1…với Cát-sê khủng Khánh Ly-2.Bài luận văn quá tuyệt!-3.Irvine bỏ phiếu không kết nghĩa với Nha Trang-4.Cheese made in Russia?

RE: Dân tình tức ói máu với Cát-sê khủng KHÁNH LY

dq to:…,me

Dân tình tức ói máu với Cát-sê khủng KHÁNH LY

Ngay khi có tin xác định ca sĩ Khánh Ly về nước trình diễn, có thể là buổi duy nhất, ngày 9.5 ở Hà Nội, đã có không ít lời khen tiếng chê lao xao. Và trong đó, không ít lời bình phẩm rằng “thật vô lý khi bỏ ra một số tiền rất lớn…… để vào nghe một tiếng hát nay đã… phều phào”.

Không thể không nhìn thấy đó là một quan điểm hết sức thực tế. Rõ ràng việc dùng số tiền bằng cả tháng lương của một người bình thường để vào nghe một tiếng hát nay đã 70 tuổi, thì thật lạ.
Ban tổ chức chương trình biểu diễn của ca sĩ Khánh Ly cho biết, giá vé thấp nhất là 900 ngàn, còn cao nhất là 3,5 triệu đồng. Đó là chưa nói đến những loại vé ủng hộ và tài trợ riêng.

Cái giá của cuộc thương thuyết để ca sĩ Khánh Ly trở về Việt Nam trình diễn, ở mọi mặt là không đơn giản. Có thể nói là phức tạp nhất trong mọi trường hợp ca sĩ người Việt hải ngoại về nước biểu diễn từ trước đến nay.
Thậm chí để có được ngày diễn chính thức trong năm 2014, nhà tổ chức và ca sĩ Khánh Ly đã thảo luận với nhau hơn một năm trong vòng bí mật. Thế nhưng ngay khi có tin giấy phép biểu diễn đã cấp xong đã có ngay những bình luận rằng “không nên trông chờ gì vào tiếng hát này”.
Ấy vậy mà đó lại là chương trình biểu diễn của một ca sĩ từng được rất nhiều nhà tổ chức liên tục ngỏ ý và đàm phán, kể từ năm 1996, tính từ khi ca sĩ Elvis Phương trở thành ca sĩ hải ngoại đầu tiên làm liveshow giữa Sài Gòn, do Trung tâm băng nhạc Rạng Đông, một công ty của người Việt trong nước tổ chức.
Lại có tin như trêu ngươi rằng nữ ca sĩ này có thể sẽ là người lập kỷ lục trong lịch sử âm nhạc Việt Nam về giá cát-sê. Sân khấu có 3.500 ghế, nếu không có gì làm thay đổi, dự kiến sẽ không còn chỗ.

Câu hỏi vang lên, tại sao?

Không phải chỉ là Khánh Ly, mà có một chuỗi dài những cái tên ca sĩ hải ngoại, vốn không còn trẻ trung gì, một thời gian cũng đã thay nhau làm náo động sân khấu ca nhạc Việt, không chỉ là người Sài Gòn, mà cả người Hà Nội cũng háo hức chờ đón.
Những đêm diễn của Chế Linh, Thanh Tuyền cũng chật cứng không còn chỗ ngồi. Thậm chí đã có những bình luận về mặt học thuật rằng đó chỉ là những tiếng hát “bình dân”, không có giá trị kỹ thuật nào.
Nhưng mặc kệ những trau chuốt thông thái, khán giả tuân theo cảm giác của trái tim, họ vẫn đến và vẫn vỗ tay không ngớt như thưởng thức một đêm nhạc vĩ đại của đời mình. Mọi thứ đó chỉ nhàm chán và nhạt dần do cách nạo vét của nền thương mại giải trí thời nay. Nhưng khi đối diện với những cái tên mới, sự hâm mộ vẫn lại bừng lên.

 

Khánh Ly là một trong vài cái tên hiếm hoi của âm nhạc Việt Nam trước năm 1975, còn chưa có dịp hát ở quê nhà. Những ký ức vàng son hoài niệm của một thế hệ, vẫn có giá trị như tiếng chuông vang lên trong buổi chiều tà làm người ta nhớ và thương rất nhiều thứ trong đời mình, thông qua một tiếng hát.
Giữa một nền văn nghệ hiện tại không ít hỗn loạn, với những giá trị đảo lộn, thương tích, người ta vẫn tìm cách tự chữa lành mình, bằng cách ngó về những đền đài đã mất.

 

Có lần ghé qua một thành phố cao nguyên, tôi nhìn thấy một người già ngồi sang và bán những chiếc băng casette, trong đó là những bài hát đã được ghi âm từ vài mươi năm trước.
Giữa một thế giới tràn đầy cái mới, đến và đi vô hồn, bất ngờ tôi chợt hiểu rằng, ở một nơi nào đó trong cửa sổ của thinh lặng của trái tim, vẫn có rất nhiều người muốn được nhìn thấy lại ban mai đời mình, muốn nghe lại, chạm được với những điều mà nay đã run rẩy già nua, nhưng tràn ngập ý nghĩa.
Tôi thấy mình cũng đã từng chết lặng ngồi ở vỉa hè, khi vô tình nghe tiếng hát Thái Thanh với một bản ghi âm sứt sẹo, hát về những đứa con lớn khôn nay không còn biết thương xóm làng, hay chùng xuống khi nghe câu chuyện chiếc thuyền viễn xứ mịt mờ trong tiếng hát Lệ Thu cũ kỹ. Âm vang đó, tạo nên hành trình vô lượng kiếp để dắt ta thoát khỏi rẻo chật chội của nơi bàn chân đứng.
Có thể vì vậy mà khi tìm về với một Khánh Ly, mặc nhiên người ta không quan tâm đến một tiếng hát có thể đã… phều phào, mà tin rằng có thể bằng nội lực truyền cảm chân thành của người ca sĩ này vẫn có thể tạo ra sự háo hức muốn đọc lại quyển sách ký ức, trong đó có Trịnh Công Sơn, có hình ảnh của ca khúc Da Vàng trên quê hương, và có cả chính mình nhỏ nhoi trong đó.
Với những cách tính thực tế, phí tiền cho một giọng hát già nua là vô lý, nhưng với sự phi thường của vô thức, cầm được chiếc vé đi về ngày hôm qua, thật xứng đáng để rung động. Chắc chắn cũng có những kiểu khán giả khác. Những kẻ học đòi, những trưởng giả làm sang, những kẻ tò mò…
Nhưng với những người yêu âm nhạc, và yêu những giá trị lớn hơn phía sau âm nhạc, đôi khi đi đến nghe một điều cũ kỹ còn là một sự kháng cự tinh thần thầm lặng. Giữa một nền văn nghệ hiện tại không ít hỗn loạn, với những giá trị đảo lộn, thương tích, người ta vẫn tìm cách tự chữa lành mình, bằng cách ngó về những đền đài đã mất.

……………………………………………….

FW: 1 Bài văn quá tuyệt ! 9,5 điểm 
Một học trò lớp 9 (Đệ Tứ ngày xưa?) mà viết sâu sắc như thế này?
Thật đáng mừng cho thế hệ mai sau.

dq
=================

    BỆNH VÔ CẢM

    BÀI VĂN 9,5 ÐIỂM VỀ “BỆNH VÔ CẢM” GÂY XÚC ÐỘNG SÂU SẮC

    Những câu văn của em Phan Hoàng Yến , học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội đã gây ấn tượng mạnh với người đọc không chỉ bởi đề tài em lựa chọn mà còn bởi cách hành văn rất tinh tế và sắc sảo. Bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm với nhận xét :”Em có những phát hiện và suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng đáng buồn này. Một người có trái tim nhân hậu, đa cảm và tư duy sắc sảo như em thật đáng quý.”
—————————————–
ÐỀ BÀI :
TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ MỘT SỰ VIỆC HOẶC HIỆN TƯỢNG Ở ÐỊA PHƯƠNG HOẶC TRƯỜNG, LỚP (ÐẶT NHAN ÐỀ CHO BÀI VIẾT)

    BỆNH VÔ CẢM

    Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống.

    Chỉ lạ một điều: Ðó là trong khi các nhà khoa học đang “vò đầu bứt tóc” không biết làm sao có thể tạo ra một con chip “tình cảm” để khiến “những cỗ máy vô tình” biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh.
Ðó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm.

    Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú.
Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?

    Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt.

    Lúc ấy cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng cũng vì như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai?
Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu.

    Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng

    Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, con người ta cũng cảm thấy bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân bị hại.

    Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán.
Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình.

    Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra.
Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện.

    Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy.

    Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Ðó là những con người “không dại gì” và cũng chính “nhờ” những người “không dại gì” đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.
Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác.

    Nó là một căn bệnh lâm sàng (sơ khởi) mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá.
Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác. người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi.
Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi?

    Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy của cải? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa. Tất cả những điều vô lương tâm ấy đều xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.

    Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

    Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập tắt được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa thổi bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta.
Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm “không còn đất sống” là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh mình.

    “Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là cái lò xo”- một giáo sư người Anh đã nói như thế.

    Tóm lại, ta nhận thấy rằng căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biết vận động.
Ðừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần “người”, giành lại “trái tim” mà Thượng Ðế, mà tạo hóa đã ban cho chúng ta, đào thải căn bệnh vô tình quái ác ra khỏi xã hội.

    ————————————–
Bài văn quá tuyệt !
Một tâm hồn cũng rất tuyệt

     __._,_.___

………………………………………………

Irvine bỏ phiếu 3-2, không kết nghĩa với Nha Trang
Nguồn:nguoiviet.com-Tuesday, April 08, 2014  (Hình:Thành phố Nha Trang- NN sưu tầm)

-o0o-

Ðỗ Dzũng/Người Việt

IRVINE, California (NV) – Hội Ðồng Thành Phố Irvine vừa bỏ phiếu 3-2 hủy bỏ đề nghị 5.1 của Nghị Viên Larry Agran muốn kết nghĩa với ba thành phố, trong đó có Nha Trang, trong một buổi họp đầy kịch tính kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ chiều Thứ Ba, 8 Tháng Tư, với gần 100 người phát biểu, đa số là người Việt Nam ở Little Saigon, chống lại chuyện kết nghĩa với thành phố ở Việt Nam, vì họ cho rằng chính quyền các cấp ở đó chưa tôn trọng nhân quyền, tự do ngôn luận, và tự do tôn giáo.

 

Ðông đảo đồng hương Việt Nam có mặt tại tòa thị chính Irvine phản đối kết nghĩa với Nha Trang. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Cuộc biểu tình phản đối đề nghị này đã được cư dân Việt Nam vùng Little Saigon chuẩn bị trong nhiều ngày, với nhiều cơ quan truyền thông đưa tin liên tục, cập nhật, tạo một không khí vô cùng sôi nổi.

Ðúng 2 giờ chiều Thứ Ba, đông đảo đồng hương có mặt tại sân Hội Ðền Hùng Hải Ngoại, Westminster. Sau nghi thức xuất phát đơn giản nhưng trịnh trọng, mọi người lên đầy hai chuyến xe buýt trực chỉ Irvine.

Sau đó, hai chuyến xe buýt này trở lại và chở tiếp người xuống Hội Ðồng Thành Phố.

Tại lễ xuất phát, Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, đại diện Hội Ðồng Liên Tôn, đọc lời cầu nguyện: “Chúng ta đến đây hôm nay để thay mặt đồng hương nói lên tiếng nói chân chính. Xin cầu nguyện cho chế độ độc tài Việt Nam sớm chấm dứt để mọi người có nhân quyền, có tự do, và có tự do tôn giáo.”

Biểu tình

Tại tòa thị chính Irvine, hàng đoàn người Việt Nam cầm cờ Việt và Mỹ có mặt khắp nơi dưới hàng cây mát.

Nhiều người khác phải đậu xe ở xa, cầm cờ và biểu ngữ băng qua đường để vào sân phía trước tòa thị chính.

Các biểu ngữ có hàng chữ “Vietnamese Communists are not our friends,” “No human rights in Vietnam, no friendship with Nha Trang,” “Nha Trang needs real freedom, not friendship,” “Stop bringing shame to Irvine, Councilman Agran!” và “Communists are not our friends”…

Dù Hội Ðồng Thành Phố bắt đầu họp lúc 5 giờ chiều, bắt đầu từ 3 giờ, đông đảo đồng hương cầm cờ và biểu ngữ đi vòng quanh trong sân phía trước tòa thị chính, hô to các khẩu hiệu, chống sự kết nghĩa giữa hai thành phố Irvine và Nha Trang, do Nghị Viên Larry Agran đề nghị.

Một người cầm loa hô lớn: “No Irvine – Nha Trang.” Những người khác đáp lại: “No, no, no.”

Một người khác lại hô lớn: “Human rights!” Mọi người đáp lại “For Vietnam!”

Tất cả mọi người biểu tình trong ôn hòa, nhưng rất mãnh liệt.

 

Mọi người cùng đi tuần hành hô to khẩu hiệu cổ vũ nhân quyền cho Việt Nam. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Trong khi đó, mặc dù trời nóng tới 90 độ F, nhiều người Việt Nam vẫn tiếp tục đổ về trung tâm hành chánh Irvine, nơi tòa thị chính tọa lạc.

Tại bãi đậu xe, bốn chiếc xe jeep trang trí theo xe của QLVNCH, với cờ Việt Nam và cờ Mỹ bay phất phới, đậu thành một hàng, làm cho không khí cuộc biểu tình càng sôi nổi.

Trong khi đó, hàng chục cảnh sát viên Irvine giúp giữ trật tự giao thông.

Ngoài nước uống do ban tổ chức cung cấp, thành phố cũng cung cấp nước uống cho người biểu tình.

Một số cảnh sát đứng phát nước uống cho người tham dự tuần hành.

Một cảnh sát viên gốc Việt, không muốn nêu tên, nói với phóng viên nhật báo Người Việt rằng: “Trong nhiều năm làm việc tại đây, tôi chưa bao giờ thấy nhiều đồng hương đến như vậy. Chưa bao giờ tôi có dịp nói tiếng Việt nhiều như hôm nay.”

Ông Bùi Ðẹp, trung tâm trưởng Trung Tâm Tây Nam Tập Thể Chiến Sĩ VNCH, bận rộn với việc gắn biểu ngữ, cho biết: “Tôi đến đây hôm nay để phản đối đề nghị kết nghĩa Irvine và Nha Trang. Orange County và California là nơi có cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản lớn nhất. Vì thế, chúng tôi chống lại chuyện cộng sản xâm nhập qua hình thức kết nghĩa.”

“Tôi không biết ông Larry Agran mang lại cái gì cho thành phố này, nhưng người Việt mình không chấp nhận cộng sản,” ông Ðẹp nói tiếp.

Luật Sư Nguyễn Anh Tuấn, thư ký Hội Ðồng Quản Trị đài truyền hình SBTN ở Garden Grove, cũng có mặt tham dự biểu tình.

Ông nói: “Mặc dù Irvine chỉ có 8,000 cư dân gốc Việt, nhưng có đại học UCI có nhiều sinh viên Việt Nam theo học, cộng với nhiều hãng xưởng có công nhân Việt Nam làm việc. Thành ra, cộng sản định chọn Irvine, mà nơi đây lại là sân nhà của chúng ta. Thành ra, chúng ta phải chống chuyện này, một chuyện lại xảy ra vào Tháng Tư Ðen.”

Bác Sĩ Võ Ðình Hữu, chủ tịch Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ, nói: “Hôm nay là ngày biểu lộ sức mạnh của cộng đồng Việt Nam. Chúng ta phải đánh đổ cái này (kết nghĩa), nếu không, cộng sản sẽ treo cờ đỏ sao vàng ở đây. Tôi thấy ngày hôm nay là ngày đi làm mà nhiều đồng hương khắp nơi về đây. Ðiều này cho thấy cộng đồng chúng ta không chấp nhận chế độ cộng sản và cũng để các thành phố khác, trong tương lai, không làm như vậy nữa.”

Ông Lê Phương, cư dân Hawaiian Gardens, chia sẻ lý do tại sao có mặt tại Irvine.

“Một thành phố trong một quốc gia dân chủ mà lại đi kết nghĩa với một thành phố trong một quốc gia độc tài, đó là điều tôi không chấp nhận,” ông Phương khẳng định.

Bà April Nguyễn, cư dân Irvine, cho biết: “Chúng tôi ghét Việt Cộng, chúng tôi ghét cộng sản. Họ nói là họ nói, nhưng thật sự không phải như vậy.”

“Tôi chống cộng sản 100%, ở đâu có cộng sản ở đó không có tự do, dân chủ và nhân quyền,” bà Ngân Nguyễn, cư dân Garden Grove, nói. “Mặc dù nhà tôi đang có tang, tôi cũng phải đến đây hôm nay.”

 

Phòng họp Hội Ðồng Thành Phố Irvine chật kín người. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Họp Hội Ðồng Thành Phố

Ðúng 5 giờ, Thị Trưởng Steven Choi khai mạc cuộc họp Hội Ðồng Thành Phố Irvine.

Theo trong nghị trình cuộc họp, đề nghị kết nghĩa giữa Irvine và Nha Trang, Baoji và Karachi mang số 5.1.

Tuy nhiên, Thị Trưởng Choi quyết định cho thảo luận vấn đề này trước, vì số người phát biểu lên đến hơn 100 người, trong đó gần 20 người là dân cử, cần nói trước để về họp tại các địa phương của họ.

Thư ký của thành phố có nói rằng, tên Nha Trang đã được Nghị Viên Larry Agran đề nghị lấy ra.

Tuy nhiên, vị thị trưởng nói rằng, “nếu muốn lấy ra thì phải bỏ phiếu.”

“Quan trọng hơn nữa, hôm nay tôi thấy xe buýt chở rất nhiều người đến đây. Ðây là một hiện tượng chưa bao giờ xảy ra. Chúng ta phải để mọi người thực hiện quyền tự do phát biểu,” Thị Trưởng Steven Choi nói.

Trong khi đó, phòng họp không còn một chỗ trống, cả hai hàng ghế, và cả khoảng trống phía sau.

Nhân viên thành phố phải đóng cửa phòng họp từ rất sớm và đặt thêm hàng trăm ghế bên ngoài để mọi người có thể theo dõi qua màn hình TV.

Tuy vậy, số người đứng bên ngoài phòng họp vẫn đông, làm nhân viên phải lấy dây giăng lại, không cho ai vào thêm nữa.

Bên ngoài tòa thị chính, hàng trăm người cầm cờ và biểu ngữ ngồi tại sân, kiên nhẫn nghe diễn tiến buổi họp qua hai cái loa lớn.

Bên trong phòng họp, Giám Sát Viên Janet Nguyễn là người đầu tiên được phát biểu.

“Tôi trân trọng kêu gọi quý vị không ủng hộ đề nghị này. Nha Trang có quá nhiều tình trạng tồi tệ về nhân quyền, buôn bán phụ nữ, đàn áp blogger. Tôi vô cùng thất vọng. Ðây là một sự vi phạm trực tiếp vào cộng đồng Việt Nam, đồng thời vi phạm giá trị đạo đức của Hoa Kỳ,” Giám Sát Viên Janet Nguyễn nói.

“Ông không cảm thấy xấu hổ à, Nghị Viên Larry Agran?” Vị nữ dân cử gốc Việt nói và chỉ tay vào mặt người đề nghị kết nghĩa giữa Irvine và Nha Trang.

“Ðề nghị không những liên quan đến người Việt Nam, mà còn liên quan đến người Mỹ,” Thượng Nghị Sĩ Lou Correa phát biểu. “Hãy nhìn lá cờ vàng kia. Hãy nhớ Sài Gòn thất thủ cách đây gần 40 năm. Hãy nhớ 58,000 người Mỹ và hàng triệu người Việt Nam thiệt mạng trong chiến tranh. Tôi xin mời tất cả quý vị đến dự lễ tưởng niệm Tháng Tư Ðen tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster năm nay, để quý vị hiểu thêm.”

Ðứng cạnh hai nghị viên Diana Carey và Sergio Contreras, Thị Trưởng Trí Tạ của Westminster, nói: “Chúng tôi mạnh mẽ phản đối đề nghị này. Cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn còn vi phạm nhân quyền, và người Việt hải ngoại vẫn còn đấu tranh cho đất nước của họ. Quý vị phải hiểu vấn đề này.”

Sau đó, ông mời tất cả cư dân Irvine ngồi trong phòng họp cùng đứng lên bày tỏ sự phản đối đề nghị của Nghị Viên Agran.

“Sau khi biết đề nghị, chúng tôi đã lập ra một trang mạng để lấy chữ ký phản đối. Chỉ từ hôm Thứ Bảy tới nay, chúng tôi đã có được 3,000 thỉnh nguyện thư,” ông Tyler Diệp, ủy viên Ðặc Khu Vệ Sinh Midway City, nói. “Tôi biết Nghị Viên Larry Agran muốn rút đề nghị này lại hôm Thứ Hai, nhưng tôi vẫn đến hôm nay, để gởi một thông điệp, đừng kết nghĩa với Nha Trang khi Việt Nam chưa có nhân quyền.”

 

Người biểu tình băng qua đường đi vào tòa thị chính Irvine. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Sau đó, ông đưa cho thư ký thành phố 3,000 thỉnh nguyện thư chống đối việc kết nghĩa.

Kế đến là phần phát biểu của Phó Thị Trưởng Garden Grove Dina Nguyễn, Thị Trưởng Fountain Valley Michael Võ, cựu Dân Biểu Trần Thái Văn, Bác Sĩ Võ Ðình Hữu, đại diện của Dân Biểu Don Wagner, Giám Sát Viên Orange County Todd Spitzer, cựu Ủy Viên Quy Hoạch Garden Grove Phát Bùi, Ủy Viên Học Khu Garden Grove Nguyễn Quốc Lân, Nghị Viên Huntington Beach Joe Carchio, và nhiều người khác, tất cả đều phản đối đề nghị của ông Larry Agran.

Sau khi các vị dân cử ra về, Thị Trưởng Steven Choi tạm ngưng thảo luận về đề nghị 5.1, để Hội Ðồng Thành Phố giải quyết một số việc.

Ðến 7 giờ, vị thị trưởng trở lại với đề nghị của Nghị Viên Larry Agran.

Trong lá thư đề ngày 1 Tháng Tư, Nghị Viên Larry Agran yêu cầu bỏ chuyện kết nghĩa này vào nghị trình cuộc họp vào ngày 8 Tháng Tư để Hội Ðồng Thành Phố và nhân viên thảo luận.

Ngoài Nha Trang, Irvine cũng muốn kết nghĩa với hai thành phố Baoji của Trung Quốc và Karachi của Pakistan.

“Hy vọng của tôi là sự kết nghĩa với ba thành phố này sẽ được Hội Ðồng Thành Phố chuẩn thuận và ký Hiệp Ước Kết Nghĩa, và đây chỉ là đợt đầu tiên cho nhiều hiệp ước kết nghĩa với các thành phố khác sau này,” Nghị Viên Larry Agran viết. “Là một cộng đồng ‘giao điểm quốc tế,’ việc kết nghĩa sẽ là một tấm thảm nhiều màu sắc văn hóa làm cho Irvine trở thành một thành phố đa dạng đặc biệt.”

Trước buổi họp một ngày, Nghị Viên Larry Agran gởi thư cho thị trưởng và các đồng viện của mình xin rút lại ý định này.

Trở lại buổi họp hôm Thứ Ba, Thị Trưởng Steven Choi cho cuộc họp tiếp tục.

“Chúng ta còn khoảng 80 người nữa muốn phát biểu về đề tài này. Tôi sẽ kêu tên từng người,” ông Steven Choi tuyên bố.

Quan điểm của các thành viên Hội Ðồng Thành Phố

Nghị Viên Larry Agran phát biểu: “Tôi từng về Việt Nam và từng giúp một số người sang đây. Tôi cũng đã thấy những gì xảy ra tại Việt Nam. Tôi có gặp một số người Việt Nam ở đây, và nghĩ rằng, kết nghĩa với Nha Trang là điều nên làm. Không ngờ, hôm nay, tôi bị nhiều người chỉ trích.”

Trong số những người phát biểu, hầu hết đều phản đối kết nghĩa với cả ba thành phố, nhưng nhiều nhất vẫn là đồng hương Việt Nam phản đối Irvine kết nghĩa với Nha Trang.

Ðến 9 giờ tối, mặc dù xe buýt đã ra về, nhiều người vẫn ở lại phát biểu chống đề nghị kết nghĩa cho đến phút chót.

Trong phần kết, Phó Thị Trưởng Jeff Lalloway nói: “Tôi nghĩ chúng ta không thể kết nghĩa với Nha Trang cho tới khi nào Việt Nam có nhân quyền. Tôi nghĩ đề nghị của Nghị Viên Larry Agran là không nên. Tôi ước gì ông có thể nói lời xin lỗi hôm nay.”

Nghị Viên Christina Shea nói: “Chúng ta nên tôn trọng cộng đồng Việt Nam và phải hiểu những gì xảy ra đối với họ liên quan đến nhân quyền, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Tôi không đồng ý với đề nghị này. Tôi đề nghị chúng ta phải bỏ 5.1 vì không thể kết nghĩa với Nha Trang.”

Nghị Viên Beth Krom phát biểu: “Buổi họp tối nay hào hứng, nhưng cũng ‘nóng bỏng.’ Tôi cũng cảm thấy khó chịu với đề nghị của Nghị Viên Agran, nhưng tôi không đồng ý với một số người lợi dụng chuyện này để có lợi cá nhân. Khi Nghị Viên Agran muốn rút đề nghị này ra, tại sao chúng ta không để ông rút, mà lại để nhiều người đến phát biểu như hôm nay. Tôi thấy có một số người dùng lời lẽ mang tính tấn công ông. Hơn nữa, tôi nghĩ một số người đã lợi dụng chuyện này để gây chia rẽ trong một thành phố đang sống hòa thuận. Tôi không hài lòng chuyện này.”

 

Những người tị nạn Cộng Sản Việt Nam chuẩn bị đi tuần hành. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Thị Trưởng Steven Choi nói: “Cái này giống như giội gáo nước lạnh vào mặt ai đó! Sau khi nghe Nghị Viên Krom nói, tôi có cảm tưởng như bà tìm cách bênh vực cho Nghị Viên Larry Agran. Thành phố chúng ta tối nay phải trải qua một ngày mệt nhọc, nhưng tôi rất hài lòng, và cảm ơn tất cả mọi người đến tham dự.”

Nghị Viên Larry Agran phát biểu: “Tôi sẽ bỏ phiếu chống lại chuyện hủy bỏ đề nghị 5.1, vì như vậy sẽ chấm dứt hy vọng kết nghĩa với Baoji và Karachi. Trong buổi gặp tổng lãnh sự Việt Nam, có sự hiện diện của Thị Trưởng Choi nữa. Nhưng lúc đó, tôi không nói rõ sẽ kết nghĩa với thành phố nào. Chỉ sau này, họ mới đề nghị là Nha Trang.”

“Tôi đã nghe tất cả, tôi chấp nhận. Nhưng tôi đã muốn rút Nha Trang ra, và vẫn muốn kết nghĩa với hai thành phố kia. Tôi cũng muốn cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, và tôi đã biết thêm một số điều,” Nghị Viên Agran nói. “Tôi nhớ Thượng Nghị Sĩ John McCain, từng bị tù và tra tấn tại Việt Nam, nhưng ông đã trở lại đất nước đó, và hai quốc gia đã bình thường hóa quan hệ. Như vậy có phải ông McCain bị lừa?”

Nghị Viên Christina Shea bất ngờ nói: “Nghị Viên Agran, bộ ông ngồi đây lợi dụng thời gian và cứ nói hoài hả?”

Một số người trong phòng họp vỗ tay.

Nghị Viên Larry Agran sau đó xin hoàn tất phát biểu của mình, nhưng bị Thị Trưởng Choi từ chối.

Ông gõ búa xuống bàn và nói: “Tôi là chủ tọa buổi họp. Ông phải tôn trọng.”

Một số người vỗ tay nữa.

Trước khi bỏ phiếu, Thị Trưởng Steven Choi nói một cách mỉa mai với Nghị Viên Larry Agran: “Ông muốn làm bạn với một nơi vi phạm nhân quyền để giúp họ cải thiện nhân quyền? Tôi không nghĩ ông làm được đâu, Nghị Viên Agran!”

Kết quả bỏ phiếu, Thị Trưởng Choi, Phó Thị Trưởng Lalloway, và Nghị Viên Shea đồng ý hủy bỏ đề nghị 5.1, trong khi Nghị Viên Krom và Nghị Viên Agran bỏ phiếu chống.

………………………………………………………….

FW: Tắm trong sữa trước khi chế tạo cheese
to:….,me

Bây giờ lại còn phải coi chừng Cheese made in Russia?

dq
Date: Fri, 11 Apr 2014 18:01:29 -0700
From:

Chớ dại mua cheese Made in Russia.

Nga điều tra vụ công nhân hãng phô-mai tắm trong bồn sữa


Bức ảnh trên trang mạng Vkontakte cho thấy công nhân hãng sản xuất phô-mai đang tắm trong bồn chứa sữa.
Vkontakte

Thụy My
Ủy ban điều tra Nga hôm qua 04/04/2014 loan báo mở điều tra về vi phạm các tiêu chuẩn vệ sinh, sau khi những tấm ảnh chụp các công nhân một hãng sản xuất phô-mai khỏa thân trong bồn sữa được phổ biến trên internet.
Nhà máy phô-mai Omsk ở Xibêri, bị đóng cửa từ khi trên mạng lan truyền những tấm hình trong đó sáu nam công nhân khỏa thân trong một bồn đựng sữa. Theo thông báo của Ủy ban, việc này đã « vi phạm trắng trợn các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ ». Ủy ban điều tra khẳng định : « Chất lỏng trong bồn mà các công nhân nhà máy này dùng để tắm đúng là sữa tươi được sử dụng để sản xuất phô mai ».
Trong một bức ảnh đăng trên mạng xã hội Vkontakte, một trong sáu công nhân giơ cao chiếc quần đùi, và chú thích ảnh là : « Công việc của chúng tôi thật buồn chán ». Ủy ban điều tra cho biết : « Trong năm nay, trên 49 tấn sản phẩm của công ty trên đã được bán ra tại 14 thành phố Nga », và yêu cầu « các công dân nên thông tin nếu là nạn nhân bị ngộ độc từ các sản phẩm của công ty ».
Những người quản lý nhà máy Omsk có nguy cơ lãnh hai năm tù giam, nếu bị công nhận là có trách nhiệm trong việc sản xuất thực phẩm bẩn.
__._,_.___

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics