‘Mùa Thi’, ca khúc cho Ðỗ Kim Bảng, một chỗ đứng riêng, lẻ
Nguồn:nguoiviet.com-Thursday, July 17, 2014
Du Tử Lê
Mùa Hè dù ở quốc gia hay phương trời nào, cũng là mùa đáng ghi nhớ vì đó là mùa nghỉ học của tuổi thơ và, tuổi hoa niên.
Từ trái: NS Hoàng Trọng, Duy Trác, Thanh Sơn, Kim Tước, Tuyết Anh, Ánh Tuyết, Mai Hương. (Hình: Cỏ Thơm)
Mùa Hè đối với tuổi trẻ Việt Nam còn ý nghĩa, rực rỡ hơn nữa, với những chói đỏ từng khoảng trời hoa phượng vỹ, tiếng ve và những trang “lưu bút ngày xanh.” Ðó cũng là mùa của những hứa hẹn gặp lại. Hoặc những chia tay bằn bặt giữa những đôi bạn của sân trường, vì hoàn cảnh riêng, không cho họ một hẹn ước gặp lại nhau. Ðó cũng là mùa đáng ghi nhớ nhất của tuổi trẻ Việt Nam, ngay cả với những người không có nhiều mùa Hè trong tuổi hoa niên, hay chưa một lần lưu lại bút tích những tình cảm thơ ngây, trong sáng của mình, cho bạn học cùng lớp.
Có lẽ vì thế mà nền tân nhạc 20 năm của miền Nam, đã để lại cho chúng ta nhiều ca khúc mùa Hè hân hoan, rộn rã. Ðiển hình như ca khúc “Hè Về” của cố nhạc sĩ Hùng Lân (1922-1986):
“Trời hồng hồng sáng trong trong ngàn phượng rung nắng ngoài song. Cành mềm mềm gió ru êm lọc mầu mây bích ngọc qua mầu duyên. Ðàn nhịp nhàng hát vang vang nhạc hòa thơ đón Hè sang! Hè về trong khóm trúc mềm đầu Hè. Hè về trong tiếng sáo diều dật dờ Hè về gieo ánh tơ! Bâng khuâng nghe nắng đùa mây trắng đàn chim cánh do trời. Phân vân đôi mái cHèo lữ thứ thuyền ai biếng đưa. Xa xa lớp lúa dồn cao sóng vàng leo dốc trên đồi. Thanh thanh hương sen nồng ướp gió mát khi chiều rơi. Hè về Hè về nắng tung nguồn sống – Khắp nơi Hè về Hè về – Tiếng ca nhịp phách lên khơi – Ðầu ghềnh suối mát reo vui dào dạt, ngập trời gió mát ven mây phiêu bạt hồn say ý chơi vơi – Ngày xanh thắm nét cười lòng tha thiết yêu đời…” (Theo Wikipedia – Mở)
Nhạc sĩ Hùng Lân. (Hình: Nhịp Cầu Thế Giới Online)
Hoặc “Khúc Ca Mùa Hè” của cố nhạc sĩ Canh Thân (1920-1975):
Về đây ta lắng nghe muôn cung đàn
Ðường tơ tha thiết vương hương nồng nàn
Về đây nghe bao câu hát du dương mơ màng
Và về đây tắm ánh sáng trăng huy hoàng
Khúc ca mùa Hè
Lắng trong chiều về
Vang trong đêm êm đềm thánh thót
Ngân nga tiếng ai ca
Khúc ca mùa Hè… (01)
Chúng ta cũng có những ca khúc của nhiều nhạc sĩ khác viết về mùa Hè. Ðó là những mùa Hè không đằm thắm. Những mùa Hè của “lưu bút ngày xanh” mà Thanh Sơn là nhạc sĩ chuyển tải được tiếng lòng với nhiều game màu khác nhau của tuổi học trò. Ông giống như “sứ giả,” như “phát ngôn nhân” thân thiết, gần gũi nhất của tuổi học trò. (02) Trong số những sáng tác cho mùa Hè, cho phượng vĩ của ông, thì ca khúc “Lưu Bút Ngày Xanh” là bài hát ở lại bền lâu nhất trong tâm hồn của những người từng có một thời sân trường, lá biếc – hoặc từng đôi lần được nghe ca khúc này:
Lòng xao xuyến mỗi khi hoa phượng rơi
Nhắc lại câu chuyện buồn
Trường còn kia ôi mái đổ tường rêu
Nơi kỷ niệm êm ái
Ðâu dư âm của tiếng nói ngây thơ
Ngày hai đứa dìu nhau đến sân trường
Cùng đuổi bướm hái hoa trên cuối đường
Tiếng cười vạn tình thương
Người ơi nhắc đến chi kỷ niệm xưa khiến lòng tôi bùi ngùi
Ngày biệt ly hai đứa đứng nhìn nhau
Anh cài cành hoa tím
Hoa xưa đây nhưng bóng dáng anh đâu
Dòng nhật ký đã ghi nốt tâm tình
Và đôi lúc nhớ nhau lưu bút còn
Ðể lại chuyện buồn vui… (03)
Cũng vẫn là Thanh Sơn, với ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng”: Sự chia tay hay đoạn lìa của tuổi hoa niên trong những mùa Hè, không trở lại, hoặc không bao giờ còn có nữa của tuổi trẻ, được ông ghi lại với tất cả xúc cảm giữa sân trường, mùa phượng vĩ, khi ngoái nhìn biệt ly đầu đời:
Mỗi năm đến Hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,
Phút gần gũi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!
Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
biết ai còn nhớ đến ân tình xưa
Ðường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
những chiều hẹn nhau hết rồi,
giờ như nước trôi qua cầu.
Giã biệt bạn lòng ơi! Thôi nay xa cách rồi
Kỷ niệm mình xin nhớ mãi,
buồn riêng một mình ai chờ mong từng đêm gối chiếc
Mối u hoài này ai có hay… (04)
Tuy nhiên, mùa Hè, không chỉ là mùa tạm biệt sân trường, mùa chia tay trong những “lưu bút ngày xanh” mà, mùa Hè cũng còn là mùa của các “sĩ tử” khăn gói đến trường thi. Dù ở cấp độ nào thì một “sĩ tử” khi vượt qua được một kỳ thi để bước lên bậc cao hơn của hành trình học vấn thì, cũng có thể ví như “cá vượt vũ môn,” cơ hội bay nhảy, vươn tới những chân trời học vấn khác.
Nhưng, dường như nền tân nhạc 20 năm của sinh hoạt nghệ thuật miền Nam đã không để lại cho chúng ta, nhiều ca khúc viết về mùa thi!
Mùa mà nỗi âu lo, thấp thỏm không chỉ chất trên đôi vai nhỏ bé của học trò, chúng còn đè nặng lên tâm trí của các bậc phụ huynh nữa. Chúng ta biết, đã có không ít những bậc phụ huynh mất ăn, mất ngủ, thức trắng nhiều đêm, thậm chí theo con đến tận cửa trường thi, để nâng đỡ, khích lệ tinh thần con em trong những giây phút căng thẳng, sau nhiều tháng, năm đèn sách.
Mùa Hè, hay mùa thi, do đó là mùa thể hiện cụ thể nhất mối quan tâm, lòng thương yêu đến xót ruột, buốt gan của các bậc phụ huynh, đối với những “sĩ tử” của họ – Vốn là truyền thống hy sinh đời mình cho sự tiến thân của con cái qua đường học vấn… Nhưng không vì thế mà văn chương, âm nhạc đã cho chúng ta nhiều sáng tác ghi lại hiện tượng đặc thù của những đấng sinh thành Việt. Nếu không muốn nói ngược lại là, quá ít.
Trong số ít ỏi những ca khúc viết về mùa thi thì, sáng tác “Mùa Thi” của nhạc sĩ Ðỗ Kim Bảng là ca khúc được biết đến nhiều nhất. Nó gắn liền với mùa thi của các “sĩ tử” vậy.
Họ Ðỗ, ở lãnh vực này, hiện ra như người bạn lớn, duy nhất, thấu hiểu, chia sẻ nỗi ưu tư, thấp thỏm của các “sĩ tử,” đời nay!
(Kỳ sau tiếp)
*Chú thích:
(01), (03), (04) Nđd.
(02) Theo Wikipedia-Mở thì, nhạc sĩ Thanh Sơn sinh ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại Sóc Trăng. Tên thật Lê Văn Thiện. Ngoài bút danh Thanh Sơn, ông còn có thêm bút danh Sơn Thảo nữa. Ông được biết đến từ thập niên 1960 với những ca khúc trữ tình buồn nói về tuổi học trò đi sâu vào ký ức của học sinh, nhiều thế hệ như “Nỗi Buồn Hoa Phượng, Lưu Bút Ngày Xanh, Nhật Ký Ðời Tôi, Trả Lại Thời Gian”… Khoảng thời gian sau, ông nổi tiếng với các ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam bộ và dòng nhạc bolero. Ông mất ngày 4 tháng 4 năm 2012 tại Saigon.
……………………………………………………………….
Hà Nội 80 ngày, đi hay ở
Nguồn:nguoiviet.com-Wednesday, July 16, 2014
Viên Linh
Ngày ký Hiệp Ðịnh Geneve 21 tháng 7, 1954, tôi còn ở quê nhà Ðồng Văn, và học khóa hè ở trung học Phủ Lý, cả hai nơi đã nằm dưới sự kiểm soát của Việt Minh, chỉ mới vài tuần lễ. Pháp và phía quốc gia có 80 ngày để rút khỏi Hà Nội, 100 ngày để rút khỏi Hải Dương, 300 ngày để rút khỏi Hải Phòng, bờ bến cuối cùng của tự do.
Họ Nguyễn trong có gia đình chúng tôi nhiều người làm việc cho chính quyền, trong có một ông chú rể làm trong Nha Báo Chí của ông Hoàng Nguyên, một ông chú khác làm thư ký tòa soạn tuần báo Cải Tạo của ông Phạm Văn Thụ, ở Hà Nội, một ông chú ruột là “ông tỉnh” Hải Dương, ông là người đứng tên sở đắc có định kỳ ngôi biệt thự hai tầng ở cuối đường Chợ Ðuổi Hà Nội, nơi tôi tá túc những ngảy niên thiếu cho tới lúc này. Như thế việc trở về Hà Nội được hay không cũng không còn bao nhiêu ngày, nhất là theo thời hạn cho phép, bộ đội Việt Minh sẽ vào tiếp thu Hà Nội ngày 9 tháng 10 nếu họ muốn. Ngay lúc này, vấn đề đi hay ở đã rõ ràng với mẹ tôi – có tin rỉ tai bà là người thứ hai trong danh sách 5 địa chủ sẽ bị mang ra đấu tố – tất cả mọi người trong họ đã và đang trên đường ra Hải Phòng. Trước hết, ngay từ bây giờ cả nhà phải đi Hà Nội rồi mới tính chuyện ra hải cảng sau.
Nửa trang nhất tờ New York Times ra ngày 21 tháng 7, 1954 chỉ đi 3 cột về kết quả Hội nghị Geneve chia đôi Việt Nam. (Tài liệu Viên Linh)
Tôi được mẹ khuyến khích cứ đi một mình, không ở nhà ông chú đường Chợ Ðuổi thì còn có ông bác trên phố Hàng Bông, gần Cửa Nam, bác Tổng, hành nghề bói toán. Bác trai và bác gái đã trên 60, không ai tính đi Nam làm gì, nhất là thời thế đã khiến bác đang thu tiền vào như nước. Ðược mẹ cho phép, cậu con trai với “thiết mã” tinh ròng còn đợi gì mà không phóng về thủ đô.
Ðây không phải lần đầu tiên đạp xe từ quê nhà ra thành phố, cùng với Hướng người bạn lớn tuổi ở Phố Ga, hắn và tôi đã từng trốn nhà đi Hà Nội chơi rồi về trong ngày mà không ai biết. Hắn nói, “Cứ con đường Quốc Lộ 1 mà đi, tới tận Ải Nam Quan cũng được. Từ nhà tụi mình lên thủ đô có 47 cây số, từ thủ đô lên biên giới khoảng 160 cây số nữa, có là bao xa. Vào Nam thì xa hơn, cũng cứ Quốc Lộ 1 mà chạy, mệt thì vác xe leo lên tàu hỏa, thiết lộ nằm trên đường cái quan, trừ những quãng băng núi chui hầm, chỉ năm ba ngày là tới. Mày muốn đi với tao không? Phải đi. Con trai như tao với mày, tụi mình cùng đi là được.” Hướng có cái xe đua, ghi-đông vòng xuống như sừng bò rừng, hắn nằm rạp trên xe phóng như một mũi tên.
Ít lâu sau tôi trở lại Hà Nội một mình.
May thay, không phải tất cả họ hàng đã ra Hải Phòng, tôi còn có thì giờ trở về ngôi biệt thự cũ, vác xe leo lên lầu, thấy chú thím Hai tôi ở căn phòng có lan can nhìn xuống đường. Trước đây nguyên căn lầu 4 phòng có ông bà nội, gia đình chú Út, cô tôi, riêng tôi ở căn nhỏ nhất, gần đầu cầu thang. Ngôi biệt thự xây cất khang trang, một tầng có bốn phòng lớn một phòng nhỏ rộng rãi, cửa phòng mở ra một hành lang rộng cả hai thước. Phía mặt tiền trên tầng cao nhất đắp nổi hai chữ bằng xi măng, quét vôi vàng nhạt, góc cạnh mấy chữ đã hơi mòn, song còn đọc thấy: Hotel Shanghai. Mỗi tầng có một nhà tắm, cầu vệ sinh bằng sứ men trăng, phía trên cầu là bồn nước có giây với các khoen sắt nối nhau, và cái tay cầm cũng bằng sứ, để giật cho nước trên bồn dội trong cầu. [Bốn mươi năm sau qua Pháp, vào ăn tại nhà hàng Baie ‘Along (Vịnh Hạ Long), tôi ngơ ngẩn khi bước vào phòng vệ sinh, thấy đúng cái bồn đó, và tán thán mãi về sự tiến bộ của nước Pháp].
Ông bà nội và con cháu chiếm nguyên tầng trên cùng, nay không còn thấy ai, chắc đã ra Hải Phòng đi Nam, nhưng lại thấy chú thím Hai. Nguyên ông bà nội có bốn trai, ba người đầu, một người út, trên chú Út là cô Tư, thầy tôi là con cả, nhưng đã thất lộc vào tháng 5, 1945. Chú Hai chưa bao giờ ra Hà Nội, bây giờ lại ở đây, nhưng tôi hiểu. Tất cả mọi người đã đi, chú phải lên trông coi ngôi biệt thự nhiều phòng cho thuê của chú Ba, thay thế chú Ba, vậy bây giờ chú Hai là người sở đắc ngôi biệt thự mười bốn phòng… Ông đi thu tiền nhà và sẽ gửi cho chú Ba, chắc chắn còn là “ông tỉnh” Hải Dương. Vừa thấy tôi, ông vẫy lại gần. “Cháu à, chú nghĩ khó khăn lắm rồi. Mấy hôm nay chú xuống bên dưới thu tiền nhà, họ không trả. Trước kia có xảy ra chuyện như thế không?” “Không,” tôi trả lời. Thường là cô Tư hay chú Út xuống thu tiền nhà.
Cô Tư nói cháu cũng từng đi thu tiền nhà?
Có một lần thôi chú, lúc cô Tư ốm đi bệnh viện.
Tao thấy có thằng du côn lắm. Nó trừng mắt nhìn tao. Nó nói hỗn thời thực dân bóc lột hết rồi. Cháu thử đi thu tiền giùm chú xem sao? Họ biết cháu hết mà, cô Tư nói thế.
Vâng, cháu ở đây đã mấy năm, họ biết chứ.
Tôi đạp xe lên phố Hàng Bông, vòng qua Cửa Nam ngắm cảnh một vòng rồi mới đi kiếm số nhà ông Bác bên ngoại. Không thấy số nhà, nhưng thấy cái biển kẻ tay mấy chữ sơn đỏ Quỷ Cốc Tử tôi đoán là nhà ông chứ không thể có hai Quỷ Cốc Tử cùng một dãy phố. Quá thế, hai bác đều đã già, tuy là lần đầu tôi gặp, cả hai đều niềm nở. Cháu ở luôn đây đi, có căn gác xép bên trên chưa cho thuê, cho mày ở đó, rồi đưa cho các bác bao nhiêu thì đưa.
Những ngày sau, tôi chạy quanh thủ đô đi tìm bạn bè, nhất là mấy người bạn văn nghệ tập sự thường mỗi chủ nhật họp sau tại sân tòa án hay kéo nhau lên đồi Yên Thái ở phía Tây Bắc Hà Nội. Chúng tôi khoảng năm người, ba người từng có bài được chọn đăng trên các báo ở thủ đô, trong đó truyện ngắn của tôi được đăng trên nhật báo Tiếng Dân, còn được mời tới tòa báo lãnh nhuận bút. Ðó là sáng tác đầu tiên tôi gửi đi, nó được đăng ngay hai ba ngày sau và được trả tác quyền như một người lớn. Cuộc đi thăm thất bại, không gặp một ai. [Chỉ ba năm sau khi ở Sài Gòn, chúng tôi chỉ còn 3 người, một ở lại miền Bắc, một là Trường Giang bị bắn chết khi năm 1956 Giang bơi qua sông Hiền Lương Bến Hải vào Nam]. Sau khi bộ đội Việt Minh tiến vào thủ đô ngày 10 tháng 10, tôi tới trường cũ trình diện, được gặp Giáo Sư Tạ Quang Bửu ngồi sau chiếc bàn thầy Hiệu Trưởng Vũ Ngô Xán vẫn ngồi các năm trước. “Thưa thầy”… Ông ngắt lời tôi, bảo tôi gọi bằng “Anh.” Tên trường Chu Văn An rút ngắn thành Chu An. Ðây sẽ là chương khác của một cuốn sách.
Cuối cùng tôi phải rời Hà Nội ra Hải Phòng, không phải trong hạn 80 ngày (ngày chót 10 tháng 10, 1954) mà tới mãi cuối tháng 12, và đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất vào đúng Ðêm Giáng Sinh 1954.
Tới nay là 60 năm, chưa có dịp quay về nhìn lại kinh thành cũ. Tôi vẫn nhắn những người có thể nhắn, nếu có về hãy thăm Hà Nội giùm tôi, cố đô Hà Nội của tôi, không phải Hà Nội bây giờ. Lời nhắn là một bài thơ gửi những người trẻ tuổi.
Em Có Về Hà Nội (II)
Em có về Hà Nội
Hãy đến hỏi giùm cảnh vật thâm u
Ðất nước tang thương em hãy hỏi Tháp Rùa
Mười thế kỷ rồi làm sao chưa hiểu?
Tâm cao khiết em hãy vào Văn Miếu
Ðọc văn bia tiến sĩ nhớ người xưa
Hỏi giùm anh, chữ nghĩa có bao giờ
Im lặng mãi như những hàng gạch ngói?
Nghe tiếng véo von, nhớ về Hà Nội
Nơi trâu vàng ngựa đá cõi rồng xanh
Nơi hồ thiêng, sông hiển, nước xây thành
Nơi Hội Nghị Diên Hồng
Nơi Bình Ngô Ðại Cáo
Nơi sớ trảm gian thần
Nơi trả vua mũ áo
Nơi Huyền Trân bỏ nước, nước giầu thêm
Nơi vua Hùng đày xa xứ An Tiêm
Ngày về nước chở về thuyền dưa đỏ.
Anh tự hỏi khi trở về nước cũ
Anh mang gì về lễ tạ hồn xưa?
Anh mang gì về lễ tạ quê hương?
Có nhớ chăng rồng ngủ Vịnh Hạ Long
Sao chưa thấy thành Thăng Long rồng dậy?
Ðời vua Lý nghìn năm xưa ở đấy
Nghìn năm sau ở đấy vẫn Thăng Long
Ðón rồng lên dựng lại nước thanh bình
Chấm dứt một thời thiên hôn địa ám.
(Viên Linh, đoạn chót bài Em Có Về Hà Nội)
[Vào Google, đánh máy “Viên Linh Em Có Về Hà Nội” sẽ nghe được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành hát ca khúc ông phổ từ bài thơ này].
………………………………
Nghề chăm bệnh thuê ở Ðà Nẵng *
Nguồn:nguoiviet.com-Friday, July 18, 2014
Phi Khanh/Người Việt
Những người bệnh không có đủ điều kiện kinh tế để chữa chạy nhưng biết bệnh mình không thuộc dạng nan y, những người nghèo khổ, không nơi nương tựa, mượn bệnh viện làm nhà, lấy bệnh nhân làm bạn bè và người thân, những sinh viên tốt nghiệp trung cấp y tế thất nghiệp, đang chờ việc… Tất cả họ đã chọn một công việc mà nếu không có kiên nhẫn và lòng yêu thương, e rằng sẽ không bao giờ làm được hoặc nếu làm được cũng chỉ tạm bợ, qua loa: chăm bệnh thuê.
Nuôi bệnh cũng đòi hỏi cái tâm và cái đức. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
Cái tâm nhà nghề
Một người chăm bệnh thuê tên Trang, ở Ðà Nẵng, chia sẻ, “Nghề chăm bệnh thuê ở miền Trung khó khăn hơn rất nhiều so với nghề chăm bệnh thuê ở các thành phố miền Nam và miền Bắc.”
“Bởi miền Trung nghèo khổ, những người giàu có, quan chức đã có osin trong nhà, những người tầm tầm bậc trung thì lại tính toán từng đồng để phòng cơ, để vì… nhiều lý do. Chính vì thế, câu chuyện chăm bệnh thuê ở các bệnh viện miền Trung kể ra, lúc nào cũng cóp nhiều điều để chảy nước mắt.”
Chị Hiền, một phụ nữ ở Thằng Bình, Quảng Nam, cách đây bảy năm phải vào nằm viện vì bị tai nạn xe trong lúc chở trái cây đi bán. Phải nằm viện, không tiền, nhìn ra chung quanh, thấy nhiều người cũng không có tiền giống y hệt như mình, tự dưng cám cảnh, thương mọi người, thương mình, và bắt đầu tập tọ đi chăm sóc những người bị bệnh nặng chung quanh, ai thương thì cho chén cơm, không có thì thôi, nghề chăm sóc bệnh thuê của chị khởi nghiệp như thế.
Chị Hiền kể, “Hồi đó mình nghèo quá, cái ăn còn không có lấy đâu mà chạy chữa, người gây tai nạn cũng tử tế lắm, cũng đưa mình đến bệnh viện và đền bù. Nhưng nhìn thấy gia cảnh năm đứa con, một cô vợ bị đau tim, anh chồng phải chạy xe ôm để nuôi gia đình, mình nỡ nào mà cầm tiền của họ, thế là đói trong bệnh viện, chỉ biết trốn ra vườn cây ngồi khóc….”
“Rồi đâu cũng vào đó, cái khó ló cái khôn mà, lúc đó nghề nuôi bệnh thuê không rầm rộ và cũng có thu nhập rất hấp, không như bây giờ. Mình làm chủ yếu kiếm miếng ăn qua ngày và chờ ai đó thấy mình làm được, thương tình cho vài đồng, cứ dành dụm như vậy để có tiền mà điều trị. May mà mình bị tai nạn gãy xương vai, nên khi bó bột xong, vẫn ráng để lau chùi cho các bệnh nhân khác được, trời còn thương…!”
“Mình làm được hai năm thì nghề này phát triển thành một nhóm nghề, mình bắt đầu thấy yêu cái nghề chưa có trong lịch sử nghề nghiệp Việt Nam này. Mình cứ nhìn các cô y tá chăm sóc cho từng bệnh nhân rồi hỏi, họ cũng chịu khó bày vẽ. Lúc đó y tá còn lương thiện, không chua ngoa như bây giờ đâu em ơi!”
Một sinh viên ra trường đã ba năm nhưng chưa có việc làm, cũng đi nuôi bệnh thuê gần hai năm nay, yêu cầu giấu tên, chia sẻ, “Bệnh viện bây giờ chán lắm mấy bác ơi! Muốn vào làm được chỗ này, phải biết điều, nếu không biết điều, y tá họ đuổi như đuổi tà, khó mà sống nổi. Nhóm em có sáu đứa đều là sinh viên thất nghiệp đi chăm bệnh thuê, đứa nào cũng khó khăn, da xanh mét vì thức đêm và ban ngày thiếu ngủ….”
“Bây giờ giá chăm bệnh cũng cao so với trước đây, chuẩn giá chung trên toàn quốc là 250 đến 300 ngàn đồng cho 24 giờ đồng hồ. Tùy bệnh nặng hay nhẹ mà giá khác nhau. Nghề này phải kiên nhẫn, phải không biết gớm trước những người bệnh nặng, thậm chí phải biết tu nghiệp, nếu không thế, khó mà chăm cho người bệnh chóng lành. Chính vì thế mà đứa nào cao tay nghề thì chăm đổi bệnh nhân liên tục vì các bệnh nhân chóng lành, tin đồn mát tay được nhiều người kêu làm. Còn đứa nào chăm ù lì thì cứ một người bệnh kéo dài từ tháng này qua tháng nọ, gần như sống bám vào người bệnh vậy!”
Không ít bệnh nhân nghèo lây lất qua ngày bằng những bữa cơm, bữa cháo tình thương. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
“Nghề nào cũng đòi hỏi cái tâm. Nếu không có cái tâm thì khó làm lắm. Một người quét rác mà có cái tâm, khu vực của anh/chị ta làm sẽ ít bệnh vì không có nhiều vi trùng, ngược lại, một bác sĩ mà thiếu cái tâm thì tự dưng bệnh rất là đông ở nơi nào ông/bà ta đến. Ðời là thế!”
Thời buổi khó khăn…
Một người chuyên chăm bệnh khác tên Thủy, chia sẻ, “Gần mười năm nay, nhà của tui là bệnh viện đa khoa Ðà Nẵng, thỉnh thoảng con cái nó nhớ tui, nó bắt xe bus ra Ðà Nẵng rồi hẹn gặp tui ở quán cà phê, tui nhớ nó quá thì gọi điện thoại, trước đây chưa có điện thoại thì ra bưu điện, gọi về nhà hàng xóm, nhờ họ nhắn giùm nó ra thăm.”
“Ðiều kiện của mình quá khó khăn nên không thể đi tới đi lui, tốn tiền. Hồi đó tui bị bệnh phổi, đi điều trị, ông chồng ổng nuôi tui lành bệnh thì ổng ngã bệnh tai biến não, ba đứa con bỏ học mất mấy năm để phụ tui chăm sóc cho cha. Tui cố gắng làm thật nhiều tiền để lo cho chồng và các con. Hiện nay con tui đã đi học bổ túc lại rồi. Tuy không hy vọng nó vào đại học nhưng dù sao cũng có được cái chữ….”
Nói đến đây, chị Thủy khóc nghẹn ngào, một lúc sau mới kể tiếp, “Mấy anh đừng cười tui dễ khóc và cũng đừng nghĩ tui sến mà tội tui. Thực sự, khi nghĩ đến gia đình là tự dưng tui khóc, không kìm lại được. Mà tui cũng không than vãn gì đâu nghe mấy anh. Vì tui tự lo cho gia đình, tui không xin ai, mặc dù bây giờ cạnh tranh khốc liệt lắm nhưng tui vẫn sống được!”
“Thì người ta thất nghiệp nhiều quá, mà công việc thì quá hiếm nên chỉ có chỗ này là dễ thở, nếu chịu khó thì mỗi tháng kiếm cũng được năm, sáu triệu đồng. Như vậy là đủ sống, đủ lo cho gia đình, mà nghề này lại không tốn chỗ thuê trọ. Mình cứ đóng vai người nhà bệnh nhân, nằm lê nằm lếch trong bệnh viện, đỡ được một khoản tiền khá lớn cho việc thuê phòng trọ!”
“Thật sự là hai năm trở lại đây. Cái nghề này khó khăn, cạnh tranh dữ quá! Nhưng dù sao thì vẫn sống được nếu biết kiên nhẫn và biết hy vọng. Biết kiên nhẫn với người bệnh, biết hy vọng vào gia đình, công thức sống của tui là vậy. Nhờ vậy mà tui thấy cái bệnh viện này đáng yêu từng chi tiết, tui thấy đời sống đáng quí biết nhường bao!”
Nói đến đây, chị Thủy lại thút thít khóc. Câu chuyện của những người nuôi bệnh thuê còn dài lắm. Nhất là những người phải làm những việc mà ngay cả người thân của người bị bệnh cũng thấy e ngại khi nhúng tay vào.
* NN chú thích-Những hình trong ký sự này đã không hiện lên bài viết, ngoại trừ 1 cái như chúng tôi lấy từ bên ngoài, trên mục giới thiệu – NN
………………………………………………………….
FW: Go Dutch !
Kim Vu to:…,me
=========
Go Dutch . . . But Why Wait Until 2015?
(Hình minh họa từ ‘Netherlands Emigration and Immigration-NN sưu tầm)
> The Netherlands , where six per cent of the population is now Muslim, is scrapping multiculturalism.
>
> The Dutch government says it will abandon the long-standing model of multiculturalism that has encouraged Muslim immigrants to create a parallel society within the Netherlands .
>
> A new integration bill, which Dutch Interior Minister Piet Hein Donner presented to parliament on June 16, reads:
> “The government shares the social dissatisfaction over the multicultural society model and plans to shift priority to the values of the Dutch people”.
> In the new integration system, the values of the Dutch society play a central role.
>
> With this change, the government steps away from the model of a multicultural society.
>
> The letter continues: “A more obligatory integration is justified because the government also demands that from its own citizens.”
>
> It is necessary because otherwise the society gradually grows apart and eventually no one feels at home anymore in theNetherlands …
> The new integration policy will place more demands on immigrants.
> For example, immigrants will be required to learn the Dutch language, and the government will take a tougher approach to immigrants who ignore Dutch values or disobey Dutch law.
>
> The government will also stop offering special subsidies for Muslim immigrants because, according to Donner;
> “It is not the government’s job to integrate immigrants.” (How bloody true).
>
> The government will introduce new legislation that outlaws forced marriages and will also impose tougher measures against Muslim immigrants who lower their chances of employment by the way they dress.
>
> More specifically, the government imposed a ban on face-covering, Islamic burqas as of January 1, 2014..
>
> Holland has done that whole liberal thing, and realized – maybe too late – that creating a nation of tribes, will kill the nation itself.
>
> The future of Australia , the UK , USA , Canada and New Zealand may well be read here..
>
> READERS NOTE: Muslim immigrants leave their countries of birth because of civil and political unrest . ..”CREATED BY THE VERY NATURE OF THEIR CULTURE.”
>
> Countries like Holland , Canada , USA , UK , Australia and New Zealand have an established way of life that actually works, so why embrace the unworkable?
> If Muslims do not wish to accept another culture, the answer is simple;
> “STAY WHERE YOU ARE!!”
>
> This gives a whole new meaning to the term, ‘Dutch Courage’ …. Unfortunately Australian, UK , USA , Canadian, and New Zealand politicians don’t have the … guts to do the same. There’s a whole lot of truth here!!!!
>
> ELECTIONS are COMING!!!!!
>
> A Nation of Sheep, Breeds a Government of Wolves!
>
> I’M 100% for PASSING THIS ON!!!
> Let’s Take a Stand!!!
>
> Borders: Closed!
>
> Language: English!
>
> Culture: The Constitution, is the Bill of Rights!
>
> NO freebies to: Non-Citizens! We the people are coming!!!
>
> Only 86% will send this on. Should be 100%.
………………………………………………………………………..