MERRY CHRISTMAS 2014 AND HAPPY NEW YEAR 2015
Chúng tôi thân ái chúc Gia đình-Bằng hữu-Các em -cùng Quý độc giả một Đêm Giáng Sinh tươi vui, ấm cúng bên gia đình, bên cây thông ngàn đời xanh ngát một niềm hy vọng về tương lai tốt đẹp và, đầy ân sủng bên Chúa . Năm mới 2015:
BÌNH AN-HẠNH PHÚC .
Nhã Nhạc
Những người ăn mặc như Cha Frost, nhân vật tương đương với Ông già Noel, và Cô gái Tuyết chờ tham gia cuộc thi “Yolka-fest-2014” ở Minsk, Belarus.-Ảnh:VOA
Merry Christmas fr. Michelle Le
===========
Người hành hương, người Palestine ăn mừng đêm Giáng Sinh ở Bethlehem
Nguồn: VOA- Thứ sáu 26/12/2014
Người hành hương tập trung tại Quảng trường Máng Cỏ và Nhà thờ Chúa Hài đồng trước lễ kỷ niệm Giáng sinh ở thành phố Bờ Tây Bethlehem, ngày 24/12/2014.
25.12.2014
Những người đi hành hương từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu ở thị trấn Bethlehem dự các buổi lễ đêm Giáng Sinh do Thẩm quyền Palestine chủ trì. Thông tín viên Robert Berger đã có mặt ở đó và gửi về bài tường thuật cho đài VOA.
Các buổi lễ mừng Giáng Sinh khởi sự ở Bethlehem với một cuộc diễu hành của các nam nữ hướng đạo sinh Palestine qua Quảng trường Máng Cỏ. Những người trẻ tuổi này diễu hành qua một cây Giáng Sinh khổng lồ ngay trước Nhà thờ Chúa Hài đồng cổ kính, nơi Chúa ra đời theo tục truyền.
Một đám đông lớn người Palestine đứng nhìn, trong đó có ông Soufyan Sobech, một người Hồi giáo.
“Phần lớn mọi người vui mừng vì là ngày lễ Giáng Sinh. Chúng tôi ở Bethlehem này, là thành phố của hoà bình. Và chúng tôi có một Giáng sinh theo cách đặc biệt. Người Hồi giáo và Cơ đốc giáo, đều hạnh phúc vào dịp Giáng sinh, chứ không riêng người Cơ đốc giáo. Và sẽ là một lễ Giáng sinh vui vẻ.”
Người hành hương từ khắp thế giới đổ về tham gia các lễ lạc và thờ phượng tại Hang Chúa Hài đồng. Ông Espoir Serukiza là người từ Congo đến.
“Tôi thật có phước được đến đây và đây là một nơi tốt đẹp đối với người Cơ đốc giáo, đối với những người có đức tin; và tôi là một người Cơ đốc giáo, vì thế đây là một cơ hội cả đời mới có được đến đây thực là một vinh dự và một đặc ân.”
Số người dự lễ thấp hơn vào dịp lễ Giáng sinh năm nay so với những năm trước. Cuộc chiến tranh 50 ngày giữa Israel và nhóm chủ chiến Hamas của người Palestine ở Dải Gaza cách đây vài tháng đã khiến số du khách sụt mạnh, và công nghiệp này vẫn chưa phục hồi.
Bởi lẽ nền kinh tế của Bethlehem dựa vào du lịch, đó là tin buồn cho những chủ hiệu người Palestine ở Quãng trường Máng cỏ, như bà Mary Giacaman.
Bà nói lẽ ra phải có nhiều du khách hơn vào dịp lễ Giáng sinh nhưng khi du khách nghe có chuyện đang xảy ra, bạo động hay bất cứ điều gì thì họ không đến.
Thêm vào với những khó khăn ở Bethlehem là hàng rào an ninh mà Israel dựng lên cách đây một thập niên tiếp theo đợt đánh bom tự sát của người Palestine.
Giáo chủ Latinh Fouad Twai, đứng đầu Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã ở Đất Thánh, đi qua hàng rào bê tông để từ Jerusalem đến Bethlehem. Ngài tỏ ý hy vọng bức tường sẽ sập và “thay vào đó là những nhịp cầu hoà bình.”
==============================
*** LNĐ– Bản tin và hình ảnh về Hang Đá Bê-Lem dưới đây có tính cách sử liệu chúng tôi đã đăng trên trang Web này mùa Giáng Sinh năm ngoái 2013 . Nhiều bạn của chúng tôi chưa kịp xem, chúng tôi trích đăng lại hôm nay . Mời quý độc giả cùng chia xẻ .- NN***
Hang Đá Bê Lem – Nhà Thờ Giáng Sinh
Grotto of Bethlehem – The Church of Nativity
Nguồn: Hien Quang / 40giayloichua.net
Tọa lạc cách thành phố Jerusalem 8 km về hướng Nam, nhà thờ Giáng Sinh ở Bêlem là một trong những nhà thờ cổ nhất trên thế giới có sinh hoạt liên tục từ lúc xây dựng vào thế kỷ thứ tư đến nay.
Nhà thờ được xây cất ngay trên hang đá Bê lem. Chứng cứ đầu tiên về hang Bê lem được tìm thấy trong quyển sách của ông Justin Martyr viết vào khoảng năm 160.
Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh.
Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nổi dậy của người Samaritan.
Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.
Khi Bê lem bị người Ba Tư xâm chiếm vào năm 614, viên chỉ huy Shahrbaraz đã không ra lệnh tiêu hủy nhà thờ này vì nhìn thấy hình ba vị Vua phương Đông với trang phục của dân Ba Tư.
Trong các lần chiến tranh với Hồi giáo, nhà thờ đã ngụy trang bằng cách làm cổng vào nhỏ lại và mặt tiền không có vẽ là nhà thờ. Đó là lý do tại sao ngày nay nhà thờ Giáng Sinh không có chút gì uy nghi cao cả.
Có lẽ nhờ thế, nhà thờ Giáng Sinh đã giữ được tinh thần đơn sơ khó nghèo như lúc Chúa sinh ra cách nay 2000 năm!
Khu nhà thờ Giáng Sinh nhìn từ quảng trường Máng Cỏ (Manger Square)
Phải lại gần hơn mới thấy cổng vào nhà thờ
Và phải cúi mình xuống mới vào được .
– See more at: http://www.saungon.net/tbl/?itemid=2126&catid=1#sthash.MnWw86EX.dpuf
…………………………………………………………..
Vài câu chuyện liên quan đến Lễ Giáng Sinh
Anna Queen to:…,me
Vài câu chuyện về Lễ Giáng Sinh
Hôm nay, thế giới đang dộn dịp chuẩn bị đón mừng Lễ Giáng Sinh của Đức Jesus, chúng tôi sưu tra và ghi lại dưới đây một vài câu chuyện liên quan đến Lễ Giáng Sinh.
Sự hình thành Lễ Giáng Sinh
Thời kỳ Giáo hội Kitô giáo còn sơ khai (2, 3 thế kỷ đầu công nguyên), Lễ Giáng Sinh được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy nhiên, ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Giáo Hội mừng kính lễ này vào ngày 25 tháng 12.
Một nguồn tài liệu khác cho biết vào những thế kỷ đầu Công Nguyên, các tín hữu Kitô giáo sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật Đức Jesus, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là một việc làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Đến thế kỷ IV, những người Kitô giáo mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ Giáng Sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ, vì cho đến lúc đó, Kitô giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Những người La Mã hàng năm ăn mừng “Thần Mặt Trời” đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người Kitô giáo đã lợi dụng cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Jesus giáng sinh đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt Trời” của người La Mã. Nhờ vậy, không bị chính quyền La Mã phát hiện.
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo Kitô giáo. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt Trời” và thay vào đó là ngày mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Đức Giáo Hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng Sinh của Đức Jesus.
Chữ CHRISMAS gồm hai chữ ghép lại: Chữ Christ có nghĩa là “Đấng chịu xức dầu”, tước vị của Đức Jesus. Chữ Mas là viết tắt của chữ Mass, có nghĩa là thánh lễ. Christmas là Lễ của Đứng Christ.
Chữ NOEL là tiếng Pháp, viết tắt từ chữ Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Cây thông NOEL
Cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu cả bên trong và bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu. Đến thế kỉ 19, cây Noel bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Anh. Đến những năm 1820 cây Noel được những người Ðức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ. Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa… Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.
Ông Già Noel
Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ thứ IV. Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng về tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Thánh Nicholas được tôn là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, cho đảo Cicilia, cho nước Hy Lạp và cho nước Nga. Tất nhiên thánh Nicholas cũng là người bảo trợ của các trẻ em. Vào thế kỷ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê.
Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas và người theo Anh giáo đọc thành Santa Claus.
Năm 1882, Clement Clarke Moore (1779 – 1863) đã viết bản nhạc nổi tiếng là “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng Sinh). Ông được coi là người hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.
Thiệp Giáng Sinh
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
The spirit of Christmas should not be just for one day but for the whole year! Wishing you love, joy and peace the whole year round.
Merry Christmas.
……………………………………………………………..
Hình ảnh Giáng Sinh 2014
Nguồn ảnh :VOA- 20 tháng 12-2014
Một em nhỏ người Ấn Độ bán mũ ông già Noel và mặt nạ nghỉ xả hơi tại một giao lộ trong thành phố Bangalore, Ấn Độ
Cây Giáng sinh thắp sáng ở thành phố cổ Kaunas, Lithuania.
Một trung tâm mua sắm với đèn trang trí Giáng sinh ở Berlin, Đức.
Những thành viên ban hợp ca của Giáo đường Winchester trượt băng bên ngoài nhà thờ, miền Nam nước Anh.
Một mô hình sòng bạc trên cầu cảng Promenade với đèn trang trí Giáng sinh ở Nice, Pháp.
Cây đèn Menorah khổng lồ của dịp lễ Hanukkah, lễ hội ánh sáng của người Do Thái kéo dài tám ngày, trước một cây thông Giáng Sinh tại Cổng Brandenburg ở Berlin, Đức.
………………………………………………………………………………………………….