Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận: Toàn Dân Vùng Lên Cứu Nước
Nguồn:vietbao.com- 29/04/2014
Westminster (Bình Sa) Tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 26 tháng 4 năm 2014 Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia nam California phối hợp với Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai cùng các Hội đồng hương thân hữu, Hội đoàn, đoàn thể tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30 tháng 4 lần Thứ 39. trước giờ khai mạc, các cựu quân nhân thuộc các quân binh chủng, Cảnh Sát Quốc Gia, Xây Dựng Nông Thôn trong các bộ quân phục trang nghiêm đã xếp thành bốn hàng dọc đứng hai bên, trước Tượng Đài toán quân xa sắp thành hàng với quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa bay phất phới đã làm cho khung cảnh buổi lễ tăng phần long trọng.
Chung quanh Tượng Đài hơn một ngàn đồng hương đã đứng kín cả khu vực chung quanh. Quan khách tham dự có Hội Đồng Liên Tôn có: Giám Mục (TL) Trần Thanh Vân, Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, Hiền Tài Phạm Văn Khảm… quý vị lãnh đạo tinh thần có Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, HT. Thích Giác Sỹ về phía dân cử có: Dân Biểu Liên Bang Bà Loretta Sanchez, Alan Lowenthal, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, Roxanne Chow, đại diện Dân Biểu Tom Daly, Giám Sát Viên Quận Cam Jannet Nguyễn, Thị Trưởng Thành Phố Westminster, Tạ Đức Trí và các Nghị Viên Diana Carey, Sergio Contreras, Andy Quách, Thị Trưởng Thành Phố Fountain Valley Michael Võ, Thị Trưởng Thành Phố Garden Grove Bruce Broadwater, Phó Thị Trưởng Dina Nguyễn, Nghị Viên Chris Phan, Nghị Viên Kris Beard, đặc biệt có Thị Trưởng Thành Phố Irvine Steven S.Choi, Ph.D, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Học Khu Garden Grovve. Bác Sĩ Võ Đình Hữu, ngoài ra còn có qúy vị Niên Trưởng các Quân Binh Chủng VNCH…
MC. buỏi lễ: Minh Phượng, Phát Bùi và Diệp Miên Trường.
Trước giờ khai mạc một chương trình văn nghệ đấu tranh mở màn với những bàn nhạc như: “Sài Gòn Vĩnh Biệt” của Nam Lộc, “Khơi Lại Niềm Đau” của Việt Thắng” Đặc biệt Ban Hợp Ca Hội Ái Hữu và Liên trường Quảng Nam Đà Nẵng với bản nhạc “Lửa Bolsa” của Nhạc Sĩ Nhật Ngân…
Nghi thức khai mạc bắt đầu do Mũ Đỏ Nguyễn Văn Hùng phụ trách, mở đầu với phần rước quốc, quân kỳ vào vị trí hành lễ. Ban tổ chức mời Ban Tù Ca Xuân Điềm, Cậu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Ban Hợp Ca Hội Ái Hữu Quảng Nam Đà Nẵng, Hội Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt, Trưng Vương, Gia Long, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt lên trước khán đài để cữ hành lễ chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm, trong giây phút trang nghiêm, mọi người cùng hát bản “Chiến Sĩ Vô Danh.”
Tiếp theo chương trình Trưởng Ban Tổ Chức Không Quân Bùi Đẹp, Trung Tâm Trưởng Tập Thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ lên mời qúy vị trong Ban Điều Hợp lên sân khấu gồm các vị: LS. Nguyễn Xuân Nghĩa, Ông Phan Kỳ Nhơn, Ông Phan Ngọc Lượng, Bà Trần Thanh Hiền, Ông Bùi Thế Phát, Ông Nguyễn Mạnh Chí, Ông Phan Tấn Ngưu, Ông Trần Vệ… và sau đó là Diễn Văn khai mạc của Trưởng Ban Tổ Chức, mở đầu ông gởi lời chào mừng và cảm ơn đến qúy vị quan khách, qúy vị đại diện hội đoàn, đoàn thể, qúy cơ quan truyền thông và toàn thể đồng hương tham dự. Ông tiếp: “30 tháng 4 cách đây 39 năm công sản Miền Bắc đã bất chấp Hiệp Định Paris, với sự trợ giúp của cộng sản quốc tế đã xoa quân cưỡng chiếm Miền Nam, tàn sát dân lành đã gieo tang thương cho Miền Nam, hàng triệu người đã bất chấp mạng sống ra đi tìm tự do phải vùi thân nơi rừng sâu, biển cả. 30 Tháng 4 là ngày quốc hận của toàn dân Việt Nam. Hôm nay chúng ta qui tụ về đây để tưởng nhớ ngày tang thương của đất nước, chúng ta hãy đoàn kết để quang phục quê hương, mang lại tự do, dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, lãnh thổ, lãnh hải được vẹn toàn. Chúng ta cũng không quên tri ân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc.”
Tiếp theo nghi thức đặt vòng hoa tưởng niệm, hơn 30 vòng hoa do các hội đoàn, đoàn thể đã lần lược lên đặc trước bàn thờ tổ quốc có chân dung các vị Tướng lãnh và các chiến sĩ đã vị quốc vong thân. Sau lễ đặt vòng hoa là phần tế lễ theo nghi thức cổ truyền do Ban Tế Lễ Hội Đền Hùng Hải Ngoại phụ trách. Sau phần tế lễ qúy vị đại diện Hội Đồng Liên Tôn cùng các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo lên dâng lời cầu nguyện. Sau đó Ban Tù Ca Xuân Điềm hát bản “Hoàng Sa, Trường Sa.”
Tiếp theo lời phat biểu của Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California. Sau đó lễ niệm hương và phát biểu của qúy vị dân cử, trong lúc nầy nhiều vị cũng đã trao đến Cộng Đồng cũng như Ban tổ chức bằng tưởng lục để ghi nhận những đóng góp của cộng đồng trong mọi công tác tại địa phương.
Trong lúc nầy cựu Dân Biểu Tiểu Bang Solorio đã đại diện cho Ông Thống Đốc Tiểu Bang California trao cho cộng đồng Bản Nghị Quyết công nhận quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa là biểu tượng của người Việt tỵ nạn cộng sản tại Tiểu Bang Cakifornia.
Mặc dù thời tiết khá lạnh trong buổi lễ nhưng đồng hương cũng đã tham dự đến phút chót để thưởng thức chương trình văn nghệ đấu tranh và nghe những lời phát biểu của các đoàn thể trẻ.
Trong lúc nầy phóng viên Việt Báo có đến tiếp xúc với một Bà cụ ngồi trên chiếc xe lăn mà tôi đã thấy ngay từ lúc đầu của buổi lễ. Với vẽ mặt buồn, nhìn về xa vời thấy đôi mắt cụ rưng rưng tôi hỏi cụ ngồi lâu có thấy mệt không? Cu bà trả lời: “Ngồi đây để nhớ về một qúa khứ xa xăm cách đây 39 năm mà tôi cứ tưởng chừng như mới đây, ngày nầy đối với tôi quan trọng lắm, cũng từ ngày nầy mà gia đình tôi phải ly tán, ngoài những người trong gia đình tôi đã hy sinh nơi chiến trường, trong trại tù cộng sản còn một điều không làm sao quên được đó là 2 người con đi vượt biển cho đến nay vẫn không biết tin tức gì cả. Tôi ngồi đây để cầu nguyện anh linh những chiến sĩ vị quốc vong thân có linh thiêng phù hộ cho đất nước sớm thanh bình để có ngày đoàn viên tại quê nhà Việt Nam…”
Sáng hôm sau cũng tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào lúc 10 giờ sáng một buổi lễ Tưởng Niệm 39 năm mất nước và 11 năm ngày thành lập Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ do Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài tổ chức với sự tham dự của các hội đoàn, đoàn thể và các cựu quân nhân Hoa Kỳ đã từng chiến đấu tại Việt Nam.
Chương trình tưởng niệm 30 tháng 4 sẽ tiếp tục với lễ tưởng niệm vào lúc 12 giời trưa trước bãi cỏ khu Thương Xá Phước Lộc Thọ buổi lễ nầy được trực tiếp truyền thanh do Đài Phát Thanh Little Sài Gòn Radio và Đài Truyền Hình Hồn Việt TV.
Buổi chiều vào lúc 6 giờ tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ sẽ có buổi tưởng niệm quốc hận 30 tháng 4 do Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali và các Hội Đoàn, Đoàn Thể tổ chức kính mời đồng hương tham dự.
………………………………………………
Bảo Vệ Little Saigon
Nguồn:vietbao.com-26/04/2014
No Irvine-Nha Trang-Hình:nguoiviet.com (NN sưu tầm)
Vi Anh
Những ngày này của tháng Tư 1975 là những ngày Saigon thủ đô của Việt Nam Cộng Hoà sắp sửa bị bức tử sau ba năm đồng minh Mỹ phản bội, rút quân, cúp viện trợ, cúp quân viện sau hiệp định Paris.
CS Bắc Việt được ở lại Miền Nam thuộc Việt Nam Cộng hoà theo cái kiểu “hoà bình da beo” của Hiệp Định Paris do Mỹ áp lực VNCH phải ký để Mỹ được rút quân trong danh dự, bắt tay thân thiện với TC. CS Bắc Việt phản bội Hiệp Định Paris tăng cường quân, mở chiến dịch Hồ chí Minh tấn công VNCH, mà Mỹ vẫn im lặng và bất động. Chẳng những thế, Mỹ còn cạn tàu ráo máng với quân đội VNCH, khi Hải Quân VNCH tử chiến với TC ở Hoàng sa, một số thương binh trôi dạt trên biển, tàu của Hạm Đội 7 không làm cái nghĩa vụ nhân đạo quốc tế là cứu chữa người bị thương, bất kể là địch hay bạn theo luật Quốc tế Hàng Hải và Công Ước về chiến tranh. 39 năm thất quốc sa bang, nằm gai nếm mật suy gẫm về nỗi buồn nhược tiểu, nỗi nhục da vàng, biến đau thương thành hành động, người Việt hải ngoại ba thế hệ cảm thấy thuộc về nhau, đoàn kết thống nhứt với nhau trên mặt trận ngoại giao và đấu tranh chống CS ở nước nhà cũng như nước định cư.
Điều này có thể thấy rõ trong trận chiến Irvine, một thành phố bên cạnh Little Saigon, CSVN và Toà Tổng Lãnh sự VNCS ‘móc ngoặc’ kết nghĩa, để dùng làm đường xâm nhập vào Little Saigon, nơi người Việt hải ngoại trên thế giới thân yêu gọi là và coi như thủ đô tinh thần của VN Hải ngoại.
Trận Chiến Irvine chống CS kết nghĩa với Thành phố Irvine là một trận chiến chiến tranh chánh trị nói lên sự trưởng thành của người Việt, ngay tại Mỹ là một đất nước tự do, dân chủ. Đó cũng là một xã hội mà CS Bắc Việt đã từng dùng chiến tranh tâm lý, chiến tranh chánh trị tạo được phong trào Phản Chiến trong hậu kỳ của Chiến tranh VN, khiến Mỹ thất bại trong Chiến tranh VN không phải ở VN mà ở Đồi Capitol, ép Quốc Hội và Hành Pháp buộc quân đội Mỹ rút khỏi VN như quân thua trận rút khỏi thành và phản bội đồng minh một cách thô bạo khiến các nước Á châu Thái Bình Dương nghi ngờ Mỹ như Phi luật tân đuổi Mỹ ra khỏi hai căn cứ chiến lược Hải và Không quân Vịnh Subic và phi trường Clark.
Trận Chiến Irvine chống CS kết nghĩa với Thành phố Irvine là hành động những người Mỹ gốc Việt bản tánh ơn đền nghĩa trả vốn được chánh quyền và nhân nhân Mỹ ra tay cứu khổn phò nguy trên đường tỵ nạn CS cảm thấy phải làm một cái gì đó để ngăn chận âm mưu của Tổng Lãnh sự CSVN Nguyễn bá Hùng “móc ngoặc” với một nghị viên trong cái gọi là kết nghĩa chị em giữa thành phố Nha Trang hiện thuộc quyền CS độc tài đảng trị toàn diện với thành phố Irvine với chánh quyền tự do, dân chủ của Mỹ.
Người Mỹ gốc Việt nhiều kinh nghiệm CS ở Little Saigon thấy có nghĩa vụ phải ngăn chận âm mưu thâm độc của CSVN làm hại, làm xấu, chia rẽ chánh quyền với dân chúng thành phố Irvine. Người Mỹ gốc Việt làm thế cũng để phá âm mưu của CS thi hành Nghi Quyết 36, muốn tạo một con đường xâm nhập và lũng đoạn một cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Little Saigon, một cộng đồng người Việt đông và mạnh nhứt nước Mỹ, một cộng dồng người Việt lớn nhứt thế giới sau cộng đồng người Việt ở nước nhà thôi. Nên người Mỹ gốc Việt, đại diện dân cử, đại diện cộng đồng và các đoàn thể và tập thể dân chúng đồng tâm hiệp lực một mặt chống đối âm mưu của CS, mặt khác vận động, thuyết phục qúi vị nghị viên thành phố Irvine bác bỏ đề nghị kết nghĩa của tổng lãnh sự CS. Âm mưu kết nghĩa thành phố Irvine và Nha Trang do Tổng Lãnh sự VNCS dàn dựng, đòn hót rất hại Irvine và lợi cho CSVN.
Trận Chiến Irvine chống CS kết nghĩa với Thành phố Irvine là một chứng minh rõ rệt sự trưởng thành, già dặn chánh trị, và đoàn kết của người Việt, tuy nhiều đoàn thể, nhiều cộng đồng nhưng là một trong trận chiến chống Cộng. Irvine có 8000 người gốc Việt thôi. Nhưng đặc biệt người gốc Việt dù ở khác tiểu bang, khác thành phố nhưng cảm nghĩ thuộc về nhau rất thân thiết về nguồn gốc ty nạn CS. Do vậy hầu hết quí vị dân cử Mỹ gốc Việt đương hay mãn nhiệm đều làm tất cả những gi có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào tham gia trận chiến này. Một nữ Giám sát viên Janet Nguyễn, một Cựu Dân biểu Tiểu Bang Trần thái Văn, Thị Trưởng Tạ đức Trí của TP Westminster, Thị Trưởng Michael Võ của TP Fountain Valley, cho đến quí vị đại diện các đoàn thể đều lên tiếng và kêu gọi tập thể ký kiến nghị gởi, đích thân đi dự họp và biểu tình yêu cầu quí vị nghị viên Irvine đừng nghe những gì CS nói, mà nhìn những gì Tổng Lãnh sự VNCS Nguyễn bá Hùng làm ở VN, CS là nước nghèo dân khổ cỡ nào.
Anh chị em dân cử sử dụng khéo léo kỹ thuật vận động hành lang của Mỹ trong chánh trị. Nữ Giám Sát Viên Janet Nguyễn nhiều nhiệm kỳ của Orange County nói “Việc kết nghĩa giữa Irvine và Nha Trang sẽ là một sự bêu xấu đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Orange County..” và yêu cầu thành phố “phải xem xét lại quyết định này, vì lý do vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.”
Dù phận nữ nhi tay yếu chân mềm, Janet Nguyễn nói thẳng vào mặt nghị viên móc ngoặc với CS, “shame on you…” trong buổi họp bên trong hội trường thành phố với trên ngàn rưởi người Việt vì không có chỗ phải đứng bên ngoài để biểu dương lực lượng.
Cựu Dân biểu tiểu bang Cali Trần Thái Văn công khai nói trên Việt Báo, rằng “ông phản đối việc kết nghĩa giưã Irvine và Nha Trang trong khi nhà nước CSVN vẫn tước đoạt nhân quyền của người dân, vẫn ngăn cấm các quyền tự do căn bản của dân, và vẫn giam cầm các tù nhân lương tâm.”
Dù nghị viên chủ trương kết nghĩa với Irvine tuyên bố rút ý kiến, tập thể người gốc Việt e ngại đó là hành dộng trá hàng, nên không đồng ý, vẫn đòi hỏi được có ý kiến vì nghị trình đã ghi và đã thông cáo. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ty nạn CS kinh nghiệm CS bằng máu, nước mắt, mồ hôi cả đời, cả gia đình và xã hội muốn báo động âm mưu của CSVN mở đầu cầu xâm nhập vào Nam Cali qua hình thức kết nghĩa thành phố Nha Trang với Irvine. Còn các đoàn thể và cộng đồng thì mở cuộc họp, lên tiếng kêu gọi đồng hương, tổ chức xe cộ đến Hội Đồng Thành Phố Irvine bày tỏ ý muốn ngăn chận âm mưu xâm nhập của CS này, ngay và trong buổi họp. Tất cả lấy quần chúng bao vây lãnh tụ nghị viên Irvine. Biểu tình cả ngàn rưởi người. Xe cộ nhiều mạnh thường quân, trong đó có hai vợ chồng chủ Xe Đò Hoàng đích thân giúp đỡ, điều xe, tăng chuyến.
Chiến thắng Irvine của người Mỹ gốc Việt chống âm mưu CSVN xâm nhập Little Saigon, là một dấu chỉ đoàn kết, thống nhứt của người Mỹ gốc Việt chống CS trong năm thứ 39 sau ngày Saigon bị bức tử.
Và cũng là dấu chỉ của người Mỹ hiểu được chánh nghĩa của người Việt trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng. Thể hiện qua việc Thượng Nghị sĩ Lou Correa đệ nạp cho Thượng Viện Cali, Nghị Quyết SCR34 quy định tuần lễ từ ngày 23 đến ngày 30 Tháng Tư năm 2013 là “Black April Memorial Week,” tức là tuần lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen, để ghi nhớ và thương tiếc quân dân Việt Nam và Hoa Kỳ đã hy sinh trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam./. (Vi Anh)
…………………………………………………………………………………….
FW- T.T. Poutine, Cậu Bé Ngỗ Nghịch Trở Thành Nga Hoàng ..
Nguyễn Thị Cỏ May
KIM VU to:…,me (Hình trên NET)
Ông Poutine được thế giới biết đến như là một Ông Tổng thống mạnh, đầy nam tính và như một thể thao gia. Nhưng đặc biêt hơn hết ông là con người đấy bí mật. Không bao giờ ông để lộ một chút cảm xúc và một điều gì về đời tư của ông.
Từ một cậu bé ngổ nghịch, lớn lên, một quan chức mật vụ không được mấy ai biết tới ở Saint Petersbourg, quê hương của ông, làm thế nào trong chớp nhoáng ông tìến lên tột đỉnh quyền lực của nước Nga rộng lớn? Thật sự ông có phải là người giàu nhứt thế giới không? Còn nữa. Ông mang tiếng là con người bạc tình với vợ và có bồ nhí, có đúng không?
Con người mạnh nhứt thế giới
Thường những “người lớn” có những “tật lớn”. Cựu Thủ tướng Winston Churchill của Anh, thuở thanh niên, có thói quen ngủ dậy trể. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, ông phải tu nửa chai Whisky. Khi trở thành chánh khách, ông không bao giờ rời điếu xi-gà, cả lúc ngủ.
Năm 2013, Ông Poutine được báo Forbes bầu là “người mạnh nhứt thế giới”. Chẳng mấy khi ông thức dậy trước 9 giờ sáng vì ban đêm, tới hai ba giờ sáng, ông mới đi ngủ. Nhưng không vì vậy mà ông không theo dõi sát tình hình thế giới.
Buổi sáng thức dậy, việc làm đầu tiên của ông là tập thể dục tại phòng tập trong tư gia (datcha) cách Điện Cẩm linh lối 30 km. Nếu đem so sánh với vị tiền nhiệm của ông, Ông Boris Eltsine, người bịnh hoạn thường xuyên say xỉn, Ông Poutine, trái lại, là vị Tổng thống lành mạnh, năng động, thể chất mạnh khỏe với chủ trương lành mạnh hóa nước Nga và phải đưa nước Nga chiếm lại ngôi vị đại cường. Đúng hơn là Đế quốc Nga thời Nga hoàng hay thời Liên bang sô viết!
Năm nay, 61 tuổi, Ông đặc biệt quan tâm tới sức khỏe thể chất. Trước khi hết buổi sáng, ông bơi vài vòng trong hồ bơi, rồi bước qua hai hồ jacuzzis lớn, một nước thật nóng như nước sôi, cái kia nước thật lạnh như nước đá. Xong, ông mới ăn điểm tâm. Bửa ăn chỉ gồm ngũ cốc, trứng cúc, rau cải trộn với một thứ dầu đặc biệt tăng cường sinh lực và rất nhiều tỏi. Thậm chí, khi ông mở cửa chiếc Mercedes cũ bước xuống, mùi tỏi tỏa ra nồng nặc chung quanh ông trong một đường bán kính lớn cả 10 m!
Cho tới nay, đời sống hằng ngày của Ông Poutine chỉ được nhà báo Vadim Takmenev (*) theo dõi, quay phim suốt bốn ngày tại ngôi nhà riêng của ông rộng mênh mông xây cất theo kiểu kiến trúc thời liên-sô. Theo đây, ông sống rất đơn giản. Nhưng nhiều người chống ông cho rằng ông là người giàu nhứt thế giới. Điện Cảm linh phản bác cho rằng đó là lập luận xuyên tạc phỉ báng lãnh tụ.
Ông Poutine thích thời trang Ý hiệu Brioni. Với hiệu này,sơ-mi vải (coton nguyên vhất), giá chừng 750 Euro / cái. Còn bộ “vét”, loại may sẳn, từ 6500 Euro. Nếu đo cắt, dỉ nhiên giá sẽ gấp đôi.
Sở thích nhỏ thứ hai của ông là sưu tập đồng hồ luxe của thụy sĩ, giá rẻ nhứt từ 10 000 Euro / cái. Thú chơi này thật ra khá tốn tiền vì có nhiều chiếc đồng hồ thụy sĩ xưa của những hiệu nổi tiếng và sản phẩm phát hành rât hạn chế, như của Rolex, Philippe Pateck, … giá có thể tới hơn 200 000 Euro / cái. Mà lương Tổng thống của ông chỉ có 131 103 Euro / năm, tức 524 Euro / ngày. Với mức lương này, chơi đồng hồ luxe hơi khó. Theo ông Boris Nemtsov, cựu Thủ tướng, thì ở Nga, “tham nhũng không phải là một vấn đề, mà là một hệ thống bắt đầu từ ông Chủ Nhà nước”. Nếu lấy làm lạ chuyện sưu tập đồng hồ của Ông Poutine với mức lương đó thì hảy nhìn những ngôi biệt thự, những chiếc xe đắc tiền của đảng viên cộng sản ở Việt nam, chức vụ xã trưởng, Quận trưởng, sẽ hiểu ngay. Cùng “hệ thống” và hệ thống cũng “bắt đầu” từ lãnh đạo đảng mà!
Con người giàu nhứt thế giới
Tài, Tình, Tiền. Ba T này, ít ai đưọc đủ trọn vẹn đúng theo sở nguyện của mình. Ông Poutine bắt đầu sự nghiệp bằng chức vụ Giám đốc Nhà Hữu nghị Đức-Liên sô ở Dresden, một thành phố lớn của Đông Đức thời cộng sản. Chức vụ và cơ sở là Nhà hữu-nghị rất hiền lành nhưng bên trong chính là mạng lưới tình báo KGB để hướng hoạt động qua Tây Đức. Ngày nay, ở Đông Bá-linh, Hà nội xây cất Nhà Việt nam làm nơi lui tới cho người việt nam ở Bá-linh với cửa hàng café, hàng ăn, triển lãm tranh ảnh, trình diển văn nghệ,… dĩ nhiên phía sau vẫn là hoạt động tình báo. Mà tình báo của Hà nội ngày nay chủ yếu không gì khác hơn là theo dõi những người gốc miền bắc đang làm ăn có tiền hoặc tới sanh sống bất hợp pháp để hạch xách làm tiền. Và theo dõi những người chống cộng để ngăn chận khi họ về Việt nam.
Bà vợ của Trung tá Poutine tên Lioudmila, ly dị năm 2013, lúc đó thường than phiền với người bạn thân là một thông dịch viên của KGB “Ông Poutine thường đối xử bạo hành với bà và nhiều lần ngoại tình” do Ông Erich Schmidt-Eenboom, chuyên viên về Mật vụ Đức ghi lại (*). Trong một quyển sách vừa xuất bản bị cấm lưu hành, bà vợ mô tả Ông Poutine là người nói ngọt ngào nhưng lòng dạ và hành động lại khác hẳn. Ông luôn luôn bắt bà phải chờ đợi để được điều gì bà muốn và thường gây khó khăn cho bà, xách nhiễu bà.
Năm 2008, tập chí “Moskovski Reporter” đã cả gan xác nhận Ông Poutine có bồ nhí, trẻ hơn ông ba mươi tuổi, yêu thích thể dục, tên là Alina Kabaeva, vừa đắc cử Dân biểu của đảng cầm quyền. Lập tức, tờ báo bị đóng cửa. Từ đó, không còn ai nhắc tới chuyện bồ nhí của ông nữa.
Có điều lạ là qua suốt bốn ngày theo dõi quay phim đời sống riêng tư của Poutine tại tư gia, ký giả Vadim Takmenev không hề thấy bóng giai nhân hay một dấu vết gì về sự có mặt của bà bồ nhí Alina Kabavea ở đây hết cả. Suốt chín năm trước ngày ly dị bà vợ, ông sống một mình như người độc thân, không ai thấy bóng dáng của bà vợ. Nhờ kinh nghìệm nghề nghiệp mà Ông Poutine có tiếng là con người không hề để lộ một điều gì liên quan tới đời sống và bản thân của ông mà ông không muốn cho người khác biết.
Nhưng những nhà chuyên môn về “điện cảm linh” lại cho rằng vấn đề bồ nhí của Poutine chỉ là một huyền thoại do Mật vụ dựng lên và tung ra nhằm che dấu nhược điểm của ông là bất lực ái ân vì có lẽ ông là một trường hợp đồng tính bị dồn ép thái quá. Theo những chuyên viên này, bằng chứng cho căn bịnh của Poutine là những hình ảnh chụp ông ở trần, khoe bắp thịt mà những người đồng tính (gays) thường làm. Như người phụ nữ nào cũng thích trang điểm làm đẹp!
Về tài sản riêng của ông cũng vậy. Những người hợp tác cũ của Poutine quả quyết ông làm chủ nhiều cổ phần trong các công ty lớn của Nga nhưng đều qua danh nghĩa những công ty offshore, và cả ngôi nhà đồ sộ trên bờ biển Đen ở Sotchi cũng không do ông đứng tên.
Ông Boris Nemtsov, Cựu Phó Thủ tướng, giải thích “Poutine không làm chủ cái gì dưới tên thiệt của ông hết cả vì mọi thứ thuộc tài sản của ông đều mang tên chủ là người rơm”.
Theo một tập hồ sơ 32 trang do cựu Phó Thủ tướng, Ông Boris Nemtsov, hiện là Chủ tịch Đảng Nhơn dân Tự do, đưa ra với nhiều hình ảnh dẩn chứng thì Ông Poutine tiêu xài 2, 5 tỷ mỹ kim / năm bao gồm nhiều lâu đài lộng lẫy, cả phòng vệ sinh trị giá 75 000 mỹ kim. Tác giả tập hồ sơ so sánh đời sống của Ông Poutine với các ông Hoàng dầu hỏa theo đó, Ông Poutine làm chủ không dưới 58 phi cơ và trực thăng để xử dụng riêng, 4 du thuyền, một bộ sưu tập đồng hồ ước tính giá lên tới 687000 mỹ kim và hơn 20 lâu đài và nhà nghỉ mát ở đồng quê. Trong số cơ ngơi này, có một lâu đài rộng 930 mẩu tọa lạc trên bờ hồ Valdai ở Tây-Bắc nước Nga gồm một rạp chiếu bóng, một sân chơi bowling và một nhà thờ. Một trong số máy bay riêng, có một chiếc trang bị phòng vệ sinh dác vàng trị giá 75 000 mỹ kim.
Vẫn theo ước tính của tác giả tập hồ sơ, chi phí bảo quản phi cơ, nhà cửa, xe cộ, tài sản riêng của ông cũng phải lên tới 2, 5 tỷ mỹ kim mỗi năm.
Nhưng Ông Dmitry Peskox, phát ngôn viên của TT Poutine, lên tiếng đính chánh ngay “Tất cả những thứ đó đều là tài sản của Nhà nước. Tổng thống đắc cử Poutine sử dụng đúng theo luật pháp. Đó là sư thật, ai cũng biết, chớ không có gì là bí mật đâu”.
Bộ máy tuyên truyền nổ lực tạo cho Ông Poutine một bộ mặt của con người khiêm tốn. Nhưng thất bại. Uy tín của ông trước dân chúng trong tháng 2/2014 bắt đầu hạ thấp, dân chúng cảm thấy mõi mệt vì hi vọng quá lâu. Qua đây mới thấy dân chúng Tây phương sức chịu đựng dở bẹc vì thua xa dân Việt nam mình. Chưa chi đã xuống đường đòi thay đổi chế đô!
Ông Boris Nemtsov, Chủ tịch Đảng Nhơn dân Tự do, và Ông Leonid Martynyuk, thành viên của Phong trào Đoàn kết, cùng tố cáo “Ông Poutine là nhà lãnh đạo độc đoán, có đời sống cực kỳ xa hoa trong lúc hơn 20 triêu người dân nga có đồng lương không đủ kéo dài tới cuối tháng, quả là điều khiêu khích nhơn dân trắng trợn mà không biết xấu hổ”.
Cũng trong tập tài liệu này, tác giả nhận thấy từ lâu “Ông Poutine xem tài sản Nhà nước là tài sản riêng của ông. Chính lòng mê say quyền lực và xa hoa đã đưa Poutine ứng cử Tổng thống lần thứ ba và còn thêm nữa, có lẽ cho tới lúc bước đi không vững mới thôi”.
Người cộng sản và quyền lực
Đặc tính của Poutine đối với vợ thì khó khăn và ngoại tình nhưng đối với KGB và bạn bè là người đáng tín nhiệm. Ông trước khi làm Tổng thống thường tránh xuất hiện. Nhờ đó mà ông được chọn giữ chức vụ quyền lực cao và quan trọng. Lúc chỉ huy Mật vụ ở Saint-Petersbourg, sau vụ cứu giúp Ông Anatoli Sobtchak thoát khỏi bị Biện lý Skouratov truy tố về tội thâm lạm tiền bạc khổng lồ, ông trở thành người tín nhiệm của TT Boris Eltsine. Và trở thành người thừa kế. Với nghề KGB, Ông Poutine sử dụng một kỷ thuật sơ đẳng là dựng lên một màn kịch trong đó một người giống thẩm phán Skouratov không y phục trên giường với 2 gái điếm cũng thiếu vải … được TV phổ biến. Khi chánh thức thay thế Tổng thống Boris Eltsine, Ông Poutine ký giấy cam kết là không đụng chạm tới bản thân Ông Eltsine và những người cùng phe cánh với ông.
Khi nắm quyền lực, cử chỉ đầu tiên là ông cho làm đài tưởng niệm Andropov, cựu Trùm KGB và lãnh đạo đảng và Nhà nước Liên-sô. Kế đó, ông cho cử hành lễ tưởng niệm Tcheka, Công an Chánh trị liên-sô đầu tiên. Và trong sách vờ lịch sử, chủ thuyết xít-ta-li-nít (le stalinisme) lần lần được phục hồi.
Thuở nhỏ, Poutine là một học sinh học dở, ương ngạnh, thích đánh lộn, … bị loại khỏi Đoàn thiếu niên cộng sản.
Người nhỏ nhưng quỉ quyệt, khi đánh lộn, Poutine luôn luôn nhảy bám cổ đối thủ và cào mặt, cắn, giựt sứt tóc cả nắm lớn. Sau này, bạn trong KGB còn nhớ gọi Poutine là tên “láu cá”. Nhưng khi lên trung học, Poutine chơi thể thao, học judo. Nhờ ông thầy dạy judo mà ông thay đổi tánh nết và trở thành một học sinh giỏi. Thể thao giúp ông có tánh trọng kỷ luật. Judo dạy ông triết lý sống. Tuy vậy, Poutine vẫn hảnh diện thời trẻ của ông. Ông xác nhận với mọi người ngày nay, không ngượng, ông từng là một “tên du côn chánh cống”.
Ngay từ lúc trẻ, ông say mê trở thành nhơn viên KGB do ảnh hưởng phim ảnh. Ông đã từ chối theo học kỷ thuật theo lời khuyên của cha và thầy judo để thi vào trường luật. Tới năm thứ ba, ông được KGB tới phỏng vấn. Khi học xong, ông được tuyển vào KGB và gởi đi học trường sĩ quan KGB.
Poutine tôn thờ Staline, phải chăng vì Staline, cũng là một tên học sinh ương nghạnh, thích đánh lộn hơn học. Lớn lên làm du đảng và trở thành lảnh tụ Liên-sô? Đồng bịnh tương cảm!
Ông Poutine, gốc cộng sản, nên khi nắm quyền, phải làm độc tài để nắm giử quyền lực lâu dài. Sau 30/04/75, ở Sài gòn, trong những buổi học tập chánh trị, vc nói rỏ “khi cộng sản nắm quyền thì không có sự thay đổi nữa. Chỉ có chấp hành đúng chủ trương đường lối của đảng mà thôi. Đừng mơ hồ chuyện khác”.
Nhưng dân chúng giải thích hiện tượng “không thay đổi” khác nơn: cái đít nó có trí nhớ bám chặt cái ghế! Và phải biết bám lâu dài!
Nguyễn Thị Cỏ May
(*) Le Nouvel Observateur, 2/2014, Paris
……………………………….