1.Người Buôn Gió:Chuyện con gái Thủ tướng kêu oan(DL)2.TPP sẽ giúp VN 'thoát Trung'(VOA)3.Mỹ-Trung bế tắc..(VOA)

Người Buôn Gió – Chuyện con gái thủ tướng kêu oan
Theo FB Người Buôn Gió –

Nguồn:danluan.org -06-10-2015

Ngày 3 tháng 10 năm 2015 trên Facebook có tên Nguyễn Thanh Phượng con gái của Nguyễn Tấn Dũng có đăng một bức thư của Phượng. Nội dung bức thư Nguyễn Thanh Phượng lên án 3 giáo sư của học viện Hồ Chí Minh đã vu khống Nguyễn Thanh Phượng mang quốc tịch Hoa Kỳ.

ba NT Phuong.jpg1

Bà Nguyễn Thanh Phượng,con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng .

Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. – See more at: http://www.danluan.org/tin-tuc/20151006/nguoi-buon-gio-chuyen-con-gai-thu-tuong-keu-oan#sthash.MJoHL0ar.dpuf
Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. – See more at: http://www.danluan.org/tin-tuc/20151006/nguoi-buon-gio-chuyen-con-gai-thu-tuong-keu-oan#sthash.MJoHL0ar.dpuf

Ba giáo sư nêu tên trong lá thư là Nguyễn Đình Kháng, Đỗ Thế Tùng, Lưu Văn Sùng. Cả ba giáo sư đều người miền Bắc, trung thành với lý tưởng XHCN một cách cực đoan, tôn thờ Các Mác và Lê Nin.

Đáng chú ý vào năm 2013 giáo sư Nguyễn Đình Kháng đã có bài viết kêu gọi ngăn chặn nhóm lợi ích lợi dụng quyền hạn sẽ cướp đi hết thặng dư của xã hội, bóc lột sức lao động của công nhân và cướp đoạt đất đai của nông dân. Ông Kháng kết luận thủ phạm gây nên tình trạng kinh tế méo mó như hiện này chính là “nhóm lợi ích”. Đây là năm mà Nguyễn Tấn Dũng đang phải chịu nhiều cuộc tấn công của Ban Nội Chính Trung Ương vào những sai phạm của Dũng khi điều hành kinh tế đất nước trên cương vị thủ tướng đương nhiệm.

Ở Việt Nam, ai cũng biết cụm từ “nhóm lợi ích” là ám chỉ nhóm quyền lực mà Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu. Trong nhóm lợi ích đó Nguyễn Thanh Phượng nắm vai trò quan trọng thông qua ngân hàng Bản Việt để cùng với Hồ Hùng Anh của ngân hàng Techcombank lũng đoạn nhiều ngành nghề béo bở như khai tháng khoáng sản, chế biến thực phẩm, bất động sản, tài chính ngân hàng tại Việt Nam.

Xét theo quan điểm thì việc ba giáo sư liên kết để vu khống cho Nguyễn Thanh Phượng là có nhiều động cơ. Ngoài động cơ cực đoan nhằm bảo vệ thể chế CNXH ở Việt Nam ra còn động cơ tiến bộ đó là ngăn cản tài sản đất nước rơi vào tay tập đoàn lợi ích nhóm mà điển hình là Nguyễn Thanh Phượng. Nhưng còn có một động cơ nữa, đằng sau việc này là những mưu đồ cá nhân tranh giành địa vị lãnh đạo trong đảng CSVN kỳ tới. Không phải ngẫu nhiên lá thư phản ứng của Nguyễn Thanh Phương tung ra hai ngày trước hội nghị trung đảng CSVN họp bàn nhân sự.

Chuyện một con gái quan chức dùng mạng xã hội để thanh minh cho mình là việc hiếm ở Việt Nam. Ở cương vị là đảng viên, bí thư đảng uỷ ngân hàng Bản Việt, con gái của thủ tướng thì lá thư của Nguyễn Thanh Phượng đưa trên Facebokok của mình là một điều gây ngạc nhiên lớn cho dư luận. Đến độ nhiều người hoài nghi cho rằng lá thư này không phải của Nguyễn Thanh Phượng.

Thế nhưng ngay hôm sau, visa nhập cảnh Hoa Kỳ dạng phổ thông B1, B2 mang tên Nguyễn Thanh Phượng xuất hiện trên mạng. Đánh tan hoài nghi về chủ bức thư.

Hành động của Nguyễn Thanh Phượng hẳn nhiên là phải có một bộ máy quân sư hùng hậu bày kế để Phượng dùng mạng xã hội phản đòn lại phe bảo thủ đang tấn công vào bố đẻ mình. Không ai biết rõ ngày mà 3 ông giáo sư kia tố cáo Phượng là ngày nào. Nhưng trước khi trung ương họp 2 ngày, Phượng bất ngờ lên tiếng thanh minh công khai trên mạng xã hội như vậy, là một cú phản đòn ngoạn mục khiến các đối thủ của Dũng không kịp trở tay. Chỉ cần tập trung chứng minh Phượng không mang quốc tịch Mỹ, riêng điểm đó thôi có bằng chứng đầy đủ khẳng định. Sẽ khiến bao nhiêu điểm nghi vấn , câu hỏi khác hoài nghi về uy tín Nguyễn Tấn Dũng bị vô hiệu hoá. Nguyễn Tấn Dũng sẽ ung dung trả lời các câu hỏi chất vất về cá nhân và gia đình ông ta rằng mọi thứ đều là bịa đặt, như vụ vu khống cho con gái ông mới đây.

Nguyễn Tấn Dũng hoá giải được đòn tấn công vào uy tín của ông trước hội nghị trung ương 12. Đơn giản vì ông quá rành việc triệt hạ người khác bằng những đòn tấn công thế như vậy trong suốt bao năm qua nhờ vào những thông tin mà bộ máy an ninh cánh tay phải của ông cung cấp. Có khả năng chính Dũng đã cho tay chân đã tuồn tin giả về Phượng đến đối thủ, khiến các giáo sư học viện HCM vớ bở tưởng rằng đó là điểm yêú của Ba Dũng có thể nhằm đó mà đánh. Rồi nhân đó phản đòn để bịt miệng các vụ tấn công khác tương tự có bằng cớ chính xác hơn. Khả năng này lớn hơn cả vì các giáo sư học viện HCM không thể nghe tin đồn mà dám vu khống cho con gái Dũng.

Lẽ ra việc đưa lá thư và visa có thể bị kỷ luật khiển trách, vì đơn từ khiếu nại những vụ việc trong nội bộ cộng sản như thế này, không được phép đưa lên trên mạng xã hội. Nhưng thử hỏi nếu Nguyễn Thanh Phượng đưa lá thư này đến ban kiểm tra trung ương Đảng thì chưa biết đến bao giờ mới được giải quyết, lúc đó cơ hội phản đòn của Nguyễn Tấn Dũng đã trôi qua mất, hội nghị trung ương bàn nhân sự cũng đã xong.

Nếu kết quả tốt đẹp, Nguyễn Tấn Dũng trụ được trong nhiệm kỳ tới. Chắc chắn chẳng ai dám mở miệng đòi truy xét việc Nguyễn Thanh Phượng làm trái nguyên tắc đưa thông tin nội bộ lên mạng xã hội. Đây cho thấy Dũng đang dốc sức để đánh một ván bài sinh tử, không được phép thua. Vì nếu Dũng thua thì các đối thủ của Dũng sẽ không bỏ qua việc Phượng tuỳ tiện sử dụng mạng xã hội đưa thông tin nội bộ và các hành vi mờ ám trong hoạt động kinh tế của Phượng suốt bao năm qua.

Trước trung ương ĐCSVN họp 1 ngày, Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định bổ nhiệm 4 tướng làm thứ trưởng bộ quốc phòng. Một quyết định mà trong lịch sử bộ quốc phòng chưa bao giờ có chuyện trong một ngày có đến 4 người làm thứ trưởng. Khiến tổng số thứ trưởng bộ quốc phòng hiện nay lên đến 10 người. Các tướng mới được thăng chức đều là uỷ viên trung ương đương nhiệm, như vậy chắc chắn tới đây Nguyễn Tấn Dũng sẽ dành được sự đa số ủng hộ từ phía quân đội.

Có lẽ năm 2016 sẽ là năm tột đỉnh quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng.

Nhìn thêm những khía cạnh khác trong việc đưa thư kêu oan lên mạng của Nguyễn Thanh Phượng. Chúng ta thấy một điều mang xã hội là phương tiện truyền thông nhanh nhất, phổ biến rộng nhất mà ngay đến con gái của thủ tướng đương nhiệm cũng phải sử dụng nó làm công cụ bảo vệ mình.

Và một điểm khôi hài nữa, là các giáo sư học viện HCM trong đó có cả người được phong là Nhà Giáo Nhân Dân, thế mà còn ngu ngơ, thiếu chứng cứ, tuỳ tiện vu khống cả con gái thủ tướng nữa. Vậy hỏi cái học viện này dạy được cái gì cho con người ta thành tử tế. Hay cái học viện mang tên HCM này chỉ dạy người ta làm những điều không tử tế như vu khống, lừa đảo, dựng chuyện.

Có lẽ đến lúc dẹp bỏ cái học viện ngốn quá nhiều ngân sách này, dẹp bỏ những vị giáo sư đầy bổng lộ chỉ chuyên giảng dạy lớp lãnh đạo tương lai toàn những điều lý luận dối trá , chẳng những thế còn luôn sẵn sàng vì tiền mà làm công cụ phục vụ các phe phái chính trị đấu đá nhau. Hoặc nữa là mất nết , ham gái như giáo sư ngành lịch sử đảng Nguyễn Hữu Vượng bị bồ nhí lừa 17 tỷ đồng om xòm mới đây. Số tiền gần bằng 1 triệu USD mà giáo sư Vượng bị lừa đó ở đâu ra , thử hỏi những giáo sư này làm ăn gì mà có ngần ấy tiền. Chỉ có theo bè cánh, đánh đấm thuê nhưng kiểu trên mới được chia chác có từng ấy tiền mà ăn chơi xa hoa, tậu biệt thự, con cái du học nước ngoài. Trong khi xã hội băng hoại đạo đức, cần được giáo dục một cách nhân văn và khoa học, thì các giáo sư này làm những việc sa đoạ, thất đức như vậy có phải là mối nhục và hoạ cho đất nước không?

Đến cả con gái thủ tướng đương nhiệm còn phải đưa ra bằng chứng để phản đối sự vu khống của các giáo sư ngành lý luận, lịch sử Đảng thì dễ thấy rằng cái CNXH và lý tưởng Cộng sản chỉ là quái thai của loài người nên mới nảy ra những loại giáo sư quái thai, thiếu nhân cách, độc ác như vậy.

Dẹp bỏ học viện HCM và lũ giáo sư cơ hội trên ngay bây giờ chính là góp phần xây dựng xã hội, đất nước tiến bộ hơn, văn minh hơn.
– See more at: http://www.danluan.org/tin-tuc/20151006/nguoi-buon-gio-chuyen-con-gai-thu-tuong-keu-oan#sthash.MJoHL0ar.dpuf

………………………………………………………………………………….

TPP sẽ giúp Việt Nam ‘thoát Trung’?

Nguồn:VOA-07/10/2015

dat thoa thuan TPP.jpg1

Mỹ và 11 quốc gia ven Thái Bình Dương khác đã đạt được thoả thuận chung cuộc về một hiệp định thương mại sẽ hạ thấp thuế quan và giảm thiểu những rào cản mậu dịch cho gần phân nửa nền kinh tế thế giới.

Thỏa thuận mậu dịch lớn nhất trong nhiều thập kỷ mà Hà Nội và 11 đối tác mới ký kết mang lại hy vọng về khả năng Việt Nam sẽ thoát khỏi cái bóng của nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), mới được 12 nước hoàn tất hôm qua, 5/10, sau nhiều năm đàm phán cam go, dự kiến sẽ cắt giảm thuế quan và thiết lập các tiêu chuẩn mậu dịch cho các quốc gia tham gia.

Thời gian qua, Việt Nam là một trong những nước thúc đẩy mạnh mẽ nhất nhằm tiến tới việc chung quyết TPP.
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam cũng phải phụ thuộc vào Trung Quốc khá nhiều. Cán cân thương mại hai nước rất là lệch. Thứ hai nữa, phần lớn các công trình ở Việt Nam, các công trình quan trọng, là do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Thế thì nếu Việt Nam vào TPP, thì có khả năng là với nhiều đối tác khác, có sự hợp tác chặt chẽ thì sự lệ thuộc này nó sẽ dần dần giảm bớt.
Cựu đại biểu Quốc hội VN Nguyễn Minh Thuyết nói.

Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho VOA Việt Ngữ biết rằng cũng giống như nhiều người Việt Nam khác, ông “rất vui” về diễn biến này.

Ông cho rằng “đây sẽ là một cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường buôn bán với một số ưu đãi nhất định cũng như đỡ lệ thuộc hơn vào một số nền kinh tế khác”. Ông Thuyết nói thêm:

“Việt Nam ở cạnh Trung Quốc là nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam nhiều. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam cũng phải phụ thuộc vào Trung Quốc khá nhiều. Cán cân thương mại hai nước rất là lệch. Thứ hai nữa là, phần lớn các công trình ở Việt Nam, các công trình quan trọng, là do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Thế thì nếu Việt Nam vào TPP, thì có khả năng là với nhiều đối tác khác, có sự hợp tác chặt chẽ thì sự lệ thuộc này nó sẽ dần dần giảm bớt. Thoát khỏi sự phụ thuộc vào kinh tế trước đi đã còn những việc khác theo tôi cũng phải qua một quá trình với một quyết tâm thì mới có thể đạt được. Có thể nói là hầu hết người Việt Nam mong muốn như vậy.”

Phát biểu sau khi TPP được ký kết, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng Washington không thể để Trung Quốc lập ra luật lệ về thương mại toàn cầu.

Người đứng đầu Nhà Trắng nói trong một thông cáo phổ biến hôm 5/10: “Khi hơn 95% khách hàng tiềm năng của chúng ta sống bên ngoài biên giới của chúng ta, chúng ta không thể để các nước như Trung Quốc viết ra luật lệ của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta cần phải viết ra các luật lệ đó, mở ra các thị trường mới cho các sản phẩm của Mỹ trong khi đặt ra các tiêu chuẩn cao nhằm bảo vệ các công nhân và giữ gìn môi trường”.

Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia không nằm trong 12 nước ký vào TPP, đã lên tiếng phản ứng thận trọng về TPP. Bắc Kinh tuyên bố “để ngỏ trước bất kỳ cơ chế nào” tuân thủ các luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tân Hoa Xã trích lời thông cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng TPP là “một trong các thỏa thuận thương mại tự do quan trọng đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
Cái này [TPP] sẽ dần dần mở ra quan hệ với nhiều nước, nó sẽ là cái tốt hơn cho mình. Mặt khác, chính việc Việt Nam tham gia vào cái này, nó cũng là một cơ hội tốt cho kể cả phía Trung Quốc trong việc làm ăn thông qua thị trường của Việt Nam. Cho nên là nó cũng mang lại nhiều mặt tích cực”.
Ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, nhận xét.

Bộ này được trích tiếp: “Trung Quốc hy vọng thỏa thuận TPP và các cơ chế mậu dịch tự do khác trong khu vực sẽ hỗ trợ cho nhau và góp phần làm gia tăng thông thương, đầu tư và kinh tế cho khu vực châu Á Thái Bình Dương”.

Còn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng thỏa thuận sẽ có ý nghĩa mang tính chiến lược hơn nếu Trung Quốc gia nhập TPP trong tương lai.

Cũng giống như cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, nói với VOA Việt Ngữ rằng TPP giúp Việt Nam mở rộng thị trường. Ông nói:

“Trong lĩnh vực thương mại của mình với Trung Quốc, thì Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất lớn. Mình thấy cần phải đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường. Cái này [TPP] sẽ dần dần mở ra quan hệ với nhiều nước, nó sẽ là cái tốt hơn cho mình. Mặt khác, chính việc Việt Nam tham gia vào cái này, nó cũng là một cơ hội tốt cho kể cả phía Trung Quốc trong việc làm ăn thông qua thị trường của Việt Nam. Cho nên là nó cũng mang lại nhiều mặt tích cực”.

Theo dự kiến, thỏa thuận này sẽ phải được quốc hội từng nước thành viên phê chuẩn trước khi có hiệu lực.

Cũng có quan điểm như ông Thảo, cựu đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho biết ông “chưa nhìn thấy vướng mắc gì” tại cơ quan lập pháp ở Việt Nam.
Ông nói:

“Trong quá trình đàm phán, các vị đại biểu quốc hội cũng đã theo dõi và cũng được chính phủ thông tin thường xuyên, nên khi mà trình ra để thông qua quốc hội thì tôi chắc rằng câu chuyện không có gì phức tạp, vả lại, với thể chế của Việt Nam thì việc thông qua quốc hội, nó cũng không phải là khó khăn lắm”.

Ông Thuyết nói thêm rằng, cũng như người dân Việt Nam khác, ông “rất mong muốn chính phủ sẽ phải có một kế hoạch rất là chu đáo để chuẩn bị cho Việt Nam bước vào TPP một cách thật là thuận lợi”.

Trong khi TPP được dự báo sẽ dễ dàng được thông qua tại Quốc hội Việt Nam thì thỏa thuận thương mại tự do này được cho là sẽ tiếp tục vấp phải nhiều trở ngại tại quốc hội Mỹ.

Ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders tuyên bố ông sẽ “làm tất cả những gì có thể để đánh bại thỏa thuận này” tại cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ.

Nhận định trên trang blog cá nhân, tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Thành thị ở Hong Kong, viết rằng “TPP sẽ mang lại những cơ hội tốt cho Việt Nam. Nhưng những tác động của TPP tới sự phát triển của Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các thể chế chính trị, kinh tế ở Việt Nam trong những năm tới. Còn sớm là đúng”.

……………………………………………………..

Mỹ-Trung bế tắc Biển Đông: Hà Nội sẽ ngả hơn về Washington?

Nguồn:VOA– Blog / Phạm Chí Dũng-Thứ Tư 07/10/2015

be tac.jpg1

Tổng thống Obama và Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu dục Tòa Bạch Ốc, ngày 7/7/2015.

Rốt cuộc, cuộc gặp Tập Cận Bình – Obama vào cuối tháng 9/2015 tại Washington được Trung Quốc kỳ vọng đã không mang lại kết quả để đời nào, thậm chí còn nguyên trạng những căng thẳng trên Biển Đông. Bộ Chính trị Hà Nội sẽ “vận dụng” tình thế này ra sao?

‘Đạo đức giả’

Điều gì trở nên ấn tượng nhất đối với Tập Cận Bình trong thời gian ông ta ở Washington?

“Đạo đức giả” là hình dung từ mà chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phải lãnh nhận – một thực trạng khác hoàn toàn với não trạng ngạo mạn chưa có điểm dừng của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Có lẽ trước chuyến công du Hoa Kỳ, Tập Cận bình khó mà tưởng tượng nổi ông ta sẽ được đón tiếp cay đắng đến thế.

Người chỉ trích thói “đạo đức giả” của nguyên thủ Trung Quốc không phải ai khác – chính là cựu ngoại trưởng và hiện là một trong những ứng viên tranh cử tổng thống sáng giá nhất của Mỹ, bà Hillary Clinton. Bà Clinton mô tả việc ông Tập Cận Bình bày tỏ ý định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc để tôn vinh nữ quyền với sự tham gia của các đệ nhất phu nhân đã hoạt động tích cực trong lĩnh vực này 20 năm qua là hành vi “đáng hổ thẹn” sau khi bà đưa ra một loạt dẫn chứng về kỷ lục vi phạm nữ quyền của Bắc Kinh.

Khi không thể đối thoại, người ta đành nói về chuyện thời tiết

Kết quả đầu tiên, nếu có thể gọi đó là “kết quả”, vẫn là chuyện mua bán; Hoa Kỳ cam kết ủng hộ Trung Quốc trong việc thúc đẩy cải cách tài chính và cải cách thị trường vốn. Nhưng Hoa Kỳ cũng nhắc lại rằng, điều kiện tiên quyết là đồng Nhân dân tệ (RMB) phải đạt được những tiêu chuẩn hiện hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì Hoa Kỳ mới sẵn sàng ủng hộ đồng RMB gia nhập Giỏ tiền tệ của IMF (SDR).

Chỉ thuần túy là một lời hứa hẹn có điều kiện. Câu chuyện này làm người ta liên tưởng đến thái độ giả vờ phớt lờ của Trung Quốc trong lúc các vòng đàm phán hiệp định TPP đang diễn ra, và Bắc Kinh lại “tỏ ý” muốn tham gia hiệp định này vào lúc TPP sắp hoàn tất đàm phán.

Sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình, kết quả thứ hai là hai bên đã đạt được thỏa thuận về các vấn đề an ninh mạng. Mỹ – Trung nhất trí thiết lập một cơ chế đối thoại cao cấp chống tội phạm mạng và các vấn đề có liên quan giữa hai bên.

Tuy nhiên, chuyên gia an ninh mạng Herb Lin tại Đại học Stanford cho rằng, thỏa thuận này cũng không giải quyết được vấn đề an ninh mạng giữa hai nước Mỹ – Trung. Bởi trước đó Trung Quốc luôn khẳng định rằng họ không tham gia vào hoạt động gián điệp mạng và không ủng hộ các công ty của mình sử dụng thủ đoạn này, nên sự thỏa thuận chỉ là trên thái độ mà thôi.

Nhưng đứng đầu trong danh sách của Tuyên giáo Trung Quốc về kết quả chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Tập là việc xác nhận “mối quan hệ cường quốc kiểu mới” giữa Mỹ và Trung Quốc.

Lần đầu tiên, khái niệm “mối quan hệ cường quốc kiểu mới” được nêu ra. Tuy thế, có lẽ đây là kết quả bị giới phân tích đánh giá là hời hợt nhất, vì cho tới giờ chẳng mấy ai biết nội hàm của nó chứa đựng những gì.

Tình hình trên cũng khiến dư luận liên tưởng đến chẵn một chục “đối tác chiến lược toàn diện” của nhà nước Việt Nam, bao gồm cả những quốc gia chẳng có liên đới nào về quân sự như Tây Ban Nha. Khi giàn khoan HD-981 nhảy bổ vào lãnh hải VN và chính thể Hà Nội buộc phải cầu cứu quốc tế, đã chẳng có bàn tay nào từ con số hàng chục kia chìa ra.

Cuối cùng và cũng theo cách mô tả của truyền thông Trung Quốc, Chủ tịch Tập và Tổng thống Obama cũng thu được một số kết quả đáng kể trong vấn đề biến đổi khí hậu.

Vào năm 2013, Bộ Chính trị Việt nam cũng đã ra Nghị quyết Trung ương 7 về “chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”, trong bối cảnh nạn tham nhũng đang tràn ngập và tình hình ngân sách bắt đầu trầm kha. Cho tới nay, hầu như chẳng có dấu hiệu nào cho thấy bản nghị quyết trên “đi vào thực tiễn”.

Cả Biển Đông lẫn nhân quyền đều bế tắc

Tương tự thái độ của nhà nước Việt Nam trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Hoa Kỳ vào giai đoạn trước năm 2013, Tập Cận Bình một lần nữa nhắc lại cam kết thuần tính ngoại giao: “Tuy vẫn còn có sự khác biệt trong quan điểm và thái độ đối với vấn đề này, nhưng hai bên sẽ tiếp tục đối thoại trong thời gian tiếp theo”.

“Tôi đã sử dụng ngôn ngữ thẳng thắn để bày tỏ những tranh luận mạnh mẽ sau đây: không cho phép các phóng viên, luật sư, tổ chức phi chính phủ, đoàn thể công dân tự do hoạt động, đóng cửa nhà thờ, không cho phép người dân tộc thiểu số được hưởng đãi ngộ, chúng tôi xem những việc làm này là có vấn đề, nó thực sự gây cản trở cho người dân Trung Quốc được phát huy đầy đủ tiềm năng của họ” – Tổng thống Obama nói thẳng với báo giới sau buổi hội đàm với ông Tập Cận Bình.

Trong khi đó, chuyện xử lý mâu thuẫn ở biển Hoa Đông và Biển Đông cũng chẳng khá gì hơn. Obama khẳng định rằng tất cả các nước đều có quyền tự do đi lại bằng đường biển cũng như đường hàng không trên vùng biển của mình. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện luật pháp quốc tế về biển để đảm bảo quyền lợi này cho các nước. Obama cũng bày tỏ thái độ trước việc cải tạo, xây dựng căn cứ quân sự, … của đảng Cộng sản Trung Quốc, vì nó làm ảnh hưởng đến vấn đề hòa bình của các nước trong khu vực. Còn Tập Cận Bình lại nhấn mạnh rằng đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ duy trì “chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi trên biển” ở biển Đông.

Khách quan mà xét, chuyến công du Hoa Kỳ của Tập Cận Bình đã gần như chìm tối trước hình ảnh sáng chói của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Trong khi nguyên thủ Trung Quốc ngồi nói chuyện một – một với Obama, người chuyên chở Tin Mừng được đến 2 triệu giáo dân đón mừng ở Philadelphia.

Thậm chí, yếu tố kém thực chất trong chuyến đi Mỹ của Tập Cận Bình có thể còn làm giảm sức nặng của ông đối với Bộ Chính trị Hà Nội khi Tập đến Việt Nam vào tháng 11 tới, cho dù có thể mối quan tâm hàng đầu của nguyên thủ Trung Quốc là cơ cấu nhân sự “thân Trung” dự kiến tại Hội nghị Trung ương 12 của đảng Cộng sản Việt Nam – cũng diễn ra vào tháng 11.

Lãnh đạo Việt Nam bắt đầu ‘lên giọng’?

be tac 2.jpg1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama tại sân cỏ phía nam của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/9/2015.

Trước chuyến công du Hoa Kỳ của Tập Cận bình, đã dậy lên một luồng dư luận phản ánh tâm trạng ngổn ngang đến tự kỷ của giới lãnh đạo Việt Nam: kịch bản mà họ lo sợ nhất là một cú “đi đêm” giữa Washington và Bắc Kinh về Biển Đông, mà do đó sẽ làm cho thế “chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” của Bộ Chính trị Hà Nội trở nên hết phương cứu chữa.

“Với Việt Nam, hoài nghi lo ngại tăng lên sau khi Tập Cận Bình đi Mỹ và có những tuyên bố công khai thách thức chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa, né tránh Hoàng Sa và tìm cách thỏa hiệp, bắt tay với Mỹ, đó là mối quan tâm, cũng là lo ngại hàng đầu của người Việt về Biển Đông hiện nay” – một xác nhận của ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trên báo Giáo dục.

Là một quan chức đảng và trong thời gian qua đóng vai trò như một trong số ít chuyên gia nhà nước xuất hiện khá dày trên truyền thông, có những nhận định của ông Trần Công Trục phản ánh phần nào hệ tư tưởng đa chiều, đa hướng lẫn đu dây chưa dứt trong nội bộ giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hiện thời.

Nhưng may mắn làm sao, kịch bản quá xấu trên đã không xảy ra. Bây giờ thì một bộ phận giới lãnh đạo Việt Nam đã có thể thở phào, đồng thời ngẩng cao đầu hơn một chút. Phản ứng đầu tiên trước tuyên bố của Tập Cận Bình về “Trường Sa, Hoàng Sa là của… Trung Quốc”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã “nói lại cho rõ”: việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Biển Đông và xem đấy là những hành động vi phạm luật pháp quốc tế và đe dọa an ninh hàng hải.

Cử chỉ trên được đưa ra trong dịp ông Sang đến New York tham gia khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng 9/2015. Tuy nhiên như một hãng truyền thông phương Tây nhấn mạnh, phát ngôn của chủ tịch nước VN chỉ là “bên lề Liên Hiệp Quốc”, tức là trong một cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ AP, chứ không được chính ông đưa ra tại diễn đàn chính thức quốc tế.

Với cá nhân ông Trương Tấn Sang, báo chí quốc tế cũng bình luận đây là lần đầu tiên ông tỏ ra can đảm đến thế, so với thế cúi đầu quá thấp trước quốc kỳ Trung Hoa tại Bắc Kinh vào giữa năm 2013.

Ngả hơn về Hoa Kỳ?

Ngày càng hiện ra nhiều dấu hiệu cho thấy ngay cả những lãnh đạo Việt Nam mà trước đây thường ca ngợi không chút thẹn thùng mối quan hệ “Mười sáu chữ vàng’’, đã và đang thấm trải nỗi thất vọng sâu xa và trên hết là nỗi lo sợ về một cuộc xâm lược mới của Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Nếu kịch bản bị xâm lược tái diễn, khó mà cho rằng sức mạnh quân đội lẫn lòng dân của Việt Nam còn ổn thỏa như hồi Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Vào lúc này và nếu thất bại, nhiều quan chức cao cấp của Việt Nam sẽ bị biến thành tù binh, mất hết tài sản; còn một ít quan chức khác sẽ bị biến thành nô tài thời Giao Chỉ.

Một chỉ dấu khác, không biết ngẫu nhiên hay cố ý, cũng đã phát lộ: chỉ vài ngày sau khi kết thúc cuộc gặp Tập Cận Bình – Obama, Tòa án nhân dân Hà Nội lần đầu tiên công khai xét xử một cựu nhà báo bị truy tố về tội danh “làm gián điệp” liên quan đến tình báo Trung Quốc. Dù chứng cứ trong cáo trạng có vẻ chưa chắc chắn, nhưng mức án sơ thẩm 6 năm tù đối với cựu nhà báo này là đủ ấn tượng để khiến cho Bắc Kinh và cơ quan tình báo Hoa Nam cảm thấy bị xúc phạm trực tiếp.

Mới đây, tờ The Diplomat chú ý tới hiện tượng khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức chiêu đãi mừng ngày Quốc khánh Trung Quốc (được tổ chức sớm vào ngày 29/9/2015), Việt Nam chỉ cử đại diện do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đến dự. Ông Vinh lại không phải là một thành viên của Bộ Chính trị và dự kiến sẽ nghỉ hưu sau Đại hội Đảng lần thứ 12. Có tin đồn đoán tại Hà Nội là tại sao một viên chức tương đối “thấp cấp” như vậy lại đại diện cho Chính phủ Việt Nam.

”Một khi ai đó bất chấp tất cả, dùng sức mạnh quân sự uy hiếp độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đe dọa chiến tranh với Việt Nam như lo ngại của học giả Joshua Kurlantzick từ Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ cảnh báo gần đây về khả năng xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì cá nhân tôi cho rằng lúc đó bắt buộc Việt Nam phải tìm mọi cách bảo vệ mình, kể cả phải tính đến việc liên minh với Mỹ” – một nhận định khác của ông Trần Công Trục.

Nhận định trên cũng phản ánh thực trạng ngày càng nhiều, và có thể hiện thời đang chiếm đa số nhỉnh hơn trong giới lãnh đạo VN nghiêng về khả năng “liên minh với Mỹ”, ngả về Hoa Kỳ và phương Tây – đó là xu thế hầu như không thể thay đổi trong ít ra hai năm tới, tuy trong thực tế xu thế này vẫn chưa thể coi là bền vững và Hà Nội vẫn có thể quay ngoắt sang Bắc Kinh như đã từng nhiều lần trong quá khứ.

======

* Blog của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh ‘Anh hùng thông tin’.

……………………………………..

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics