13/11/2011: Ở HIỀN GẶP LÀNH (Nhã Nhạc)

13/11: Ở HIỀN GẶP LÀNH
Category: Tôi Tìm Hiểu Đạo Phật
Posted by: Tbl Đọc: 7807 lần

Ở Hiền Gặp Lành

Nhã Nhạc

Hồi tôi còn nhỏ , mẹ tôi thường nói với các con câu : “ Ở hiền gặp lành “ và “Một

sự nhịn là chín sự lành .” như một lời khuyên , một lời dạy căn bản . Sau này , biết suy nghĩ , tôi thấy câu “Ở hiền gặp lành “ ứng với luật “ Nhân quả “ trong Đạo Phật.

Gọi đủ chữ là : Luật nhân quả …

… nghiệp báo . Tôi cảm thấy thán phục cách giáo duc của tổ tiên , ông bà , cha mẹ chúng ta , đã dạy con trẻ , lúc chúng còn non dai, trí óc như một tờ giấy trắng , chỉ bằng những câu tục ngữ , ca dao , cách ngôn , phương châm , v..v… ngắn gon, dễ hiểu hay có vần điệu . Nhưng ý nghĩa của những câu này thì đã hằn sâu trong tâm khảm con trẻ , không bao giờ phai mờ , để khi lớn khôn hơn , chúng có thể mở ra một con đường mới , rộng hơn, sâu hơn .

“Ở hiền “ chính là gieo một cái “ nhân “ tốt , “ gặp lành “ phải chăng là đã nhận được một “ quả “ tốt sau đó ? Và ý nghĩa đó cũng ở trong câu : “ Gieo nhân nào , được quả nấy . “ ? Tuy nhiên , trong lúc suy nghĩ như vậy , tôi và nhiều người khác nhận ra môt diều như trái ngược : chung quanh chúng tôi , rất nhiều người “ở hiền” mà chẳng được “ gặp lành “ gì hết ! Cũng vậy , có người “ở” không “ hiền” nhưng vẫn “gặp lành !

Sự thật , luật “ nhân quả “ của Nhà Phật không đơn giản như thế . Trước hết luật nhân quả không bị thời gian chi phối .; có nghĩa là “quả xấu “ hay “quả tốt “ ( nay chúng ta nên gọi đúng chữ là “ ác báo “ hay “ phúc báo “ ) ta nhận được trong kiếp này có thể là do ta đã gieo “ nhân” từ kiếp trước hay kiếp trước nữa . Sau nữa ta phải nhớ lại “ lý duyên khởi “ của nhà Phật , theo đó , sự sự , vật vật … kể cả con người, đều do nhiều duyên ( hiểu như yếu tố , điều kiện .. ) hợp với nhau mà thành ( còn gọi là duyên hợp ). “ Nhân ác “ gieo trong kiếp này chưa mang lại “ ác báo “ vì chưa đủ thời gian , hay chưa đủ duyên , ngược lại , người đang gieo “nhân

hiền “ kiếp này chưa nhận được “phúc báo “ ngay , mà có thể đời sau hay đời sau nữa , khi duyên ( hay các điều kiện ) đã hội đủ .

Ngoài làm một việc thiện hay ác , theo luật nhân quả của Đạo Phật , khi nghĩ đến người khác với một ý xấu – tức ác ý – là ta đã tạo một ý nghiệp ; khi nói xấu một người , ta cũng đã gây ra một khẩu nghiệp vậy .

Tóm lại, thân, khẩu ,ý đêù gây ra nghiệp . Và chính ta – chắc chắn chỉ có ta – sẽ nhận được ác báo hay phúc báo không trong đời này thì cũng đời sau …. Nhưng khi ác báo hay phúc báo chưa hiện ra vi` chưa đủ duyên – tức điều kiên – thì chúng ở đâu dể chờ đợi ? Đạo Phật đã cho tôi câu trả lời , mà đối với riêng tôi,

thật là lý thú . Đạo Phật nói rằng : việc thiên hay ác , khẩu thiên hay ác , ý thiện hay ác , tất cả đều nằm trong , ẩn núp trong A-lại da thức . Trước hết , thức được hiểu như bào thai mang cái nghiệp . Theo tiếng Phạn , a-lại –da do chữ Alaya , có nghĩa là ngậm chứa . A-lại –da là một thức căn bản mà tất cả các hiện tượng phát sinh ra đều có hột giống “ chủng tử “ ẩn núp trong thức này ! Như thế , theo đạo Phật , mỗi chúng sinh sẽ nhận được ác báo hay phúc báo là do chính mình gây ra từ đời trước hay đời này , hay đời trước nữa … Nghiệp do chính mình gây ra đó , đạo Phật gọi là Biêt nghiệp hay Tự nghiệp . Ngoài ra còn có Cộng nghiệp nữa , là nghiệp chung của tất cả người dân trong một nước , một tỉnh , một làng, và ngay cả trong một gia đình .….Điều này giải thích tại sao mỗi khi thiên tai xảy ra nơi nào thì cả trăm ngàn người chết , cả trăm ngàn nhà bị tiêu huỷ …. Còn cộng nghiệp trong một gia đình , trước hết , nghiệp do mỗi cá nhân tạo ra được cho mình là chính , cá nhân được hưởng phúc báo là do công lao gây quả tốt hay do thân , khẩu , ý của mình đều thiện …Công đức của Tổ tiên , ông bà để lại cho các con cháu trong gia đình là cộng nghiệp mà con cháu được hưởng chỉ là một phần mà thôi . Phúc báo do mỗi người chúng ta tạo ra cùng với công đức của tổ tiên để lai cho chúng ta trong gia đình là hai yếu tố cần thiết để mỗi chúng ta có được một cuộc sống tử tế , an lành .

Tóm lại , từ câu “ ở hiền gặp lành “ được mẹ dạy từ thuở thiếu thời cho đến nay , tìm đến lời dạy trực tiếp của Đức Phật , tôi khám phá ra được biết bao nhiêu điều mới lạ , kỳ diệu …rồi từ đó , tôi thấy cũng dễ tiếp thu và dễ thực hành để trước hết “ tu thân “ , theo nghĩa tu sửa bản thân , cá nhân minh mỗi ngày mỗi tinh tiến lên đã , rồi mới có thể nói tới những chuyện cao xa hơn .!

Cuối tháng 10-2009

Nhã-Nhạc

(Hình:NN và Đức Quý, Thái Hoàng trong vườn một ngôi chùa ở Nhật Bản)

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics