Phùng Cung và, người bạn đời: Một tặng phẩm từ trời
Nguồn:nguoiviet.com- November 18, 2016
Nhà văn Nam Dao (trái) và nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (Hình: Nguyễn Trọng Tạo)
Du Tử Lê
(Tiếp theo và hết)
Ðọc tiếp bút ký viết về nhà văn/nhà thơ Phùng Cung của Nam Dao, độc giả sẽ càng thấy rõ hơn, dù chết oan khuất, nhưng ở một góc nào đó, họ Phùng vẫn nhận được những bày tỏ, ngưỡng mộ vàng mười của bằng hữu. Nhất là của người bạn đời!…
Tôi vẫn nghĩ, với những tài hoa ngoại khổ, Thượng Ðế thường đem đến cho họ những người bạn đời xứng-hợp. Tôi muốn gọi đó là một tặng-phẩm-từ-trời:
“Lần cuối về Hà Nội, tôi đến thăm anh Hoàng Cầm và báo tin Phùng Hà Phủ đã qua đời. Phủ đi làm về, ghé quán uống bia với bạn, bỗng ngật người đi hôn mê, đưa vào cấp cứu nhưng không qua được bàn tay tử thần. Rủ nhau xuống chia buồn với chị Thoa, nhưng mấy ngày sau anh Cầm lại bị ngã gẫy xương chậu, nằm bẹp. Thế là chịu. Thôi thì cứ ngày ngày đến chia sẻ với anh Cầm, mong anh có được chút niềm vui trong những ngày nằm bệnh. Chuyện trò, anh lại kể: Con người Phùng Cung là con người của những thái cực. Xưa, Trần Dần nhận biết anh ấy là loại tử vì đạo, im lặng thì có nhưng đầu hàng thì không. Một vai, anh ấy âm thầm gánh cái nặng của anh em, giọng ‘kiểm thảo’ vẫn cứ ngoan cố, lơ lửng, đúng theo kiểu ‘cao đầu phóng vĩ’ của một con ngựa chiến không chịu thành gia súc cho nhà Chúa.”
Sau đó, thi sĩ Hoàng Cầm kể Nam Dao nghe, vài chi tiết thôi, về người bạn đời của tác giả ‘Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh’ – – Nhưng cũng đủ cho thấy tình-nghĩa-kim-cương của bà dành cho người chồng ngoại khổ Phùng Cung:
“Khi anh ấy bị đưa đi quản thúc trên Bất Bạt, chị Thoa lên thăm nuôi, nhưng anh ấy nhất định không nhận chị Thoa là vợ, không cho chị Thoa nhìn mặt, trả lại tiếp tế và khăng khăng một mực là mình không còn liên hệ gì với thế giới bên ngoài. Lần đầu, chị khóc sướt mướt. Ðành về, rồi ít lâu sau chị lại lên. Anh Cung vẫn thế. Quản giáo vặn, lý lịch anh khai là đã kết hôn, thế là khai man. Amh đáp, thời ấy Ðảng không đồng ý cho tôi lấy vì cô ấy thuộc giai cấp phong kiến, mà tôi thì mê mẩn, mất lập trường giai cấp. Nay tôi tỉnh ngộ, nhận có chung sống ngày trước, nhưng bây giờ tôi xin chấp hành… Thế thì anh lợi dụng hủ hóa, thêm một tội, quản giáo gằn giọng. Ừ thì thêm một tội. Thêm một chứ mười, tôi cũng chịu… Chị Thoa lại về, để tiếp tế lại chia chác cho anh em tù. Và chị cứ lên. Anh tiếp tục ruồng rẫy. Ba lần, bốn lần…
“Tôi thở dài, có lẽ anh Cung mong chị quên anh ấy đi, chứ đã mang cái án miệng là phản động, là chống đảng, bôi bác lãnh đạo như anh ấy thì biết ngày nào ra. Vả lại, chị Thoa khi ấy còn trẻ… Anh Cầm chép miệng, chắc vậy. Nhưng chị Thoa vẫn cứ đều đặn lên thăm nuôi, cho đến một ngày, hơn hai năm sau, hai vợ chồng mới lại nhìn nhau… Và chị Thoa sống cảnh chia ly như vậy suốt 12 năm đằng đẵng!”
Về cõi-giới thi ca Phùng Cung, Nam Dao cũng ghi lại cảm nhận của thi sĩ Hoàng Cầm như sau:
“Tại sao? Tôi muốn hỏi lại, một lần cuối, tại sao? Ðọc ‘Xóm Ðêm’, (*) tôi nói với anh Cầm, tôi chưa hề thấy mang thù hận vào thơ. Anh buồn và xót xa. Nhưng anh vẫn nhân hậu. Anh vẫn trong trẻo. Thậm chí độ lượng. Anh Cầm giơ tay xoa mặt, mắt đờ dẫn nhìn vào khoảng không choãi về phía nơi quá khứ còn nương náu. Tại sao ư? Ðó là câu chuyện của những con ngựa cung đình. Chúng không thể để dăm con ngựa chiến tồn tại để phủ nhận chính chúng. Còn Vua Chúa, thói thường là họ yên tâm với những con ngựa đã thuần, leo lên lưng, ra roi, nắm bờm và chờ tiếng hí đã rập khuôn rắp mẫu sẵn. Nhưng có hoạn nạn thì Cung mới có thơ hay như vậy! Anh cười, thế là bội thu đấy. Anh tiếp tục cười, nhưng tôi nghe có gì như tiếng nấc ừng ực…”
Mời độc giả xem Điểm tin buổi sáng Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2016
“Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, thực lòng tôi chưa bao giờ quan tâm tới cái thuyết Tài Mệnh tương đố, bảo Cung có tài nên trời xanh đánh ghen với má hồng đánh ghen. Tôi cho rằng Phùng Cung trả giá chẳng phải vì anh thâm thù chuyện cha anh bị đấu tố mà hóa ra ‘chống phá cách mạng’. Tôi tin Phùng Cung trả giá chỉ vì anh níu giọt mồ hôi Mẹ, đứng dậy Làm Người. Và ở cái tư thế làm người, anh không muốn nhìn một chiều kiểu con ngựa cung đình có hai chiếc lá chắn che mắt, chỉ thấy con đường ta đi nhỏ bé trước mặt, thẳng tắp cho đến độ màu xanh da trời cũng thẳng. Vì thế, anh không đành tâm để Vua Chúa cưỡi lên lưng khiến anh làm con ngựa tôi đòi. Anh chẳng thể cuống cuồng nhai danh vọng trộn với thóc và mật ngọt trước khi chạy những vòng đua nịnh hót. Và anh lại chẳng như Hữu Loan xuôi ra Thanh Hóa, như Nguyên Hồng bỏ lên Bắc Giang, đi cho khuất mắt những con ngựa cung đình rắp ranh bổng lộc. Anh sờ sờ ở Hà Nội, nơi ngựa cung đình nhởn nhơ nhưng chưa an tâm. Ðợi dịp, chúng xúm lại, hóa thân thành giống biết sủa biết cắn và biết đẩy anh vào cái thân phận tội đồ.
“Trong tù, anh chỉ còn thơ. Và trăng.
“Trăng qua song sắt
Trăng thăm ngục
Bỗng ta chợt tỉnh
Sững sờ
Trên vai áo tù
Ngày xưa ơi!
Xa mãi đến bao giờ.”
……
Qua phần hai của Bút Ký Nam Dao, như đã nói, hơn 100 trang sách in, là một bút ký chen lẫn tự sự kể. Nó tựa bản “tự kiểm” chân thật tới mủi lòng của Nguyễn.
Nếu phần 1, tựa đề “Những Con Người,” như một thứ đàn tràng trên giấy, giải oan cho một số văn nghệ sĩ chết trong oan khuất – – Thì phần hai, tuy tựa đề “Những bóng ma,” nhưng với tôi, nó lại như thứ “kinh cầu,” khẩn xin bình minh sớm trở về với đất nước.
Tôi không thấy cần trích ít, nhiều phần “tự kiểm” của Nam Dao, mà nghĩ: Nên dành ưu tiên cho độc giả của Nguyễn.
Trước khi chấm dứt bài viết ngắn này, tôi chỉ xin ghi lại những dòng chữ cuối cùng của Bút Ký Nam Dao, gửi 2 người bạn trẻ, ông gặp giữa quê nhà là Bình Minh và Hoàng Oanh:
“…Ðiều tôi muốn nói để trả món nợ với tuổi trẻ hai em là chưa muộn nếu chúng ta lên đường từ một quá khứ cùng hiểu ra để tránh được những bước hững chân mai sau. Và dù thế nào chúng ta cũng phải đi. Chỉ xin được đi với những bước vững chắc, với ý thức tìm về quê quán là con người, ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Như những đứa con nhân loại, chúng ta còn sẽ vượt qua sa mạc, vượt qua núi cao, vượt qua đại dương. Trên bước đường trong mênh mông, chúng ta đang cần chút nước cho một hành trình mà đích đến còn ở trước mặt. Những thiệt thời trong quá khứ đã đủ lớn nên ta không thể để cả một giống nòi bị hụt hơi vì vô vọng.
“Và mỗi bước đi của tôi, tôi sẽ ngước lên chào bình minh, đợi tiếng hoàng oanh hót cho mặt trời lên, để nắng vào lòng, ngước mặt nhìn mặt trời thật sáng.”
……
Bút Ký Nam Dao/Nguyễn Mạnh Hùng khép lại với bình minh, tiếng chim hót; mặt trời lên,… tự thân đã là những tia nắng hy vọng (có phần ngậm ngùi) của trái tim nhà văn, dù ở đâu, thế nào, cũng không thể không đập cùng nhịp với trái tim tổ quốc
Du Tử Lê
(Tháng Mười Một 2016)
——
Chú thích:
(*) “Xóm Ðêm” tựa đề một tập thơ của Phùng Cung (chú thích của người viết bài này).
……………………………………………………………………………..
FW-TÔI ĐI HỌC)Ngày khai trường, bồi hồi nhớ lại “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
Kim Vu to:….,me
Đọc nhớ lại ngày xưa quá!
>>
>>
>>> Ngày khai trường, bồi hồi nhớ lại “Tôi đi học” của Thanh Tịnh
>>>
>>> LTS. Nhân ngày khai giảng năm học mới, Thethaovanhoa.vn trân trọng giới thiệu trích đoạn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911 – 12/12/2011), tác phẩm đã đi vào lòng của biết bao thế hệ học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường cấp Tiểu học.
>>>
>>> “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
>>> Nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911 – 12/12/2011, sinh tại Thừa Thiên Huế)
>>>
>>> Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
>>>
>>> Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
>>>
>>> Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
>>>
>>> Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
>>>
>>> – Mẹ đưa bút thước cho con cầm. Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
>>>
>>> – Thôi để mẹ nắm cũng được.
>>>
>>> Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sũa.
>>>
>>> Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ . Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng.
>>>
>>> Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
>>>
>>> Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng.
>>>
>>> Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
>>>
>>> – Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa ? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại.)
>>>
>>> Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn. Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:
>>>
>>> -Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học.
>>>
>>> Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi. Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.
>>>
>>> – Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà.Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa.
>>>
>>> Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp.
>>>
>>> Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.
>>>
>>> Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật.
>>>
>>> Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi. Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc: Bài tập viết: Tôi đi học”.
>>>
>>> Trích: Tôi đi học – Thanh Tịnh
>>>
>>> Theo Thể thao Văn hoá
…………………………………………………………………….
Fwd: Chạn gỗ
Kim Vu to:….,me
>> Hồi còn bé, nhà ai mà chẳng có cái chạn gỗ “thần thánh” này, nhỉ?
>>
>> Là đồ vật quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình thời ông bà cha mẹ, hẳn nhiều người bồi hồi xúc động khi nhớ lại bao nhiêu kỉ niệm “vụng trộm” gắn với chiếc chạn gỗ.
>> Sang mùa, trời cứ nắng tí lại chuyển mưa phùn, nóng nóng ẩm ẩm một chút lại ào ào gió lạnh, đỏng đảnh như có một Sài Gòn thu nhỏ giữa lòng Hà Nội. Lượn qua con ngõ nhỏ gần làng Cốm, bỗng nghe mùi trầm hương thoang thoảng, xen lẫn với mùi gió ngai ngái. Bỗng nhiên nhớ nhà quá. Nhớ mẹ lui cui trong bếp nấu cơm, dọn dẹp. Nhớ bố tóc đã điểm bạc đứng lầm rầm khấn vái trước bàn thờ gia tiên mỗi dịp tôi về ăn rằm, cúng giỗ, Tết tư. Cảnh tượng quen thuộc ấm áp ấy khiến tôi ứa nước mắt…
>> Với thế hệ 8X 9X chúng ta, thì ngoài những điều trên, còn gì khiến ta nhớ về gia đình và tuổi thơ nhỉ? Mái tranh, bếp rạ, chõng tre, cái quạt con cóc rè rè… Và trong bếp thì nhà nào cũng có chiếc chạn bát “thần thánh” làm bằng gỗ và những miếng lưới, phải không? Với mọi đứa nhóc thì ngày xưa, cái chạn quen thuộc ấy chẳng khác gì tủ lạnh thần kỳ bây giờ, lúc nào cũng có thức ăn hoặc hoa quả, bánh trái gì đó mà bà và mẹ cẩn thận cất đi.
>> 98Chiếc chạn gỗ quen thuộc trong ký ức của hàng triệu người Việt Nam.
>> Hình ảnh chiếc chạn gỗ cũ kỹ gắn với tuổi thơ của bao nhiêu người đã gợi lên rất nhiều xúc cảm khi được đăng tải trên một diễn đàn mạng xã hội lớn. Thời ông bà, bố mẹ mình hay gọi cái chạn ấy là gạc – măng – rê, cao tầm 2 mét, làm bằng gỗ và những tấm phên, hoặc khung mắt muỗi. Chạn sẽ có 2 tầng hoặc 3 tầng, tùy theo người đóng thiết kế, những tầng dưới để hở, đựng bát đĩa, gia vị mắm muối… Còn ngăn trên cùng – chính là “kho tàng” mà đứa trẻ nào cũng thích – chuyên dùng để cất thức ăn, tránh khỏi gián, chuột.
>> Rất nhiều thành viên mạng đã bồi hồi kể lại những kỉ niệm thơ bé gắn liền với chiếc chạn, với các câu chuyện vui vẻ, hài hước, xen lẫn xúc động.
>> “Nhà tôi ngày xưa sàn là đất nện, nên bố tôi kê chân chạn vào 4 cái bát sành, xong đổ nước vào để ngăn chuột bọ leo lên. Lần nào trông thấy nó cũng tưởng tượng ra truyện Tấm Cám, nghĩ mình là cô Tấm được ông bụt cho 4 cái lọ chôn xuống chân chạn, để mấy hôm sẽ có quần áo đẹp, dép guốc mới. Thế là lén đem xương cá bỏ vào 4 cái bát sành, bốc mùi kinh lên, bố phát hiện ra đánh cho một trận chạy tuột cả quần”.
>> “Ông nội tôi làm thợ mộc, nên ông tự đóng một chiếc tủ chạn rất đẹp, được chạm trổ tinh xảo. Ông bảo, đó là món quà tặng bà và mẹ tôi, thực ra, ông nhắc khéo 2 người phụ nữ duy nhất trong nhà là phụ nữ phải tề gia nội trợ, nấu ăn cho ngon. Vì ý nghĩa ấy mà mẹ tôi nung nấu ý định sẽ đốt cái chạn đầu tiên khi về nhà chồng”.
>> “Ôi cái chạn tuổi thơ, bao nhiêu lần bị bà quất sưng mông vì tội rình rập bốc trộm thức ăn cả mới cả cũ. Nhưng lúc cháu ngoan thì bà lại giấu quà bánh gì đó trong tủ, chỉ là quả ổi hay cái kẹo kéo thôi, rồi gọi mình vào bếp tự mở ra khám phá, kiểu gì cũng sướng điên lên. Giờ thì bà mất rồi, cái chạn cũng chẳng còn nữa”.
Giờ chẳng còn mấy nhà giữ món đồ cũ xưa này nữa, chỉ trông thấy trong các chỗ trưng bày thời bao cấp, hoặc ở nông thôn
>> Công nhận, “tội lỗi” liên quan đến cái chạn gỗ nổi tiếng này được dân tình thú nhận nhiều nhất là tội ăn vụng, sau đó là chuyện làm vỡ bát đĩa. Cái cảm giác lén lút, háo hức ôm bụng kêu rột rột, thò đầu vào ngăn tủ tìm đồ ăn, ôi sao mà ngây thơ đáng yêu quá. Tìm được đồ ăn ngon lành thì hạnh phúc tưởng ngất, nhưng đa số các “phi vụ” vụng trộm này đều thất bại, vì chúng ta hồi nhỏ quá lùn, trong khi cái chạn cao ơi là cao. Bị bố mẹ phát hiện ra là ăn đòn, tấm tức khóc, nhưng sau này nghĩ lại mới hiểu bố mẹ lo lắng thế nào, chỉ một hành động nhỏ mà cũng thể hiện được tấm lòng của thầy u dành cho con cái. Họ sợ ta leo trèo bị ngã, và muốn ta rèn luyện tính thật thà nữa.
>> Rồi tất cả cũng lớn dần trong vòng tay yêu thương của gia đình. Khi chúng ta cao bằng cái ngăn chạn cao nhất, lấy thức ăn không còn phải kiễng chân rướn cổ nữa, thì chiếc chạn cũng đến thời kỳ “vào viện dưỡng lão”. Sau hàng chục năm phục vụ sinh hoạt gia đình, làm tròn nhiệm vụ giúp đỡ các bà nội trợ, vẻ bề ngoài của cái gạc – măng – rê ấy đã cũ mòn, bị mối mọt gặm hết, vừa lạc hậu, vừa xấu xí. Bây giờ, cuộc sống đủ đầy hiện đại hơn, đã có rất nhiều vật dụng trong bếp với đủ chức năng “xịn” hơn cái chạn cổ lỗ sĩ, như tủ lạnh, lò vi sóng… Nhìn cái chạn gỗ thảm thương, già cỗi biết bao khi một chiếc chạn mới được mang về thay thế.
>> Cái chạn nhôm kính kiêu ngạo trên tường với tiếng kêu sắc lẻm, khác hẳn chiếc chạn già bằng gỗ, mở ra mở vào hàng triệu lần vẫn trầm đục, êm ái. Ngày cái chạn cũ bị lôi ra xẻ làm củi đun, hoặc tận dụng làm mấy thứ linh tinh khác, đứa nhóc nào cũng tần ngần lưỡng lự, vừa tiếc nuối vừa buồn, thậm chí khóc toáng lên mà chẳng hiểu vì sao. Cái chạn bát như người bạn đồng hành suốt nhiều tháng năm của cả mấy thế hệ, cất giữ một phần tuổi thơ trong trẻo, hạnh phúc biết bao…
>> Theo Lynk / Trí Thức Trẻ
……………………………………………………………
Fwd: Ở hay về?
phuongkimh to:…..,me
>
> Ở hay về?
> Hồn Lá Úa. (Hình: Lưu Na)
>
> T.Vấn
>
> Năm xưa, cũng có đến hơn mười năm xưa, nhân sự kiện một nhạc sĩ (nay đã quá cố) chọn con đường trở về quê nhà sinh sống, đã chịu nhiều búa rìu của dư luận ngoài này (cả vì ác ý lẫn nhã ý), tôi có tham dự cuộc thị phi ấy với đôi điều bù lu bù loa về “Trở Về và Ra Ði.” Rằng khi ra đi ai cũng muốn trở về, vì đó là quê nhà, dù biết rằng sự lựa chọn quê nhà hay quê người trong hoàn cảnh đất nước còn dưới sự thống trị của nhà cầm quyền CS không phải dễ dàng gì.
>
> Nay, sắp đến lúc phải đối diện với sự lựa chọn “buốt lòng”: Trở Về hay vẫn cứ Ra Ði, dường như hoàn cảnh không còn như ngày xưa nữa.
>
> Năm xưa, đơn giản chỉ có: quê nhà hay quê người. Tất nhiên, đơn giản cũng chỉ là một cách nói, vì chính ngay khái niệm quê nhà hay quê người vốn không hề đơn giản.
>
> Quê nhà ư? Còn có thể gọi là quê nhà được không khi những thuộc tính tất yếu của quê nhà là sự bình an (cả thể xác lẫn tâm hồn) nay ở nơi gọi là quê nhà đã không còn nữa. Cả sự quen thuộc, mùi đất, mùi nước, mùi người cũng vắng bóng. Thay vào đó là những bất trắc không phải đến từ số phận con người (như lẽ ra nó phải thế) mà đến từ chính những con người cầm quyền đang bằng mọi giá giữ lấy quyền lực. Ðất, Nước, Người không còn là Ðất, Nước, Người quen thuộc, hiền hòa, bao bọc từ truyền thống nhiều ngàn năm dù đã trải qua rất nhiều những bể dâu, nhưng cuộc bể dâu hiện nay chưa từng xuất hiện trong lịch sử.
>
> Ðã thế, ngày nay, người ở quê nhà có nhiều kẻ lại chọn việc ra đi thay vì ở lại. Lẽ tất nhiên, để có chọn lựa như thế, hẳn họ phải có điều kiện. Những điều kiện ấy ở đâu mà họ có, với một số người, nhiều phần đến từ chính sự bất trắc mà họ đang nhẫn tâm gieo rắc xuống đồng bào mình, từ quyền lực cai trị mà họ nắm trong tay, từ đặc lợi mà với tư cách kẻ thống trị họ mặc nhiên thừa hưởng.
>
> Sự bất trắc ở quê nhà còn là mối đe dọa Bắc thuộc một lần cuối cùng và mãi mãi trong lịch sử với sự toa rập của kẻ cầm quyền trong nước hiện nay để đánh đổi lấy sự an toàn quyền lực cho bản thân và gia đình. Tưởng tượng phải sống chung với một chủng tộc phương Bắc đến đất nước mình với phong thái người chủ đất cũ nghênh ngang đi ra đi vào, làm như mọi thứ vốn là của mình nay châu đã về hiệp phố. Chỉ tưởng tượng không thôi đã cảm thấy máu đang trào ra khỏi mắt. Quê nhà mình đấy ư?
>
> Có người trong nước* hình tượng hóa tình cảnh quê nhà hiện nay như một nồi nước sôi sùng sục, thế nên những kẻ có điều kiện ai cũng muốn mở nắp nhẩy ra. Kẻ ở lại đa phần là không có điều kiện để ra đi hay không muốn ra đi vì ra đi lúc này là phản bội lại đồng bào, phản bội lại quê nhà, một quê nhà đích thực với những thuộc tính đích thực.
>
> Vậy thì với những kẻ đã ra đi, đã rời khỏi quê nhà năm xưa vì nhiều lý do khác nhau, nay có tìm thấy những lý do nào – của riêng mình – để trở về hay không?
>
> Với những người từng manh nha ý nghĩ trong đầu rằng rồi đây, khi đến tuổi về cõi, sẽ trở về quê nhà để được chôn nắm xương tàn thay vì dật dờ hồn viễn xứ, liệu sẽ bình tâm ngồi nghĩ lại và thêm một lần trăn trở ở hay về hay không?
>
> Ở ư? Còn đồng bào mình, còn anh em ruột thịt của mình đang ngày đêm rên xiết vì gông cùm, vì bạo lực, vì môi trường sống đang ngày càng ô nhiễm, vì nhân tai tiếp tay với thiên tai nhấn chìm quê nhà trong biển nước. Liệu có an lòng mà nhắm mắt bình an nơi xứ người?
>
> Về ư? Quê nhà ấy giờ đã trở thành nồi nước sôi người ta nhẩy ra còn không kịp hà cớ gì lại nhắm mắt quay về? Có điên không đấy? Nghĩ là trở về để chia sẻ, để cùng chịu đựng sự khốn khó, liệu có ích lợi thiết thực nào không?
>
> Lựa chọn nào cũng khó. Lựa chọn nào cũng buốt lòng. Nhưng lòng ai?
>
> Lòng mình? Lòng dân? Lòng nước? hay Lòng đất?
>
> Hay chỉ là những lời nói đầu môi chót lưỡi của kẻ đứng từ xa he hé mở nắp nồi nước sôi quê nhà?
>
> (*) NS Tuấn Khanh: Trở về, đi tới
>
> (Nguồn: Tác giả gửi bài và ảnh qua sangtao@org)
……………………………………………………………………..