Kỷ Niệm Về Một Bài Thơ Của Du-Tử-Lê

Gọi là ( kỷ niệm ( , thật ra , đó chỉ là ý nghĩ của riêng tôi , trong đầu tôi , không phải là thứ kỷ niệm đi kèm theo một hình ảnh cụ thể nào , thí dụ như kỷ niệm của một dịp đến nghe bình thơ của thi sĩ DTL chẳng hạn , v…v…
Bài thơ đó tên là : ( Vỡ lòng cho một người con gái Mỹ ( , xuất hiện trên văn đàn Sài Gòn vào khoảng 1969 . Ai cũng biết thi sĩ DTL rất được yêu thích vì những bài thơ nói về tình yêu của ông . Nhưng , năm 1969 , khi được đọc bài thơ này , tôi có ngay một nhận xét khác : ngoài những bài thơ về tình yêu , thi sĩ DTL đã nói lên tâm tư của mình về một đất nước đang trong chiến tranh – dù chỉ là nội chiến giữa hai miền . Tôi nghĩ , lúc đó-1969- DTL đã phải có nhiều lúc suy tư về quê hương , đất nước của mình , rồi khi có dịp , thi…… sĩ đã bộc lộ ra. Nhưng trong tất cả những sách phân tích thơ của ông , không có tác giả nào lưu ý đặc biệt đến điểm này : Tình yêu quê hương nơi ông . Ngay cả sau năm đó , Du Tu Le có nhiều những bài thơ khác cũng nói lên tình yêu quê hương khi còn là một sĩ quan TLC ở Saì- Gòn , ( như bài : Linh hồn Việt Nam ; Nước mắt quê hương ; Khi người chết trẻ , v….v…. Sau này , sống kiếp tha hương nơi quê người (như bài thơ : ( Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển ( ; Đêm nhớ trăng Sài-Gòn ; v..v…)
Mãi đến năm 2007, nhà thơ -bác sĩ Nguyễn-Đức Tùng đã viết quyển sách -thuộc loại
Tuỳ bút/ Phê bình – nhan đề : ( Với Du Tử Lê , đời sống trở nên thơ mộng hơn ( .Ở đây , xin được mở một dấu ngoặc : nhà thơ Nguyễn-Đức Tùng đã trở thành Bác sĩ phân-tâm-học sau này . Cho tới khi viết xong tác phẩm này và xuất bản xong xuôi , bác sĩ Nguyễn-Đức-Tùng và Du-Tử-Lê vẫn chưa biết mặt nhau ( theo nghĩa mặt đối mặt ) ! Họ chỉ nói chuyện với nhau qua phone và qua mạng mà thôi .
Trong ( Với Du-Tử-Lê , đời sống trở nên thơ mộng hơn .) , tác giả Nguyễ-Đức-Tùng đã phân tích những bài thơ yêu quê hương , đất nước của thi sĩ DTL một cách đầy đủ trong một chương riêng đặc biệt , tên là :
Chương 6
Quê hương là người đó
Du Tử Lê là một người yêu nước

Trong chương này tôi đã gặp lại bài thơ << Vỡ lòng cho một người con gái Mỹ>> mà tôi đã đoc từ năm 1969 với ý nghĩ là tôi đã nhìn ra tình yêu quê hương, đất nước của DTL qua bài thơ này ngay từ lúc đó .
Bài thơ này gồm tát cả 5 đoạn , đây là một số câu của đoạn 1 ( đoạn mở đầu):
1-Không bao giờ đâu Donna,Donna
Dù anh có yêu em
hơn bất cứ một thứ gì có trên đất Mỹ
thì anh cũng vẫn trở về
anh vẫn phải trở về quê hương anh
cái dải đất nóng khô cong hình chữ S
cái dải đất không lớn bằng tiểu bang California của xứ sở em
( nơi anh đã sống những ngày đầu tiên và tập ăn,tập nói theo lối Mỹ )
cái dải đất rách nát nghèo đói vì chiến tranh
liên tiếp trên hai mươi lăm năm
dù anh không thể quên được em
trong đêm nhạc của Ngày Hội mùa thu
ngày kỷ niệm 50 năm tiến bộ của các trại chủ miền Indiana
và nhất là anh không thể nào quên được
lúc Hội thu bế mâc
em đã cùng Jana
ôm đàn chạy ra kiếm anh và một thanh niên Việt Nam khác …..
……………….
………………
……………..

anh đã đứng lên đẩy kính xe thò hẳn đầu ra ngoài
cùng em nói chuyện
và người bạn của anh đã phải gào lên
( tôi từ Việt Nam tới (
để trả lời cho một câu hỏi của Jana , bạn em .
ôi Donna , Donna
phải là người Việt Nam
em mới hiểu được nỗi xúc động rưng rưng của anh
khi nghe thấy tên gọi quê hương mình
dạt lùa trong một khoảng không gian đẫm mù sương muối
át cả trăm ngàn tiếng động cơ máy nổ chung quanh …
( hết đoạn 1 )
Trong bốn đoạn sau , DTL bao giờ cũng bắt đầu bằng những câu :
không bao giờ đâu Donna, Donna
dù anh có yêu em
hơn bất cứ một thứ gì có trên đất Mỹ
thì anh cũng vẫn trở về
…………..
………………
………………
3- Một só câu trong đoạn ba :
…………
………….
thì anh vẫn trở về quê hương
nơi mẹ già anh đã một đời ăn cơm chan bằng nước mắt
nơi anh em, nơi chú bác , cô dì, gần xa ruột thịt
đã và còn đang từng giờ gục ngã
chiến đấu cho sự trường tồn
và lý tưởng tự do của giòng giống
mặc dù ngay khi anh vừa bước chân
xuống phi trường Sai-Gòn ,
anh có thể chết tan thây
vì một miếng plastic
một trái mìn nổ chậm
hay một quả đạn từ xa
của người anh em bên kia bắn tới
………..
………..
…………….
5- Một số câu trong đoạn năm :
…………
thì anh cũng vẫn trở về
quê hương anh ruộng cằn đất cỗi
người chưa lớn đã già
trẻ chưa cao đã cọc
………….
….
anh sẽ mãi ngóng trông
một ngày nào em đặt chân lên quê hương anh nhỏ bé
anh hy vọng ngày đó
những hố bom , hố mìn
đã được lấp bằng
cho rất nhiều hoa nở
để mỗi bước chạn đi
em sẽ thấy xứ sở anh có phần còn đẹp hơn nước Mỹ
để em sẽ nhận ra
không ở đâu có thể có được
một giống dân hiền lành nhưng quả cảm
một giống dân cần cù nhẫn nâi
và dễ mến như dân tộc anh
và biết chừng đâu khi ấy
em sẽ chẳng chọn quê hương anh
như một tổ quốc thứ hai
khởi đầu cho một cuộc định cư vĩnh viễn
ôi Donna , Donna Ostermeyer
hoài hoài sương mù trong anh một đêm mùa thu tay vẫy
một đêm ngời giọng hát vỡ trên cao
ôi Donna,Donna Ostermeyer
em có hiểu chút gì
những điều anh mới nói ?
Du Tử Lê
(Indiana , tháng 9-69 )

Cảm động biết bao nhiêu , hào hùng biết bao nhiêu , quê hương tôi qua những vần thơ của Du-Tử-Lê như thế ! Ngày nay đọc lại bài thơ này , niềm xúc động vẫn tràn ngập tâm hồn tôi như khi tôi đọc được lần đầu tiên 1969 .
Tôi xin mượn câu nói sau đây của tác giả Nguyễn-Đức-Tùng để kết luận bài viết này , hôm nay :
( Nói đến Du-Tử-Lê , người ta thường nhắc đến thơ tình . Điều đó cũng đúng , nhưng không đủ . ( ….
Quận Cam,mùa thu 2009

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics