền mặt, phần còn lại được trả bằng trái phiếu trong thời hạn 12 năm, với lãi suất là 3% mỗi năm.
Ruộng bị truất hữu được bán lại cho các tá điền, mỗi gia đình được quyền mua lại tối đa 5 ha và phải trả cho nhà nước trong vòng 12 năm.

Giá tiền bán bằng với giá Chính phủ trả cho chủ điền. Như vậy chủ yếu Chính Phủ chỉ làm trung gian trong việc chuyển nhượng quyền tư hữu đất đai.
Chiếu theo Dụ số 57, chính phủ truất hữu 430.319 ha đất từ 1.085 đại điền chủ.
Ngày 11-9-1958, Chính phủ còn ký kết Hiệp Ðịnh Việt Pháp, truất hữu thêm 220.813 ha ruộng đất của Pháp kiều. Như vậy tổng số diện tích đất đai được truất hữu là 651.182 ha.

Số ruộng được truất hữu được giao cho 123.198 tá điền. Ngòai ra còn có 2.857 tá điền khác đã trực tiếp mua lại đất của các đại điền chủ.
Một số ruộng truất hữu cũng được bán cho các Cựu Chiến Binh, những nông dân trốn Việt Minh nay hồi hương và đồng bào miền Bắc di cư vào Nam.

Giới điền chủ đều ủng hộ chính sách CCĐĐ. Trong thời chiến ruộng đất của họ bị xem như đã mất. Nay chính phủ khôi phục lại quyền sở hữu ruộng đất, họ được quyền thu địa tô và lãnh tiền bồi thuờng thiệt hại nếu bị truất hữu. Đại điền chủ vẫn còn được giữ lại 100 ha.

Các Chính Sách Khác
Nhằm giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào miền Bắc di cư, giải quyết nạn thất nghiệp hậu chiến và đồng thời cũng để cô lập họat động du kích cộng sản, Tổng thống Ngô đình Diệm còn thực hiện chính sách xây dựng các khu dinh điền, khu trù mật và các ấp chiến lược.
Đến năm 1961, chính phủ đã thành lập 169 trung tâm tái định cư, với 25 Khu Trù Mật tập trung trên đồng bằng sông Cửu Long, tiếp nhận 50 ngàn gia đình, với 250 ngàn người tái định cư. Diện tích đất trồng được khai hoang hay được tái canh đạt 109.379 ha.

Tháng 4-1957, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thành lập Quốc Gia Nông Tín Cuộc cho nông dân vay tiền một cách dễ dàng, nhẹ lãi và không đòi hỏi thế chấp hay người bảo lãnh.

Đến năm 1963, Quốc Gia Nông Tín Cuộc đã cho vay số tiền lên đến 4 tỷ 600 triệu đồng, 85% số tiền để giúp các tiểu điền chủ hay tá điền. Nhưng vì không có thế chấp và vì chiến tranh nên rất ít nông dân chịu trả nợ.
Chính phủ cũng đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn gởi về vùng quê để hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật cho nông dân. Nhờ đó năng suất lúa đã tăng từ 1,4 tấn/ha trong những năm 1950-1954, lên đến 2 tấn/ha năm 1960-1963.

Thành Quả và Giới Hạn
Nhờ các chính sách nói trên, việc sản xuất, xuất cảng và lợi tức nông nghiệp đã không ngừng gia tăng. Từ năm 1955 đến 1962, mức sản xuất gạo đã tăng từ 2,8 triệu tấn đến 5 triệu tấn, còn xuất cảng tăng từ 70 ngàn tấn lên đến 323 ngàn tấn.

Các điền chủ có ruộng đất truất hữu nhận các các khỏan bồi thường lớn, họ đầu tư xây dựng các nhà máy, các phân xưởng tại nông thôn, hay trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Nhờ đó không chỉ riêng nông thôn, mà tòan miền Nam sống trong cảnh thái bình.
Giới hạn của chính sách CCĐĐ là 74% tổng số diện tích ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn thuộc 65.757 trung điền chủ (từ 5 đến 50 ha) và 6.316 đại điền chủ (trên 50 ha). Vẫn còn 795.480 gia đình nông dân chưa được làm chủ mảnh ruộng đang cày.

Khi đời sống nông dân nâng cao thì ảnh hưởng của cộng sản cũng bị giảm sút. Để tồn tại cộng sản đã tiến hành bạo lực chính trị ám sát, bắt và thủ tiêu cán bộ và chuyên viên phát triển nông thôn.
Cộng sản cấm tá điền làm đơn xin mua ruộng đất truất hữu, cấm tá điền ký hợp đồng với chủ điền, buộc điền chủ hủy bỏ địa tô. Một số ngừơi đã bị giết vì không tuân theo các lệnh cấm nói trên.
Cùng lúc cộng sản cho trưng thu thóc lúa của nông dân, tiến hành chiến tranh du kích, khủng bố phá họai làng xã miền Nam.

Sau đảo chánh 1-11-1963
Trong khỏang 1963-65, các cuộc đảo chánh liên tục xẩy ra, các chính phủ thường xuyên thay đổi. Chính sách CCĐĐ không được tiếp tục. Chính sách dinh điền và khu trù mật cũng bị đình chỉ. Nhiều ấp chiến lược bị phá bỏ.
Cộng sản lợi dụng tình thế đưa cán bộ và quân đội từ miền Bắc vào gia tăng họat động. Sẵn cơ sở hạ tầng rộng rãi chỉ sau một thời gian ngắn cộng sản đã kiểm sóat được một phần nông thôn. Ở những vùng chiếm được cộng sản chia lại ruộng đất cho nông dân.

Đến năm 1965, với sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh, an ninh tại nông thôn dần dần được vãn hồi.

Ngày 3-9-1966, Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra. Ngày 1-4-1967, Hiến Pháp mới được ban hành. Ngày 3-9-1967 cuộc tổng tuyển cử tổng thống và Quốc hội diễn ra, Tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống của nền Ðệ nhị cộng hòa ra quyết định tiếp tục áp dụng Chương Trình CCĐĐ.

Cải Cách Điền Địa Lần Thứ Hai
Cuộc tổng công kích Mậu thân cộng sản thất bại, tại nông thôn cơ sở hạ tầng cộng sản bị cô lập, an ninh được vãn hồi. Số ruộng trước đây bị bỏ hoang nay được cấp phát cho nông dân.
Đến năm 1969, có thêm 261.874 gia đình được cấp ruộng để canh tác, nâng tổng số người có ruộng lên 438,004 người.
Tháng 7-1969, Chương trình bình định và phát triển nông thôn được tiến hành. Chính phủ cho tổ chức lại cơ cấu hạ tầng nông thôn và đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn gởi về vùng quê để hướng dẩn, giúp đỡ kỹ thuật nông nghiệp cho dân.

Ngày 25-8-1969, Tổng Thống Thiệu đưa dự luật Người Cày Có Ruộng ra quốc hội thảo luận. Điểm chính của dự luật là giảm số ruộng đất tối đa điền chủ xuống còn 15 ha, trưng thu và cấp (không bồi hòan) cho hơn 8 trăm ngàn nông dân chưa có ruộng cày.
Nhiều dân biểu nghị sĩ thuộc tầng lớp đại điền chủ không muốn bị truất hữu ruộng đất nên đã tìm cách ngăn cản thông qua dự luật. Mãi đến ngày 6-3-1970 đạo luật mới được Thượng viện thông qua. Ngày 16-3-1970 được Hạ viện thông qua.
Ngày 26-3-1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR) và lấy ngày này làm Ngày Nông Dân.

Các ruộng đất không được trực canh bị truất hữu phát cho các tá điền đang canh tác. Mỗi tá điền được phát 3 ha ở Nam phần hay 1 ha ở Trung phần.

Điền chủ trực canh được giữ lại tối đa 15 ha. Đất truất hữu được trả 20% bằng hiện kim và 80% bằng công khố phiếu với 10% lãi trong tám năm. Giá trị của đất ruộng quy định là 2,5 lần giá năng suất thóc (hay lợi tức) từ khoảnh đất đó.

Trong vòng 3 năm, 1970-1973, đã có 51.704 điền chủ bị truất hữu tổng số ruộng là 770.105 mẫu. Trong thời chiến đa số ruộng đất bị ảnh hưởng, nên đa số các điền chủ bị truất hữu đều không bất mãn.
Để đền đáp chính phủ cho phổ biến rộng rãi các bích chương: “Người Cày có ruông ghi ơn tinh thần hy sinh của điền chủ.” Nhìn chung ông Thiệu thu phục được nhân tâm của giới cựu điền chủ miền Nam.

Luật NCCR cũng quy định nông dân lãnh ruộng do Việt Cộng cấp cũng được nhận bằng khoán chính thức sở hữu số ruộng.
Cho đến ngày 28-2-1973 Chương trình CCRĐ coi như đã hòan tất. Đã có 858.821 tá điền được hữu sản hóa 1.003.323 ha ruộng đất. Mọi nông dân miền Nam đều có ruộng cày.

Chương trình NCCR đã tạo ra một tầng lớp tiểu và trung điền chủ lên đến 1,3 triệu người. Chỉ còn chừng 10% là có từ 5-15 ha đất, với 10% diện tích trồng trọt và họ cũng phải tự chăm sóc cho đất đai. Đại điền chủ không còn và việc tá canh coi như đã chấm dứt.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, thêm cán bộ xây dựng nông thôn, khuyến khích nghiên cứu và áp dụng phương pháp canh tác mới với kỹ thuật mới thúc đẩy gia tăng năng suất.
Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn được thành lập. Với bằng khóan đất, nông dân được vay lãi nhẹ để đầu tư sản xuất.
Chương trình cơ giới hóa nông nghiệp được đưa về nông thôn. Nông dân bắt đầu trang bị cơ giới để canh tác, sử dụng phân bón hóa học, cải tiến giống lúa, trồng lúa Thần Nông, tăng gia sản xuất gia súc lai giống, … Cơ sở hạ tầng phát triển nông dân hăng say học hỏi và sản xuất.

Năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Năm 1974, sản lượng gạo sản xuất đã tăng đến 7,2 triệu tấn với viễn tượng xuất cảng. Nhờ đó đời sống của nông dân được cải thiện một cách rõ ràng.
Số điền chủ có ruộng bị truất hữu, cũng được chính phủ giúp đỡ sử dụng vốn kinh doanh các dịch vụ cơ khí nông nghiệp, dịch vụ lưu thông hàng hoá nông sản phẩm, dịch vụ chế biến thực phẩm nông sản, hướng đến việc xuất cảng bán thành phẩm nông nghiệp, giúp nền kỹ nghệ miền Nam khởi sắc đóng góp xây dựng nền kinh tế quốc gia.
Có an cư mới có lạc nghiệp. Ngày nay đất đai thuộc quyền quản lý nhà nước và cán bộ cộng sản tòan quyền định đọat. Nông dân làm thuê cho guồng máy cầm quyền không rõ ngày mai ra sao. Bởi thế nông thôn càng ngày càng suy sụp mọi mặt.

Thể chế đi ngược lòng dân rồi cũng sẽ bị thay đổi. Bài học từ Chương Trình NCCR là phải trao lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Chính phủ tương lai cần thực hiện chương trình bán trả góp đất cho dân để có ngân sách đầu tư xây dựng lại nông thôn.

Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nông dân sẽ luôn là tầng lớp chính của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử đã chứng minh nông dân luôn là nền tảng trong việc bảo vệ và xây dựng quốc gia. Nông dân có giàu thì nước mới mạnh.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
25/09/2014

Tài liệu tham khảo
Lâm Thanh Liêm, Chánh sách Ruộng Đất ở Việt Nam 1954-1995, Đường Mới, 1996, paris.

Nguon : Thoi Bao Canada

………………………………………………………………………….

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics