Đi quay phim về trường Trưng Vương-Kỷ niệm 100 năm Trường Nữ Trung học Trưng Vương-
tannguyen to:…., me- Nov 12-2016
Hình 1 : Trên sân trường : Cô Ninh – áo màu nhạt, đứng giữa- Vân Loan – thứ 3 từ trái qua, áo lam , tượng trưng cho lớp học sinh Hanoi- Tân Nguyên – áo nhung đen, tượng trưng lớp Đồng Khánh – Trần Nga – thứ 5 từ trái qua- trưởng ban tổ chức lễ hội 100 năm 2017.
> Sáng ngày thứ bảy 12/10/2016, Cô Ninh, Tân Nguyên và một số các bạn Cựu nữ sinh trường Nữ Trưng Vương ngày xưa , đã trở về trường Trưng Vương hiện nay , ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Saigon, để được quay phim và đóng phim kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường Trưng Vương. Đoàn quay phim đi quay từ Hanoi vào đến Saigon . Dưới đây là những tấm ảnh ghi lại buổi ghi hình đó. Mời Cô và các bạn cùng xem.
>
> Hình 2 : Cô Ninh – Giáo sư đang giảng giải trên bục giảng, trước những ống kính quay phim, bên dưới là các học sinh đang chăm chú nghe .
> Hình 3 : Tân Nguyên trước cổng trường Trưng Vương Saigon.
> Cô Ninh kể là có một bạn cựu nữ sinh Việt kiều về thăm trường cũ. Khi bước qua bực cửa vào sân trường, đã ngồi xệp xuống và …khóc.
>
…………………………………………………………………….
Fwd: Trưng Vương hội ngộ
From KimDung N to Toàn thể cựu NS TV 53-60-Nov 14-2016
>> From: Linh Nguyen -Báo NV
Xin chi kim Dung và Mai Phuong chuyển tiếp cho các chị em trong nhóm của mình.
Nhóm Thực Hiện một lần nữa xin cảm tạ sự tiếp tay và hưởng ứng nồng nhiệt của các tấm lòng nhân hậu TV và bằng hữu TV.
Thân quý,
Nghiêm Thị Hiếu, Vũ Bội Tú, Dương Vân Thu, Nguyễn Thanh Hà,
Đỗ Thuý Liễu, Nguyễn Tuyết Trinh, Đỗ Hà Thanh, Nguyễn Song Phương,
Nguyễn Kỳ Hạnh, Nguyễn Bích Liên, Vũ Dung, Nguyễn Bạchpdungnpham Lan
>> http://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cuu-nu-sinh-trung-vuong-hoi-ngo/
Thầy trò và bạn hữu cựu nữ sinh Trưng Vương hội ngộ Lễ Tạ Ơn
Nguồn:nguoiviet.com- November 13, 2016
Hàng đầu từ trái, các cô giáo Nguyễn Hoàng Oanh, Trịnh Thúy Nga, Đinh Thị Nại, Nguyễn Thị Đức, chụp hình lưu niệm cùng hội trưởng và các cựu hội trưởng hội cựu nữ sinh Trưng Vương. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Linh Nguyễn/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Buổi tiệc hội ngộ đông đảo cựu nữ sinh Trưng Vương và bạn hữu, do một nhóm các chị lớn, với sự hỗ trợ của các khóa đàn em, đứng ra tổ chức nhân dịp Lễ Tạ Ơn, diễn ra lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật, 13 Tháng Mười Một, tại nhà hàng Grand Garden, Westminster.
Cô Trịnh Thúy Nga (giữa) phát biểu. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
“Thấm thoắt đã hơn 30 năm, các thầy cô đã bước sang tuổi hạc, người trẻ nhất cũng trên 80, người lớn tuổi hơn cũng đã 90. Với tinh thần tôn sư trọng đạo, chúng tôi tổ chức ngày hội ngộ hôm nay để nói lên lòng biết ơn đó,” bà Nghiêm Thị Hiếu, cựu nữ sinh Trưng Vương niên khóa 1955-62, đại diện ban tổ chức, phát biểu trong phần khai mạc.
“Trong tinh thần gắn bó keo sơn, bền bỉ của tinh thần Trưng Vương, trong một hai năm nữa Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Nam California sẽ cử hành 100 năm Trưng Vương,” bà nói thêm.
Bà Hiếu cũng cho biết trong số người tham dự, có 40 chị thuộc niên khóa 1953-60; 50 em thuộc niên khóa 1960-67; và một số vào trường năm 1954-55.
“Chúng tôi xin mượn lời giáo huấn của cô Liên Dung, dù cô không có mặt với chúng ta, để tỏ lòng biết ơn về mỹ ý của mọi người về tham dự hôm nay. Tinh thần tôn sư trọng đạo là một điểm son trong văn hóa Á Đông và văn hóa Việt Nam, hiếm thấy trong các nền văn hóa Tây phương,” bà Hiếu nhận xét.
Các cựu học sinh Trưng Vương đón chào cô giáo Đinh Thị Nại (thứ hai từ phải). (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Sau đó bà trình diện các thành viên của nhóm thực hiện, gồm các chị Vũ Bội Tú, Dương Vân Thu, Nguyễn Thanh Hà, Đỗ Thúy Liễu, Nguyễn Bạch Lan, Nguyễn Tuyết Trinh, Nguyễn Kỳ Hạnh, Vũ Dung, Đỗ Hà Thanh, Nguyễn Bích Liên và Nguyễn Song Phượng. Trong số người tham dự, có nhiều người từng là hội trưởng, như Phạm Vân Bằng, Mai Khanh Lê Ngọc Phú, Mậu Tâm, Mai Mai, v.v…
Nhóm này gởi đến mỗi người tham dự lời “Tạ Ơn Đời.” Trong đó ghi những câu nói như để tặng mọi người, nhất là các cựu nữ sinh Trưng Vương, để tự nhủ: “Ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Tri ân công dạy dỗ của các thầy cô cho ta nên người hữu dụng. Gìn giữ tình yêu với bạn đời đã cùng ta xây dựng mái ấm gia đình. Cảm tạ bạn bè thân thương làm đời sống của ta thật phong phú. Cám ơn đất mẹ Việt Nam đã nuôi dưỡng ta cả một thời niên thiếu. Cảm ơn đất nước Hoa Kỳ đã cho ta cuộc sống tự do, đầy đủ hôm nay.”
Bà Vương Đỗ Mai Phương, đại diện Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương, góp lời: “Trong ngày tạ ơn thầy cô, chúng em rất vui và mong tình Trưng Vương muôn đời bất diệt, thương yêu lẫn nhau. Xin cám ơn các anh chị góp được $11,000 cứu trợ nạn lụt miền Trung, để chia sẻ với đồng bào bất hạnh.”
Bà Vũ Bội Tú, cựu hội trưởng đầu tiên của hội, nói lời cảm tạ công sức của nhóm thực hiện.
“Ngoài tấm lòng tri ân, chúng ta đã lập ‘Quỹ Thầy Cô’ để giúp đỡ một cách thực tế các thầy cô còn kẹt ở Việt Nam hiện trong tình trạng tuổi già, thiếu thốn. Xin cám ơn các chị trong ban thực hiện, chị cả Kim Dung và anh Hà Tường Cát đã mời 40 người bạn niên khóa 1953-60 tham dự,” bà Bội Tú nói.
“Tôi cũng xin cám ơn các bạn niên khóa 1961-63 đã đồng hành với tôi trong những ngày đầu lập hội. Cám ơn các em Trưng Vương trẻ, như Mậu Tâm, Mai Khanh Lê Ngọc Phú và Vương Đỗ Mai Khanh. Vinh danh niên khóa 1960-67,” bà tỏ lời khen ngợi.
Trong số các thầy cô tham dự, cô Trịnh Thúy Nga đại diện, phát biểu: “Chúng ta rất hân hạnh là con cháu của hai vị nữ vương đầu tiên. Trong tinh thần Lễ Tạ Ơn nơi quê hương thứ hai, chúng ta nguyện giữ vững tinh thần quốc gia dân tộc Việt Nam, lo cho gia đình, cho quốc gia dù bao vận nước thăng trầm.”
“Chúng ta là người quốc gia chân chính, sống theo đạo lẽ phải, sống khỏe, hùng dũng, với tình thương, thực sự làm việc, sống hoàn hảo để giữ vững tiếng thơm cho dân tộc Việt Nam, và tinh thần kết hợp, liên kết, thương yêu nhau của gia đình trung học Trưng Vương Sài Gòn trước năm 1975.”
“Xin tặng các em mỗi người một bông hồng,” cô giáo nói.
Sau đó, cô Nga tặng cho mỗi người một bông hồng và mọi người đứng sau lưng các cô giáo hiện diện gồm các cô Đinh Thị Nại, Nguyễn Thị Đức, Trịnh Thúy Nga và Nguyễn Hoàng Oanh, để cùng chụp hình lưu niệm.
Cô Nga cho biết cô dạy trường Trưng Vương từ năm 1958 đến 1963 và phu quân của cô là cố giáo sư, thi sĩ Nguyên Sa Trần Bích Lan. Cô dạy Pháp văn, sau cô mở trường trung học Văn Học và là hiệu trưởng trường này.
“Tôi nhớ mãi những buổi chào cờ sáng Thứ Hai, các em luôn được nhắc nhở về tinh thần quốc gia, học sống làm người, và những khi dẫn học trò tham dự các buổi lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, hay lễ quốc khánh VNCH,” cô Nga nói với nhật báo Người Việt.
Cô giáo Nguyễn Hoàng Oanh, dạy tại trường Trưng Vương từ năm 1966 đến 1975, tâm sự: “Tình Trưng Vương tuyệt vời, đoàn kết, bạn cũ, thầy xưa. Thật nhiều kỷ niệm.”
Trong số các cựu hội trưởng, chị Mai Mai, cư dân Orange, hội trưởng nhiệm kỳ 2000-2002, cho biết từng tổ chức cho trường nhiều cuộc hội ngộ đến 800 người. Chị học Trưng Vương niên khóa 1966-73.
“Chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm. Khi còn đi học, tôi còn nhớ những lần gỡ phù hiệu trên áo dài để trốn học, đi xem phim, và nhớ có lần đóng vai tướng trong đoàn Trưng Vương đi diễn hành ở Sài Gòn,” chị kể.
Ban tổ chức cho biết hai cô giáo Liên Dung và Bội Hoàn vì lý do riêng không thể tham dự, nhưng ban tổ chức sẽ giao hoa tận nhà để tỏ lòng biết ơn.
Phần văn nghệ được tiếp nối khi mọi người nhập tiệc, với MC Hồng Tước duyên dáng hướng dẫn chương trình.
Các ca sĩ đều là cây nhà lá vườn, nhưng đủ thể loại, với các cựu nữ sinh trường Trưng Vương, gồm Thanh Hà, Đỗ Kim Toàn, Kiều Loan, Thúy Lan, Vương Xuân điền, Nguyễn Thị Nhuận, và thân hữu, Anh Dũng, và nhiều giọng hát khác.
Ban tổ chức cũng chu đáo mời các nhiếp ảnh gia, như Nguyễn Kỳ, Phan Ngọc Quế và Vũ Công Liêm để ghi lại những hình ảnh thân thương của bạn bè và các thầy cô giáo trong dịp Lễ Tạ Ơn.
Liên lạc tác giả: LinhNguyen@nguoi-viet.com
…………………………………………………………….
Thanh Hương hạ sơn
Inbox
KimDung N to:….,me
Nhân dịp bạn Thanh Hương từ San Jose xuống chỏi quận Cam .
Hôm nay bạn Thanh Hương đến chỏi nhà Kim Dung , vui lắm , cùng Hải và Quỳnh Giao đưa Thanh Hương đến thăm bạn Thư Hương .
KIm Dung
…………………………………………….
Fwd: NGHIỆP AI NẤY MANG , DUYÊN AI NẤY HƯỞNG
From Hue Pham to me
Tượng Phật tại Tokyo(Anne chụp)
Đôi khi, là một nhà sư, tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho tang lễ.
Tôi cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng
cảm thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai tṛò của
một nhà sư đi tụng kinh đám tang.
Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm
đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời
thầy đến tụng kinh. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”. Tôi nhìn cô ta
với tất cả tấm ḷòng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy
sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người
con gái có hiếu. Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình: “Trời ơi tôi sẽ
mở đường cho người như thế nào đây? Con đường tưởng tượng nào tôi sẽ
vẽ trong không khí cho hồn tưởng tượng đặt chân lên? Làm sao tôi có
thể nói với người phụ nữ trẻ tuổi tội nghiệp đang ở trong tình trạng
buồn phiền và bối rối rằng:” không có con đường nào như cô có lẽ đã
tưởng tượng như thế?”
Đức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đă trả lời ra sao?
Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Đức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế
Tôn, cha con chết. Xin mời Đức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu
độ linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người Bà
La Môn cử hành những nghi thức này nhưng Đức Phật lại còn mạnh hơn họ
nhiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về
thiên đàng”.
Đức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái
bình đất và một ít bơ”. Người trẻ tuổi sung sướng vì Đức Phật đã hạ cố
thi hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã
đi ra phố và mua các thứ mà Đức Phật bảo. Đức Phật chỉ dẫn cho anh ta
để bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống
ao. Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi
Đức Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó
ở dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì
nhẹ đă nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao.
Rồi Đức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu.
Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.”
Người trẻ tuổi nhìn Đức Phật, sửng sốt, nói, “Bạch Đức Thế Tôn, Ngài
có nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm
và đá nặng mà nổi. Điều đó ngược lại với quy luật tự nhiên.”
Đức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một
cuộc đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù
thế nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả
đến ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên.
Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn
đá nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu
đi nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể gây
thành khác được.”
Người trẻ tuổi hiểu ra. Anh thay đổi quan niệm sai lầm của anh và
ngừng đi loanh quanh đ̣i hỏi cái không thể được.
Nụ cười của Đức Phật đã đi tới điểm: Không ai có thể cứu chúng ta, sau
khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những
hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành vi của
chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sản của chúng ta.
Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực
sự của chúng ta. Chúng là trung tâm từ đó chúng ta xuất phát.
Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng
ta, hay bất cứ thứ đồ dùng của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể
mang được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống
như chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng
phải ra đi một mình.
Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy sống
một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta
còn sống. Đợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn.
…………………………………………………………..