1.Biểu tình HK:Bắc Kinh đã thắng?2.Mặc cảm trắng-bi thảm đen(NV)3.Từ Gold Dollar chuyển sang OIL Dollar để cai quản toàn cầu&MORE

Biểu tình Hong Kong: Bắc Kinh đã thắng?
Nguồn:BBC-Carrie Gracie Biên tập viên Trung Quốc

Bac Kinh 1.jpg1

Hình nộm ông Tập Cận Bình cầm cây dù vàng ở khu Admiralty

Một số người cho rằng ông Tập Cận Bình đã thắng lợi ở Hong Kong. Tôi không cho là ông ta nghĩ vậy.

Trong lúc nhìn ngắm dòng xe cộ lưu thông trở lại ở trung tâm khu vực Admiralty hôm nay, ông chắc chắn thở phào nhẹ nhõm là mình đã không thua. Nhưng ông ta đang giao tranh với cuộc chơi nhiều cấp độ với nhiều đối thủ. Ông vừa mới chỉ vượt qua được một cấp.

Nói như thế cũng không có nghĩa là ông đã kém phần khéo léo.

Bằng cách để các cuộc biểu tình tự giải tán trong bối cảnh có phân hóa nội bộ cộng với nỗi mệt mỏi lan rộng của dân chúng Hong Kong, ông đã tắt bình oxy của phong trào dù vàng và chứng tỏ cách đối phó của Bắc Kinh với thách thức của công dân không chỉ có xe tăng và dùi cui.

Hơn nữa, ông không nhượng bộ. Bài học về việc Bắc Kinh không hạ mình trước các áp lực được chứng tỏ không chỉ với Hong Kong mà cho cả thế giới.

Nhưng chiến thắng thực sự duy nhất mà Bắc Kinh có thể tự nhận trong toàn bộ vụ việc này không phải là Hong Kong mà là ở đại lục, nơi chỉ có một số ít người dám lên tiếng ủng hộ dân chủ Hong Kong, cũng chẳng khuấy động được gì.

Bac Kinh 2.jpg1
Trung tâm Hong Kong lưu thông trở lại

Đây là chiến thắng quan trọng đối với bộ máy tuyên truyền, đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh người biểu tình là tập hợp của đám trẻ ranh được nuông chiều, chỉ một mực làm theo sở thích của mình dù làm ảnh hưởng tới lợi ích chung và những kẻ thù của chế độ liên kết với lực lượng bên ngoài.

“Bất kỳ ai quan tâm tới Hong Kong và người dân Hong Kong phải nói ‘Không’ đối với những kẻ vì mục tiêu cá nhân mà cướp đi mong muốn chung của người dân,” tờ báo hàng đầu của Đảng Cộng sản, Nhân dân Nhật báo viết.

Các nhà hoạt động dân chủ ở khắp nơi nhận thấy cảm hứng từ những người biểu tình Hong Kong trẻ tuổi không vọng tới được những người đồng chí hướng ở đại lục.

Mặc dù được hưởng nhiều lợi ích từ toàn cầu hóa và mặc dù có mối quan hệ rộng lớn hơn với phương Tây qua giáo dục đại học và du lịch nước ngoài, rất nhiều thanh niên Trung Quốc vẫn nghi ngờ các thông điệp lý tưởng chính trị.

Từ khi còn nhỏ, họ đã được học những câu chuyện lịch sử chỉ toàn kể về việc nỗi nhục của Trung Quốc dưới bàn tay ngoại bang.

Ngày nay rất nhiều người phản ánh sự nghi ngờ của những người xuống đường biểu tình, rối loạn xã hội và tư tưởng ngoại lai được rao giảng bởi những người có mưu đồ chia rẽ và lật đổ Trung Quốc.

Theo binh pháp gia nổi tiếng nhất của Trung Quốc, Tôn Tử (viết sách từ cách đây hai ngàn năm rưỡi), thắng lợi tốt nhất là thắng mà không cần phải đánh.

Chứng kiến hoa lục vẫn ổn định trong suốt hai tháng rưỡi biểu tình trên đường phố Hong Kong chính là thắng lợi kiểu này.

Nhưng khiêu khích hàng ngàn công dân đổ ra đường phố, cũng theo thước đo này, thì lại không vẻ vang chút nào. Chính Bắc Kinh đã tạo ra phong trào dù vàng.

Với Sách Trắng được đưa ra hồi tháng Sáu và kế hoạch bầu cử vào tháng Tám, Trung Quốc tỏ rõ rằng họ không chỉ đưa ra thế chính trị hẹp hơn ở Hong Kong mà còn muốn kiểm soát tất cả quân tướng của họ.

Công dân Hong Kong vốn đã bất bình trước qui mô du lịch và nhập cư ngày càng lớn và người trẻ thì bị gạt sang bên do một danh sách dài những khó khăn và chán nản, trong đó có giá bất động sản cao không tưởng.

Với đám đông đã sẵn nóng giận này, thông báo của Bắc Kinh châm ngòi làm bùng lên ngọn lửa.

Tôn tử có lẽ sẽ gọi vụ việc này là tự mình làm tổn thương mình. Việc chỉ định các ứng viên tranh cử nhằm tránh bị lãnh đạo tương lai của Hong Kong thách thức. Nhưng thay vào đó họ lại khơi dậy thách thức từ ít nhất 100.000 công dân.

Bac kinh 3.jpg1
Thông điệp người biểu tình để lại trên phố: Chúng tôi sẽ trở lại

Trong vở kịch chính trị, đối với một chính quyền vẫn muốn củng cố ấn tượng rằng vai của họ không chỉ biểu diễn mà còn cả viết kịch bản, mà trong đó Hong Kong là loại diễn viên rất khó chịu bỗng nhiên nổi dậy, không nghe lời.

Kể từ khi cú thử nghiệm lý tưởng Chủ tịch Mao vốn gây ra cái chết của hàng triệu người vào những năm 50, 60, các lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn khẳng định rằng họ tin vào tinh thần “thật sự cầu thị”, chân thành mong muốn tìm ra sự thật.

Sự thật liên quan đến Phong trào Dù vàng là thế hệ trẻ ở Hong Kong ngày càng chính trị hóa và tách biệt khỏi Trung Quốc.

Với những yêu cầu về quyền dân chủ, các thành viên của phong trào đã tự tạo thương hiệu của mình thành “không phải Trung Quốc”.

Điều tương tự cũng xảy ra ở Đài Loan.

Bac Kinh 4.jpg1
Các lãnh đạo sinh viên trong một cuộc họp báo tuyên bố ngừng tuyệt thực

Mặc cho mọi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm lôi kéo hợp nhất, thông điệp từ cuộc bầu cử gần đây cũng như Phong trào hoa Hướng dương cho thấy dân chúng Đài Loan và đặc biệt là những người trẻ, đang đi theo hướng ngược lại.

Thay vì dễ dàng bị đồng hóa với một Trung Quốc ngày càng giàu mạnh, Hong Kong và Đài Loan lại ngày càng thách thức hơn. Và thêm vào danh sách những điều phiền toái là dân chúng ở vùng này không thể đáng tin được bằng những người Trung Quốc yêu nước thực sự, đó là còn chưa tính đến Tân Cương.

Thế nên trong lúc Tập Cận Bình đang thực hiện Giấc mơ Trung Hoa của mình và thúc giục thanh niên Trung Quốc đoàn kết, có lẽ giờ ông đã nhận ra rằng thông điệp này rất khó đến được tai những người mà ông ta muốn họ cần phải nghe.

Hong Kong đã chứng kiến cả một thế hệ trẻ cống hiến năng lượng, đam mê và hy sinh cho một giấc mơ đầy cạnh tranh. Đây chính là những người mà ông ta cần bên mình. Tập Cận Bình có thể đã không để mất Hong Kong, nhưng ông ta vẫn cần phải làm nhiều, nhiều nữa, nếu muốn giành chiến thắng.

Trong suốt nhiều tuần ở khu cắm trại của những người thuộc phong trào dù vàng, một tấm bìa to bằng người thật mang hình ông Tập Cận Bình giơ cao chiếc ô vàng. Thật tiếc là ông ta đã không tới xem.

Hãy hy vọng rằng có ai đó đã báo cáo với ông những gì thực sự đã diễn ra trên đường phố Hong Kong.

………………………………………………..

Mặc cảm trắng – bi thảm đen
Nguồn:nguoiviet.com-Monday, December 08, 2014 (Hình: biểu tình tại Ferguson,NN sưu tầm)

Khi nào ca khúc “White Chrismas” sẽ là biểu tượng kỳ thị da đen?

 bieu tinh tai Ferguson

——————————————————————————————–

Nguyễn-Xuân Nghĩa

Người ta có thể hoài nghi tương lai Hoa Kỳ, chỉ vì – ngẫu nhiên sao – tuần qua dư luận Mỹ gặp toàn tin xấu.

Gần như cùng ngày, khi nhiều đường phố tại Hoa Kỳ bị một số dân biểu tình đập phá và hôi của thì một định chế tài chánh là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF công bố ước tính cập nhật về sức sản xuất của kinh tế Trung Quốc: vừa vượt Mỹ để đứng đầu thế giới. Trong khi đó, cái đồng hồ quái ác kia vẫn tích tắc từng trăm triệu bạc: số công trái của Mỹ vừa lên tới 18 ngàn tỷ đô la! Từ rất xa, tổng thống Nga quên hẳn những than van trong bài diễn văn về tình hình liên bang ông đọc trước lưỡng viện Quốc Hội hôm Thứ Năm mùng 4 mà nhấn mạnh đến vụ khủng hoảng tại Ferguson như một biểu tượng về nạn kỳ thị đầy bất công của xã hội Mỹ…

Chúng ta hãy cùng nhìn vào cái nạn đó.

***

Cách nhau chín ngày, ngày 24 tháng 11 rồi mùng 3 tháng 12, đại bồi thẩm đoàn ở hai nơi có một phán quyết tương tự: không truy tố viên cảnh sát da trắng đã gây ra cái chết cho hai người da đen.

Việc viên cảnh sát Darren Wilson được miễn tố sau khi bắn chết một thiếu niên da đen là Michael Brown tại trị trấn Ferguson của tiểu bang Missouri vào tháng 8 vừa gây chấn động trong xã hội Mỹ, với hàng trăm cuộc biểu tình và cả chục vụ đốt phá, thì lại có phán quyết của đại bồi thẩm đoàn tại thành phố New York. Viên cảnh sát Daniel Pantaleo được miễn tố dù đã cùng nhiều cảnh sát khác vật ngã và bóp cổ một thanh niên da đen là Eric Garner khiến anh ta chết vì nghẹt thở vào tháng 7.

Về pháp lý, hai vụ có nhiều khác biệt – chi tiết khảo sát của đại bồi thẩm đoàn trong vụ Garner chưa được công bố – nhưng ấn tượng chung của nhiều người là 1) nhân viên công lực có thói bạo hành, 2) tập trung vào cộng đồng da đen, 3) cho nên nạn kỳ thị da đen của nước Mỹ vẫn còn phổ biến. Ðấy là ấn tượng.

Sự thật thì quả nhiên dân da đen là nạn nhân trong xã hội Mỹ. Còn lại, họ là nạn nhân của ai thì đấy là vấn đề chính trị.

Theo cơ quan FBI, nạn giết người là lý do chính làm thanh niên da đen bị thiệt mạng, với tỷ số cao gấp 10 thanh niên da trắng. Dù chỉ chiếm 13% dân số toàn quốc, người da đen lại gây ra đa số các vụ sát nhân trong xã hội. Nhưng thủ phạm của hơn 90% những vụ giết người da đen cũng lại là người da đen.

Cảnh sát có tội khi họ không ngăn được nạn bạo hành bên trong cộng đồng da đen, nơi tội các xảy ra gấp bội, từ bẩy lần tới cả chục lần nếu so với dân da trắng. Nhưng nếu họ tích cực thi hành công vụ – và lãnh rủi ro rất lớn về mọi mặt, kể cả bị hạ sát – thì lại đạt một kết quả đáng dị nghị không kém: đa số những kẻ phạm pháp trong tù lại là người da đen. Phải chăng, dân da đen bị trù dập khi được nhân viên công lực chiếu cố?

“Trù dập” hay “chiếu cố” lại có định nghĩa chính trị hơn là pháp lý.

Trong vụ Eric Garner bị siết cổ chỉ vì bán thuốc lá lậu thuế, viên cảnh sát chỉ huy việc bắt giữ là sĩ quan da đen, một nữ cảnh sát, và Garner có thể mắc bệnh suyễn. Nhưng chẳng khác gì vụ nhiếp ảnh gia Eddie Adams chụp hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan hành quyết một tay đặc công Việt Cộng trong vụ Mậu Thân 68, hình ảnh thu vào ống kính trong một khoảnh khắc đã thành “sự thật muôn đời.”
Lại một người da đen bị thiệt mạng vì cảnh sát da trắng. Truyền thông và chính giới Mỹ góp phần dựng lại cái chân lý méo mó đó.

Xã hội Hoa Kỳ quả thật là có thảm kịch của người da đen. Nó xuất phát từ chế độ buôn bán nô lệ Phi Châu rất phổ biến ngày xưa. Nhưng chế độ ấy đã chấm dứt từ lâu dù nhiều lãnh tụ da đen, kể cả Dân Biểu Charlie Rangel của đảng Dân Chủ tại Harlem, vẫn cứ phủ nhận.

Chính là một tổng thống Cộng Hòa, Abraham Lincoln, đã đưa nước Mỹ vào cuộc Nội chiến và sau cùng chiến thắng để kết thúc trang sử đen tối này. Ngay giữa Nội chiến 1861-1864, Lincoln đã ra bản Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ. Sau khi Nội chiến chấm dứt, Quốc Hội trong tay Cộng Hòa đã biểu quyết Tu chính án 13 của Hiến Pháp vào đầu năm 1865 để bãi bỏ chế độ nô lệ. Trăm năm sau, cũng lại phe Cộng Hòa, với tỷ lệ cao hơn Dân Chủ, đã ủng hộ Ðạo Luật Dân Quyền năm 1964 và Ðạo Luật Ðầu Phiếu năm 1965 để loại bỏ nạn kỳ thị vì lý do sắc tộc.

Ðấy là loại sự thật lịch sử đã bị truyền thông và chính giới lãng quên khi người ta cứ kết luận rằng đảng Cộng Hòa là của dân da trắng, có tinh thần kỳ thị chủng tộc, nhưng may là có đảng Dân Chủ của dân nghèo đã tích cực bảo vệ người da màu.

Trong vụ khủng hoảng về chủng tộc đang xảy ra, giữa nhiều vụ khủng hoảng khác, hai lãnh tụ da đen là Tổng Thống Barack Obama và tổng trưởng Tư Pháp (đã từ chức mà chưa mãn nhiệm) là Eric Holder tiếp tục khai thác sự thật méo mó đó. Chung quanh là nhiều nhân vật đấu tranh cho dân quyền của da đen, như các mục sư Al Sharpton, Jessie Jackson hay giáo sĩ Hồi Giáo Louis Farrakhan, đều tham gia trò chơi đổ dầu vào lửa mỗi khi có thảm kịch cho người da đen.

***

Sự thật thì nạn nhân lẫn thủ phạm của tội ác và các vụ bạo hành trong cộng đồng da đen là người da đen. Nguyên nhân có thể là kinh tế (lợi tức quá thấp so với trung bình), xã hội (cách sinh sống và đẻ con, với tỷ lệ rất cao của các bà mẹ độc thân ở tuổi vị thành niên), hay văn hóa (nhiều người quy tội cho ai khác, hoặc tin rằng nhà nước phải chu cấp nhu cầu chính đáng của họ). Ðây là bài toán nghiêm trọng của nước Mỹ và cần một nỗ lực toàn quốc để tìm ra giải pháp cho lâu dài.

Lý do là nếu bạo động cứ xảy ra trong khu vực sinh hoạt của người da đen thì tình hình kinh tế sa sút sẽ kéo dài thảm kịch. Chỉ một thiểu số may mắn ra rút chân khỏi vùng giao tranh mà tìm một cuộc sống khác ở nơi khác, chứ đa số vẫn là nạn nhân trong cõi lầm than triền miên. Việc trợ giúp người da đen là quyết định chính đáng, nhưng người ta cần cân nhắc nhiều khía cạnh khác nhau để tránh loại hậu quả bất lường là làm thui chột ý chí phấn đấu và gây phản ứng ỷ lại.

Không thiếu gì người da đen đã thật sự phấn đấu, và nói ra chân lý này. Nhưng họ khó vượt qua hiện tượng gọi là “mặc cảm da trắng” – chữ của Tổng Thống Dân Chủ Bill Clinton. Nhiều người da trắng thiên tả, tự xưng là cấp tiến hay tiến bộ, coi nạn ngược đãi dân da đen là một loại tội tổ tông của nước Mỹ, đến độ họ trở thành thiên lệch trong cách giải quyết.

Nhiều người khác còn tệ hơn vì tìm lợi thế chính trị khi khai thác vấn đề sắc tộc trắng đen. Thí dụ như để kiếm phiếu của thiểu số da đen. Hậu quả vẫn là củng cố những ghettto da đen trong xã hội Mỹ.

Tổng Thống Obama lỡ dịp làm nên lịch sử vì chẳng nêu vấn đề một cách khách quan và đề nghị một kế hoạch giải quyết cho toàn dân và hai đảng. Ông cũng là một nạn nhân của vụ Ferguson. Với đà này, sẽ có ngày ca khúc “White Christmas” bị kết án là đề cao da trắng và kỳ thị da đen!

Chuyện chỉ xảy ra tại nước Mỹ

Trong vụ bầu cử tháng trước, Thị Trưởng Don Cravins của thành phố Opelousas tại tiểu bang Louisiana đã có lời khuyên lịch sử: “Hãy đi bầu sớm. Và ngày mai bầu nữa.” Luật Lousiana cho đi bầu sớm, Thị Trưởng Cravins của đảng Dân Chủ còn chu đáo hơn mà kêu gọi cử tri đi bầu thêm – mà khỏi sợ vi phạm luật bầu cử. Chỉ vì cùng lời khuyên đó hôm mùng 3 tháng 11, ông cho cử tri biết là mai này ta sẽ bầu ông Earl Taylor làm biện lý thì ông ta chẳng truy tố ai đâu! Con trai của viên thị trưởng tài ba này là đổng lý văn phòng của Nghị Sĩ Dân Chủ Mary Landrieu. Dù có kẻ khôn ngoan hốt phiếu như vậy, bà Landrieu vẫn đại bại, thua 12 điểm, trong cuộc bầu cử chung quyết vào Thứ Bảy vừa qua. Chuyện chỉ xảy ra tại nước Mỹ là lề thói bầu cử gian lận này đã được phanh phui. Và cái đề nghị việc xét thẻ căn cước của cử tri trước khi vào phòng phiếu không là một ý tưởng mang tính chất kỳ thị thiểu số.

………………………………………………………………….

FW: Từ GOLD DOLLAR chuyển sang OIL DOLLAR để cai quản toàn cầu…
Xin chuyển

DQNX Nghĩa-Gold Dolla-Oil Dolla-Furguson-Bi thảm trắng đen-
Subject: Fwd :
Từ GOLD DOLLAR chuyển sang OIL DOLLAR ĐỂ CAI QUẢN TOÀN CẦU
Bs. Hồ Hai

de cai quan 1

Tôi đã từng viết về vấn đề vàng đô để tiên lượng kinh tế toàn cầu nói chung, và kinh tế của từng quốc gia, và gia đình nhỏ. Trong những bài viết đó, tôi đã từng nhắc đến đề tài này. Hôm nay, tôi xin hệ thống lại để thấy Hoa Kỳ quản lý toàn cầu như thế nào?
Dù thế giới có thay đổi thế nào đi nữa, thì 100 năm tới Hoa Kỳ vẫn là cường quốc số 1 về khoa học kỹ thuật, giáo dục. Từ đó, nền tảng lý thuyết kinh tài cũng từ đất nước này đẻ ra, nhờ vào họ biết thúc đẩy tất cả tiềm năng trí tuệ của con người. Và nước Mỹ vẫn sẽ lèo lái kinh tế toàn cầu, xoay chuyển chính trị toàn cầu, và là quốc gia cầm lái vĩ đại.
Tháng Mười Hai năm 1944, hơn 70 quốc gia họp nhau ở thành phố Bretton Woods thuộc bang New Hamshire Hoa Kỳ để quyết định chuyển trung tâm quyền lực kinh tài từ Luân Đôn sang Nữu Ước, và đồng dollar Mỹ là thống soái thay vì Bảng Anh.
Cần nhắc lại, bang New Hamshire là bang đẻ ra những sáng kiến to lớn cho Hoa Kỳ và cho thế giới nói chung. Một trong những sáng kiến vĩ đại nhất mọi thời đại về giáo dục do các giáo sư đại học của bang này đưa ra. Đó là, trả quyền tự trị về cho các đại học, đi đôi với đại học phải đi đầu trong nghiên cứu phục vụ cho nhân sinh. Để sáng kiến này được các nhà thờ và chính quyền Hoa Kỳ vào thế kỷ XIX đồng ý, thì đã có nhiều giáo sư, sinh viên phải chết hoặc đi tù.
Cũng tại New Hamshire này, hệ thống Bretton Woods ra đời. Nó buộc các đồng tiền mạnh gắn chặt vào vàng. Tỷ lệ 35 dollar Mỹ ăn 1 ounce vàng. Sau đó, các đồng tiền khác đi theo dollar Mỹ. Ví dụ 1 dollar Mỹ ăn 2 Đức Mã, bằng 0.75 Bảng Anh, và bằng 80 Yên Nhật, etc – gold dollar.
Lý do phải chuyển đổi quyền lực từ Anh sang Mỹ, vì lúc đó, Hoa Kỳ chiếm lĩnh hơn 50% thị trường xuất khẩu toàn cầu. Nước Mỹ tiêu dùng hơn 50% toàn cầu cộng lại. Hoa Kỳ đã lập ra những hệ thống phòng thủ như NATO và hiệp ước an ninh với Nhật Hàn để chống lại cộng sản. Hoa Kỳ bảo kê an ninh quốc phòng, các quốc gia đi theo Hoa Kỳ chỉ cần làm ăn và đóng phí cho những cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ thấy cần thiết, để bảo vệ các quốc gia cùng phe nhóm với Hoa Kỳ.
Nhưng từ năm 1944 đến 1970, các quốc gia dưới quyền như Đức và Nhật phục hồi nhanh chóng. Họ chiếm lại thị phần xuất khẩu thế giới, cũng như khả năng tiêu dùng của họ cũng tăng cao chiếm khoảng 25% toàn cầu. Họ yêu sách, phải bỏ hệ thống Bretton Woods để họ tự do làm giá đồng tiền của nước họ, nhằm phụ vụ cho việc xuất khẩu dễ dàng hơn, bằng cách hạ giá đồng bạc nội địa của mình. Trong 25 năm kinh tế toàn cầu bình yên nhờ hệ thống Bretton Woods, nay sóng gió bắt đầu, khi tổng thống Nixon đồng ý yêu cầu của Đức và Nhật. Ông quyết định hủy bỏ hệ thống neo giá đồng tiền vào vàng, thả nổi đồng tiền toàn cầu, và trả 24.000 tấn vàng của các quốc gia ký quỹ vào kho vàng Nữu Ước để được phép in tiền khi cần tiêu xài cho quốc gia, mà hệ thống Bretton Woods quy định.
Bắt đầu năm 1971, Hoa Kỳ chuyển sự neo đậu giá đồng tiền vào vàng sang năng lượng – dầu hỏa: oil dollar – cũng là lúc Hoa Kỳ dùng đồng dollar neo vào dầu hỏa để cai quản toàn cầu. Vì thế giới công nghiệp cần năng lượng. Cho đến nay năng lượng từ dầu hỏa vẫn là nguồn chính mà toàn cầu sử dụng.
Suốt từ 1971 đến 1978, giá dầu quanh quẩn 20 dollar/thùng. Nhưng khi phong trào cộng sản thế giới lan rộng đến các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông – giếng dầu thế giới – thì Iran tách ra sự che chở của Hoa Kỳ. Sự kiện 52 con tin ngoại giao năm 1978 do Iran bắt giữ, đã làm giá dầu tăng gấp 3 lần. Giá vàng vì thế cũng tăng cao nhất trong lịch sử từ 35 dollar/ounce lên đến 850 dollar/ounce!
Khi 52 con tin được giải thoát, tình hình giá dầu trở lại quanh quẩn 25 dollar/thùng, và giá vàng trở về khoảng 100 dollar/ounce. Nhưng sau khi sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nó đã để lại nhiều thiệt hại cho Hoa Kỳ vì những cuộc chạy đua vũ trang trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ múa gậy vườn hoang suốt gần 20 năm từ 1990 đến 2008. Làm anh cả ôm đòm, nợ công Hoa Kỳ tăng quá mức. Bong bóng đầu tư bảo hòa và vỡ tung. Một cuộc đại khủng hoảng toàn cầu lớn nhất kể từ 1933 bắt đầu từ Hoa Kỳ.
Trong đại khủng hoảng đó, một số cuộc chiến ở Bắc Phi Trung Đông nổ ra, làm nghẽn mạch chuyển dầu đi tới toàn cầu, giá dầu tăng ngất ngưỡng, có lúc cao nhất lên đến 140 dollar/thùng vào tháng Chín năm 2008. Giá vàng lập kỷ lục mới với 1900 dollar/ounce. Và sau 6 năm lên nắm quyền, đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ đã chỉ lo khôi phục kinh tế Hoa Kỳ, điều chỉnh sự tham chiến trân toàn cầu. Giờ kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng từ < 1% lên 4.5%/năm. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ quay về con số lý tưởng < 5%.
Ngay tức thì khi Hoa Kỳ ổn định kinh tế, câu chuyện Nga xâm lược Ukraina xuất hiện. Một lệnh cấm vận kinh tế với Nga. Trong khi đó, Hoa Kỳ thành công việc nghiên cứu và sản xuất vắt đá thành dầu, và đến năm 2015 sẽ là quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng dầu nhiều nhất thế giới, khoảng hơn 20% toàn cầu, trong một quốc gia chỉ có 5% dân số so với toàn cầu.
Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, tổ chức các quốc gia sản xuất dầu đã tăng đầu tư và xây dựng nhà máy lọc dầu, khai thác thêm nhiều mỏ dầu mới. Nay, Hoa Kỳ độc lập năng lượng, không còn lệ thuộc nhập khẩu dầu. Nguồn cung dầu tăng, trong khi nhu cầu nhập khẩu của quốc gia sử dụng dầu nhiều nhất thế giới không còn nữa. Huyết mạch chuyển giao dầu thông thoáng. OPEC vẫn cứ sản xuất đều đều không giảm. Vậy là giá dầu giảm. Giá dầu giảm, thì giá vàng cũng giảm theo.
Nước Nga mạnh lên trong 10 năm nhờ khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ, vì chỉ biết bán tài nguyên dầu hỏa, khí gas để ăn. Nước Nga mạnh lên thì Hoa Kỳ và Trung Cộng cũng khốn khổ vì giá dầu tăng, vì họ là những quốc gia đứng thứ nhất và thứ hai sử dụng dầu nhiều nhất thế giới. Ông Putin đã gặp thời khi lên nắm quyền ngay lúc giá dầu tăng, thực ra ông không có tài năng gì, ngoài tư tưởng và hành động độc tài được nuôi dưỡng từ thời cộng sản Liên Xô.
Nay giá dầu xuống. Nước Nga khốn đốn. Ông Putin quen là lãnh đạo ăn bám của để dành của tổ tiên. Nay không có sáng kiến gì để vực nước Nga, vì hơn 200 ngàn tài năng khoa học Nga đã bị chảy chất xám sang phương Tây và Hoa Kỳ trong 12 năm cầm quyền của ông. Quanh ông không còn ai biến nước Nga trở thành một quốc gia hùng mạnh nhờ vào trí tuệ, mà chỉ là những kẻ ăn bám như ông.
Oil dollar đã làm mưa, làm gió suốt 10 năm qua. Giờ đã đến lúc mưa tạnh, gió hòa. Cũng là lúc Hoa Kỳ hùng mạnh trở lại. Cũng là lúc Trung Cộng chật vật với bong bóng đầu tư. Cũng là lúc mà nếu ông Putin muốn trợ giá đồng Rub của mình thì, 400 tỷ dollar dự trữ từ bán dầu và khí gas của nước Nga chỉ có thể dùng trong 60 ngày!
Dầu giảm còn $64.40/thùng nó làm giá vàng sáng nay hạ thẳng đứng 1 phát chỉ trong 1 phút đồng hồ tới $39.10/ounce, chỉ còn $1151.60/ounce. Mốc $1.000/ounce đang chờ trong 1 tháng cuối năm 2014.

Oil dollar bình yên thì ông Putin thả nổi đồng Rub Nga từ 35 Rub ăn 1 dollar lên đến 50 Rub ăn 1 dollar. Thả nổi đồng Rub Nga thì của cải để dành của dân Nga từ tiền thành giấy lộn. Thả nổi đồng Rub tức có nghĩa là ông Putin thả nổi luôn sự nghiệp chính trị của mình.

de cai quan 3.jpg1
Bà mẹ Nga về hưu phải ngồi bán vĩa hè từng củ tỏi, lọ tương ớt kiếm sống vào mùa đông giá lạnh. Hình của Dương Trương gửi về từ Nga.

Oil dollar bình yên đồng nghĩa với Hoa Kỳ vững mạnh, và thế giới đối nghịch đang chật vật với cơm áo gạo tiền. Một bài toán rất đơn giản nhưng rất công phu để làm thế nào để trở thành kẻ thống trị toàn cầu. Hay nói cách khác, chính trị và kinh tế là một nghệ thuật của sự có thể.
__._,_.___

……………………………………………………………………….

Chống Tàu: Được Lòng Dân
Nguồn:vietbao.com-06/12/2014 (Hình dân chúng biểu tình chống xâm lược TQ tại SG-NN sưu tầm)

Vi Anh

bieu tinh chong TQ tai SG.jpg1

Người dân biểu tình phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan trên vùng biển đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam. Ảnh chụp hôm 11/5/2014 tại TPHCM.

AFP photo

Có thể nói trong lịch sử chính trực của VN hầu hết những anh hùng dân tộc Việt được người dân Việt tôn kính là những người chống quân xâm lăng. Quân xâm lăng nhiều lần, lâu dài nhứt là quân giặc Tàu.

Đời đời người dân Việt nhớ ơn những người Việt khởi nghĩa chống quân Tàu, tạo thành những thời kỳ độc lập, tự chủ Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê đã cùng đồng bào đem núi xương, sông máu ra đánh đuổi quân Tàu xâm lăng, đô hộ quốc gia dân tộc cả ngàn năm. Lịch sử thế giới cho thấy chưa có một quốc gia dân tộc nào ở Đông Nam Á kiên cường, bất khuất, chống quân Tàu như dân tộc VN.

Trong hiện kim thời đại, quốc gia dân tộc VN bị nằm trong gọng kềm CS, với chủ nghĩa CS chủ trương vô tổ quốc, đồng hoá tổ quốc VN là “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, quốc gia VN vô “định phận”. CS Tàu và CS Việt thông đồng nhau cấu kết nói bờ cõi giang sơn gấm vóc VN “núi liên núi sông liền sông với Trung Quốc”; hai Đảng Nhà Nước CS TQ và CS VN là “đồng chí” đồng minh với “16 chữ vàng, 4 cái tốt”.

Thế nhưng trong cơn quốc biến, TC xâm lấn biển đảo của VN, tinh thần độc lập, tự chủ, bất khuất và ý chí bảo vệ bờ cõi, chủ quyền quốc gia đã chia rẽ dân chúng với nhà cầm quyền CSVN, đã phân hoá Đảng và Nhà Nước trong chế độ CSVN. Đảng viên, cán bộ trong Đảng Nhà Nước dù nằm trong một hệ thống cầm quyền nhưng ai chống quân Tàu là được lòng dân hơn, được uy tín trong guồng máy công quyền. Điều này có thể thấy rõ qua cuộc đánh giá của những “đại biểu nhân dân” trong Quốc Hội đảng cử dân bầu.

Tin thông tấn xã AFP của Pháp ngày 15/11/2014 đánh đi khắp thế giới cho biết qua cuộc biểu quyết đánh giá của Quốc Hội, Thủ tướng VNCS Nguyễn Tấn Dũng đã được tăng cường thêm sức mạnh khi nhận được số phiếu tín nhiệm khá cao của các đại biểu Quốc hội. Ông được 320 đại biểu trên tổng số 484 đại biểu cùa toàn Quốc Hội bỏ phiếu «tín nhiệm cao», chiếm tỉ lệ 64,39%. Chỉ có 68 đại biểu bỏ phiếu «tín nhiệm thấp» cho Thủ tướng. AFP nhận định, đây là một sự khởi sắc tương đối ngoạn mục so với năm ngoái, ông chỉ được số phiếu tín nhiệm rất thấp. Tín nhiệm của TT Dũng lên cao là nhờ mạnh mẽ lên tiếng đả kích Trung Quốc xâm phạm biển đảo của VN. Ông không ngừng đả kích thái độ gây hấn của Bắc Kinh tại Biển Đông, tranh thủ các diễn đàn khu vực trong đó có cả hội nghị ASEAN tại Miến Điện mới đây, để kêu gọi quốc tế có hành động mạnh mẽ hơn nhằm kềm hãm hành động xâm lăng của Trung Quốc tại các vùng biển bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.

AFP nhắc lại, hồi tháng Năm, TC đã tự tiện đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. TT Dũng đã bôn ba qua Miến Điện kêu gọi ASEAN, qua Phi kết họp với Tổng Thống Phi mạnh dạn lên tiếng chống TC. Ông còn cho cảnh sát biển tung ra gần 80 chiếc tàu ngăn chận đội hình của hàng trăm chiếc tàu bảo vệ giàn khoan của TC. Và trước phản ứng quyết liệt lần đầu của Nhà Nước VNCS và áp lực quốc tế nhứt là của Mỹ, TC rút giàn khoan này hồi tháng Bảy.

Người được số phiếu cao nhất là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 380 phiếu «tín nhiệm cao» (76,46%). Ô. Sang cũng là người ở bên phía Nhà Nước với chức vụ đại diện nghi thức nhiều hơn trị vì như Thủ Tướng. Ông Sang cũng là người phản đối TC nhiều lần ở trong cũng như khi ra ngoài nước. Ông thường nêu vấn đề Hoàng sa và Trường sa và Biển Đông khi nhơn danh Chủ Tich Nước đi hội nghị thượng đĩnh hay công du ngoại quốc, như khi gặp TT Obama hay Thủ Tướng Nhựt Abe.

Còn theo nhận định của Reuters, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này diễn ra một năm trước Đại hội Đảng, là dịp để chọn lựa ra những người lãnh đạo với tham vọng tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây. Theo những lời đồn đoán, thì đang có sự rạn nứt sâu sắc trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam, giữa phe bảo thủ và phe được cho là cải cách.

Cả hai Ông Sang, Chủ Tich Nước và Ô Dũng Thủ Tướng là hai người CS gốc Miền Nam. Trong thời chiến tranh hai Ông ăn học, sống trong nền kinh tế chánh trị tự do, dân chủ của VN Cộng Hoà. Trước 30/4/75 hai ông ở trong “bưng biền” Miền Nam, chưa hề đi A, tức đi tập kết ra Miền Bắc Việt CS.

Theo giới phân tích, việc đánh giá tín nhiệm của Quốc Hội Đảng cử Dân bầu đối với nhân viên Nhà Nước xuất phát từ âm mưu của phe nắm đảng quyền cầm đầu là Tổng bí Thư Nguyẽn phú Trọng gốc CS Bắc Việt muốn làm suy yếu thủ tướng Dũng, vì trên thực tế, ông được coi là người có nhiều thế lực nhất nước. Trong một đại hội đảng họp trước hạn kỳ, Bộ Chính trị của Đảng, cơ quan có quyền lực nhất Việt Nam, bao gồm 14 thành viên, đã yêu cầu phải có một biện pháp kỷ luật thủ tướng. Thế nhưng, ông Dũng vẫn thoát nạn vào giờ phút cuối, do có sự ủng hộ của đa số các ủy viên Trung ương Đảng. Trong số khoảng 200 trung ương ủy viên, nhiều bộ trưởng, tướng lãnh quân đội và công an, lãnh đạo các tỉnh do chính thủ tướng Dũng bổ nhiệm.

Một cựu quan chức cao cấp Việt Nam nói với AFP là sự kiện này giống như «một cuộc đảo chính của Ban Chấp hành Trung ương chống lại Bộ Chính trị», đây là sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam. «Giờ đây, tương quan lực lượng đã nghiêng về phía thủ tướng».

Nhà Nước VNCS được lòng dân trong nước là vì đã nỗ lực vận động khá thành công để Mỹ bán vũ khi sát thương cho VN, giúp VN tăng cường khả năng bảo vệ biển đảo. Còn về phía Liên Âu thì TT Nguyễn tấn Dũng đã vận động thành công Liên Âu tăng cường kinh tế và tương quan quốc phòng với VN. Còn ở Á châu, trong khi Dương khiết Trì tới Hà nội, thì Thủ Tướng Dũng sang Ấn độ, được Thủ Tướng Ấn độ hứa cho VN vay ưu đãi, lãi suất thấp 100 triệu Đô la để VN mua tàu tuần cận duyên của Ấn độ. Và trước đó VNCS cũng đã liên kết được với Nhựt, là một đệ tam siêu cường kinh tế, bị TC lấn chiếm biển đảo như VN. TC thừa biết những vận động ngoai giao gần như khắp thế giới này của Nhà Nước VN là để kềm chế tham vọng trên biển của người láng giềng khổng lồ có quá nhiều tham vọng đất đai, khống chế VN trong lịch sử cũng như trong hiện tại.

Chính Dương khiết Trì, Phó Thủ Tướng của TC hai lần hạ cố đích thân đến Việt Nam CS theo Tân Hoa Xã của TC cho biết để thảo luận về hợp tác song phương Việt-Trung. Chuyến đi này của nhân vật đặc trách ngoại giao hàng đầu của Đảng Nhà Nước TC nằm trong một chuỗi vận động ngoại giao của TC đối với VNCS. Mục đích của TC: hoà dịu với VNCS không để VN rơi vào vòng ảnh hương của Tây Phương tiêu biểu là Mỹ; gây trở ngại cho VN không quốc tế vấn đề Biển Đông, bất lợi cho chiến lược bành trướng của TC./.(Vi Anh)

…………………………………………………………………………..

Bộ Ngoại giao Mỹ : Đường chín đoạn ở Biển Đông phi lý và phi pháp
Nguồn:RFI-Trọng Nghĩa

Bo NG My.jpg1
Biển Đông vẫn căng thẳng do mưu đồ độc chiến Biển Đông của Trung Quốc.Reuters

Vào lúc tranh cãi Manila-Bắc Kinh về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông bùng lên gay gắt trở lại, Washington lần đầu tiên chính thức nhập cuộc. Một văn kiện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ, công bố ngày 05/12/2014 phân tích cặn kẽ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông trong bản đồ 9 đoạn và nêu bật các tính chất mơ hồ, phi lý và phi pháp của các đòi hỏi.

Trong bản nghiên cứu số 143 về các Ranh giới trên biển (Limits in the Seas) mang tựa đề : Trung Quốc Yêu sách trên biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) – China Maritime Claims in the South China Sea, Vụ Đại dương và các vấn đề Khoa học và Môi trường Quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tập trung phân tích « các đòi hỏi chủ quyền trên biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đặc biệt là yêu sách của “đường gián đoạn” bao quanh các hòn đảo và vùng nước tại Biển Đông ».

Ngay trong phần mở đầu, tài liệu dài 24 trang, kèm theo rất nhiều bản đồ dẫn chứng, đã nhắc lại sự kiện Bắc Kinh gởi công hàm cùng tấm bản đồ 9 đường gián đoạn đến Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2009 để khẳng định chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông, một sự khẳng định đã bị các nước Việt Nam, Indonesia và Philippines phản đối, cho rằng tấm bản đồ đó không có cơ sở pháp lý dựa theo luật biển Liên Hiệp Quốc.

Bản đồ rất mơ hồ

Điểm đáng chú ý được bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ghi nhận là vào năm 2011, Trung Quốc đã gởi thêm một công hàm khác đến Liên Hiệp Quốc, nhắc lại các yêu sách của họ đã được ghi trong công hàm năm 2009, và bổ sung thêm hàng chữ : « Chủ quyền của Trung Quốc, cùng với các quyền liên quan và quyền tài phán tại Biển Đông được chứng tỏ bằng vô số bằng chứng lịch sử và pháp lý ».

Vấn đề được Bộ Ngoại giao Mỹ nêu bật là : « Trung Quốc đã không làm rõ bằng luật lệ, tuyên cáo, hoặc văn kiện chính thức nào khác các cơ sở hay bản chất pháp lý của các yêu sách liên quan đến tấm bản đồ với đường gián đoạn ». Trong tình hình đó, nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra nhiều diễn giải khác nhau về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, để xem diễn giải nào phù hợp với luật pháp quốc tế về biển.

Bản báo cáo của Mỹ đã xem xét ba cách giải thích khác nhau về đường gián đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông : (1) Ranh giới xác định chủ quyền trên các hòn đảo, (2) Biên giới trên biển của một quốc gia – mà ở đây là Trung Quốc ; (3) Ranh giới xác định chủ quyền lịch sử.

Các đường gián đoạn lung tung và không nhất quán

Nhận định đầu tiên của bản báo cáo này là các đường gián đoạn đã được vẽ rất lung tung, không nhất quán. Trang 5 bản báo cáo ghi nhận : « Công việc mô tả các đường đứt đoạn của Trung Quốc về mặt địa lý rất phức tạp do mâu thuẫn giữa bản đồ năm 2009 và những tấm bản đồ khác cũng của Trung Quốc, chẳng hạn như bản đồ năm 1947, thậm chí cả các bản đồ đương đại (xuất bản năm 2013-2014) vì các bản đồ này cho thấy những đường gián đoạn có kích cỡ khác nhau và ở những vị trí khác nhau ».

Nhận xét khác là các đường gián đoạn – phân thành 9 vạch – lại gần bờ biển các nước bao quanh Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia hay Malaysia, hơn là gần các hòn đảo, chưa nói đến việc rất xa bờ biển Trung Quốc. Một ví dụ : Vạch số 1 chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý, và cách đảo Lý Sơn 36 hải lý ! Kỷ lục là vạch số 4, chỉ cách đảo Borneo của Malaysia 24 hải lý mà thôi.

Trong phần phân tích, các tác giả bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đã thử tim hiểu xem phải chăng các đường gián đoạn của Trung Quốc được dùng để xác định ranh giới các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền, hay là biên giới quốc gia của Trung Quốc. Trong hai giả thuyết này, các đường ranh đó hoàn toàn không phù hợp với luật lệ quốc tế hiện hành.

Không có cơ sở pháp lý nào cho việc đòi chủ quyền lịch sử

Riêng trong trường hợp thứ ba là dùng đường đứt đoạn để xác định chủ quyền lịch sử, thì bản báo cáo xác định là yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với luật quốc tế.

Theo bản báo cáo, khi đòi hỏi chủ quyền lịch sử, một quốc gia phải công bố rộng rãi yêu sách đó để quốc tế biết đến. Điều này thường được thực hiện qua các thông báo chính thức. Thế nhưng các tấm bản đồ 9 đường gián đoạn khác nhau của Trung Quốc lại không chính xác hoặc không nhất quán, do đó không đáp ứng được điều kiện này.

Ngoài ra, theo báo cáo, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông cũng không đáp ứng ba yêu cầu căn bản : (1) Thẩm quyền không được hành xử một cách công khai, thực thụ và được mọi người biết đến ; (2) Thẩm quyền không được hành xử một cách liên tục ; (3) Thẩm quyền không có sự chấp thuận của các nước ngoài.

Lúc nào Trung Quốc cũng nói đến chủ quyền lịch sử không thể chối cãi của họ ở Biển Đông. Ngày 07/12/2014 chẳng hạn, theo tin Tân Hoa Xã, trong bản Tuyên bố lập trường về việc bác bỏ vụ kiện của Philippines, Bắc Kinh đã tái khẳng định rằng :

« Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Đông (quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa và quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và các vùng biển lân cận. Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông có từ hơn 2.000 năm trước đây. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên, khám phá và khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông, và là bước đầu tiên thực hiện quyền chủ quyền trên các đảo này.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Nhật Bản đã chiếm cứ bất hợp pháp một số quần đảo trên Biển Đông trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Vào cuối của Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Chính phủ Trung Quốc đã lại tiếp tục hành xử chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông… »

Đối với Bộ Ngoại giao Mỹ, lý luận của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử của họ trên Biển Đông không đứng vững. Bản báo cáo kết luận : « Trừ phi Trung Quốc làm rõ rằng yêu sách chủ quyền gói trong các đường gián đoạn chỉ nhắm vào các đảo nằm bên trong và các vùng hải phận được tạo ra từ những thực thể địa dư theo quy định của luật biển quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nếu không thì yêu sách chủ quyền thể hiện qua các đường gián đoạn không phù hợp với pháp luật quốc tế về biển ».

……………………………………………………………..

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics