1.Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đi châu Á, ..(VOA)2.T.T. D.Trump xa luân chiến(NV)3.Cần biết ..(FW)4.Mỹ sát cánh với ..

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đi châu Á, trấn an Việt Nam?
Nguồn:VOA- 01.02.2017

    Viễn Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (ngoài cùng bên phải) đặt chân tới căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc, hôm 2/2. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc nhằm “trấn an các đồng minh châu Á”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (ngoài cùng bên phải) đặt chân tới căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc, hôm 2/2. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc nhằm “trấn an các đồng minh châu Á”.
Chia sẻ

Xem bình luận

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lên đường công du châu Á hôm nay, 1/2, để trấn an các quốc gia ở châu lục này, sau khi có nhiều quan ngại rằng Tổng thống Donald Trump sẽ tập trung “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, như khẩu hiệu tranh cử của ông, mà bỏ rơi châu Á.

Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Mattis trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc, và ông cũng là thành viên nội các đầu tiên của ông Trump đi công du ngoài Hoa Kỳ.

Một quan chức trong chính quyền của ông Trump được Reuters dẫn lời nói rằng chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản lần này nhằm mục đích trấn an những ai “quan ngại về chuyện ông Trump sẽ rút lui khỏi vai trò lãnh đạo mang tính truyền thống ở khu vực”.

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng chuyến đi cho thấy Mỹ “vẫn xem trọng”, “không bỏ rơi các đồng minh ở châu Á”, trong khi châu lục này đối mặt với “các thách thức”.

Theo ông Trường, chuyến công du của ông Mattis cũng “làm cho người ta yên tâm” rằng “ở vùng này không phải ai cũng có thể ‘múa gậy vườn hoang’ được”.

Dù Việt Nam không có trong lịch trình của ông Mattis, theo các nhà quan sát, chuyến đi này cũng sẽ khiến Hà Nội an tâm hơn về vai trò của Mỹ ở khu vực châu Á.

Tiến sĩ Trường nhận định:

“Việt Nam mong muốn các nước lớn có sự hiện diện cân bằng, ổn định, đối trọng lẫn nhau thì mới đảm bảo được hòa bình và ổn định ở khu vực. Việt Nam phải sử dụng các đòn bẩy chiến lược. Việc Mỹ, Nhật Bản có sự hiện diện mạnh ở khu vực này là giúp cho Việt Nam có được một vị thế ổn định và cân bằng để giữ được độc lập, tự chủ, hòa bình và ổn định cho chiến lược phát triển của Việt Nam. Việt Nam không đi với nước này chống nước kia, nhưng Việt Nam mong muốn các nước lớn giữ được sự hiện diện và cân bằng chiến lược giữa họ với nhau và với các nước trong khu vực”.
Đường dẫn trực tiếp

Chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quan ngại về các động thái quân sự của Trung Quốc ở biển Đông. Căng thẳng dâng lên tuần trước sau khi Nhà Trắng tuyên bố sẽ bảo vệ “lãnh thổ quốc tế” ở vùng biển tranh chấp này, khiến Trung Quốc đáp trả với tuyên bố có chủ quyền “không thể tranh cãi”.

Đích thân Tổng thống Trump từng chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa biển Đông, và ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng tuyên bố phải chặn Trung Quốc “tiếp cận các đảo nhân tạo” ở đó.

Theo cựu quan chức ngoại giao Việt Nam Nguyễn Ngọc Trường, những động thái của chính quyền của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc “rất thận trọng”, nhưng cũng “rất kiên quyết”.

Ông nói tiếp:

“Biển Đông là một bộ phận không tách rời của chính sách châu Á của Mỹ được. Biển Đông chưa thể trở thành vấn đề nóng ngay. Biển Đông nóng hay lạnh, sự phát triển của nó như thế nào thì phải xem chính sách của Mỹ đối với biển Đông như thế nào. Chúng ta mới nghe nói những tuyên bố, chứ còn chúng ta chưa thấy hành động của Mỹ. Các nước có liên quan tới biển Đông đang chờ đợi xem bước đi tiếp theo của ông Trump sẽ là như thế nào, và cuộc cọ xát chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ tại biển Đông sẽ diễn ra như thế nào”.

Dẫn chuyện Trung Quốc triển khai tên lửa đạn đạo ở tỉnh Hắc Long Giang, sát biên giới với Nga, được cho là nhắm vào Hoa Kỳ, nhà nghiên cứu này cho rằng “bố cục chiến lược của hai bên đã hình thành để đối phó với nhau”.

Sau khi ông Trump đắc cử hồi tháng 11 năm ngoái, giới quan sát cho rằng Việt Nam vẫn tiếp tục theo dõi các động thái của Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu chính sách sắp tới của chính quyền Trump đối với Hà Nội.

……………………………………………………………..

Tổng Thống Donald Trump xa luân chiến

Nguồn:nguoiviet.com-  Nguyễn-Xuân Nghĩa
January 23, 2017

 Những bước gian truân của một cuộc cách mạng…

Danh bất hư truyền, vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ mới tuyên thệ nhậm chức có ba ngày đã tuyên chiến khắp nơi! Chỉ riêng trong trận tuyến kinh tế, ông đã hiên ngang tự chuốc lấy họa mà chọn những con đường chông gai nhất.

Trưa Thứ Hai 23, Tổng Thống Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp chẳng có ảnh hưởng gì trước mắt mà vẫn là tự quàng cái gông lên cổ, là triệt thoái khỏi một hiệp ước tự do mậu dịch chưa được Quốc Hội phê chuẩn, ít ra trong hai năm tới: Hiệp Ước Xuyên Thái Bình Dương TPP. Cùng lúc quyết định sẽ thương thuyết lại với từng nước của Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ NAFTA là Canada và Mexico, ông Trump thông báo là sẽ đàm phán riêng với 12 thành viên của Hiệp Ước TPP. Tức là ứng cử viên Donald Trump hứa hẹn những gì thì Tổng Thống Trump làm đúng như vậy.

Đây là người chẳng sợ ai và tự tin là sẽ đạt kết quả khả quan cho nước Mỹ hơn các vị tổng thống tiền nhiệm, từ Bill Clinton với NAFTA đến Barack Obama với TPP.

Donald Trump tuyên chiến với các cựu tổng thống và đả phá phương pháp đàm phán đa phương để chọn giải pháp song phương, nhưng lập tức được các lãnh tụ nghiệp đoàn ca tụng khi rút khỏi TPP. Chúng ta đang sống trong thời đảo điên khi các nghiệp đoàn lại ủng hộ một tổng thống Cộng Hòa, người nhậm chức với tỷ lệ tin tưởng thấp nhất, chỉ có 37%! Người ta khó biết rằng nếu đắc cử thì bà Hillary Clinton có được tỷ lệ tín nhiệm cao hơn chăng. E là khó, mà cũng là chuyện thừa, nhắc lại thì nhiều bà lắm cô lại thêm hậm hực sau khi đi biểu tình chống Trump!

Donald Trump biết rằng tổng thống Hoa Kỳ không thể lãnh đạo một mình mà phải thỏa hiệp với Lập Pháp, Tư Pháp và cả Ngân Hàng Trung Ương. Với Lập Pháp, ông sẵn sàng đối đầu phe thiểu số Dân Chủ, chỉ có 46 trong 100 nghị sĩ Thượng Viện và 194 trong 435 dân biểu Hạ Viện và không tỏ vẻ sẽ thỏa hiệp với phe Cộng Hòa đa số. Như khẳng định trong bài diễn văn nhậm chức, ông vượt qua chính trường thủ đô mà trả lại quyền hạn cho người dân.

Nhưng chính trường tại thủ đô cũng là chiến trường, nơi mà chỉ cần ba nghị sĩ Cộng Hòa trong số 52 nghị sĩ phản đối là Hành Pháp của Trump cũng mệt! Đấy là chính trị, khiến tổng thống và phó tổng thống trong vai trò chủ tịch Thượng Viện phải ngó vào lịch bầu cử 2018 để dùng quần chúng địa phương gây áp lực với các nghị sĩ Cộng Hòa phải ra tái tranh cử năm tới.

Cũng nên nhắc lại là nhờ sự chủ quan của đảng Dân Chủ khi họ chiếm đa số tại Thượng Viện, nhu cầu nắm được 60 ghế đa số để vượt qua thủ tục câu giờ “filibuster” bị hủy bỏ cuối năm 2013 nên tổng thống chỉ cần đa số 51 nghị sĩ cũng có thể được Thượng Viện phê chuẩn các chức vụ trong nội các và các chánh án, trừ vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện. Ông Trump phải sớm chỉ định vị thẩm phán thay thế ông Antonin Scalia tạ thế năm ngoái để có được năm phiếu bảo thủ trong chín thẩm phán của Pháp Viện và mong là  được sự đồng ý của nhiều nghị sĩ Dân Chủ trong sự chọn lựa này. Nghĩa là trận đánh với Thượng Viện trong tay Cộng Hòa vẫn chưa ngã ngũ!

Với Hạ Viện, tình hình gay go không kém vì viện dưới có rất nhiều quyền hạn về ngân sách và nội chính nên chi phối chánh sách cải cách kinh tế của Hành Pháp.

Trước tiên, và về kinh tế, Hạ Viện Cộng Hòa đã có một dự luật cải tổ thuế khóa từ Tháng Sáu năm ngoái, bên trong có rất nhiều chi tiết rắc rối về “điều chỉnh mậu biên,” border adjustment, là đánh thuế trên hàng nhập cảng và giảm thuế trên hàng xuất cảng. Dù dự luật này chia sẻ quan điểm của tổng thống và ngày nay đảng Cộng Hòa có đa số dầy hơn, ông Trump vẫn cho là phần mậu biên (mậu dịch qua biên giới) và chế độ thuế khóa xuất nhập khẩu là quá phức tạp nên Nội Các Trump phải thuyết phục được các dân biểu Cộng Hòa thì mới hy vọng hoàn thành kế hoạch cải tổ thuế khóa đầy tham vọng của Hành Pháp.

Khi ấy, ta thấy thêm một vài chi tiết ly kỳ về Donald Trump.

Trước khi nhân sự cho Nội Các và Ban Tham Mưu được Thượng Viện phê chuẩn đầy đủ – với sự trì hoãn dễ hiểu của phe Dân Chủ – thì ủy ban đặc trách việc chuyển quyền từ Tổng Thống Obama đã có sẵn cẩm nang chi tiết cho khoảng 30 phủ bộ và các cơ quan hữu trách theo đó thực hiện việc “lấy lại chính quyền” mà có người bên Dân Chủ gọi là cướp chính quyền bất chánh.

Việc chuẩn bị một lộ trình gian nan và đa diện trong những tháng năm tới như vậy không thể được gần 600 nhân viên của Donald Trump hoàn thành sau khi ông thắng cử ngày 9 Tháng Mười Một. Cũng vậy, việc tuyển chọn nhân sự cho Nội Các và Ban Tham Mưu không thể khởi sự từ hôm đó. Nhiều người trong cuộc tiết lộ rằng Donald Trump và các cộng sự viên thân tín đã mất nhiều năm, và tin rằng nếu trong năm năm tới mà họ hoàn thành được phân nửa mục tiêu thì cũng là đạt một bước cải cách lớn.

Những chi tiết ấy cho thấy Donald Trump không là kẻ bốc đồng nói nhảm mà đã dự tính từ lâu. Vì vậy, ông cũng chuẩn bị lâm chiến “toàn phương vị,” ở mọi nơi, với mọi thành phần: từ các chính khách, đại tổ hợp đến các quốc gia xưa nay đã hưởng lợi nhờ Hoa Kỳ, cho tới các chế độ hung đồ, lực lượng khủng bố, hay các tổ chức đa phương, quốc tế, từ NATO tới Liên Hiệp Quốc.

Nhưng kinh tế cũng có những quy luật cứng đầu chẳng kém gì Trump!

Hoa Kỳ cần đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và tạo thêm việc làm cho dân Mỹ với lợi tức khả quan hơn trước trong khi cũng phải tăng chi ngân sách quốc phòng để bảo vệ hòa bình với sức mạnh. Ai cũng có thể mơ chuyện ấy, nhưng khó vượt qua một trở ngại là dân số bị lão hóa với năng suất thấp hơn trong khi khu vực chế biến đã lên tới trình độ cao nhất nên dùng ít nhân công hơn trước.

Từ mươi năm nay, đà tăng trưởng thuần của Hoa Kỳ hết còn ở mức khả quan của cả trăm năm là 3.3% một năm, mà chỉ èo uột ở số trung bình là 1.4%. Lý do sa sút là dân số, khoảng 40% trách nhiệm, và năng suất trong tám năm phục hồi quá chậm, khoảng 60%. Nguyên nhân một phần là chánh sách bao cấp của chính quyền Obama và chế độ kiểm soát quá ngột ngạt sau vụ khủng hoảng 2008 từ đạo luật Dodd-Frank.

Nhưng muốn tìm lại sự huy hoàng xưa thì việc giảm thuế và giản lược hóa việc kiểm soát cho các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ cũng chưa đủ. Hoa Kỳ cần nhập cảng di dân có tuổi lao động trẻ với tay nghề cao hơn, yêu cầu không đơn giản khi đảng Dân Chủ cần di dân để bỏ phiếu!

Chuyện thứ hai, cũng từ dân số bị lão hóa và lực lượng lao động bị co cụm là áp lực về lương cao bổng hậu sẽ gây lạm phát và đánh sụt lợi nhuận của các doanh nghiệp. Việc năng lượng sụt giá từ hai năm qua chỉ giúp được một phần cho bài toán nan giải này. Vì vậy, chân trời kinh tế của Donald Trump trong một hai năm tới là lãi suất tại Mỹ sẽ tăng, đồng Mỹ kim càng lên giá khiến hàng Mỹ đắt hơn và khó cạnh tranh hơn. Trong giai đoạn hiểm nghèo ấy, cơ chế hữu trách sẽ là Ngân Hàng Trung Ương với đòn bẩy là lãi suất.

Để tránh lạm phát, chủ tịch hệ thống độc lập này là Janet Yellen sẽ phải nâng lãi suất sau khi bị ứng cử viên Donald Trump than phiền là ghìm lãi suất quá thấp trong quá lâu. Nhiệm kỳ của vị nữ lưu bên đảng Dân Chủ chỉ chấm dứt vào cuối năm 2018 và bà không ngỏ ý muốn từ chức sớm, lại còn công khai đòi bảo vệ đạo luật Dodd-Frank!

Kinh tế cũng là chính trị, chúng ta còn thời giờ theo dõi xem Tổng Thống Donald Trump sẽ xoay trở thế nào với các trận xa luân chiến muôn mặt của mình. Ít ra, ông có thể tự an ủi rằng Janet Yellen không đội mũ hồng đi biểu tình chống Trump mà vẫn suy nghĩ bằng bộ phận nằm giữa hai tai, chứ không thấp hơn như nhiều kiều nữ khác!

May quá…

………………………………………………………………………….

Fwd: SỐNG Ở MỸ RẤT CẦN BIẾT NHỮNG ĐIỀU NÀY…
Ngoc Thanh Dam to:…., me

 

> Nếu Trump nghĩ rằng với đạo luật cấm dân hồi giáo của 7 nước nhập cảnh xứ cờ hoa sẽ Make America Safe Again, thì lầm to.
> Tụi khủng bố đã nằm im lìm trong nước Mẽo từ lâu rồi…bọn sleepers đó….
> câu hỏi đặt ra là…chừng nào và ở đâu chúng nó sẽ tự sát ???
> Các bạn bên Mỹ từ nay nhớ tránh những chỗ đông người nha……
>
> Dân chúng Mỹ
> cần phải biết những điều này
>
> Juval Aviv là một nhân viên Do Thái mà truyện phim “Munich” đã phỏng theo. Hồi trước ông là cận vệ của bà Golda Meir’s, bà đã cho lệnh ông truy nã và đem xét xử những kẻ khủng bố.
>
> Palestine đã bắt các lực sĩ Do Thái làm con tin và giết họ trong Thế Vận Hội Munich.
>
> Trong cuộc thuyết trình tại New York cách đây vài tuần, ông đã cho biết nhiều tin tức mà ông nghĩ mọi người Mỹ cần nên biết. Nhưng chính quyền (Obama) chưa chia sẻ với chúng ta.
>
>
> Trước đây, ông đã tiên đoán đường tầu điện ngầm ở Luân Đôn sẽ bị nổ bom, trong show của Bill O’reilly đài Fox, công bố rằng khủng bố sẽ xảy ra trong vòng một tuần. Khi đó, O’reilly cười chế nhạo và châm biếm ông và rằng muốn ông có mặt trên show này một lần nữa vào tuần sau. Nhưng thật không may, trong tuần lễ đó khủng bố tấn công đã xảy ra.
>
>
> Juval Aviv cung cấp tin tức tình báo (từ những tin tức lượm được từ Do Thái và Trung Đông) cho chính quyền Bush biết về khủng bố 9/11 vào khoảng một tháng trước khi xảy ra. Bản báo cáo đặc biệt rằng chúng có thể dùng máy bay thay bom và nhắm vào các nhà chọc trời và các tượng đài. Sau đó Quốc hội đã mướn ông làm nhân viên cố vấn an ninh.
>
> Bây giờ ông tiên đoán tương lai. Ông cho biết cuộc tấn công khủng bố tới sẽ xảy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ trong vài tháng tới.
>
> Hãy quên đi chuyện cướp những máy bay, bởi vì, ông nói, những tên khủng bố sẽ không bao giờ cướp máy bay nữa, vì chúng biết rằng người trên phi cơ sẽ không khoanh tay và sẽ chống cự. Aviv tin rằngan ninh phi trường hiện nay lỏng lẻo, chúng ta đã chỉ phản ứng thay vì đóng góp để kiện toàn hệ thống chống khủng bố hữu hiệu.
>
> Ví dụ:
>
> 1- Kỹ thuật lỗi thời. Chúng ta tìm kim loại, nhưng hiện nay bom làm bằng nhựa.
>
> 2- Ông nói về một tên ngu xuẩn đốt cháy giày của hắn, vì vậy mọi người phải cởi giày. Một số kẻ ngu khác cố đem chất nổ lỏng lên phi cơ. Bây giờ chúng ta không được đem theo nước uống. Ông nói ông đang đợi một tên đổ chất nổ vào quần lót, thì lập tức ban an ninh sẽ yêu cầu mọi người cởi hết quần áo. Những hành động đó chỉ là phản ứng thôi.
>
> 3- Chúng ta chỉ lưu tâm an ninh khi mọi người đi vào cổng. Aviv nói rằng trong tương lai nếu một tên khủng bố nhằm vào phi trường, chúng sẽ lợi dụng lúc đông người ở chỗ mọi người đang check in. Thật dễ dàng cho một người xách 2 hành lý chất nổ, đi thẳng vào hàng chờ check-in và nói với người đứng gần làm ơn để ý dùm hành lý của chúng vài phút để đi nhà vệ sinh hay đi mua nước uống, rồi làm nổ tung hành lý trước khi nhân viên an ninh đến. Ở Do Thái những hành lý được kiểm soát trước khi vào phi trường.
>
> Aviv nói rằng cuộc khủng bố sắp tới ở Hoa Kỳ quá rõ ràng và sẽ đánh bom tự sát và đánh bom không tự sát ở những nơi có nhiều người tụ tập. (ví như Disneyland, Casino Las Vegas, thành phố New York, San Francisco, Chicago v.v….) cùng các shopping mall, tầu điện ngầm trong giờ cao điểm, ga xe lửa v.v… cũng như các vùng thôn quê (Wyoming, Montana…)
>
> Tấn công sẽ đồng loạt phá hủy khắp nơi (quân khủng bố muốn có tác dụng lớn), liên quan ít nhất 5-8 thành phố bao gồm luôn cả thôn quê.
>
> Aviv nói những tên khủng bố sẽ không cần đánh bom tự sát trong các thành phố lớn, bởi vì những nơi như MGM GRAND ở Las Vegas, chúng chỉ đơn giản đậu xe bằng Valet với xe chở đầy bom và sau đó biến mất dạng.
>
> Aviv nói những trường hợp trên đều được biết tường tận trong ngành tình báo, nhưng chính quyền không muốn báo động cho dân chúng biết sự thật…Thế giới sẽ trở thành “một nơi xa lạ” nhanh chóng và những vấn đề như ‘địa cầu hâm nóng’ và sửa đổi đường lối trở thành vô nghĩa.
>
> Trên một ghi chú đặc biệt, ông nói người Mỹ không phải lưu tâm đến nguyên tử. Aviv nói những tên khủng bố muốn tiêu diệt Mỹ sẽ không dùng những vũ khí tinh vi. Chúng thích dùng bom tự sát. Rẻ tiền, dễ dàng, hiệu quả và chúng có rất nhiều những thanh niên tình nguyện tự sát để được về với nơi mong ước của họ..
>
> Ông cũng nói trong những khủng bố tới sẽ không đến từ các nước ngoài. Nhưng sẽ là những người lớn lên tại Mỹ đã từng đi học và được giáo dục tại các Trường trung, Đại học ở đây. Ông nói hãy để ý những “sinh viên” hay đi qua về Trung Đông, những người khủng bố trẻ này rất nguy hiểm bởi vì chúng biết nói tiếng Anh và hiểu biết thói quen của người Mỹ. Nhưng chúng ta lại không biết không hiểu gì về chúng nó.
>
> Aviv nói rằng người Mỹ không chuẩn bị và không được huấn luyện về những đe dọa khủng bố mà chúng ta phải đương đầu không tránh được. Nước Mỹ vẫn còn có nhiều người nói tiếng Arabic và Farsi trong hệ thống tình báo và Aviv nói chúng ta phải khẩn thiết thay đổi thực trạng ngay…
>
> Vì vậy, làm sao nước Mỹ tự bảo vệ được? Trong ngành tình báo, Aviv khuyên Hoa Kỳ nên ngưng ngay sự trông cậy vào vệ tinh và các kỷ thuật tình báo. Thay vào đó chúng ta hãy theo phương cách của Do Thái, Ireland và nước Anh những thí dụ điển hình về tình báo dân chúng. Cả hai từ sự thanh lọc rõ ràng cũng như tin cậy vào những người dân am hiểu. Chúng ta cần phải chú tâm và tự giáo dục mình, tuy nhiên chính quyền tiếp tục xem chúng ta như con nít. Chính quyền nghĩ rằng chúng ta không có thể giải quyết sự thật và nghĩ rằng chúng ta sẽ kinh hãi nếu chúng ta hiểu được sự thật của sự khủng bố. Aviv nói đây là một lỗi lầm chết người.
>
> Aviv vừa mới đưa ra một thí nghiệm an ninh mới và đem thử nghiệm cho Quốc hội xem, bằng cách đặt một va li trống không trong 5 địa điểm qua lại đông đúc trong 5 thành phố lớn.
>
> Kết quả? Không lấy một người gọi 911 hay tìm một người cảnh sát để biết sự thật, trong thành phố Chicago, một người lại ăn cắp vali. Làm sự so sánh, Avis nói rằng dân Do Thái được huấn luyện rất kỹ khi thấy một bịch hay gói đồ không có chủ lập tức tri hô lên cho mọi người biết: “Một bao không có chủ”, dân chúng lập tức chạy tản ra khỏi chỗ đó. Nhưng ở Mỹ thì trái lại, vì chưa thấm đòn bởi khủng bố nhiều nên chính quyền chưa hoàn toàn hiểu rõ cần phải giáo dục dân chúng hay chính quyền phải hiểu rằng thường dân sẽ là những người tuyến đầu tốt nhất để chống trả lại sự khủng bố không thể tránh được.
>
> Aviv cũng quan tâm về số lớn trẻ con ở đây đang học ở các trường mẫu giáo hay tiền mẫu giáo sau 9/11 đã lạc lõng vì không có cha mẹ có thể đến đem con cái về nhà và trường học chúng ta đã không có kế hoạch tại chỗ để săn sóc các học sinh cho đến khi cha mẹ có thể đến trường đón các em. Ở New York đã xảy ra một vài trường hợp.
>
> Ông nhấn mạnh phải có kế hoạch là điều cần thiết, có sự thông cảm với gia đình, để phản ứng trong trường hợp bị khủng bố. Ông khuyên cha mẹ hãy tiếp xúc với con em ở trường và yêu cầu ngược lại từ các trường… Phát triển kế hoạch hành động như ở Do Thái đang làm.
>
> Gia đình bạn sẽ phải làm gì khi bạn không thể gọi nhau bằng phone ? Bạn tụ tập ở đâu trong trường hợp khẩn cấp? Ông nói chúng ta nên có tất cả kế hoạch thật đơn giản cho các con em chúng ta nhớ và thi hành.
>
> Aviv nói rằng chính quyền Mỹ có kế hoạch bắt buộc, trong trường hợp khủng bố tấn công khác, sẽ lập tức cắt hết mọi khả năng trong việc dùng cell phone, blackberries v.v…, đây là phương tiện liên lạc thích hợp của quân khủng bố và bọn chúng thường dùng để nổ bom.
>
> Làm thế nào bạn liên lạc được với người thân khi khủng bố xảy ra? Bạn cần có một kế hoạch.
>
> Nếu bạn tin những gì bạn vừa đọc nên gởi đến mọi người như cha mẹ, ông bà, cô chú và bất cứ ai. Không có chuyện gì xảy đến cho bạn nếu bạn không chuyển email nầy đi; nhưng nếu biến cố xảy ra, email này sẽ ám ảnh bạn. “Tôi nên gởi email này đi…” nhưng tôi đã không tin, không chuyển và đã xoá bỏ nó.
>
……………………………………………………..

Mỹ ‘100% sát cánh’ Nhật, Hàn
Nguồn:VOA- 03.02.2017

    Isabela Cocoli

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis, trái, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Văn phòng Thủ tướng ở Tokyo, 3/2/2017.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis, trái, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Văn phòng Thủ tướng ở Tokyo, 3/2/2017.
Chia sẻ

WASHINGTON –

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis trấn an các nhà lãnh đạo Nhật Bản rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump quyết tâm bảo vệ Nhật Bản, nước đồng minh đã ký hiệp định quốc phòng với Mỹ.

Ông Mattis tái khẳng định chính sách của tân chính quyền Mỹ là “kiên cường” sát cánh với Nhật Bản. Lên tiếng tại một cuộc họp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Mattis nói:

“Tôi muốn rằng sẽ không một ai có thể hiểu lầm là trong giai đoạn chuyển tiếp ở Washington, chúng tôi mạnh mẽ đứng bên cạnh, 100% sát cánh với ông và với nhân dân Nhật Bản, thưa ông Thủ tướng.”

Ông Abe ca ngợi chuyến đi thăm của ông Mattis, được thực hiện trước chuyến công du của nhà lãnh đạo Nhật tới Washington vào tuần tới. Ông nói:

“Sự kiện Bộ trưởng Mattis chọn Đông Á và Nhật Bản là điểm đến cho chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài của ông, thể hiện tầm quan trọng mà chính phủ Mỹ đặt trên liên minh Mỹ-Nhật.”

Ông Mattis đáp chuyến bay tới Tokyo để họp bàn với Thủ tướng Abe, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, và vị tương nhiệm, Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada, sau một loạt cuộc gặp gỡ với các quan chức chính phủ ở Seoul.

Trước đó trong ngày thứ Sáu 3/2, ông Mattis tuyên bố bất cứ cuộc tấn công hạt nhân nào từ Bắc Hàn nhắm vào Hoa Kỳ hoặc bất cứ đồng minh nào của Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một “phản ứng áp đảo và hiệu quả”.

Trao đổi với các nhà báo tháp tùng ông trên chuyến bay tới Hàn Quốc, ông Mattis nói rằng một trong các đề tài mang ra thảo luận trong chuyến đi của ông là hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD mà Mỹ và Hàn Quốc muốn triển khải trong năm nay, bất chấp những chống đối của Trung Quốc.

Hoa Kỳ hiện có 28.500 binh sĩ trú đóng thường trực tại Hàn Quốc, và 47.000 quân trú đóng tại Nhật Bản.

………………………………………………….

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics