Lá bài tẩy Chu Tử trong canh bài Hồ Hữu Tường và Tổng Trưởng Bùi Tường Huân
Nguồn:nguoiviet.com- Friday, July 11, 2014
Du Tử Lê
(Tiếp theo và hết)
Ảnh bên trái: Nhà văn Chu Tử (17.4.1917-30.4.1975). Ảnh bên phải: Chu Tử (che miệng vì ông bị thương ở miệng) cùng một số anh chị em cộng tác với báo Sống (Hình: minhduc7.blogspot.com)
Dư luận quen nhìn tác giả “Yêu” như hung thần của những cá nhân hét ra lửa, hay những đảng phái, tổ chức quyền thế nghiêng trời lệch đất… Nhưng sự thực, nhà văn/nhà báo Chu Tử cũng là người luôn sẵn sàng đưa đôi vai gầy guộc của ông, để nhận lãnh bất trắc, tranh đấu tận tình cho những người thấp cổ bé miệng. Ông cũng là người có công rất lớn trong việc thu xếp, vận động cho những cá nhân mà, ông thấy là xứng đáng vào những chức vụ thuộc lãnh vực công quyền như hành pháp, lập pháp. Hoặc ngược lại.
Có thể nhiều người đã quên, hay không hề biết rằng, với mục phiếm hàng ngày “Ao thả vịt,” nhà văn/nhà báo Chu Tử đã thành công khi cố tình giới thiệu nhà văn/học giả Hồ Hữu Tường, một khuôn mặt trí thức tiến bộ miền Nam, khuynh hướng Trosky (Ðệ tứ cộng sản), vào tòa nhà Quốc Hội thời Ðệ Nhị Cộng Hòa miền Nam.
Ghi lại sự kiện hãn hữu này, thi sĩ Nguyên Sa, trong cuốn hồi ký của mình viết:
“…Học giả Hồ Hữu Tường không có ý định ứng cử dân biểu, Chu Tử và nhóm Sống ‘lăn hòn đá ù lì’ ra sân chơi chính trị, tác giả Phi Lạc Sang Tàu nhất định không xuất hiện trước công chúng, không in bích chương, không phát bươm bướm, không lạc quyên, không vận động. Nhóm Sống làm công việc này bằng cách đập lên nồi niêu, khua những xoong chảo để lăn ‘hòn đá ù lì vào tòa nhà Quốc Hội.’ Vận động bầu cử cho một cá nhân để làm gì? Dân biểu của một tôn giáo, đảng phái hay một nhóm tài phiệt đưa ra có ích lợi cho những nhóm này, nói lên tiếng nói của đoàn thể, bảo vệ quyền lợi của đoàn thể khi cần, có khi nhiều hơn cả cần thiết, vì nhiều người làm đại diện dân bỏ quên vai trò đại diện nước, chỉ còn là đại diện làng. Nhóm Sống và Hồ Hữu Tường không có liên hệ quyền lợi nào cả. Hồ Hữu Tường trở thành dân biểu không phải để bênh vực cái nhóm có tên khác lạ là ‘nồi niêu xoong chảo’. Chu Tử và anh em báo Sống tìm hết cách vận động tranh cử cho Hồ Hữu Tường, và đã thành công, Hồ Hữu Tường, người ứng cử dân biểu nhất định không nhấc lên một ngón tay để vận động, đã trúng cử…” (6)
Một đặc điểm khác nữa của nhà văn/nhà báo Chu Tử, cũng ít người biết, nếu không có tình thân đủ lớn với chủ nhiệm báo Sống – Ðó là tinh thần tin cậy, sống chết của ông đối với những người được ông coi là bằng hữu.
-Phần thứ hai, tiểu mục “Cho đỡ buồn,” Hồi Ký Nguyên Sa, thi sĩ Nguyên Sa kể lại chuyện vài tháng trước khi nhập ngũ, (7) ông đã đưa cho chủ nhiệm Sống một tài liệu quan trọng, dẫn tới việc mất chức của tổng trưởng Giáo Dục đương nhiệm thời đó. Nhưng điều đáng nói là chủ nhiệm Sống nhất định không đọc, dù tác giả “Áo lụa Hà Ðông” nhiều lần nghiêm chỉnh lưu ý, cảnh báo hậu quả nhiều phần có thể xẩy ra, như tờ báo có thể bị đóng cửa. Chu Tử có thể bị “đòn nguội” bởi những thế lực đỡ đầu cho vị tổng trưởng đó. Chẳng những cho đăng ngay mà, chủ nhiệm Sống còn ghi “tám cột.” (Có nghĩa tin chính, lớn, chạy hết chiều ngang trang nhất của tờ báo).
Liên quan tới sự việc nghiêm trọng này, “Hồi ký Nguyên Sa,” có đoạn nguyên văn như sau:
“…Chu Tử thầm thì quả bom của ông nổ to. Anh cho hay hai trăm ngàn số báo tung ra Bộ Giáo Dục chấn động đã đành, còn làm chấn động cùng khắp, cả tướng Khánh…
“Bài báo làm Bộ Giáo Dục phải rung lên, tôi không lạ, tôi cân đo từng chất lượng hóa học, tôi sấy khô ngòi nổ, tôi nhồi thuốc, tôi đặt kim đồng hồ, chơi chất nổ tôi biết nguyên tắc số một của trò chơi này là không bao giờ được sai lầm và mỗi người chỉ có cơ may sai lầm có một lần.
“Ðương nhiên tôi biết nguyên tắc số hai liên quan tới sức công phá của chất nổ. Ông Bộ Trưởng Bùi Tường Huân từ khi lên chức không ngớt lớn tiếng hô hào cách mạng. Bộ Trưởng Huân phất cao ngọn cờ chống văn hóa ngoại bang, chống chương trình Pháp, đề cao văn hóa dân tộc.
“Chính phủ của ông Nguyễn Ngọc Thơ có phần chìm, không ca lên những bài thời thượng, thành ra sớm trở thành một ban hợp ca ‘Diệm không Diệm.’ Rút tỉa kinh nghiệm của chính phủ ‘Diệm không Diệm’ Nguyễn Ngọc Thơ, chính phủ của Tướng Nguyễn Khánh ca mạnh mẽ những bài cách mạng, bài dân tộc, bài diệt Cần Lao, bài chống văn hóa ngoại bang… Tổng Trưởng Huân tựu trung cũng chỉ làm công việc của một giọng ca trong một ban hợp ca. Cũng đúng thôi. Nhưng Bộ Giáo Dục của ông Huân đã có cái lầm là viết một lá thư chính thức cho đại sứ Pháp để xin ông này can thiệp với trường trung học Bác Ái, dạy chương trình Việt, xin trường này cho con của một thân nhân của ông Bùi Tường Huân được đặc biệt nhận vào trường này. Ðó là nội dung của phóng ảnh đăng trên nhật báo Sống. Sinh viên đang biểu tình rần rần chống văn hóa ngoại bang, chống chương trình Pháp, tổng trưởng giáo dục đọc diễn văn lên án văn hóa ngoại bang, ngợi ca văn hóa dân tộc. Chính bộ giáo dục cách mạng lại gửi văn thư xin đại sứ Pháp can thiệp cho con em của thân nhân ông tổng trưởng, cháu ruột của ông tổng trưởng, vào học chương trình dạy văn hóa ngoại bang. Bài viết không quên phân tích những vi phạm về mặt giáo dục, về mặt luân lý nói khác làm khác, về mặt thể thống quốc gia, tổng trưởng giáo dục mà phải viết thư xin học nơi đại sứ ngoại quốc, và cả về phương diện hành chánh và kinh nghiệm thông thường. Xin cho một em nhỏ vào trường Bác Ái thì một ông thanh tra tư thục điện thoại hay gặp riêng một giới chức của trường Bác Ái được rồi cần gì nhiêu khê tới mức tổng trưởng, đổng lý… Lá thư có nhiều hy vọng làm đại sứ Pháp cười bò, làm cho ngoại giao đoàn ở Saigon cười bò, người cười tủm tỉm…
“Anh em chúng tôi cười khoái trá, kéo nhau xuống phở xe Gia Long.
“Chúng tôi có bàn tính ông Huân là người của Thượng Tọa Trí Quang, ông nói hay hầu cờ thượng tọa, tờ báo, người chơi chất nổ cho đỡ buồn có thể bị ông tổng trưởng Giáo Dục trả đũa, có thể bị Thượng Tọa Trí Quang quan tâm, hơn thế, có thể bị Tướng Khánh vì bị Thượng Tọa Trí Quang thúc đẩy hoặc vì tinh thần đoàn kết với một thuộc cấp mà ra chiêu?…Chúng tôi lo âu quá đáng. Không thấy Thượng Tọa Trí Quang làm việc gì để tiếp nội lực ông Tổng Trưởng Huân, cũng không thấy ông Khánh ưu ái ông nhiều hơn thượng tọa. Chỉ thấy mấy tháng sau Tướng Nguyễn Khánh bổ nhiệm Luật Sư Phan Tấn Chức vào chức vụ tổng trưởng Giáo Dục thay thế ông Bùi Tường Huân.
“Chu Tử suốt trong thời gian đó hay dặn tôi:
– Anh phải cẩn thận!
Ngay cả thời gian trước khi tôi đi thụ huấn ở Thủ Ðức, bạn tôi cũng vẫn dặn dò:
– Anh phải cẩn thận.” (8)
Ðọc lại đoạn hồi ký trên của cố thi sĩ Nguyên Sa, tôi như thấy được ngọn lửa thiêng của tình bạn, mới cao quý biết bao, dù chỉ qua mấy lời dặn dò ngắn ngủi!!!
Nhưng, dường như cuộc đời luôn đem đến cho chúng ta, những tai họa, những thảm kịch mà, sự cẩn thận ở mức độ nào, cũng chỉ là trò hề của trớ trêu. Oan nghiệt.
Tôi muốn nói tới cái chết của nhà văn, của tài hoa và nhân cách Chu Tử. Một cái “dữ dội, chết trầm hà” theo cách nói của Ðào Vũ Anh Hùng!!!
(Garden Grove, Tháng Bảy 2014)
DTL
Chú thích
(6) Nguyên Sa, sđd. Trang 227, 228.
(7) Nhà báo Vương Hồng Anh cho biết, thi sĩ Nguyên Sa bị gọi động viên khóa 24/ LTVK/TÐ, cuối năm 1966. Sau giai đoạn 1, ông được chọn theo học ngành Quân Nhu, ở Saigon.
(8) Nguyên Sa. Sđd. Trang 231, 232, & 233.
…………………………………………………………………………….
Fwd: sl THƯ TÂM TÌNH CỦA HUỲNH TẤN MẪM GỞI CÁC BẠN THANH NIÊN – SINH VIÊN – HỌC SINH
Kim Vu to:…,me
-o0o-
> Vào hùa với lũ giặc để đến bây giờ tuổi đời cao mới nhìn thấy điều sai trái ngu muội thời trẻ???
> Muộn quá rồi Mẫm ơi . Ngươi thực có tội lớn với Tổ quốc !!! Quốc gia, Tổ quốc đang ở bờ vực thẳm rồi !!!! Ngày xưa là tội tru di tam tộc !!!!
-o0o-
> THƯ TÂM TÌNH CỦA HUỲNH TẤN MẪM GỞI CÁC BẠN THANH NIÊN – SINH VIÊN – HỌC SINH
>
> Sài Gòn, ngày 4 tháng 7 năm 2014
>
> Cùng các bạn Thanh niên-Sinh viên-Học sinh thân mến,
Tôi là Huỳnh Tấn Mẫm, không mang một danh phận nào trong guồng máy công quyền hay một địa vị xã hội, tôi chỉ là một thanh niên – nếu các bạn cho tội dùng từ này – một thanh niên nhiều tuổi, và hơn thế, là một công dân có ý thức trách nhiệm về tình hình đất nước hiện nay. Tôi tiếc là không còn nhiều thời gian và sinh lực như các bạn, để có thể cống hiến một cách xứng đáng và trọn vẹn cho một vận hội mới đang đến với dân tộc.
> Như các bạn đã biết, sự kiện giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc hiện diện hai tháng nay ở vùng lãnh hải Việt Nam, không phải là sự kiện lớn đơn thuần, mà nó biểu hiện một tiến trình vô cùng hệ trọng đối với sinh mệnh của Tổ Quốc chúng ta, nó là màn mở đầu công khai cuộc xâm lược của Trung Quốc vào lãnh thổ, lãnh hải nước ta trong kế hoạch có quy mô thôn tính cả Biển Đông, từng bước khống chế toàn vùng Đông Nam Á, để thực hiện mộng siêu cường bá chủ không giấu diếm của mình. Nó còn bộc lộ cho toàn dân ta biết mối quan hệ mờ ám được che giấu lâu nay dưới các từ ngữ và khẩu hiệu đẹp đẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Việt Nam ta.
> Nhưng đồng thời cũng cần hiểu rằng đây là vận hội mới cho dân tộc, vì nó mang ý nghĩa thức tỉnh toàn diện của một giai đoạn lịch sử, bởi toàn bộ sự thật đã được phơi bày.
> Việt Nam là một nước nhỏ về quy mô dân số và diện tích so với họ, lại chậm phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật, về công nghệ thông tin, công nghệ quân sự… lại đúng vào lúc xã hội đang suy yếu, kinh tế bên bờ vực thẳm, tầng lớp lãnh đạo thì suy thoái tư tưởng- đạo đức – lối sống, tham lam, nhũng nhiễu đầy khắp. Thử hỏi trong tình thế đó làm sao có thể đối địch trước một tham vọng vĩ cuồng như thế của đối phương?
> Câu hỏi ấy đang xoáy vào lòng mỗi người dân nước ta, và chúng ta thật sự day dứt về câu trả lời.
> Dù chúng ta yêu hòa bình bao nhiêu, chân thành mong muốn hữu nghị bao nhiêu, tất cả cũng bằng thừa, nếu không nói là tự huyễn hoặc lấy mình, trước tham vọng của chủ nghĩa Đại Hán phương Bắc.
> Bành trướng Bắc Kinh đang tiến công chúng ta ở thế áp đảo về bạo lực, thế thượng phong về kinh tế, đánh phủ đầu ta về ngoại giao tuyên truyền. Quan chức cao cấp của Trung Quốc – Dương Khiết Trì – đến nước ta, đưa ra một thông điệp với tư cách cao ngạo của một nước lớn, thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng không phải đột nhiên mới có: yêu cầu ta chấm dứt cái gọi là “quấy nhiễu” chúng ở giàn khoan HY981, đe dọa nếu ta kiện chúng ra tòa án quốc tế, ta sẽ nhận lấy “hậu quả” khôn lường. Nếu ta “ngoan cố” không hàng phục, chúng sẽ phong tỏa kinh tế, phong tỏa bờ Biển Đông, và mọi tai họa khác sẽ xảy đến. Chúng ngăn cản ta không được mở rộng liên minh quân sự với Mỹ và các nước khác, bởi làm như thế chúng quy là ta mang tội “khiêu khích” chúng.
> Các bạn thử nghĩ xem. Họ bao vây và khống chế ta, nhưng không cho ta la lên để nhờ người can thiệp, không cho ai giúp sức, vâng, trói lại và đánh, buộc ta phải tự nguyện đầu hàng!
> Qua cách nói và hành động của họ, cơ hồ như ta đã là quốc gia phụ thuộc không có bao nhiêu chủ quyền?
> Các quốc gia có chủ quyền, có quan hệ bình đẳng, bất kể là nước lớn hay nhỏ, chưa từng nói năng như thế. Hồ đồ, trịch thượng phải bắt nguồn từ một thực tế. Song, yếu kém, nhu nhược vốn cũng không phải không có nguyên nhân. Có khi là sự tương thích bắt nguồn từ những sự kiện chưa bộc lộ từ phía nhà cầm quyền nước ta chăng? Dù sao cũng đã có một câu phương ngôn đáng nhớ: “Nếu ta đứng lên, là ta ngang hàng, nếu ta quỳ xuống, thì ngang rốn đối phương”.
> Các bạn thân mến,
> Đó là kết quả của một thực tế yếu kém, hay từ một tinh thần bạc nhược, hay cả hai? Sự than trách hay nguyền rủa đối phương lúc này quả là một sự xa xỉ.
> Làm công dân của một nước, làm sao ta không thấy đau lòng khi đất nước bị xâm lăng? Làm sao ta không thấy nhục khi bị kẻ khác lăng nhục vào dân tộc mình? Trên những con đường mà các bạn đi làm hay đi học hằng ngày, trong công viên mà các bạn dạo chơi, trong sách sử mà các bạn đã đọc, luôn phảng phất bóng dáng của tiền nhân, mang tên những vị anh hùng, trong lịch sử hàng nghìn năm trải qua từng thế hệ, đã chống trả lại bọn xâm lược phương Bắc oanh liệt ra sao, và không hề khiếp sợ. Tiền nhân đã để lại cho chúng ta một giang sơn vẻ vang. Đến lượt chúng ta, chúng ta không thể thoái thác, và không hề thoái thác bởi bất cứ lý do gì, để hết lòng bảo vệ giang sơn ấy.
> Nhưng lời tâm tình của tôi là vô nghĩa, nếu tôi không nói với các bạn rằng, sức mạnh có ưu thế nhất đang lớn lên từ trong tim và trong trí tuệ của các bạn, là niềm hy vọng của dân tộc – những thế hệ Thanh niên-Sinh viên-Học sinh hôm nay. Các bạn đang đứng ở đầu thề kỷ 21 của một nhân loại đang toàn cầu hóa, mà tri thức thì trở nên vô biên giới và không ai có thể che giấu hay độc quyền được.
> Một cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc bằng mọi biện pháp và thông minh mà các bạn sẵn sàng dấn thân, và một xã hội mà các bạn cần xây dựng, có tương lai như thế nào, là hai vấn đề quyện vào nhau mà có lẽ các bạn đang suy nghĩ?
> Để có một đất nước độc lập tự do, trước hết mỗi chúng ta cần có một trí tuệ độc lập tự do, không để bị nhuộm đen, nhuộm đỏ, hay bất cứ màu nào khác; nó phải là lòng yêu nước nồng nàn, trong sáng, yêu hòa bình độc lập và dân chủ bằng một nhận thức kịp thời đại. Một cuộc chiến đấu chỉ bằng niềm tin và sinh mạng dù rất cao cả, nhưng nó sẽ đem lại một kết quả ra sao?
> Một xã hội các bạn mong muốn, chưa biết là thế nào, nhưng ít nhất, và chắc chắn nó không thể là một xã hội như các bạn đang nhìn thấy, nó đầy dẫy những bất công, trên một tầng nền của hẹp hòi và thiển cận, nó không bao giờ là bền vững!
> Tôi không muốn nói một câu như sáo ngữ: tương lai đang nằm trong tay thanh niên, với nghĩa nó là màu hồng. Không, có thể nó không đến các bạn với màu hồng, nò tùy thuộc vào ý thức của các bạn. Đó là cái nhìn thẳng vào thực tế với đôi mắt biết đúng sai và nói được tiếng nói của trái tim mình. Một cuộc chiến đấu sẽ rất mạnh mẽ khi nó có đầy đủ chân lý.
> Điều tôi muốn nói cùng các bạn, chúng ta phải cương quyết làm người công dân tự do, dù xã hội chưa có luật pháp thừa nhận tự do đúng nghĩa. Chúng ta cương quyết làm con người có quyền con người, dù quyền con người chưa được thừa nhận đầy đủ. Chúng ta có quyền và có nghĩa vụ – quyền sống tự do và nghĩa vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Tôi trộm nghĩ, tự do trong bối cảnh Việt Nam hôm nay quan trọng hơn vì nó chứa cả sự độc lập. Tôi muốn nói đến một thể chế dân chủ, một xã hội dân sự, nó sẽ không bị đem ra mua bán hay đổi chác bất ngờ bởi một đất nước, nếu nằm gọn trong tay của một nhóm người độc quyền.
> Chúng ta tin tưởng sẽ giữ được độc lập tự do, sẽ bảo vệ được giang sơn vì chúng ta có hai điều quan trọng:
> – Một, chúng ta có chính nghĩa, lẽ phải ở về phía chúng ta. Thế giới bây giờ là sự liên kết rộng lớn và có sức mạnh vô tận, vấn đề là ta có làm cho sức mạnh ấy hội tụ lại được hay không? Chúng ta có làm rõ chính nghĩa để xứng đáng được nhận sự ủng hộ đó hay không? Chế độ phát xít của Bắc Kinh hiện nay với chủ trương bạo lực và bành trướng đang tự đào mồ cho mình, và nhân loại sẽ chôn chúng. Tôi tin chắc chắn điều đó sẽ xảy ra như lịch sử nhân loại đã cho thấy.
> – Hai, chúng ta biết sửa mình. Một quốc gia hùng mạnh là vì có phương hướng đúng, một quốc gia yếu kém là vì có phương hướng sai. Đó là một thể chế chính trị tiến bộ hay lạc hậu, có tạo được sức mạnh đoàn kết của toàn dân hay không mà Việt Nam ta phải cấp bách xem xét để sửa đổi. Sự sửa đổi đó phải đến từ sức mạnh đoàn kết của nhân dân, kể cả những lực lượng, những con người từ trong bộ máy nhà nước, và đồng bào ở nước ngoài.
> Tôi tự hỏi, có lẽ cũng giống như các bạn, vì chúng ta không muốn hy sinh xương máu khi chưa cần thiết, và nếu chúng ta là chính nghĩa, tại sao chúng ta không dám kiện để đưa họ ra tòa án quốc tế? Thế giới ngày nay không còn ở thời kỳ hồng hoang, nhân loại không phải là bầy thú trong rừng để con lớn dễ dàng giày xéo con bé, hay chính chúng ta mang mặc cảm tự ti, tội lỗi và hẹp hòi mà không dám nhìn nhận và tiếp nhận sức mạnh đang rộng mở của thời đại? Làm sao chúng ta có thể tin là an toàn và có giá trị khi tự thu mình, núp vào hang ổ “hữu nghị” giả dối dưới nách của kẻ xâm lược?
> Thưa các bạn,
> Bao giờ, hay ngay bây giờ chúng ta có thể cất lên tiếng nói thống nhất, mạnh mẽ đối với những người đang mang trọng trách dẫn dắt dân tộc?
> Hiện nay, tôi không tán thành nhiều điều, trong đó có hai điều căn bản và cấp bách mà Chính phủ của Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện:
> 1- Đặt Hiến pháp cũng như luật pháp của một Quốc gia dưới cương lĩnh và các chỉ thị của Đảng Cộng sản. Thay vì ngược lại, Đảng Cộng sản phải đặt mình dưới Hiến pháp và luật pháp nhà nước, với chức năng là thi hành chứ không phải chỉ đạo. Từ sự trái ngược đó, với quyền hành độc đoán trong tay, Đảng đã tự tha hóa và suy thoái (như đã tự thừa nhận), đưa đến một Chính phủ thiếu trách nhiệm và không hiệu quả, làm cho xã hội rệu rã, không phát triển và mất dần sức sống, người dân trở nên lơ láo, mất phương hướng và tích lũy nỗi bất bình. Tình trạng này là điều kiện phù hợp ý muốn của kẻ xâm lược.
> 2- Đường lối đối ngoại hiện nay, là thuộc về Đảng Cộng sản, cụ thể là Bộ Chính trị, chứ không phải do một Chính phủ của nhân dân, vì thế đã không giữ được tư thế chính danh của một Quốc gia, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc. Các từ ngữ: hữu nghị, bạn, môi răng, đồng chí, anh em, 16 chữ vàng (*), 4 tốt…đã xóa tan tư cách và khoảng cách phải có của một quốc gia với một quốc gia. Mối quan hệ mang tính chất tình cảm quá đà và độc hại đó đã tràn ngập trong tư tưởng giới lãnh đạo, quan chức, các đoàn thể, kể cả Đoàn Thanh niên Cộng sản mới lớn sau chiến tranh, thể hiện lời nói, phong cách trong các văn kiện cũng như trong cách hành xử, chứng tỏ một tinh thần dựa dẫm, bấu víu, lệ thuộc, thiếu tự tin của tâm lý nhược tiểu chưa trưởng thành về mặt quốc gia, làm mất quốc thể, của giới lãnh đạo hiện nay. Lẽ ra, mối quan hệ không chính danh đó phải được chấm dứt, khi chiến tranh chấm dứt và đất nước thống nhất. “Ân đền oán trả” gì khi còn nằm trong rừng sâu suối lạnh, thì cũng phải minh bạch trong chính sách ngoại giao, không “giáo dục” toàn dân theo cách “xóa tan biên cương” mập mờ như thế được! Vì thế, làm sao trách thái độ kẻ cả của Dương Khiết Trì khi bảo Việt Nam “quấy rối” chúng ở giàn khoan, hay kêu gọi Việt Nam “ đứa con đi hoang hãy sớm quay đầu về”, hoặc bí thư Quảng Đông gởi “danh mục công việc phải làm” cho Bộ Ngoại giao ta?
> Tôi sống ở miền Nam, và biết người dân miền Nam đều nhận thấy cực kỳ phẫn nộ về cách ngoại giao xa lạ như trên.
> Thưa các bạn,
> Văn hóa ngoại giao cũng là biểu hiện chiều sâu của thực thể. Lẽ nào tôi dám nói ép, nói oan cho các lãnh đạo Việt Nam chăng, khi cho rằng mối quan hệ được biểu hiện như thế là xuất phát từ hành vi và tư duy lệ thuộc do quán tính, hoặc do “tận đáy lòng”?
> Tôi không tán thành về mối quan hệ bất bình đẳng, được gọi là “hữu nghị” giữa Việt Nam và Trung Quốc lâu nay, mà ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng níu kéo một cách vô vọng trong cô đơn và sợ hãi, có tác dụng cuốn cả đất nước rơi vào quỹ đạo của bành trướng Bắc Kinh. Tôi cho rằng Trung Quốc là không đáng sợ, một nước rộng về đất, đông về dân, mạnh về bạo lực, chứ không hề là một nước lớn với ý nghĩa là có sức mạnh văn hóa, văn minh và đáng nể trọng. Không tự cúi người xuống để phong Trung Quốc là đại ca vô địch. Cũng không thể có ý nghĩ đến việc có thể hay không thể “rinh” đất nước chạy đi nơi khác với lời than thở vô nghĩa: “Có ai chọn được láng giềng đâu!”. Thật ra đó là ý của một tướng Tàu đã nói ở Hà Nội các đây hai năm, nhằm đe nẹt Việt Nam đã lỡ nằm cạnh Trung Quốc, không thể “chọn” thân phận khác được đâu, lẽ ra không nên lặp lại theo cách áo não như thế. Thủ tướng Nhật, chưa từng than van chuyện phải bê mấy hòn đảo của mình đi đâu. Nữ Tổng thống Hàn Quốc cũng không có một lời nào tương tự!
> Tôi chân thành bày tỏ, chia sẻ cùng các bạn về niềm tự tin và tự hào của dân tộc, trước vó ngựa của quân Nguyên-Mông xưa, nay là trước sự hung hăng của quân Tập, với tinh thần là nhân dân phải biết làm chủ vận mệnh của mình, thông qua một thể chế dân chủ bởi một Hiến pháp đứng đắn, và quan hệ bình đẳng không lệ thuộc Bắc Kinh. Đó là khẳng định căn bản và lâu dài, dù cho nay mai giàn khoan có thể rút đi, hay thay một chiếc khác. Mối quan hệ giữa “hai” dân tộc – theo nghĩa dân sự – xưa nay chưa từng có vấn đề, ngoại trừ bọn cầm quyền hung hăng mỗi lúc. Nhắc lại điều này với dân chúng cũng lại là một xa xỉ nữa.
> Hai điều nêu trên, không phải là vô cùng hệ trọng của hiện tình đất nước đáng trăn trở hay sao?
> Chúng ta không để sự thờ ơ của hôm nay là nỗi hối tiếc của ngày mai. Chúng ta không muốn một đồng bào nào của mình phải tự thiêu như người Tây Tạng, không muốn những nhóm thanh niên ta đến lúc phải vung dao liều chết vào bọn Hán tộc ở các bến tàu như ở Tân Cương. Và chúng ta cũng cần tinh tường cảnh giác về những kẻ diễn hài nội địa.
> Một phương châm chân chính đã từng vang lên trong lòng dân tộc: “Chúng ta yêu hòa bình nhưng sẵn sàng chiến tranh” để bảo vệ Tổ quốc.
> Mong rằng tôi có nhiều cơ may được gặp các bạn, góp phần nhỏ bé của mình cùng các bạn bước tới, cùng cả đất nước đứng hẳn lên đấu tranh, giữ vững độc lập trước sự khống chế và xâm lược của Bắc Kinh, xây dựng một xã hội dân sự vững chắc, công bằng và dân chủ.
> Ao ước thay!
> Trân trọng kính chào.
> Huỳnh Tấn Mẫm – một thanh niên nhiều tuổi.
……………………………………………………………………….