1.Xử ông Thăng nhưng có ‘xử được cơ chế’?(BBC)2.OBAMA có thể là tổng thống đầu tiên bị kết án tù vì tội lạm dụng quyền lực ! (bacaytruc)-

  • Nguồn:BBC
  • 12 tháng 1 2018

Những ‘khác thường’ trong phiên tòa xử các ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cho thấy có dấu hiệu vụ xử nhận ‘sự chỉ đạo’ về chính trị, theo một số luật sư.
Bản quyền hình ảnh BBC Tiếng Việt


Luật sư Đặng Đình Mạnh bình luận với Bàn tròn Thứ Năm từ Sài Gòn

Từ Sài Gòn, luật sư Đặng Đình Mạnh, chủ nhiệm Văn phòng luật sư cùng tên, bình luận với BBC về các mức án mà Viện Kiểm sát nhân dân TPHN đề nghị với các ông Đinh La Thăng (14-15 năm) và ông Trịnh Xuân Thanh (chung thân) cho các tội danh mà các ông bị buộc tội:

 

“Đối với mức đề nghị hình phạt của cơ quan công tố, chúng tôi không quá ngạc nhiên. Mức đề nghị như vậy là hoàn toàn phù hợp với những diễn biến trong phiên tòa cũng như theo cáo trạng mà Viện kiểm sát đã công bố tại tòa.

 

“Giới làm luật và giới thực hành về pháp luật, nhất là giới luật sư chúng tôi rất quan tâm và chú ý đến vụ án này, bởi lẽ đây có lẽ là lần đầu tiên ở Việt Nam có những vụ án mà đã được thu xếp để điều tra, sau đó lập cáo trạng và đưa ra xét xử với thời gian ngắn kỉ lục. Nhất là với một vụ án được mệnh danh là “đại án”, thì đây phải nói là một việc rất khác thường.

“Nó làm dấy lên một mơ hồ hi vọng rằng đây sẽ là một khởi đầu để tất cả các cơ quan tố tụng từ nay về sau, tất cả các vụ án sẽ theo một trình tự nhanh chóng như vậy. Nếu được như vậy thì nền tư pháp Việt Nam sẽ tiến bộ rất nhanh.
Thoát khỏi media player
giúp đỡ với media player
Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.
Ngày đầu xét xử Đinh La Thăng và đồng phạm

“Tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây cũng chỉ là niềm hi vọng mơ hồ chứ không biết thật sự những vụ án khác liệu có được giải quyết theo trình tự thời gian nhanh như thế được hay không.”
Mang tính chính trị hay không?

“Theo tôi, với sự thu xếp về thời gian hết sức khác thường so với những vụ án khác, với đa phần những vụ án khác, thì tôi tin rằng vụ án này có sự chỉ đạo về phương diện chính trị, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của đất nước về chính trị. Do vậy nên vụ án này được sắp xếp trong một thời gian hết sức đặc biệt. Kể cả những vấn đề khác về phương diện pháp lý nữa, ví dụ như điều luật được áp dụng v.v., nếu có dịp chúng ta sẽ đi sâu hơn.”

Hồ sơ ở đây có hơn 18.000 bút lục. Hồ sơ này cực kì khủng khiếp, cực kì lớn đối với một vụ án mà ở đây thời gian từ khi điều tra, truy tố đến xét xử thì chỉ riêng việc đọc từng đó tài liệu, lưu ý là trong thời gian khoảng một tháng mà luật sư chỉ mới được tiếp cận khoảng một chục ngày, thì không thể nghiên cứu hết được


Luật sư Ngô Anh Tuấn

Cũng về câu hỏi, Luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội nêu quan điểm khi tham gia Diễn đàn Bàn tròn 11/01/2018 của BBC Tiếng Việt:

“Câu hỏi này nếu phát biểu theo tư cách của một người dân thì sẽ hợp lý hơn, chúng tôi cũng nghiêng về phương diện chính trị. Còn với cương vị luật sư thì chúng tôi không được phát biểu về vấn đề này. Theo tư cách một người dân thì theo tôi có yếu tố chính trị.

“Như chúng ta biết, hồ sơ ở đây có hơn 18.000 bút lục. Hồ sơ này cực kì khủng khiếp, cực kì lớn đối với một vụ án mà ở đây thời gian từ khi điều tra, truy tố đến xét xử thì chỉ riêng việc đọc từng đó tài liệu, lưu ý là trong thời gian khoảng một tháng mà luật sư chỉ mới được tiếp cận khoảng một chục ngày, thì không thể nghiên cứu hết được, nếu không nói là vừa đọc vừa viết, thì không thể đưa ra một nhận định rõ ràng được.
Bản quyền hình ảnh BBC Tiếng Việt
Image caption Luật sư Ngô Anh Tuấn bình luận với Bàn tròn BBC từ Hà Nội

“Cơ quan điều tra và các cơ quan khác cũng tương tự như thế. Họ không thể đưa ra một bản án rõ ràng giống như một bản án thông thường được. Vậy thì có các yếu tố khác khiến cho những người từ điều tra, truy tố đến xét xử, họ có thể làm mọi thứ một cách thoải mái mà không lo ngại giống như các vụ án khác.

“Giống như sắp tới đây, và trước đó nữa, chúng tôi có những vụ án mà người ta bị tạm giam một vài năm là chuyện rất bình thường, kéo dài liên tục, không có bất cứ sự can thiệp nào nghiêm trọng về tố tụng nhưng người ta vẫn làm. Thì cái này chúng tôi nhận định rằng có yếu tố về chính trị.”
Nhu cầu của dân hay của Đảng?

“Theo tôi, trước tiên phải nói đến đây là chủ trương của tổ chức Đảng bởi vì họ là cơ quan lãnh đạo. Do đó, những điều làm như vậy chỉ có tổ chức Đảng mới có khả năng chỉ đạo để các cơ quan tố tụng tiến hành làm.

Phải nói đến đây là chủ trương của tổ chức Đảng bởi vì họ là cơ quan lãnh đạo. Do đó, những điều làm như vậy chỉ có tổ chức Đảng mới có khả năng chỉ đạo để các cơ quan tố tụng tiến hành làm
Luật sư Đặng Đình Mạnh

“Đương nhiên qua điều đó cũng sẽ đáp ứng được sự chờ đợi của nhân dân trước các sự kiện như vấn đề tham nhũng tràn lan chẳng hạn, rồi vấn đề của công bị mất cắp v.v.

“Rõ ràng là Đảng trong chừng mực nào đó đã đáp ứng được sự đòi hỏi của nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù điều đó là nhanh, là tốt nhưng tôi nghĩ cần có những biện pháp để làm nó căng cơ hơn, lâu dài và hiệu quả hơn chứ không chỉ làm bề nổi để hớt váng như hiện nay.

“Nhưng giai đoạn hiện nay, theo tôi như vậy là rất đáng khuyến khích rồi.”


Ông Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh chụp hôm 8/1/2018.

Cũng tại cuộc hội luận, nhà báo Mạc Việt Hồng, chủ biên báo mạng Đàn Chim Việt Online đặt câu hỏi cho các luật sư, bà nói:

“Phía Việt Nam muốn lờ đi hay sẽ có những phiên tòa khác để xét xử việc ông Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài và có những phát ngôn chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, cáo buộc ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản?”

Trả lời câu hỏi này, Luật sư Đặng Đình Mạnh đáp:

“Cái này hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra không truy tố bởi lẽ rất có thể là họ chưa truy tố, cũng có thể bởi lẽ họ cho rằng những điều đó không phải những hành vi cấu thành tội phạm.

“Và chúng tôi với góc độ là luật sư, với thiên chức nghề nghiệp của mình là bào chữa để làm giảm nhẹ hình phạt hoặc bào chữa giúp thân chủ của mình vô tội, nếu trong trường hợp họ thực sự không có tội, thì chúng tôi không muốn đi sâu về vấn đề kể thêm tội của ông Trịnh Xuân Thanh.”

 

Tại Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm, nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw nêu quan điểm về vụ án và phiên tòa, trong đó bà đặt vấn đề phiên tòa cần có thêm nhân chứng là cựu thành viên của Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam, bà nói:

“Tôi tin rằng những chuyện không chỉ của tập đoàn dầu khí mà với tất cả những dự án lớn, các tổng công ty lớn của nhà nước thì những quyết sách vẫn được đưa ra từ Bộ Chính trị. Ở Việt Nam từ xưa đến nay người ta vẫn quen với quyết định tập thể và những vụ thật lớn thì thường cá nhân giám đốc hay tổng giám đốc cũng không thể đưa ra được những quyết định này.

“Vì vậy tôi nghĩ là có bóng dáng của Bộ Chính trị trong những quyết định của Tập đoàn dầu khí.

Ở Việt Nam từ xưa đến nay người ta vẫn quen với quyết định tập thể và những vụ thật lớn thì thường cá nhân giám đốc hay tổng giám đốc cũng không thể đưa ra được những quyết định này.

“Cá nhân tôi cho rằng ngoài ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh thì những ông như Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn phải chịu trách nhiệm với vai trò là thủ tướng điều hành trong giai đoạn này.

“Ít nhất theo quan điểm của tôi thì người ta phải gọi ông Dũng tới tòa với tư cách là nhân chứng chứ không thể để ông ấy đứng ngoài hoàn toàn như vậy được.”
Cơ chế giám sát sớm

Trước câu hỏi mang liệu Việt Nam có cần bổ sung hay không các tổ chức, thiết chế có vai trò giám sát, cảnh báo sớm, trong đó phát huy vai trò của nhân dân, cộng đồng và xã hội, vào việc giám sát ngay từ đầu các hoạt động của nhà nước, trong đó có cả khu vực kinh tế quốc doanh, nhằm ngăn chặn và ngăn chặn sớm những vụ việc nghiêm trọng trước khi có thể xảy ra, Luật sư Ngô Anh Tuấn nói:

“Thực tế đề xuất đưa ra cơ chế giám sát độc lập tôi nghĩ là không nên. Hiện tại thực tế chúng ta đã có quá nhiều cơ quan giám sát rồi, tuy nhiên việc thực thi của họ lại kém.

“Nói là các cơ quan nhiều nhưng cơ chế thực thi để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ theo quyền năng của họ theo pháp luật cho phép thì gần như là không được. Họ có sinh ra rất nhiều cơ quan nhưng việc thực thi trên thực tế lại phụ thuộc vào các yếu tố không nằm trong luật, cho nên việc xử lý là không được.

Nhà báo Mạc Việt Hồng tham gia Hội luận của BBC từ Warsaw, Ba Lan

“Có vấn đề là kiến trúc thượng tầng của chúng ta, vấn đề nội bộ của chúng ta chưa giải quyết được nên luật pháp chưa thực thi.

“Còn luật pháp của chúng ta cho tới thời điểm này thôi thấy thực tế không quá yếu, nhưng cũng không có cơ chế thực thi nên không thực hiện được trên thực tế, chứ không phải là thiếu người làm. Hoàn toàn không thiếu.

“Đầy người, nếu không nói là thừa người, thừa rất nhiều người. Nhưng những người đó thực tế không có cơ chế để làm hoặc họ không dám làm.”
Có xử được ‘cơ chế’?

Có ý kiến cho rằng ‘cơ chế’ có vai trò nào đó trong các sai phạm nếu có như trong các vụ đại án đang được Việt Nam đem ra xét xử, trong đó có liên đới trách nhiệm của nhiều bị cáo là các cựu quan chức cao cấp hoặc trung cao ở Việt Nam trong nhiều ngành, như dầu khí, ngân hàng, bảo hiểm nhưng câu hỏi đặt ra là dường như sẽ không thể ‘xử được cơ chế’ này.

Trước vấn đề này, từ Warsaw, Ba Lan, nhà báo Mạc Việt Hồng nêu quan điểm:

Cá nhân tôi cho rằng không thể nào xử phạt cơ chế được và cơ chế thì chỉ có thể thay đổi mà thôi
Nhà báo Mạc Việt Hồng

“Cá nhân tôi cho rằng không thể nào xử phạt cơ chế được và cơ chế thì chỉ có thể thay đổi mà thôi.

“Những vụ án vừa qua đối với ông Thanh và ông Thăng, khi theo dõi trên mạng xã hội, tôi thấy những bình luận mà người ta tỏ ra thương tiếc cho hai ông và người ta cho rằng hai ông có một chút “oan uổng”.

Vụ xử ông Đinh La Thăng mở màn cho một chiến dịch ‘chống tham nhũng’ của Đảng CSVN

“Theo tôi hiểu thì sự “oan uổng” ở đây có nghĩa rằng ở Việt Nam thì quan chức từ cấp xã, cấp huyện trở lên người ta đã tham nhũng rồi, chưa kể đến cấp trung ương.

“Tham nhũng hiện nay là cả bộ máy, cả hệ thống chính trị nhưng sao hai ông này bị ra tòa mà những ông khác, có khi tay chân cũng không sạch sẽ hơn, mà lại xét xử hai ông này. Người ta thấy sự oan ức là ở chỗ đó còn tôi nghĩ rằng bản án đối với hai ông như vậy là cũng xứng đáng thôi.

Việt Nam tham nhũng thứ hai châu Á?

Sáu cách chống tham nhũng để VN chọn

Chống tham nhũng là ‘tự ta đánh ta’?

“Tôi cũng muốn nói thêm là theo nhận định của tôi thì đây chỉ là phát súng mở đầu thôi chứ chưa phải là kết thúc vì tôi biết là ngoài dầu khí ra thì trong một bài báo mới đây tôi vừa đọc, thì Tổng công ty Than khoáng sản Việt Nam hiện nay đang nợ 100 ngàn tỉ và hầu như mất khả năng thanh toán.

“Và nhiều cơ quan, tổng công ty nhà nước khác cũng đang rơi vào tình trạng nợ hàng ngàn tỉ thì tôi cho rằng đây chỉ là một phát súng báo hiệu và là một vụ án mang tính chất vụ án điểm.

“Tôi nghĩ tiếp theo đây trong năm 2018 – 2019 sẽ có nhiều vụ án với tầm cỡ khủng như thế này nữa,” nhà báo Mạc Việt Hồng nói thảo luận của BBC từ thủ đô Ba Lan.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc hội luận tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 11/01/2018.

…………………………………………………………………………………………………………..

OBAMA có thể là tổng thống đầu tiên bị kết án tù vì tội lạm dụng quyền lực !

Nguồn:bacaytruc.com – Posted on: 2018-01-07

Translator: Tường Giang

Source: Freedom Daily

Sau cái tội theo dõi lén ứng cử viên tổng thống Donald Trump, là tội lạm dụng dụng quyền lực, tài nguyên quốc gia để phục vụ tham vọng chính trị riêng của mình !
Sau nhiều tháng truyền thông dòng chính không ngớt chế riễu Trump khi ông tuyên bố đã bị Obama chơi trò gián điệp len lỏi vào tổ chức tranh cử của ông, cuối cùng qua những cuộc điều tra gần nhất, Obama đã thực sự lộ chân tướng. Obama đã vi phạm Hiến Pháp khi “nghe lén” Trump trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua. Rượt đuổi theo Trump, nhưng lại một lần nữa chính bản thân ngài Obama lại bị tuột quần !
Cựu chuyên viên tình báo là Trung tá Tony Shaffer vừa tiết lộ rằng chuyện Obama cho “wiretapping”, đặt đường dây nghe lén chẳng những là một trọng tội có tầm mức quốc gia nhưng kết quả cuộc điều tra có thể đưa Obama đến cổng nhà tù. Ông Shaffer tiên đoán, chuyện này sẽ là những đợt sóng thần làm chấn động những trái tim đen đủi của tập thể Liberal xuyên suốt nước Mỹ, và “xả lũ” xuống cái sân khấu Obama đang dựng lên để tái xuất hiện vào mùa thu này như một anh kép hát chính trị chỉ với mục đích nhằm phá vỡ chương trình “Make America Great Again” của Trump !
Không biết tiên đoán này sẽ thành hiện thực được bao nhiêu, vì phe Liberals sẽ biến thành mấy con lươn khéo luồn lách, giống như vụ Bill Clinton bị truất phế vì Monica EmTa rồi cũng huề tiền, giống như vụ Bengazhi rồi cũng chìm xuồng, giống như vụ e-mail của Hillary rồi cũng huề vốn , giống như vụ Uranium hình như cũng chỉ mới sờ vào lớp da dầy của Hà Mã Hillary. Nay tới Ô-Bà-Má… cũng có lớp da dầy cộm !!!
Dù sao, trong một cuộc phỏng vấn mới đây dành cho Trending Today USA, Trung tá Tony Shaffer gọi “vụ “Obamagate” này còn lớn hơn vụ Watergate thời tổng thống Nixon. Vì những chứng cớ ông này dùng tài nguyên quốc gia để thủ lợi cho con đường chính trị của mình”.
Khi được hỏi liệu Obama có thể bị bắt vì phạm luật, ông Shaffer nói có thể “đây là lần đầu một vị cựu tổng thống bị buộc tội đại hình”.
“…Tôi nghĩ có thể rằng ông ta đã hành động ngoài phạm vi của chức vụ, trách nhiệm và thẩm quyền để lạm dụng tài nguyên quốc gia vào một ứng cử viên. Ông nói thêm: “Trường hợp này, như tôi đã nói từ trước, là một việc làm sai trái ở cấp độ ngang hàng với những hành động của một nhà độc tài thời Sô-Viết”.
Shaffer nói rằng Obama dùng nguồn nhân lực và tài lực của chính phủ để theo dõi, nghe lén nội bộ Trump với một mục đích duy nhất là đưa Hillary vào Bạch Cung, vì Obama hy vọng đặt đường dây nghe lén sẽ thu thập đủ những “rác rưởi” của Trump để đập tan chiến dịch tranh cử của ứng cử viên này !
Với một tiểu sử dài trong binh nghiệp, và với vị trí chóp bu trong ngành tình báo Hoa kỳ, cùng với vị trí thâm niên của ông tại London Center for Policy Research, thì sự dự đoán của ông không nên bỏ qua. Việc bị buộc tội đại hình sẽ hoàn toàn hủy phá chương trình “trở lại sân khấu” của Obama trên chính trường vào năm nay. Và thay vì bị ám ảnh cùng cực với mưu toan “lật đổ” Trump như đã định thì Obama lại đang cố tìm ra phương cách để khỏi phải nhìn thấy cổng nhà tù !
Tờ “The Hill” tường trình âm mưu thâm độc của Obama có một chiều rộng đến mức nào, vì nó vi phạm Hiến Pháp Hoa kỳ chứ không chỉ ở vào tội nghe lén nội bộ của Trump.
Nếu những báo cáo này là chính xác, thì cơ quan tình báo của Mỹ đã theo lệnh của Obama, bí mật theo dõi ít nhất là nửa tá những người cộng sự với Trump. Và đó là chỉ mới ở bề mặt mà chúng ta biết được.
Ngoài Manafort, những viên chức khác gồm những cựu cố vấn của Trump như Carter Page và Michael Flynn. Tuần vừa qua, chúng ta khám phá ra những viên chức là “transition officials” bị “tình cờ” bị thu hình chung với một viên chức ngoại quốc. Chúng ta biết điều này khi cựu cố vấn Obama là Susan Rice thú nhận có liên hệ trong vụ “unmasking,” hay là đòi “lột mặt thật”, tức là tiết lộ căn cước của những viên chức này, một điều cấm kỵ trong luật pháp Hoa kỳ.
Theo dõi công dân Mỹ được xem là một vấn đề nhạy cảm, vì tên tuổi lý lịch của họ phải được dấu kín (“masked”), ngay cả đến người làm trong chính phủ cũng phải được bảo vệ sự riêng tư của họ.
Vào tháng 5 vừa qua, cựu giám đốc Tình Báo Quốc Gia là James Clapper và cựu quyền Bộ trưởng Tư pháp là Sally Yates thừa nhận rằng, chính họ cũng đã xem qua những dữ kiện truyền thông của các chình trị gia và bí mật thu thập tài liệu liên quan đến họ do lệnh của tổng thống Obama.
Sau khi chuồn lách với bất cứ những âm mưu nào đó trong suốt 8 năm qua, Obama đã ngồi xổm trên Hiến Pháp, nhưng dường như đã đến lúc sự ngạo mạn này phải chấm dứt. Chàng không còn quyền phép nào để chận đứng những cuộc điều tra về tội ác của mình như khi còn ngồi gác chân lên bàn giấy ở Bạch Cung.
Retro – Les attitudes de Barack Obama dans sa vie de tous les jours avec ses conseillers President Barack Obama meets with National Security Advisor Tom Donilon, Chief of Staff Jack Lew, and Deputy National Security Advisor Denis McDonough in the Oval Office, Nov. 14, 2012.

Nếu sự tiên đoán của vị Trung tá này là đúng, thì cái chính phủ trong bóng tối cách Bạch Cung có 2 miles với Hoàng Đế Obama đang cầm remote control cho nổ mìn ở Bạch Cung sẽ cũng phải tháo chạy. Thơ mộng biết bao khi sau 8 năm dung dưỡng đám khủng bố và cố tình phá rối nước Mỹ bằng đủ cách, thì anh chàng này sẽ ngồi sau song sắt của nhà tù đến mãn đời ? Nghe ra cũng có lý, vì đó mới là công lý !

***
Intel Officer Reveals How Obama Will Be ‘First President In History’ Convicted Of This Crime

………………………………………………..

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics