Nhiều người ‘bị ngăn chặn’ đi biểu tình
Nguồn:BBC- 15 tháng 5 20
Bạn đọc nói với BBC lực lượng an ninh tập trung đông đảo
Sau đó, những thanh niên này được cho là đã “bị bắt lên xe bus” và được trả tự do khoảng 13 giờ 30 cùng ngày.Nhiều người nói họ bị “tạm giữ” và “ngăn cản” ngay tại nhà, không thể tham gia xuống đường biểu tình trong tuần thứ ba liên tiếp vì sự kiện cá chết ở miền Trung Việt Nam
Tại Tp HCM, Huỳnh Thành Phát, một người trẻ từng tham gia xuống đường về vụ cá chết nói anh “bị canh trước cửa nhà”.
Ông Trần Bang cho BBC biết ông bị “săn, bị chặn, đang chơi trốn tìm với rất đông an ninh”. Ngày 14/5, gia đình ông bất ngờ bị kiểm tra nơi cư trú.
Cũng trong đêm 14/5, luật sư Lê Công Định và một số nhà hoạt động cũng nói họ bị kiểm tra nơi cư trú vào đêm khuya.
Ông Định viết trên trang Facebook cá nhân: “Đúng 11 giờ khuya hai anh công an phường đến bấm chuông cửa, đề nghị kiểm tra hành chính.
“Tôi mở cửa bước ra, nhưng không mời hai anh công an vào nhà, nói thẳng rằng tôi không chấp nhận và chấp hành việc kiểm tra hành chính như vậy. Hai anh hỏi lý do nào tôi từ chối, vì họ làm theo luật định. Tôi đáp rằng tôi có quyền từ chối việc kiểm tra nơi tôi ở,” ông Định viết.
‘Tước đoạt quyền đi lại’
Hàng rào thép gai được đưa đến nhiều nơi tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tại Hà Nội, nghệ sĩ Nguyễn Kim Chi nói bà bị “tước đoạt quyền đi lại”.
Trên trang Facebook cá nhân, bà miêu tả “Thêm mấy người nũa từ đầu ngách tiến vào, mặt mũi lạnh lùng dễ ghét. Họ xúm lại ấn tôi vào cổng. Sức tôi yếu. Làm sao chống đỡ được sự cản ngăn của hàng chục người.Vậy là họ đã tước quyền đi lại của tôi.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết ít nhất năm “bạn trẻ” đã ngăn không cho ông rời nhà để tới thuyết trình tại một buổi về “tài năng trẻ của đất Việt”
Video đưa lên Facebook cá nhân của nhà hoạt động xã hội này cho thấy một số người mặc thường phục nói “bác đừng đi đâu cả, cứ ở nhà đi cho nó khỏe….bác thông cảm cho chúng cháu.”
Ông Quang A nói “Các cậu cản trở mình đi là các cậu vi phạm nhân quyền, vi phạm luật, các cậu giở một cái trò không thể chấp nhận được”.
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang A tại Hà Nội cũng đều nói họ bị “ngăn cản”.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh đăng ảnh tọa kháng tại nhà với một số người khác. Trong ảnh, bà Hạnh và những phụ nữ khác cầm biểu ngữ: “Yêu cầu chính phủ minh bạch thông tin nguyên nhân cá chết”, “Ai đầu độc biểu miền Trung?”
Bà Hạnh cũng là ứng viên tự do tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội.
Xuống đường
Những hình ảnh trên mạng Xã hội tại Việt Nam cho thấy người dân ở Song Ngọc- Quỳnh Ngọc – Quỳnh Lưu – Nghệ An đã xuống đường yêu cầu đưa ra thông tin về thảm họa cá chết diễn ra tại khu vực gần nơi họ sinh sống.
Các tấm bảng thể hiện ý kiến nêu: “Cá cần nước sạch – Dân cần minh bạch”, “Không cho phép những ai lạm dụng quyền lực, phá hoại đất nước”, “Tội lỗi chống lại tự nhiên, cũng là tội lỗi chống lại chúng ta và là tội lỗi chống lại chính Thiên Chúa”.
Người dân tại Nghệ An xuống đường biểu tình vì cá chết ngày 15/5
Người dân xã này đã tập trung về Ủy ban Xã để yêu cầu có giải pháp với vấn đề cá chết.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một bạn đọc của BBC nói thấy lực lượng an ninh chạy vào khách sạn New World “bắt 2,3 người quăng lên xe trước mặt khách nước ngoài và nhân viên khách sạn”.
“Họ bắt người ngay trong khách sạn, rượt đuổi và kẹp cổ, kéo lê và khiêng quăng lên xe” – Cô nói.
Cô cho biết lực lượng này “đeo khẩu trang và mặc thường phục”.
Lực lượng an ninh tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ – Sài Gòn
Cô nói trên đường Cống Quỳnh (gần khu vực phố Tây Bùi Viện, Quận 1) rất nhiều công an và hàng rào kẽm gai.
Tại Công viên 23/9, một địa điểm được cho là sẽ diễn ra biểu tình ôn hòa chiều ngày 15/5 cũng “rất đông” các lực lượng an ninh.
Nhóm người biểu tình tại Sài Gòn
Một nguồn tin từ nhóm các nhà hoạt động nói trong số những người bị bắt khách sạn New World có Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và một số nhà hoạt động khác.
Lúc 16 giờ 30, có một số người đã biểu tình thành nhóm đơn lẻ tại khu vực Chợ Lớn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc xuống đường tại Hà Nội kết thúc vào buổi sáng 15/5 khi những người tham dự bị “bắt lên xe bus”
Tại Hà Nội, lúc 10 giờ sáng 15/5, một số người trẻ biểu tình ở bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hình ảnh cho thấy người tham gia đi bộ dọc con đường, cầm theo những biểu ngữ nói về môi trường, nước sạch.
Sau đó, những thanh niên này được cho là đã “bị bắt lên xe bus” và được trả tự do khoảng 13 giờ 30 cùng ngày.
……………………………………………………………………………………………………………………………..
Quảng Trị: Cửa Tùng – “Nữ hoàng của các bãi tắm” không một bóng người
Nguồn:www.danluan-org – 09-05-2016
(Quảng Trị, DL) – Bãi Cửa Tùng ở Quảng Trị được mệnh danh là “Nữ hoàng của các bãi tắm” hiện giờ hoang vắng, không một bóng người. Trong khi đó, sở TN-MT Quảng Trị cho biết biển đã an toàn, người dân có thể tắm và nuôi trồng thủy sản bình thường.
Biển “an toàn”, dân vẫn không dám tắm
Bãi Cửa Việt bốc mùi hôi thối. Ảnh: Phóng viên Dân Luận
Rời Thừa Thiên Huế, phóng viên Dân Luận tiếp tục lên đường đi Quảng Trị, một tỉnh chịu thiệt hại nặng nề vì thảm họa cá chết hàng loạt.
Biển Cửa Việt, Quảng Trị vào trưa ngày 7/5 vắng như chốn không người. Bờ biển rất bẩn, còn sót lại các loại ốc, sò, rong tảo biển, san hô đã chết. Nước biển bốc mùi tanh hôi rất khó chịu.
Cùng chung tình trạng, khi chúng tôi tìm đến bãi Cửa Tùng cũng hoàn toàn vắng lặng. Bờ biển dù được dọn dẹp khá sạch sẽ nhưng mùi hôi thối của cá chết thì còn nồng nặc.
Khu du lịch nổi tiếng ngày nào giờ chỉ còn lại một khung cảnh hoang vắng. Khách du lịch không có, đến cả những người dịch vụ du lịch cũng bỏ quán xá. Người dân địa phương cũng chưa dám tắm biển, ăn cá dù sở TN-MT Quảng Trị cho biết biển đã an toàn.
Ông Phan Văn Quang, người dân địa phương. Ảnh: Phóng viên Dân Luận
Ông Quang, một người dân địa phương nói với chúng tôi: “Cá thì ở đây không ai dám ăn hết, ở chợ không có một con cá biển nào”, “Trước kia chưa xảy ra vụ việc thì ăn bình thường nhưng giờ thì không ai dám ăn nữa”.
“Từ khi cá chết tới bữa ni không ai ăn hải sản nữa, độc làm răng mà ăn” – Ông Đoàn Hữu, người dân ở thi xã Quảng Trị cho hay.
Người dân bị ngăn cản tiếp xúc với báo chí
Chợ Thị xã Quảng Trị vắng người bán. Ảnh: Phóng viên Dân Luận
Chợ Thị xã Quảng Trị những ngày này cũng thưa thớt người mua kẻ bán. Các tiểu thương kinh doanh hải sản hầu hết phải nghỉ bán gần cả tháng nay.
Tại các tiệm ăn, nhà hàng, tình hình cũng không mấy khả quang: “Nhà hàng ảnh hưởng rất nhiều, không tiêu thụ được. Họ không ăn thì phải đem đổ, ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu” – Ông Quang, chủ nhà hàng Hương Quang tại Thị trần Quảng Trị chia sẻ.
Hàng quán thưa thớt khách. Ảnh: Phóng viên Dân Luận
Một chủ nhà hàng khác tên Lực cho biết cuộc sống hiện nay rất khó khăn nhưng ông từ chối chụp ảnh vì “Chính quyền địa phương cấm không cho tiếp cận với báo chí”.
Ngư dân ở khu vực huyện Gio Linh, Quảng Trị không đi biển được phải đi kiếm nghề khác mà làm kiếm sống.
Chú Trịnh, người dân địa phương cho biết thêm: “Tình cảnh như ri không biết kêu ai. Chính quyền không mần chi cả, nghe im re re. Chừ mà có đợi mấy chú nhà báo cho mấy người hảo tâm biết họ giúp họa may (may ra), chứ chính quyền là họ ngồi nhìn rồi.
– See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20160509/quang-tri-cua-tung-nu-hoang-cua-cac-bai-tam-khong-mot-bong-nguoi#sthash.NLsr6tjf.dpuf
……………………………………………………………………………..
Bí ẩn người Trung Quốc ở Hội An
Nguồn: RFA/ Nhóm phóng viên tường trình từ VN-2016-05-06
Chùa Cầu-Hội An(NN sưu tầm)
Bờ biển các xã Duy Nghĩa, Duy Hải, Duy Xuyên, nơi đang chuẩn bị trở thành khu du lịch sinh thái của vùng Nam Hội An tỉnh Quảng Nam nhờ vào đường nối cầu Cửa Đại đang dần rơi vào tay người Trung Quốc một cách bí ẩn. Hầu hết những bãi phi lao do bà con nông dân tự trồng và lấn biển cách đây hai mươi, hai mươi lăm năm đã nghiễm nhiên trở thành đất vàng để bán cho những ông chủ “lạ” mà người nông dân không hề hay biết. Câu chuyện bờ biển Quảng Nam đang là một ẩn số đối với người dân.
Khai thác Titan và chiếm trọn
Một cán bộ quản lý địa chính vẫn đương chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, tỏ ra bức xúc: “Qua bên khỏi cầu Cửa Đại, diện tích cho người ta thuê là gần 1000 hectare. Xây dựng trong vòng 35 năm thành một khu phức hợp giải trí, sòng bạc, và nhiều thứ khác… của tụi Đài Loan và Hồng Kông thì cũng là Trung Quốc thôi. Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…”.
Theo vị này, hầu hết vùng bãi biển đẹp, thơ mộng chạy dọc từ Nam Hội An vào đến Quảng Ngãi đã rơi vào tay người Trung Quốc theo nhiều cách. Trong đó có cả chuyện mượn tay người Việt Nam để mua và chính người Trung Quốc thuê lâu dài để khai thác quặng titan rồi sau đó trồng dừa, tiếp tục xây thành bao chia khu và cuối cùng là trở thành biệt địa của họ.
Trước đây vài năm, hầu hết các vùng bãi biển này là của người dân các xã biển Duy Xuyên trồng phi lao để giữ đất và lấn biển. Mỗi năm, sau một mùa mưa lụt, cát biển lại bồi thêm một lớp vào bờ, người nông dân, ngư dân lại ra đó trồng thêm vài cây phi lao để giữ cát, giữ đất. Và theo thời gian, rừng phi lao dọc bờ biển Duy Xuyên thêm mở rộng nhờ vào công trồng cây, chăm sóc, tưới tắm của bà con nhân dân nơi đây.
Thế rồi những năm 2010, đồng thời với hàng loạt dự án khai thác quặng titan ở khắp bờ biển miền Trung, vùng bờ biển Duy Hải, Duy Nghĩa cũng không tránh khỏi tình trạng này. Đất của bà con nông dân lấn biển mấy chục năm nay đã bị nhà nước thu hồi một cách khéo léo. Thay vì nói rõ rằng đất sẽ bị thu hồi, chính quyền địa phương lại mời bà con có rừng phi lao lên họp và nói rằng hiện tại cần khai thác quặng nên tạm thời mượn đất để rút quặng và sẽ đền bù mỗi cây phi lao với giá hai chục ngàn đồng.
Bà con đã đồng ý để nhà nước khai thác quặng với hy vọng sau khi khai thác quặng thì nhà nước sẽ giao lại diện tích cho bà con tiếp tục trồng phi lao chắn sóng, tạo rừng phòng hộ. Bởi vì dù sao đây cũng là đất mà bà con ở đây đã khám phá, khai thác và gìn giữ mấy chục năm nay. Thế nhưng câu chuyện lại lệch sang hướng khác. Thay vì trả đất hoặc giao đất cho bà con nông dân, ngư dân Duy Xuyên thì chính quyền lại âm thầm cho thuê hoặc bán cho các nhà đầu tư mà người dân không hề hay biết.
Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…
– Một cán bộ ở Quảng Nam
Vị cán bộ địa chính này cho rằng trên phương diện quản lý đất đai và căn cứ theo luật nhà đất thì hành vi này của chính quyền địa phương là hoàn toàn sai luật. Bởi lẽ đất của bà con nông dân, ngư dân bản địa đã khám phá, khai thác và giữ gìn mấy mươi năm nay, trước cả Khoán 10. Lẽ ra đến Khoán 10 năm 1995 thì nhà nước phải phân chia cho người dân theo đúng tính thần Khoán 10 và cấp sổ đỏ cho bà con nông dân tiện bể canh tác, làm ăn.
Đằng này không những không cấp sổ đỏ mà chính quyền địa phương còn tìm cách lấy đất của bà con với lý lẽ ban đầu là khai thác Titan dể rồi sau đó cho thuê, bán mà người dân không hề hay biết. Thậm chí người ta xây dựng ngay sau lưng khu dân cư của người dân mà người dân vẫn không biết rằng ai đang xây dựng, ai đang trồng dừa và xây dựng, trồng dừa để làm gì. Bởi đúng nguyên tắc thì người dân phải có một cuộc trưng cầu dân ý để được đưa ra những nguyện vọng của mình cũng như được đặt ra những câu hỏi, bày tỏ thắc mắc khi các khu du lịch hay khu nghỉ mát mọc lên thì có gây ảnh hưởng gì đến bà con nhân dân? Hơn nữa, vấn đề bán cho ai và cho ai thuê vẫn vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con nông dân, ngư dân.
Và chắc chắn một điều nếu như người Trung Quốc thuê hoặc mua đất ở khu vực này thì chẳng khác nào cõng rắn cắn gà nhà bởi ngư dân vùng biển Duy Xuyên từng nhiều lần bị Trung Quốc rượt đuổi trên biển Đông và những người câu mực muốn được yên thân phải mua phiếu đánh bắt của họ với giá cả mấy ngàn đô la mỗi năm. Bây giờ nếu người Trung Quốc đặt chân đến đất Duy Xuyên, làm mưa làm gió thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với người dân nơi đây.
Người dân muốn minh bạch
Một người từng là chủ của vườn phi lao đang bị trưng thu và đất rừng của chị đã bị giao cho một người ẩn danh ở Duy Hải, chia sẻ: “Dân địa phương mình ví dụ như trồng dương liễu thì nó đền từ mười đến mười lăm ngàn đồng một cây dương liễu. Một lô họ được bù cao nhất là ba chục triệu đồng. Làm xong thì nó trồng dừa và được nhà nước cấp sổ đỏ. Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!”
Chị này cho biết thêm là theo chỗ chị tìm hiểu, có cả hàng ngàn hecta đất kéo dài dọc bờ biển từ khu nam Hội An vào đến Núi Thành, Quảng Ngãi đã bị cho thuê hoặc bán mà người dân sống gần đó không hề hay biết. Chủ của những khu đất này cũng rất bí ẩn, thỉnh thoảng có người Trung Quốc đi xe hơi đến và được những người đang giữ đất chào một cách cung kính. Ông ta hoặc bà ta sẽ chỉ đạo người này làm việc này, người kia làm việc nọ. Sau đó móc tiền túi ra thưởng hay trả lương gì đó rồi đi một cách bí ẩn.
Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!
– Một ngườidân địa phương
Chị này cho biết thêm là khu vực bờ biển Quảng Nam cũng như rừng dừa nước ở đây vốn là căn cứ địa của người lính Cộng sản trong những năm chiến tranh. Chính địa hình eo óc và rừng dừa nước bao phủ, rừng phi lao che chở nên hầu hết cán bộ Cộng sản nằm vùng cũng như lực lượng đặc công tăng cường đều chọn nơi đây làm căn cứ.
Và cũng chính vì căn cứ từ Quảng Lăng, Cổ Lưu kéo dài xuống Duy Hải, Duy Nghĩa rồi đảo ngược lên Duy Trung, Mỹ Sơn, chuyển qua vùng B Đại Lộc, Quảng Nam. Vành đai nằm vùng của cán bộ Cộng sản dày đặc ở đây nhờ vào rừng phi lao, rừng dừa nước tự nhiên và rừng cây nồi tiếp Trường Sơn đã biến vùng Hội An, Duy Xuyên Quảng Nam thành vùng xôi đậu, ban ngày Quốc Gia, ban đêm Cộng sản.
Chị này tỏ ra lo lắng bởi người Trung Quốc đã chọn ngay vành đai chiến lược trong kế hoạch nằm vùng của người Cộng sản trước đây để mua, thuê và kinh doanh. Chị bày tỏ mong muốn chính quyền tỉnh và trung ương khẩn cấp điều tra và làm rõ danh tánh cũng như mục đích của những người mua và thuê đất tại vùng bờ biển Quảng Nam. Bởi đó là chuyện sinh tử và hơn ai hết, đảng và nhà nước phải có trách nhiệm làm sáng tỏ để an dân!
………………………………………………………………………………..
Nha Trang: Khách sạn thông báo ‘Không phục vụ khách Trung Quốc’
Nguồn: Mai Khuê Source: Báo Mới Posted on: 2016-05-14
“Chúng tôi sẽ không phục vụ du khách Trung Quốc trừ khi Chính phủ của các bạn đưa giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển Việt Nam” – thông báo được ghi bằng cả tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh.
Những thông báo có nội dung như trên đang được một số thanh niên dán tại cơ sở kinh doanh của mình ở thành phố du lịch Nha Trang (Khánh Hòa).
Sáng 11/5, Giám đốc điều hành khách sạn ba sao O. (TP. Nha Trang, xin giấu tên) cho biết, khách sạn đã dán thông báo này được 1 ngày tại bàn bảo vệ và tại quầy lễ tân. Chàng thanh niên rất trẻ này cho biết, do rất bức xúc trước hành đồng ngang ngược của Trung Quốc khi đặt giàn khoan HD 981 trong vùng biển Việt Nam nên đã hành động như vậy.
Thông báo dán tại quầy lễ tân một khách sạn 3 sao ở Nha Trang.
“Trong suốt 5 năm du học, em có rất nhiều người bạn là người Hồng Kong, Quảng Châu (Trung Quốc), gia đình vợ em cũng gốc Hoa, em biết hành động của em sẽ làm họ chạnh lòng nhưng em cũng biết là họ hiểu em và ủng hộ em. Em mong có nhiều người Trung Quốc biết những hành động, phản ứng của em cũng như của các bạn khác. Chỉ có người Trung Quốc mới tác động hiệu quả lên Chính phủ của họ. Em nghĩ vậy!”, Giám đốc khách sạn này tâm sự.
Cũng theo ông chủ trẻ này thì, trước khi dán thông báo, anh đã nghiên cứu kỹ về một số quy định về nội dung văn bản ban hành trong cơ sở kinh doanh và tin là việc làm của mình không có vi phạm. Sau khi dán thông báo, khách sạn đã từ chối 1 đoàn du khách Trung Quốc khảo sát du lịch Việt Nam vào mùa hè này.
Bảng thông báo đặt tại bàn khách và quầy của một quán giải khát thường phục vụ khách nước ngoài ở Nha Trang.
Cùng với khách sạn này, một chủ quán giải khát thường phục vụ du khách nước ngoài ở Nha Trang cũng đã đặt thông báo bằng tiếng Trung và tiếng Anh trên bàn khách với nội dung: “Không phục vụ người Trung Quốc trừ khi Chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”.
Tâm sự về hành động này, cô chủ trẻ cho rằng đây là hành động vừa sức mình trong tình hình hiện nay.
“Đời sống đã dạy chúng ta rằng tình yêu không phù hợp với việc cứ nhìn chằm chằm vào đối phương, mà yêu phải là cùng nhau nhìn về một hướng đi” – cô chủ trẻ tâm sự trên Facebook.
Sau khi dán thông báo và chia sẻ trên Facebook, hai bạn trẻ này đều đã nhận được nhiều phản hồi. Tuy nhiên cũng nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít người phản ứng, mỉa mai rằng họ đang lợi dụng tình hình để PR cho công việc kinh doanh.
“Nhiều bạn thân hiểu em, họ cũng lo cho khách sạn em sẽ bị giảm lượng khách nhưng vẫn tán thành và cho biết sẽ thực hiện như vậy tại cơ sở kinh doanh của mình rồi gửi hình cho em xem. Nhưng một số người thì cho rằng em nông cạn, gọi em là “lãnh đạo trẻ trâu”…”, chủ khách sạn tâm sự.
Mai Khuê theo Dân Việt
……………………………………………………………..