25/03/2013: /1.Ván cờ sinh tử-2.Lời cuối cùng-3.The burned biscuits-4.Công an Việt cộng xử dụng Việt Kiều ra sao?

Header
25/03: 1.Ván cờ sinh tử-2.Lời cuối cùng-3.The burned biscuits-4.Công an Việt cộng xử dụng Việt Kiều ra sao?
Category: Như là Ngụ ngôn .. Những nụ cười ..
Posted by: Tbl Đọc: 3878 lần

Fwd: Chuyển tiếp: Fwd: Ván cờ sinh tử
**Xin cám ơn Kim Vu và Greg Le – NN**

Hình minh họa từ Wikipedia:Thiền sư kiếm sĩ Miyamoto Musashi lúc trẻ cầm kiếm gỗ-

Nguồn: Tri thiên mệnh

———-
Vào thời võ sĩ Đạo tại Nhật, có một kiếm khách nổi tiếng với đường kiếm tuyệt luân của mình. Ngoài ra, Ông còn có tài đánh cờ thuộc hàng thượng thặng.
Sau một quãng đời tung hoành ngang dọc trong chốn giang…

… hồ, vị kiếm khách này đã ngộ ra lý Thiền nên đã “rửa tay gác kiếm”, khoác áo tu hành.
Qua nhiều năm dài tu hành tinh tấn, Ông đã trở thành một Thiền Sư được nhiều người biết đến về đạo hạnh.
Trong suốt thời gian đó, Ông cũng đã đem hết tâm huyết ra để nâng kỹ năng về Kiếm và Cờ của Ông lên hàng Kiếm Đạo và Kỳ Đạo.

Vì vậy, tên tuổi của Ông ngày càng thêm lừng lẫy.
Nhiều người đã đến xin học đạo với Ông và do đó Ông đã có nhiều môn đệ.
Một ngày kia, có một chàng thanh niên đến ra mắt Ông để xin theo học Đạo. Vị Thiền Sư đã nhìn kỹ chàng thanh niên và nói:
– Ta chỉ nhận làm đệ tử những ai có đạo hạnh cao hoặc có khả năng khá về Kiếm hoặc Cờ. Ngươi tự xét thấy có khả năng nào trong các thứ ấy để có thể được ta thu nhận đây?
Sau một thoáng suy nghĩ, chàng thanh niên đáp:
– Con có khả năng chơi Cờ; mặc dù không phải là hạng cao thủ nhưng con cũng đã từng hạ nhiều tay chơi Cờ giỏi có hạng.
> Liền đấy vị Thiền Sư lại hỏi:
> – Vậy, bây giờ ngươi có muốn thi đấu về Cờ không?
> – Dạ, thưa, Con muốn thử. – Chàng thanh niên đáp.

Nghe vậy, vị Thiền sư đi vào phía sau Thiền viện và trong khoảnh khắc lại trở ra với một thiền sinh.
> Đó là một nhà sư đã có tuổi vẻ mặt hiền lành, phúc hậu và là một trong những thiền sinh rất giỏi về Cờ trong Thiền viện.
> Sau khi giới thiệu thiền sinh này với chàng thanh niên để thi đấu với nhau, ông đã nghiêm nghị nói:
> – Trước khi bắt đầu cuộc đấu, Ta cần phải nói rõ: đây sẽ là một ván cờ “sinh tử”, người thua cuộc sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của ta. Các ngươi có đồng ý nguyên tắc này không?
> Cả hai đều tỏ vẻ đồng ý và ngồi xuống chiếc bàn có đặt sẵn bàn cờ để bắt đầu thi đấu, trong khi vị Thiền sư đặt thanh kiếm trên chiếc bàn nhỏ trước mặt rồi ngồi xuống chiếc ghế cạnh bên để giám sát cuộc đấu. (vậy mà họ vẫn chơi cờ được dưới áp lực ghê gớm như thế!).
Thoạt tiên, khi bắt đầu cuộc đấu cả hai đều rất thận trọng khi đi cờ, như để dò ý và tìm hiểu về khả năng cũng như lối chơi của đối phương.
> Một lúc sau, với những bước vững chắc về thủ và linh động về công, vị thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào trạng thái bị động, phải lui về thế thủ.
> Chàng thanh niên đã tỏ ra bối rối trước sự tiến công dũng mãnh của đối phương.
> Chàng bỗng đâm ra lo ngại là không những sẽ bị thua cuộc và mất dịp được theo học Đạo mà còn bị mất mạng nữa. Do đó, chàng ta cố vận dụng trí óc để moi ra từ ký ức những thế cờ đã từng đánh và từng học được trước đây để mong chận bớt những nước cờ tấn công rất hiệu lực của đối phương.
> Nhưng chàng ta chẳng nhớ ra được điều gì có thể áp dụng để thay đổi tình thế. Trong cơn lo lắng miên man, bất chợt chàng có ý nghĩ: hay là sử dụng những nước cờ “liều”, biết đâu sẽ chẳng có kết quả tốt. Nghĩ xong chàng liền áp dụng ngay.
> Đang ở trong thế thủ, bỗng bất thình lình chàng vùng lên tấn công quyết liệt. Những nước cờ “liều mạng” của chàng vừa đánh ra chẳng có một quy tắc căn bản nào cả, chỉ toàn là những nước cờ “thí” không ai dám sử dụng hay nghĩ đến trong khi chơi Cờ, nhất là trong một ván cờ sinh tử như thế này. Chỉ trong vài nước, thế cờ liều đột nhiên có kết quả. Nước cờ đang ở vào thế thủ bỗng chuyển sang thành thế công, bắt buộc đối thủ phải lui về chống đỡ.
> Người thiền sinh cao cờ giờ đây bị đưa vào thế bị động vì những bước đi cờ lạ lùng, kỳ dị không thể tiên đoán được của chàng thanh niên liều mạng này.
> Chàng thanh niên đang ở vào thế “thượng phong”, chàng tấn công tới tấp để mong chiến thắng. Trong lúc hăng say để đạt chiến thắng đó, từ trong nội tâm của chàng bỗng nổi lên ý nghĩ:
> “Hôm nay, đến nơi này để xin học Đạo, phải đánh ván Cờ “sinh tử” để được nhập môn, rồi trong lúc nguy khốn vì bị tấn công dồn dập đã phải dùng thế cờ “liều mạng” để chuyển bại thành thắng, đưa đối phương vào thế phải thúc thủ. Trong chốc lát đây ván cờ sẽ kết thúc, người thiền sinh phúc hậu kia sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của Thầy. Người Thiền sinh đã mất gần suốt cuộc đời để học Đạo, tu hành tinh tấn, có được đạo hạnh cao; nay lại phải trở thành “cây thước” để đo tài người đến xin học Đạo, để rồi phải bỏ mạng vì kết quả của ván cờ. Thật là oan uổng… Trong khi những ý niệm đó hiện ra và đưa chàng thanh niên vào suy tư thì nước cờ của chàng đang đi bỗng nhiên có vẻ chậm lại và mất phần kiến hiệu.
> Và vì vậy, chỉ trong năm, ba nước cờ nguời thiền sinh đã tiến dần đến thế quân bình, rồi trong khoảnh khắc đã nắm lại được thế chủ động.
> Bây giờ đến lượt chàng thanh niên mất thế “thượng phong”.
> Chỉ thêm vài nước, người thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào thế gần như không có lối thoát.
> Nhưng bất chợt, đột nhiên thế cờ của người thiền sinh bỗng như chậm lại và có vẻ hòa hoãn, ngập ngừng trong khi thế cờ của chàng thanh niên lại có phần chần chừ, bất định.
> Do đó, ván cờ đang ở vào giai đoạn sắp kết thúc bỗng nhiên như dừng hẳn lại.
> Nhưng cuối cùng, dù muốn dù không, ván Cờ cũng phải đi đến chỗ kết thúc. Vì vậy, người thiền sinh nhân hậu kia bắt buộc phải ra tay hạ thủ để kết thúc ván Cờ. Thế thắng, bại đã hiện ra trước mắt.
> Đột nhiên, vị Thiền Sư bỗng vụt đứng phắt dậy, hét lên một tiếng thật to và rút kiếm ra khỏi vỏ.
> Mũi kiếm được chĩa ngay vào đỉnh đầu của chàng thanh niên. Nghe tiếng hét của Sư phụ, người thiền sinh vội cúi đầu, chắp tay niệm Phật.
> Với một đường kiếm tuyệt luân và thần tốc không thể ngờ được, thoáng một cái lưỡi kiếm của vị Thiền sư đã cạo nhẵn mái tóc trên đỉnh đầu của chàng thanh niên.
> Giờ đây, trông chàng thanh niên chẳng khác nào một người vừa được “thí phát” để “quy y”.
> Và vị Thiền sư đã cất tiếng nói với chàng thanh niên:
> – Hôm nay, ta chính thức nhận con làm môn đệ.
> Ván Cờ đã kết thúc trước khi nước cờ cuối cùng được đánh ra để quyết định việc thắng bại mà chiến thắng đang nằm trong tay của vị Thiền sinh nhân hậu.
> Là một bậc Thầy về Kiếm và Cờ, vị Thiền sư trong khi ngồi giám sát cuộc thi đấu đã thấy và hiểu rõ khả năng và lối chơi Cờ của đôi bên.
> Là một Thiền sư đắc đạo, Ông đã đọc được từng tâm niệm khởi nghĩ của hai kẻ ngồi trước mặt, nên hiểu được tánh ý, đức hạnh của người môn đệ của mình và thấy rõ tâm hạnh của người thanh niên xa lạ kia; sau cùng Ông đã đi đến quyết định. Dưới mắt vị Thiền sư: ván cờ đang sắp sửa được kết thúc mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía người thiền sinh, môn đệ của Ông, nhưng chàng thanh niên lại là kẻ chiến thắng.
> Chàng trở thành kẻ chiến thắng vì đã đánh bại được cái ước vọng nhiều tham muốn và lòng háo thắng của chính mình, dẹp bỏ được cái “ngã” riêng tư để nghĩ đến người mà không màng đến sự an nguy của chính bản thân. Chàng đã tự chiến thắng bản thân bằng lòng nhân ái.

> Chàng thực sự là một kẻ chiến thắng trong một chiến công vô cùng oanh liệt và quả cảm đúng như lời dạy của Đức Phật: “Chiến thắng oanh liệt và dũng cảm nhất mà không gây đổ máu và thù hận là tự chiến thắng bản thân mình”.
> Chàng thanh niên thật xứng đáng được thu nhận để bái sư học Đạo và có cơ duyên để trở thành huynh đệ với người thiền sinh nhân hậu kia..

…………………………………………………

FW: LỜI CUỐI CÙNG-thật bất ngờ !
Đức Quý to:…,me
From: Subject: Fw: LỜI CUỐI CÙNG-that bat ngo !

QUÁ HAY.XIN CHUYỂN.XN

***

LỜI CUỐI CÙNG

Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu chuyện xảy ra…
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình.

Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người. Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người tabáo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói “Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháuđược anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu.”
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai “Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này.”
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩmnghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tácphẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên và nói “Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này…”
Có người la lên “Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?”
Người điều khiển nói “Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!” Người điều khiển bắt đầu “Ai sẽ mua với giá $100?” Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp “Ai sẽ mua với giá $50?” Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi “Có ai mua với giá $40?” Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi “Không ai muốn trả giá
cho bức tranh này sao?” Một người đàn ông già đứng lên “Anh có thể bán với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên vàtôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?”
Người điều khiển nói “$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!” Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau “Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!” Người điều khiển nói “Xin cảm ơn mọi người đã đến.
Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta
sẽ dừng tại đây!”
Đám đông nổi giận “Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?” Người điều khiển nói “Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây, NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC
BỨC TRANH CÒN LẠI ! Và đó là lời cuối cùng!”

………………………………………………………………………….

Fwd: The burned biscuits/Miếng bánh mì cháy
Loi Nong to me

The Burnt Biscuits (Story)

When I was a kid, my mom would prepare special breakfast every now and then. And I remember one night in particular, after a long, hard day at work. On that evening so long ago, my mom placed a plate of eggs, sausage and extremely burned biscuits in front of my dad. I remember waiting to see if anyone noticed! Yet all my dad did was reach for his biscuit, smile at my mom and ask me how my day was atschool. I don’t remember what I told him that night, but I do remember watching him smear butter and jelly on that biscuit and eat every bite!

When I got up from the table that evening, I remember hearing my mom apologize to my dad for burning the biscuits. And I’ll never forget what he said: Honey, I love burned biscuits.

Later that night, I went to kiss Daddy good night and I asked him if he really liked his biscuits burned.

He wrapped me in his arms and said, Your Momma put in a hard day at work today and she’s real tired. And besides – a little burnt biscuit never hurt anyone! You know, life is full of imperfect things…..and imperfect people. I’m not the best at hardly anything, and I forget birthdays and anniversaries just like everyone else.

What I’ve learned over the years is that learning to accept each other’s faults – and choosing to celebrate each other’s differences – is one of the most important keys to creating a healthy, growing, and lasting relationship.

And that’s my prayer for you today. That you will learn to take the good, the bad, and the ugly parts of your life and lay them at the feet of God. Because in the end, He’s the only One who will be able to give you a relationship where a burnt biscuit isn’t a deal-breaker!

We could extend this to any relationship. In fact, understanding is the base of any relationship, be it a husband-wife or parent-child or friendship!

Don’t put the key to your happiness in someone else’s pocket – keep it in your own.

God Bless You….. now, and always….

So Please pass me a biscuit, and yes, the burnt one will do just fine.!.!.!.!
And PLEASE pass this along to someone who has enriched your life… I just did!

Miếng bánh mì cháy

Khi tôi còn là một đứa trẻ, mẹ luôn tất bật chuyện nấu nướng, dọn dẹp, và chuẩn bị chu đáo cho tất cả mọi người. Tối nọ, sau cả ngày lao động vất vả, mẹ đặt đĩa trứng, xúc xích và những miếng bánh mì quá lửa lên trước mặt ba tôi. Tôi đã chờ đợi xem phản ứng của ba như thế nào, hẳn ông sẽ rất giận dữ. Tuy nhiên, tất cả những việc ông làm là lấy bánh mì bị cháy, quệt bơ mứt, ăn với xúc xích từng miếng một, và mỉm cười với mẹ. Sau đó, ba quay sang hỏi tôi hôm nay đi học thế nào.Khi tôi đứng dậy vào phòng học bài, tôi nghe tiếng mẹ nói xin lỗi ba vì làm bánh mì cháy. Và tôi sẽ không bao giờ có thể quên điều ba tôi nói: “Em yêu à, anh rất thích những miếng bánh mì cháy”.Tối muộn đó, ba vào giường hôn lên trán và chúc tôi ngủ ngon. Không kìm nén được, tôi liền hỏi ba rằng “Ba thực sự thích ăn những miếng bánh bị cháy?”. Ba ôm tôi vào lòng và nói: “Mẹ của con đã phải làm việc rất vất vả cả ngày, và mẹ thực sự mệt, bên cạnh đó chỉ một chút bánh bị cháy không bao giờ có thể làm tổn thương bất kỳ ai. Con biết không, trong cuộc sống, còn có rất nhiều thứ không hoàn hảo, và cả những con người không hoàn hảo. Ba cũng không phải là người tốt nhất, có lúc ba đã quên ngày sinh nhật của mẹ, quên những kỉ niệm giống như bất kỳ ai, nhưng mẹ con chưa bao giờ đòi hỏi hay trách móc gì cả”.Cái mà tôi học được trong nhiều năm qua, chính là biết chấp nhận những lỗi lầm của nhau, và vui mừng với những nét độc đáo của nhau. Chúng ta có thể mở rộng bất kì mối quan hệ nào, thực tế, sự thấu hiểu là nền tảng cơ bản cho mọi mối quan hệ bao gồm tình bạn, tình vợ chồng hay cha mẹ – con cái. Đừng đặt chìa khoá hạnh phúc của bạn trong túi người khác, hãy giữ nó cho mình nhé.

(Theo LFD)

***********************************************************

FW: Công an vc xử dụng “việt kiều” ra sao?
DQ to:…,me
Mời đọc.

: Công an vc xử dụng “việt kiều” ra sao?

Những điêu` cảnh giác cuả bài viết này đã và đang xẩy ra rất quen thuộc trong cộng đồng NVHN khắp nơi.
Hầu như ai ai cũng …rành sáu câu mà không “ca” thôi, ma chính vì không ai có can đảm “ca” – cùng bảo nhau biết – nên coi như mọi người Việt hải ngoại chấp nhận “ngậm bồ hòn làm ngọt”?
Mời quý vị đọc xem điều nào đúng điều nào không có thật?

Ngày còn VNCH thì có câu “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản” còn bây giờ có lẽ “ăn tiền đế quốc Mỹ làm giàu cho Việt cộng”.

Tôi là Cao Quang Minh một cựu HSQ quân báo nguyên SĐ1BB bây giờ đang sinh sống ở Quảng Nam.

Tôi không biết ở các tỉnh khác của VNCH như thế nào, chứ các tỉnh Trị Thiên, Nam Ngãi Phú thì công an VC vẫn còn tàn ác khó khăn với dân chúng; nhất là Việt kiều từ Mỹ [VKM] về VN thăm quan, thăm gia đình, lấy vợ trẻ, và buôn bán.

Muốn dễ dàng và thuận lợi với chính quyền VC, nhất là CA VC thì Việt kiều từ Mỹ phải hối lộ và thi hành vài việc mà tụi CA VC chỉ thị.Nếu không làm thì đừng hòng trở về VN và gia đình họ ở VN bị làm khó dễ trở thành khốn nạn lắm mà chính bản thân tôi từng bị theo dõi điều tra.

Xin vui lòng nhớ rằng, chế độ VC tồn tại là nhờ vào “giết lầm không bỏ sót”, công an – CA – trị; đàn áp, thủ tiêu, hăm dọa, tiền, gái và đàn bà trẻ đẹp, văn công ca hát với châm ngôn “Đảng trên hết” và rất hiệu quả với VKM – Chỉ có VKM là có tiền và chịu chi…

Đừng tưởng VKM chi tiền là CA VC tin dùng – sẽ không bao giờ …Cũng nhờ đô la của đế quốc Mỹ mà có vợ dễ thương và con cái học hành nên người, có đứa cũng làm CA VC và có đời sống thoải mái.

Con cháu của cựu QLVNCH bây giờ thì làm đủ ngành trong chính quyền VC; Vì thế tôi cũng có cơ hội học hỏi đường lối làm việc của CA VC; tuy nhiên nhưng hình như tụi VC vẫn còn nghi ngờ những ai có liên đới với Mỹ-Ngụy.

Đến giờ này thì VC vẫn còn thù hận lực lượng an ninh, cảnh sát không quân, pháo binh,v.v..của chế độ VNCH cũ. Vì nhiều gia đình VC từ bắc chí nam đều bị ảnh hưỡng bởi các cựu đơn vị VNCH này.

Tôi cũng đi ở tù, vì ưa đùa giỡn với bác đảng, bị CA VN đánh gãy vài bá sườn, mất hai cái răng cửa, cộng thêm gãy chân trái phải trở thành tàn phế; nhờ vậy tôi mới không bị xử bắn và sống đến hôm nay…

Bây giờ thì đã 68 tuổi, con cái nên người, có chết cũng vui thôi.

Gia đình và anh em tôi thì phục vụ cả quốc gia lẫn VC; và hiện tại có ace đang sống ở Mỹ-Đức-Gia Nã Đại.

Dù VNCH đã bị thua gần 38 năm, nhưng khi gặp cán bộ bà con làm cho CA VC, chúng tôi những người thuộc Mỹ-Ngụy cũng phãi cẩn thận đề phòng vì sợ tụi CA VC làm khó dễ con cháu. CA VC khi say sưa thường chửi Ngụy tàn nhẫn và cho tụi Ngụy còn ngu hơn chó ghẻ , vì từ xứ tự do lại đưa thân chó về VN cho tụi nó hành hạ làm tay sai và làm giàu cho CA VC; con cháu của cán bộ VC giàu, nhiều tiền đều sang Mỹ du học hay giữ tiền.

Hãy trở lại với VKM bị CA VC xử dụng như thế nào:

1. Theo dõi, quay phim, chụp hình, lập hồ sơ bằng tay, trong các buổi họp, qua những nhóm –groups; các thành viên và hội trưởng của các hội đoàn và tôn giáo; rồi giao nộp cho CA VC nằm vùng ở Mỹ hay chuyển về VN.

2. Lấy thật nhiều tiền của VKM bằng cách tìm cách hối lộ VKM.

3. Làm theo chỉ thị của CA VC khi trở về Mỹ bằng nhiều cách: Dụ dỗ VKM trở thành cảm tình viên cho VC; đón tiếp và nuôi dưỡng cán bộ VC khi họ thăm viếng Mỹ. Xâm nhập các đoàn thể VN ở HK nhất là các hội đoàn cựu quân nhân VNCH đặc biệt Hãi Lục và Không quân, tìm cách phá hoại, gây chia rẽ, thay đổi các chĩ huy chống Cộng tích cực… nhất là các đoàn thể và hội đoàn có lãnh đạo giỏi;

VC đang lo sợ các đoàn thể này – hình như ở Mỹ có nhiều thành phố cấm CB VC thăm quan Mỹ – không biết đúng hay sai – mà CA VC vùng tôi nói là do tụi phản động Ngụy tung tin láo.

CA VC đang có kế hoạch cho VKM, để đánh phá những nghị quyết cấm chĩ tụi CA VC thăm Mỹ này…CA VC dấu hầu hết các tin tức bất lợi cho VC; mà hỏi VKM thì họ chỉ ầm ừ không trã lời thẳng thắn. CA VC sẵn sàng đài thọ tiền cho vài VKM để bầu những chủ tịch mà họ sai bảo được; và trái lại những chủ tịch VKM bầu lên mà không làm lợi cho VC thì CA VC qua VKM tìm mọi cách triệt hạ uy tin và loại họ ra khỏi các đoàn thể đó.

4. Các VKM thân với CA VC sẽ tìm cách mua chuộc các thành viên cựu QNVNCH ở Mỹ bằng cách cho ăn nhậu, tiệc tùng, thậm chí còn cho vợ trẻ họ dụ dỗ những kẻ thèm gái , những người đàn bà này là CA VC mà gia đình họ ở VN, chồng con họ và chính bản thân họ ở Mỹ đang hưởng tiền cũa CA VC cung cấp. Vì Đảng là trên hết, nên những cán bộ CÁI CA VC này sẵn sàng ngủ với những người đàn ông khác, nếu cần thiết, nhất là đàn ông Mỹ có gia đình; có vài mục đích: một là thỏa mãn tình dục, hai là có tiền, ba là dụ họ làm việc cho CA VC, bốn là cùng nhau phá hoại các tập thể QLVNCH ở Mỹ chống Cộng hữu hiệu, có khả năng đoàn kết cộng đồng, và được đồng bào hải ngoại quý mến .

5. VKM thân Cộng không bao giờ ra mặt chống Cộng nhưng lại làm bộ xúi dục hđặc tham gia biểu tình để nhận diện ai là những người tích tực chống Cộng.

6. Họ sẵn sàng đón mời những thành viên trong các đoàn thể chống Cộng vào nhà họ bất kể giờ giấc, cho an nhậu, ngủ lại; cho vợ trẻ VN ca hát nhảy múa chung để chiém cảm tình với mục đích làm lợi cho CA VN.

7. Làm xáo trộn cộng đồng VN hải ngọai qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng lưới điện toán, điện thư, v.v….

8. Những VKM thân cộng thật sự không tiêu tiền của họ mà xài tiền của VC cung cấp. Mà tiền từ đâu là từ VKM. Đúng là gậy ông đập lưng ông “Nồi da xáo thịt.”

Vài hàng kính gửi đến quí vị và xin hãy thức tĩnh và cẩn thận khi tiếp xúc những VKM thường về thăm VN, có cơ sỡ buôn bán ở VN, và lấy vợ trẻ VN, đừng để quá trễ như VNCH xa xưa, “Tiền mất tật mang”.

Trân trọng,

Cao Quang Minh

………………………………………..

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics