1.Cung Tích Biền: Tự trầm trong oan khiên(DTL)2.Sóng và Người-3.Obama vs Tập Cận Bình-4.Tương lai chùa Việt ở Mỹ

Cung Tích Biền: Tự trầm trong oan khiên!
Friday, June 19, 2015 1:40:22 PM

Du Tử Lê

209081-CungTichBien-01-

Nhà văn Cung Tích Biền. (Hình: Phan Nguyên)

Tôi vẫn nghĩ con người là con vật bị ngộ nhận. Chẳng những bị ngộ nhận bởi xã hội mà, con người còn là nạn nhân hay “con tin” của những oan khuất, do bẫy sập của định mệnh giăng ra; hay từ những giây phút bốc đồng, mê sảng…

Tôi nghĩ bất cứ ai trong hành trình đời thường, ít/nhiều, già/trẻ cũng đều có những oan khiên mà, ánh sáng của các đấng thánh thần, không thể soi thấu, hầu khu trừ hoặc, giải tỏa phần nào những “oan sai” đó.

Khác chăng, với những người bình thường hoặc tên tuổi quá nhỏ khiến ngọn-lửa-dư-luận-phẫn-nộ không đủ sức thiêu rụi… Ngược lại, những tên tuổi càng lớn, càng phổ cập bao nhiêu thì, oan khiên của họ, càng bị dư luận săm soi, in đậm dấu chàm trên trán – – Như cái giá phải trả cho sự nổi tiếng ấy.

Biến cố tháng 4, 1975, tới hôm nay, dù đã 40 năm trôi qua, điều đó không có nghĩa những oan khiên bất ngờ, hay sự ngỗ nghịch, đành hanh của định mệnh tìm đến và ở lại, nơi một số văn nghệ sĩ của miền Nam, đã nhạt phai. Nó vẫn còn đó! Ở đó! Như một tai họa. Như chiếc bóng oan khuất của một số nhà văn (nói chung), miền Nam.

Ðối đầu với bi kịch riêng của đời mình, mỗi nhà văn chọn cho mình một tâm thái khác nhau. Người thì viết sách, giải thích, phủ nhận, nguyền rủa những ai chỉ tay vào vết chàm (đúng/sai?) trên trán họ. Người thì chọn thái độ im lặng. Cho tới khi hoàn cảnh cho phép… Họ cũng lên tiếng giải oan cho mình, nhưng một cách nhẹ nhàng, chân thành, như thể họ đã ăn ở quen lâu với chiếc bóng thứ hai, chiếc bóng oan-khuất một đời của mình.

Sự kiện này, phần nào, cũng nói lên bản lĩnh, đởm lược của nhà văn đó.
Một trong những nhà văn bị định mệnh lùa sâu vào cơn hốt hoảng tháng 4, 1975, chọn thái độ chấp nhận lặng lẽ kia, theo tôi là nhà văn Cung Tích Biền.

Mặc Lâm phóng viên của đài RFA trong một cuộc phỏng vấn nhà văn Cung Tích Biền hồi tháng 7 năm 2008, ghi lại như sau:

“Nhà văn Cung Tích Biền tên thật Trần Ngọc Thao, sinh năm 1937 tại Thăng Bình, Quảng Nam. Từ 1970 là giảng viên Trường Sĩ Quan Hành Chánh Sài Gòn. Ông giải ngũ năm 1973 với cấp bậc đại úy. Sau đó làm giáo sư thỉnh giảng Viện Ðại Học Cộng Ðồng Quảng Ðà, Ðà Nẵng…

“Bút hiệu Cung Tích Biền xuất hiện lần đầu tiên trên tuần báo Nghệ Thuật tháng 3, 1966 tại Sài Gòn, với truyện ngắn Ngoại Ô Dĩ An và Linh Hồn Tôi.

“Nhanh chóng có truyện đăng trên hầu hết các nhật báo, tuần báo, tập san văn học nghệ thuật có giá trị, trước và sau 1975, trong và ngoài nước. Cung Tích Biền đang sống tại Ðồng Ông Cộ, Sài Gòn, Việt Nam…” (Nguồn Wikipedia-Mở)

Ở phút nói thật này, Cung Tích Biền/Trần Ngọc Thao tiết lộ, ông từng có 9 năm sống trong vùng kháng chiến và, so sánh giữa hai thể chế:

“…Tôi đã từng sống 9 năm trong vùng kháng chiến và chính trong thời kháng chiến tôi cũng đi đánh đàn đánh nhạc, sống trong cái tâm trạng vui của tuổi trẻ, nhưng mà sau này nhìn lại tôi thấy như một giấc mộng vậy đó. Thành ra tôi ở cái ranh giới khó về lắm chứ không phải tôi sống hoàn toàn trong vùng quốc gia.

“Sau này sống trong vùng quốc gia thì vừa trưởng thành vừa được dịp đi học, được mở rộng, được đi học thì mình được tiếp cận với một thế giới khác hơn.

“Cuộc chiến bắt đầu thì tôi lại lâm vào đó, tôi phải đi lính trong quân đội cũ, rồi mình cũng phải tham dự vào những chuyện gọi là lý tưởng thì cũng không hoàn toàn phải là của lý tưởng, thất vọng thì hoàn toàn cũng không phải là thất vọng, bởi vì hồi đó chính quyền miền Nam có cái dung dưỡng được mình và mình cũng sống trong môi trường tương đối tự do: Tự do viết, tự do sáng tạo, tự do in ấn.

“Rồi ngay trong đời sống quân đội, dù có đi lính đi nữa thì cũng có cái thoải mái của quân đội. Thật sự chế độ cũ cũng có vài cái mà có lẽ mình cũng không nên bàn vì anh em cũ họ cũng có thấy cái đó. Anh em ở chiến trường họ cũng thấy những cái vướng mắc, những cái u bướu trong một chế độ, chứ thật sự 20 năm, 21 năm miền Nam cũng có cái rất vui, có những cái hạnh ngộ, có những đau buồn…” (Nđd)

Khi được hỏi về “Bạch Hóa,” một trong những truyện ngắn nổi tiếng viết trước thời điểm tháng 4, 1975, họ Trần kể:

“…Tôi luôn luôn nghĩ cũng như anh em hồi đó sống trong khói lửa ai cũng mơ một đất nước thống nhất và hòa bình. Ðó là cái giấc mơ chung, ước mơ chung, bởi vì thật sự không ai kham nổi cuộc chiến mà nó vượt sự phi lý, một cuộc nội chiến khó giải thích về cái điểm vô luân của nó như tôi viết trong Bạch Hóa.

“Thành ra cái khao khát thật sự hồi đó là mong được hòa bình và đất nước thống nhất, rồi sau đó cái gì sẽ tính sau, bên nào cũng được nhưng mà phải ngưng tiếng súng cho bớt đổ máu, cho hòa bình, đất nước một nhà.

“Nhưng cái thống nhất một nhà này là do của Hà Nội chứ không phải của Sài Gòn thành ra chúng tôi lại cũng gặp thêm một khổ nạn nữa, bởi vì bất cứ ở đâu thì chúng tôi cũng là người trong hàng ngũ chiến bại, không đầu hàng cũng bắt buộc phải buông súng…” (Nđd)

Họ Trần cũng cho biết từ năm 1975 tới năm 1987 ông không viết gì cả. Mười hai năm sau, ông mới viết lại. Trong số những truyện đầu tiên “hồi sinh” bút hiệu Cung Tích Biền của họ Trần, có những truyện như “Mộng,” rồi “Dị Mộng,” “Qua Sông,” “Thằng Bắt Quỷ”… Số truyện này, sau đó được nhà XB Tân Thư của họa sĩ Khánh Trường, Hoa Kỳ, ấn hành với tựa đề “Thằng Bắt Quỷ,” Cali., 1993.

Thời gian nhà văn Cung Tích Biền và giới văn nghệ sĩ miền Nam, gặp khổ nạn, như ông nói, cũng là thời gian oan khiên lớn, đã tìm đến, ở lại với ông – – Không chỉ trong niên hạn 12 năm mà, nó còn đeo đẳng ông tới hôm nay!!!
Là một người thân, có tính cách gia đình, với nhà văn Cung Tích Biền/Trần Ngọc Thao, từ những ngày niên thiếu, nhà báo Vương Trùng Dương, hiện cư ngụ tại miền Nam California, trong mội bài viết tựa đề “Cung Tích Biền giữa hai lần đạn,” viết:

“…Sau thời gian lao tù và quản chế, năm 1987, từ Ðà Lạt về Sài Gòn, nghe tin Phan Nhự Thức còn sống lang bạt đâu đó nên đi tìm. Ðược tin anh Cung Tích Biền đang bán tranh sơn mài ở kiosque 28 trên đường Nguyễn Huệ, ghé thăm và gặp Phan Nhự Thức. Phan Nhự Thức cho hay, sau khi ra tù, chui về Sài Gòn, sống vất vưởng, nhờ Cung Tích Biền đưa vào làm ở hãng nước đá của người thân có mối quan hệ với chính quyền nên ăn ngủ tại chỗ, tránh được sự truy lùng thành phần sống chui, không hộ khẩu.

“Bạn bè cho biết, Cung Tích Biền là đại úy trong Quân Lực VNCH nhưng không bị đi tù như anh em còn được tự do làm ăn, thành phần bên kia chiến tuyến… không nên giao thiệp. Câu đầu tiên tôi hỏi, có ám hại, phản phé ai không? Khi nghe trả lời không, tôi nghĩ rằng anh dựa ‘lá bùa’ để yên thân khi thời cuộc thay đổi, ít ra, còn giữ được lương tri của con người. Theo Phan Nhự Thức, gia đình Cung Tích Biền bị phân đôi, có hai người tập kết, hai người là sĩ quan trong Quân Lực VNCH. Người anh tập kết, chết năm 1969 và thêm người anh, sĩ quan cấp tá Quân Lực VNCH, chết trong trại tù năm 1978, cả hai không tìm được xác. Và, bút hiệu Cung Tích Biền là tên ghép của các anh chị. Có lẽ Cung Tích Biền đã giải ngũ năm 1973 nên sau năm 1975, biết ‘lăng ba vi bộ’, có ô dù thân nhân tập kết và vài người bạn cùng quê như Huỳnh Bá Thành, Cung Văn-Nguyễn Vạn Hồng… nên biết cách tránh né, mong an toàn mạng sống nhưng rồi cũng tan nát như chúng ta. Sau ngày 30 tháng 4, cũng có vài sĩ quan trong văn giới mang bảng đỏ nhưng rồi bị thất sủng, vào tù, nay được định cư tại Hoa Kỳ…” (Nđd)

(Còn tiếp một kỳ)

………………………………………………………………….

Fwd: Sóng và Người
Hau Nguyen to:….,me

>>> Sóng và Người
>>>
>>> -song_va_nguoi.gif1
>>>
>>> Trên mặt biển bao la
>>> Nhấp nhô những con sóng
>>> Những đợt sóng gần xa
>>> Sóng to kề sóng nhỏ
>>>
>>>
>>> Sóng nhỏ ngầm tủi thân
>>> Buồn rầu hỏi sóng lớn
>>> Sao lớn mạnh như thần
>>> Còn tôi nhỏ lăn tăn
>>>
>>>
>>> Sóng lớn cười hiền hòa
>>> Khẽ khàng bảo sóng nhỏ
>>> Vì bạn chẳng nhận ra
>>> Gốc gác thật của bạn
>>>
>>>
>>> Thật ra thực chất mình
>>> Chúng ta đều là nước
>>> Cần chi phải bất bình
>>> Dù ai to ai nhỏ
>>>
>>>
>>> Bỏ đi vỏ sóng ngòai
>>> Thì tôi cũng như bạn
>>> Cũng là nước như nhau
>>> Tất nhiên ta bình đẳng
>>>
>>>
>>> Con người nếu ngộ ra
>>> Biết ta từ đâu đến
>>> Cái gì tạo nên ta
>>> Thì có đâu giai cấp
>>>
>>> Dù ai sang ai hèn
>>> Cùng đinh hay tột đỉnh
>>> Cho dù cố bon chen
>>> Cũng không thể phủ nhận
>>>
>>>
>>> Cởi đi bộ áo ngòai
>>> Lau sạch đi son phấn
>>> Thì ai cũng như ai
>>> Và sẽ về cát bụi
>>>
…………………………………………………………………………………

Fwd: Tổng thống Obama vs Chủ tịch Tập Cân Bình – President Obama vs Chairman Xi Jinping
KIM VU to:…,me

>>
>> Tổng thống Obama vs Chủ tịch Tập Cân Bình
>>
>> Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cân Bình bước vào một cửa hàng sô cô la. Khi họ đang bận rộn lựa chọn, Chủ tịch Tập lấy trộm 3 thanh sô cô la.
>> Khi họ rời cửa hàng, Chủ tịch Tập nói với Tổng thống Obama, “Yo Man! Tôi là kẻ trộm hay nhất hơn bao giờ hết. Tôi đã lấy trộm 3 sôcôla và không ai nhìn thấy tôi, bạn khó có thể đánh bại tôi đó!”
>> Tổng thống Obama nói , “Bạn muốn nhìn thấy một cái gì đó hay hơn phải không? Chúng ta hãy quay trở lại cửa hàng và tôi sẽ chỉ cho bạn cách ăn cắp thực sự.”
>> Vì vậy, họ đã đi đến quầy và Tổng thống Obama nói vớ cậu bé bán hàng, “Bạn có muốn xem ảo thuật?”
>> Cậu bé trả lời: “Có.”
>> Tổng thống Obama nói: “Hãy cho tôi một thanh sô cô la.”
>> Cậu bé bán hàng đã cho anh một, và cậu ấy thấy ông đã ăn.
>> Ông yêu cầu lần thứ hai, và ông ăn thỏi thứ hai
>> Ông yêu cầu lần thứ ba, và ông đã ăn luôn thỏi thứ ba.
>> Cậu bé cửa hàng hỏi: “Nhưng mà sự kỳ diệu của ảo thuật đâu?”
>> Tổng thống Obama trả lời: ” Cậu hảy kiểm tra trong túi của ông Tập Cận Bình của tôi và bạn sẽ tìm thấy những thỏi So-Co-La đó!”
>>
>> Bạn KHÔNG THỂ nào đánh bại người Mỹ được!
-danh_bai_2
>>
>> President Obama vs Chairman Xi Jinping
>>
>> President Obama and Chairman Xi entered a chocolate store. As they were busy looking, Chairman Xi stole 3 chocolate bars.
>> As they left the store, Chairman Xi said to President Obama , “Yo! Man, I’m the best thief ever. I stole 3 chocolates and no one saw me, can you beat that?”
>> President Obama , “You wanna see something better, let’s go back to the shop and I’ll show you real stealing.”
>> So they went to the counter and President Obama said to the shop boy, “Do you wanna see magic?”
>> Shop boy replied, “Yes.”
>> President Obama said, “Give me one chocolate bar.”
>> The shop boy gave him one, and he ate it. He asked for the second, and he ate that as well. He asked for the third, and finished that one too.
>> The shop boy asked, “But where’s the magic?”
>> President Obama replied, “Check in my friend Xi’s pockets and you’ll find them!”
>>
>> You just CANNOT beat the Americans!
………………………………………………………………..

Fwd: TƯƠNG LAI CHÙA VIỆT Ở MỸ
Hau Nguyen to: …,me

> TƯƠNG LAI CHÙA VIỆT Ở MỸ
> MINH MẪN
>
> Như các chùa của Tàu có mặt tại Mỹ trước đây, rất sớm, khi phong trào hồ hởi có thể lên đến vài ngàn ngôi mọc trên các tiểu bang Mỹ, rồi lần lượt rơi rụng chỉ còn vài chục. Duy nhất ngôi chùa Tây Lai Phật Quang Sơn của Hòa Thượng Tinh Vân ở Glenmark Dr. CA sừng sững tọa lạc trên đồi cao là có tầm vóc và vị thế tồn tại lâu dài.
>
> Hiện nay chưa có thống kê đầy đủ về chùa, am, nói đúng và chính xác hơn là nơi thờ tự của các tu sĩ Phật giáo Việt Nam tại Mỹ; bởi vì nếu gọi là chùa như quen gọi ở quê nhà, thì nơi đây phần lớn chưa có một tầm vóc, kiểu dáng của những ngôi chùa mang màu sắc Á Đông, đó chỉ là những ngôi nhà dân, họ mua lại để thờ và ở, quy tụ một ít tín đồ đến lễ bái.
>
> Những vị Tăng ở lâu năm, có tín đồ đông, mua được đất hoặc nhà lân cận để nới rộng khuôn viên, có chỗ đậu xe hơi vào ngày lễ lớn, từ đó tầm vóc ngôi chùa mới hình thành. Cali, Los, Houston, San jose, Sacramento, Virginia, Washington. DC…đều có chùa.
>
> Mỗi bang có luật riêng, trong đó nơi thờ tự tôn giáo đòi hỏi có parking như Washington DC, yêu cầu có từ 5 mẫu, nhiều cây xanh, và bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tới lui, thậm chí không được làm nhà ăn, nhà bếp, nhà ở chung nơi thờ phượng. Ở Cali có vài chùa tạo được khuôn viên rộng thoáng, chư Tăng ở những ngôi chùa như thế cũng đã lâu dài. Một số nơi thờ phượng có ít tín đồ, không thể trả tiền cho ngân hàng, đều bị trưng thu là chuyện thường ở Mỹ.
>
> Sáng 23/7 đến thăm chùa H. N của thầy P. T, trong lúc vừa trò chuyện, vừa làm việc, vì chùa đang xây dựng, thầy cho biết rất nhiều về sự rạn nứt trong cộng đồng tu sĩ. Tuy lượng số tu sĩ ở đây không bao nhiêu, nhưng có quá nhiều giáo hội, ngay cả cái gọi là Giáo hội PGVNTN
> cũng chia làm nhiều mảnh. Vì thế, thầy dùng từ châm biếm nói đến hai chữ Giáo hội: “Cáo Hội”. Thầy cho biết nhân cách của những vị nổi tiếng cũng quá nhiều tai tiếng. Có vị góp 700 ngàn USD để xin được chức phó Thủ Tướng của Nguyễn Hữu Chánh, khi tiền không còn để trả ngân hàng, dĩ nhiên chùa cũng theo mây khói, vào nhà băng.
>
> HT C.T chùa L. H tại Garden Grove, một thành phố phía Bắc quận Cam, tiểu bang Cali, (nơi đây dân số Việt Nam độ 360 ngàn người, chiếm khoảng 22% dân số thành phố) thuộc Phật Giáo Liên Châu, cho biết, nhân lễ Phật Đản 2555, khi đề cập đến tình hình biển Đông, một tu sĩ nói: “Thà nô lệ cho Tàu cho Nga còn hơn cho Mỹ…” nghĩa là thầy ngao ngán tinh thần chính trị của Tăng sĩ ngày nay tại hải ngoại. Một Pháp sư trưởng lão của một hệ phái tạo dựng nhiều Tịnh xá, không có người trông nom, không có tiền tháng cho điện nước, nợ nhà băng, rồi cũng của Thiên trả Địa.
>
> Hầu hết chùa lớn chùa nhỏ chỉ có từ một đến hai vị cư ngụ. Nếu tính kinh tế, phải bỏ ra hàng trăm ngàn, có khi cả triệu Mỹ kim từ túi tín đồ để xây dựng cơ sở như thế, thuế má, chi phí mọi thứ có khi lên cả ngàn USD hàng tháng, lúc nào đó không trả nỗi sẽ mất trắng cơ sở; cho dù thanh toán sòng phẳng hàng tháng thì quả là quá phí phạm chỉ để cho một hai vị trú ngụ.
>
> Quần chúng cuối tuần mới đến chùa một lần, có nơi cũng chẳng ai vãng lai nếu nơi đó có nhiều tai tiếng và bị chụp mũ. Do sợ chụp mũ mà có vị phải chống Cộng hăng tiết để minh chứng mình không là Cộng sản. Chống cộng trở thành cái vỏ bọc thời trang để có thu nhập. Thật ra quý thầy không ai muốn dây dưa vào chính trị, mục đích chính là có thu nhập dồi dào.
>
> Một số vị du học từ Ấn Độ, bay qua Mỹ rồi ở luôn, một số từ Việt Nam đi du lịch, thăm viếng…cũng không chịu về lại. Họ tá túc tạm thời ngôi chùa quen, thời gian ngắn tung cánh chim tìm về tổ mới, có một ít tín đồ hỗ trợ mua nhà làm chùa. Khi đã có cơ sở, dĩ nhiên phải vay tiền ngân hàng để mua, họ vất vả để kiếm tiền thanh toán mọi chi phí nợ nần, không có thì giờ để học và tìm hiểu văn hóa sở tại. Một số có trình độ tại Việt Nam, qua Mỹ họ tiếp tục học hành để có bằng cấp, có kiến thức góp phần hoằng pháp cho tuổi trẻ tại Mỹ thì chưa tới vài vị. Phần lớn không ai có chí học hỏi, qua Mỹ như là điều kiện để an phận và hưởng thụ.
>
> Tín vụ ma chay như một sở trường, họ đáp ứng cho thế hệ lớn tuổi. Thế hệ nầy qua thời gian dần dà rơi rụng trong vài mươi năm nữa. Tiếp đến thế hệ sanh từ Việt Nam, lớn lên từ Mỹ, được đào tạo văn hóa Mỹ, còn lưu lại một ít tín ngưỡng của cha mẹ ông bà, họ đến chùa như thói quen đề làm vui lòng người lớn; việc nghi lễ đối với thế hệ nầy không cần thiết, tìm hiểu giáo lý cũng không là một nhu cầu. Nếu có, họ cần nghe chư Tăng giảng dạy theo mô thức khoa học hơn là đức tin.
>
> Đến thế hệ thứ ba sanh tại Mỹ, lớn lên tại Mỹ, được giáo dục tại Mỹ, trở thành Mỹ rặt, họ chỉ khác màu da; Họ không biết tiếng Việt, chính vì thế họ cảm thấy lạt lẽo khi đến chùa mà chỉ nghe tiếng nói thuần Việt của các sư. Trình độ, ngôn ngữ của các sư không thích hợp với thế hệ trẻ như thế. Trong khi đó, chưa có một chú tiểu nào xuất gia tại Mỹ, có nghĩa là lớp kế thừa thuần Mỹ chưa có dấu hiệu xuất hiện, tre sẽ già mà măng chưa mọc. Chư Tăng được bảo lãnh qua cũng tiếp tục công việc ma chay đám cúng chứ không có khả năng ngoại ngữ để truyền đạt giáo lý trên đất nước Âu Mỹ. Sở dĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thiền sư Nhất Hạnh thành công là vì truyền đạt giáo lý bằng ngôn ngữ sở tại.
>
> Với số lượng hàng ngàn ngôi chùa trên khắp nước Mỹ bao nhiêu tốn kém chỉ để phục vụ lớp già và sắp già, khi thế hệ nầy không còn thì chùa tồn tại như một chứng tích lỗi thời? Chưa nói đến số người lớn tuổi không còn tự phục vụ, tự lái xe đến chùa, con cái bận công ăn việc làm bù đầu, mức thu nhập của chùa cũng vơi dần, ngoài việc lưu hủ cốt và thờ vong; bấy giờ chùa chỉ là nơi ký gủi người quá cố, phục vụ cho kẻ chết chứ không còn là cơ sở hoằng truyền chánh pháp.
>
> Trong khi đó, tại Việt Nam, hệ phái Tin Lành truyền bá ồ ạt, chỉ cần một đêm tới sáng là cả một vùng theo Tin Lành, nhất là vùng cao và thôn quê, họ không cần xây dựng nhà thờ, nhà nguyện; hội Thánh là trong tâm mỗi tín đồ, họ tụ tập luân phiên mỗi nhà tín hữu để cầu nguyện và phụng sự. Thay vì móc túi tín đồ xây dựng cơ sở thờ tự, họ chu cấp cho tín hữu cuộc sống. Họ nhiệt tâm trong việc ma chay mà không hề nêu giá làm tiền khi tang gia bối rối.
>
> Tại sao Tin Lành thành công trong việc truyền bá tín ngưỡng? Họ không câu nệ hình thức, không cơ sở, không chức sắc, không hưởng thụ và luôn có đức hy sinh, chịu khó. Họ không cần xin xăm bói quẻ xử dụng vàng mã để làm phương tiện hướng dẫn quần chúng có khi những phương tiện đó làm mê hoặc quần chúng như một số chùa.
>
> Ngược lại, chùa càng phát triển càng làm mất niềm tin quần chúng vì nhân cách của chư Tăng. Tại hải ngoại, có những tín đồ ngoan đạo, cũng phải dán vào cửa văn phòng làm việc của mình tấm hình của vị phạm giới với dòng chữ MA TĂNG, có những người quá bất mãn, họ lẳng lặng đầu thú với ngoại giáo như một lối thoát của niềm tin và sự thất vọng.
>
> Với số lượng cơ sở vật chất của Phật giáo Việt Nam tại xứ người, không phục vụ cho xã hội âu Mỹ về Đạo lý trí tuệ mà chỉ là chứng tích tỵ nạn và nơi an dưỡng hưởng thụ cho những ai không có chí cầu tiến, dĩ nhiên, nhàn cư vi bất thiện, từ đó tệ nạn phát sanh…và, sư Việt sống với cộng đồng người Việt như người Hoa ở Chợ Lớn, Việt Nam cũng vậy, mỗi ngày mỗi thu hẹp sinh hoạt khi những thế hệ kế tiếp thuần là Mỹ hóa.
>
> Các chùa Tàu ở Mỹ hậu bán thế kỷ 20 đến thập niên đầu kỷ nguyên 21 bị thu hẹp thế nào thì chùa Việt Nam rồi đây cũng cùng chung số phận. Hiện nay, cộng đồng cư dân Việt Nam , Triều Tiên, Tàu là một trong số gốc chấu Á quy tụ nhiều tại Cali, Texas, San jose, được xem là Sài gòn nhỏ. Các sư Việt chưa có lối thoát cho tương lai, cứ nghĩ nơi nào có người Việt là chùa có thể tồn tại.
>
> Nếu chiết tính kỷ, 36 ngàn người Việt hiện nay ở Cali, chia đều cho Tin Lành , Vatican, Phật giáo, chưa nói đến các giáo phái khác, thì tín đồ Đạo Phật cũng chỉ 12 ngàn. Trong số 12 ngàn chia làm ba, một là tuổi trẻ, hai là tuổi trung niên và ba là tuổi già thì tuổi già chỉ còn bốn ngàn người cộng thêm phân nửa tuổi trung niên có tâm đạo cũng chỉ được sáu ngàn người đến chùa.
>
> Tuổi trẻ ở Mỹ thích đi chùa là chuyện hiếm hoi. Số bốn ngàn cho tuổi già, một ít không tự lái xe đi chùa được, phải nhờ con cháu. Suốt tuần cày mệt mỏi, con cháu cần nghỉ ngơi, làm vệ sinh nhà cửa và đi chợ mua thực phẩm cho suốt một tuần. Như thế số người chia đều cho hàng trăm ngôi chùa không phải là lớn, tiền của vật chất đổ vào việc xây dựng cơ sở đồ sộ như thế để làm gì khi mà tâm linh, sự tu tập và niềm khát vọng về giáo lý của quần chúng bị bỏ trống; chính vì quần chúng và chư Tăng không được trang bị nội lực mà chỉ chạy theo nhu cầu vật chất, liệu Phật giáo có bị biến dạng thành một loại doanh nghiệp mới?
>
> Nếu chư Tăng không đủ khả năng trang bị cho mình một kiến thức thời đại để hội nhập xã hội văn minh, tự mình đào thải mình, an phận với ngôi chùa được thu nhập lợi tức từ việc thờ linh, lưu cốt, xã hội âu Mỹ sẽ hiểu Phật giáo là gì, chưa nói đến quần chúng Mỹ đang có một tôn giáo truyền thống, họ sẽ xem thường các sư và hình ảnh đức Phật xa lạ. Giới trí âu Mỹ thức hiểu về Đạo Phật qua tư tưởng triết học và thiền học, họ cũng không thể đến với chùa và các sư Việt Nam để lễ lạy cúng kiến.
>
> Tổ chức Gia Đình Phật Tử, tuy là một đoàn thể trẻ của con em người Việt, nhưng chúng cũng không mấy hứng thú với sự diễn dịch giáo lý mang tính huyền thoại và giáo án có từ 60 năm qua không được cập nhật, làm sao hấp dẫn các em bằng những thú vui cám dỗ của thời đại @ Ngày nay, cuộc sống xây dựng trên vật chất, nhưng vật chất không giúp xã hội hạnh phúc thật sự, vì thế tội phạm phát sanh.
>
> Đạo Phật xuất hiện mục đích giúp con người sống có hạnh phúc chứ không thể tạo thêm sự bất mãn thất vọng cho xã hội. Nếu chư Tăng chưa đủ khả năng chuyển hóa tâm linh cho quần chúng, ít ra cũng phải góp phần an ủi cho cộng đồng người Việt có một chỗ nương tựa tinh thần. Chùa lớn đất rộng tại sao chúng ta không lập nhà dưỡng lão cho các cụ, vừa gần chùa nghe kinh, vừa có tình người và con cháu viếng thăm tiện hơn đưa vào nhà dưỡng lão? Các cụ sẽ không còn cảm thấy cô đơn lạc lỏng giữa bốn vách tường và người xa lạ không cùng ngôn ngữ.
>
> Mở lớp dạy Việt ngữ, tổ chức các show bảo tồn văn hóa dân tộc và nhiều việc lợi ích cho cộng đồng hơn là an hưởng một cách thụ động. Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăng và quần chúng đều hướng vào tâm linh và công ích xã hội thì tình thương sẽ phát triển, lòng đố kỵ chống báng nhau, chụp mũ nhau sẽ không còn; Phật giáo Việt Nam tại xứ người sẽ có bộ mặt tươi nhuận hơn, đi vào lòng xã hội dễ hơn và sự tồn tại của chùa Việt Nam mới có ý nghĩa hơn.
>
> Chưa phải muộn để chư Tăng Việt Nam và các ngôi chùa Việt Nam trên đất Mỹ dọn cho mình con đường hội nhập và tồn tại. Các vị tiền nhiệm như cố Hòa Thượng Thiên Ân, Thiền sư Nhất Hạnh đã mở đường, chúng ta chỉ tiếp nối và khai phóng cho quang đãng, đừng để bị bít lối mà mang tội với chư Phật chư Tổ.
>
> Có lẽ quần chúng Phật tử Việt kiều cũng chỉ mong ước có thế thôi, chư Tăng sẽ không còn nhìn nhau bằng sự ngờ vực, hố ngăn cách tự nó được lấp kín. Hy vọng chùa Việt sẽ là cơ sở tín ngưỡng tâm linh và công ích xã hội nhiều ý nghĩa dưới mắt người dân Mỹ hiện nay.
>
> MINH MẪN

………………………………………………….

 

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics