Ba ngàn người TQ làm chui ở Hà Tĩnh-Những bài học Harvard không dạy-À ra thế

3,000 người Trung Quốc làm ‘chui’ ở Vùng Áng, Hà Tĩnh
Nguồn:nguoiviet.com-Sunday, April 13, 2014

Người Trung Quốc làm chui đông nghịt khu Vũng Áng. (Hình: báo Tiền Phong)

HÀ TĨNH (NV) – Hàng ngàn người lao động “khó nhận dạng” tụ họp tại khu kinh tế Vũng Áng đã khiến khu vực này trở nên bất ổn. Một phúc trình của Sở Lao Ðộng-Xã Hội tỉnh Hà Tĩnh nói rằng, các băng nhóm “xã hội đen” hoành hành không ngớt tại khu kinh tế này. Nạn trộm cắp, đánh lộn, hút chích, cờ bạc… diễn ra ngày càng nhiều, nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền địa phương.

Theo báo Tiền Phong, vụ ông kế toán trưởng của dự án Formosa, quốc tịch Ðài Loan vừa bị đâm cách nay khoảng hai tuần lễ cho thấy tình trạng an ninh bất ổn tại khu kinh tế Vũng Áng. Phúc trình này nói rằng tính đến cuối Tháng Ba, khu kinh tế Vũng Áng tập họp đến hơn 3,200 lao động, phần lớn làm việc cho dự án Formosa.

Cũng theo phúc trình trên, 95% lao động đang làm việc tại Vũng Áng là người Trung Quốc, và có đến 2,000 người là lao động “chui.”

Báo Tiền Phong còn cho biết, đa số thợ Trung Quốc sang Việt Nam qua đường du lịch, vào công trường tìm kiếm việc làm, rồi trốn ở lại luôn, bất chấp pháp luật.

Chỉ có một số được phép ở lại khu nội trú của Formosa dành cho công nhân hợp lệ. Ða số tràn ra ngoài kiếm nhà trọ, sống lẫn lộn trong các khu dân cư thuộc 4 xã của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Tại xã Kỳ Liên, một trong 4 xã trên, chỉ riêng người Trung Quốc lao động “chui” đã lên tới hơn 1,000 người.

Báo Tiền Phong cũng cho hay, nạn người Trung Quốc ăn cắp diễn ra hầu như thường xuyên. Ðầu Tháng Tư, công an đồn Biên Phòng Ðèo Ngang, Hà Tĩnh bắt quả tang ông Jiang Su, quốc tịch Trung Quốc trộm thép của công trường Formosa.

Trước đó nữa, một nhóm công nhân Trung Quốc đánh nhau với người dân địa phương tại xã Kỳ Liên, gây rối loạn trật tự xã hội. Vụ án hình sự mới nhất cho thấy tình hình an ninh trật tự trở nên bất ổn rõ ràng, với vụ ông Tiết Minh Hồng, kế toán viên dự án Formosa bị đâm trọng thương ngay tại khu nội trú.

Kế toán người Ðài Loan bị đâm trọng thương. (Hình: báo Tiền Phong)

Theo Sở Lao Ðộng-Xã Hội Hà Tĩnh, người Trung Quốc ở tràn lan khắp nơi nên “rất khó kiểm tra và xử lý.”

Ông Lê Tiến Dũng, phó giám đốc Sở Lao Ðộng-Xã Hội Hà Tĩnh cho biết, người Trung Quốc không chỉ đánh lộn, ăn cắp, mà còn ăn nhậu bừa bãi tại các khách sạn, nhà hàng, các quán karaoke mọc như nấm dọc quốc lộ 1A.

Bên ngoài khuôn viên khu kinh tế Vũng Áng, trước tổng hành dinh dự án Formosa còn hình thành một khu giải trí mang tên “Hồng Thiên Hy” hình như chỉ dành riêng cho người Trung Quốc.

Ở đây, tất cả các quán nhậu, nhà hàng đều có “tiếp viên chân dài” sẵn sàng phục vụ người Trung Quốc “trọn gói từ A đến Z.”

Cũng bắt đầu từ đây, một số băng nhóm bảo kê các nhà hàng, quán nhậu cũng hình thành, quy tụ người từ Quảng Bình, Nghệ An, Hải Phòng.

Theo báo Tiền Phong, không có một hoạt động kinh doanh nào ở Vũng Áng mà không có bóng dáng của lực lượng “xã hội đen.” (PL)

……………………………………………..

Fwd: NHỮNG BÀI HỌC NGAY CẢ HARVARD CŨNG KHÔNG DẠY BẠN
Kim Vu to ;…,me – (Hình minh họa:Đại học Harvard – NN sưu tầm)

Dai hoc Havard

NHỮNG BÀI HỌC NGAY CẢ HARVARD CŨNG KHÔNG DẠY BẠN

> Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một tên cướp hét lên:
>
> “Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về chúng mày!”
>
> Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.
>
> –> Điều này được gọi là: “Cách thức khai tâm – Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn”
>
> Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: “Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!”
>
> –> Điều này được gọi là “Hành xử chuyên nghiệp – Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!”
>
> Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): “Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?”. Tên cướp già gằn giọng: “Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!”
>
> –> Điều này được gọi là: “Kinh nghiệm – Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở”
>
> Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: “Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!”
>
> –> Điều này được gọi là: “Bơi theo dòng nước – Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi”
>
> Người giám đốc tự nhủ: “Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!”
>
> –> Điều này được gọi là: “Hãy loại bỏ những điều khó chịu – Hạnh phúc là điều quan trọng nhất”
>
> Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: “Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó lãnh đạo chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!”
>
> –> Điều này giải thích tại sao: “Kiến thức thì giá trị như vàng”.
……………………………………………..

À ra thế….

Hôm nay đọc bài này mới rõ tại sao thành quả “trăm năm trồng ngừơi” của CS lại sản sinh ra những con dân ăn nói thô tục, bẩn thỉu.
Hi vọng những thế hệ sau này mở mắt nhìn văn minh của thế giới bên ngòai sẽ thay đổi khá hơn?

dq
———————————————– Source: Washington Post-Ngừơi Việt Cali. ————————————————–
Huyện Pengshan, nơi có khoảng 340,000 dân, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, vừa đưa ra một danh sách “10 điều cấm” dựa trên 1,700 ý kiến đóng góp, cũng gồm những điều như: không mở cửa kính xe ném rác hay đổ nước trà xuống đường, không đậu xe bất hợp pháp, bắt người khác phải xách đồ cho mình, không mắng chửi hay chỉ tay vào kẻ khác.

Tờ báo địa phương Huaxin Metropolis Daily sau khi đăng tải danh sách này hôm Thứ Sáu đã nhanh chóng gặp phải sự chế giễu và chê bai trên mạng.

Một người viết trên trang Sina Weibo rằng, “Ðây là cách hành xử căn bản nhưng cán bộ không làm được. Tại sao những người thấp kém như vậy có thể trở thành kẻ phục vụ nhân dân?” Một người khác cho rằng “họ cần phải đi học lại bậc tiểu học.”

Nhưng ông Zhou Xiaozheng, một nhà xã hội học tại đại học Renmin University cho rằng cách hành xử đó phát xuất từ thời Cách Mạng Văn Hóa, khi đó người ta không thấy xấu hổ khi mở lời mắng chửi thô tục và hãnh diện vì mình là “người vô học,” do đấu tranh giai cấp quan trọng hơn là có văn hóa. “Chúng ta phải công nhận là một huyện nhỏ như vậy mà có can đảm đối diện với thực tế,” Giáo Sư Zhou nhận định về huyện Pengshan.

………………………..

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics