1.Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời..(NV)2.Nhạc sĩ Hoàng Nguyên-Kỳ1&2(DTL)3.Chuyện tình cảm động của bà A.S.Suu Kyi-Miến Điện-

Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời, thọ 90 tuổi
Thursday, November 12, 2015 9:58:41 PM

Nguồn: Đức Tuấn/Người Việt

Anh Bang 3.jpg1

Nhạc sĩ Anh Bằng. (Hình: Trung Tâm Asia cung cấp)

ORANGE, CALIFORNIA (NV) – Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời lúc 9 giờ tối, ngày Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015, tại tư gia ở Orange Hill, Orange, California, thọ 90 tuổi. Theo tin của người cháu ruột, là ông Trần Thăng.

Nhạc sĩ Anh Bằng sinh năm 1925, tại Thanh Hóa. Trong 60 năm sinh hoạt văn nghệ, nhạc sĩ Anh Bằng để lại một di sản âm nhạc đồ sộ, gồm trên 600 ca khúc, trong đó có khoảng 200 tác phẩm được chính thức trình làng. Trong số này, có những ca khúc nổi tiếng, như “Nỗi Lòng Người Đi,” “Đêm Nguyện Cầu,” “Nửa Đêm Biên Giới,” “Anh Còn Nợ Em,” “Anh Còn Yêu Em”…

Tám năm trước, trước chuyến đi lưu diễn Úc Châu, bác sĩ khám phá ông bị ung thư gan. Sau đó căn bệnh được chữa trị và tạm ngừng. Vài tháng trở lại đây, bệnh tái phát, nhưng chuyển sang loại ung thư khác.

Đầu tháng 11, khi bệnh trở nặng, ông vào bệnh viện cấp cứu. Lúc ấy, các bác sĩ cho biết thời gian còn lại của ông không còn bao lâu nữa.

Nhạc sĩ Anh Bằng ra đi để lại rất nhiều đau buồn cho giới ca sĩ, nghệ sĩ, báo chí, truyền thông, và số đông khán giả, những người yêu thích, ngưỡng mộ dòng nhạc của ông.

Nhật Báo Người Việt sẽ cập nhật và gửi đến độc giả tin tức liên quan đến tang lễ nhạc sĩ Anh Bằng.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………

Người đội vương miện cho nhan sắc Ðà Lạt: Hoàng Nguyên
Nguồn:nguoiviet.com – Friday, October 30, 2015 1:55:10 PM

Du Tử Lê

Tôi không biết cố nhạc sĩ Hoàng Nguyên (1932-1973) có phải là người đầu tiên đem thành phố thơ mộng Ðà Lạt ở miền Nam vào âm nhạc hay không? Nhưng, hiển nhiên, một trong những ca khúc viết về Ðà Lạt của ông như “Ðường Nào Lên Thiên Thai,” “Bài Thơ Hoa Ðào,” “Ai Lên Xứ Hoa Ðào”… thì, ca khúc “Ai Lên Xứ Hoa Ðào” đã trở thành “bạn-tâm-tưởng” của rất nhiều người.

nhac si Hoang Nguyen
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên. (Hình: LeNgocTrac.com)

Ca khúc vừa kể được Hoàng Nguyên viết khi ông mới 18 tuổi và mau chóng nổi tiếng tới mức sau này, nó trở thành một trong những ca khúc của hình thái “Tân-Cổ-Giao-Duyên” ngay những ngày tháng hình thành đầu tiên của nỗ lực phối hợp nghệ thuật này – – Với phần cổ nhạc do soạn giả Viễn Châu soạn, nghệ sĩ Tấn Tài, trình bày.

Nếu bài thơ “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” của nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh, phải nhờ tới “chiếc đũa thần” ở phần nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy, để vinh danh thành phố Pleiku thì, chiếc vương miện dành cho Ðà Lạt của Hoàng Nguyên lại là “thành phẩm” của riêng ông từ ca từ tới giai điệu:

“Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe chiều rơi
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi
Thông reo bên suối vắng lời dìu dặt như tiếng tơ
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ
Nghe tâm tư mơ ước mộng đào nguyên đẹp như chuyện ngày xưa

“Ai lên xứ hoa đào dừng chân bước lần theo đường hoa
Hoa bay đến muôn người ngại ngần rồi hoa theo chân ai
Ðường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa
Lâng lâng trong sương khói rồi bàng hoàng theo khói sương
Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên” (1)

Hai phân khúc đầu của “Ai Lên Xứ Hoa Ðào” được Hoàng Nguyên/Cao Cự Phúc ghi lại những nét chính của Ðà Lạt bằng những hình ảnh sống động tương tác với “khách lãng du” qua những nhân cách hóa có tính máu-thịt giữa thiên nhiên và con người, đã rất sớm cho thấy tài hoa của ông, cùng khả năng sử dụng hình ảnh và chữ nghĩa, như:

“Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý thơ”

Hoặc
“Hoa bay đến muôn người ngại ngần rồi hoa theo chân ai”

Là những ca từ chứa đựng khá nhiều thi tính. Nhưng họ Cao không dừng ở đó. Ông đẩy ca từ của ông, lên một bậc cao hơn, khi cố tình khai thác đặc tính đảo ngữ mà chỉ ngôn ngữ Việt mới cho phép. Tôi muốn nói tới việc Hoàng Nguyên/Cao Cự Phúc đã vận dụng sự lập lại một vài từ kép một cách ý nhị… Như các cụm từ “Hoa bướm/bướm hoa,” “quên lãng/lãng quên”:

“Ðường trần nhìn hoa bướm rồi lòng trần mơ bướm hoa”

Hay:
“Lạc dần vào quên lãng rồi đường hoa lặng bước trong lãng quên”

Từ điệp khúc tới phiên khúc cuối, trước khi hoàn tất chiếc vương miện dành cho nhan sắc Ðà Lạt, họ Cao cho thấy mối tương quan đằm thắm hơn giữa hoa và người, khi ông so sánh màu hoa đào với môi, má người yêu. Cuối cùng, ông nhắc nhở du khách khi rời xứ hoa đào xin đừng quên mang về một cành hoa… Vì hoa, khi ấy không chỉ là một vật thể có đủ hương sắc mà, chúng còn chính là nỗi lòng, quá khứ của du khách nữa.

Tôi không biết đã có bao nhiêu du khách khi rời xa Ðà Lạt, ngoài hành lý mang theo, còn là một cành hoa anh đào, như lời kêu gọi của họ Cao… Nhưng tôi tin, Ðà Lạt đã phần nào thơ mộng hơn, cũng như đào ở thành phố lãng mạn này đã phần nào đẹp hơn, thắm thiết hơn, không chỉ trên hoa mà, còn trên môi, má và luôn cả tâm hồn du khách nữa.

Với một trái tim mẫn cảm, một tài năng rất sớm sủa được công nhận như trường hợp Hoàng Nguyên/Cao Cự Phúc, nhiều người cho rằng, họ Cao xứng đáng, rất xứng đáng để được hưởng nhận một đời sống nhẹ nhàng, êm ả tựa những ca từ (như thơ) của ông.

Nhưng thực tế đời thường đã hắt trả lại cho họ Cao, những phũ phàng, bất hạnh, như thể đó là “phần thưởng” mà định mệnh ganh ghét đố kỵ, đã dành riêng cho ông.

Cụ thể, cũng rất sớm, những ca khúc đẫm, đẫm chia lìa, những giai điệu, ca từ ngất, ngất đớn đau mang tên Hoàng Nguyên/Cao Cự Phúc ra đời như những nhát dao oan nghiệt xẻ nát đời ông.

Tiêu biểu cho tâm bão của phần đời tối ám này là ca khúc “Cho Một Người Tình Lỡ” hay “Ðừng Trách Gì Nhau.”
Tôi luôn nghĩ, một khi đau khổ, bất hạnh nhận chìm một tài năng nghệ thuật xuống tận đáy bùn địa ngục thì, đó là lúc mọi khả năng mang tính tài hoa, lãng mạn sẽ như thủy triều rút khỏi mọi bến bờ!

Trên bãi cát thực tế, đời thường sẽ khó có một hình ảnh thơ mộng, đầm ấm nào, ngoài những xác rác vương vãi… tựa chứng tích hiển nhiên tàn nhẫn mà bước chân hủy diệt của trận bão lầm than kia, đã cố tình để lại.

Tôi cho cảm nhận này khá đúng với trường hợp của cố nhạc sĩ Hoàng Nguyên/Cao Cự Phúc – – Nếu chúng ta làm một cuộc so sánh giữa ca từ óng ả, mượt mà, nhiều thi tính giữa “Ai Lên Xứ Hoa Ðào” của ông, trước đấy “Ðừng Trách Gì Nhau” sau đó.

Ở “Ðừng Trách Gì Nhau” họ Cao vẫn có được cho ca khúc của mình giai điệu đẹp thiết tha (tới mủi lòng) – – Nhưng ca từ của ca khúc này, lại như những lời nói dung dị, những hình ảnh mộc tới nhức nhối. Người nghe không hề tìm thấy một hình ảnh, một liên tưởng mang tính sáng tạo nào suốt chiều dài ca khúc. Phải chăng, cũng chính nhờ tính mộc, những lời nói bình thường, trực tiếp thốt ra từ tâm cảnh đứt đoạn ấy mà, nó đã cho ca khúc của họ Cao những xung động trực tiếp, đánh thẳng vào rung cảm người thưởng ngoạn. Nó là một câu chuyện kể lớp lang, trung thực, như người trong cuộc tâm sự với một người bạn sẵn lòng chia sẻ bất hạnh của mình:

“Ngày nào gặp nhau quen nhau yêu nhau rồi sống bên nhau
Những tưởng dài lâu như trăng như sao cho đến bạc đầu
Nào ngờ trời mưa mưa rơi không thôi nát tan tình đầu
Nước mắt rơi mau long lanh giọt sầu xót xa niềm đau

“Nào ngờ tình yêu đưa ta lênh đênh vào chốn mê say
Những tưởng thời gian không đi trong cơn mê đắm tuyệt vời
Nào ngờ giờ đây ly tan ly tan lứa đôi lạc loài
Giữa chốn u mê đêm đêm một người trách thương một người

“Ôi trời làm giông tố
Ðể người thầm trách người sao hững hờ phụ người
Ôi nửa đời gió sương.
Mà còn đắng cay mà còn chua xót vì nhau

“Cuộc tình nào không thương đau anh ơi đừng trách chi nhau (2)
Trót vì mình vô duyên nên đôi nơi mang mối tình sầu
Vì trời còn mưa mưa rơi không thôi cuốn trôi tình người
Oán trách nhau chi bơ vơ nhiều rồi xót xa nhiều rồi.” (3)

(Còn tiếp)

Chú thích:

(1) Nguồn Wikipedia-Mở.

(2) Câu đầu của phiên khúc cuối, hầu hết các tư liệu trên mạng đều ghi là “anh” thay vì “em”: “Cuộc tình nào không thương đau anh ơi đừng trách chi nhau” – – Vì không có bản nhạc in trước 1975, nên tôi không biết có phải tác giả cố tình đặt mình vào vị trí người nữ, nói với người nam, tựa như người nữ đó, tự nhận nguyên nhân gây đổ vỡ về phía mình? (3) Nđd.

………………………………………………………………..

Hoàng Nguyên, một đời tình không đầm ấm
Nguồn:nguoiviet.com – Friday, November 6, 2015 1:25:12 PM

Du Tử Lê

(Tiếp theo kỳ trước)

Theo trang mạng Wikipedia-Mở thì đời thường cũng như đời tình của cố nhạc sĩ Hoàng Nguyên/Cao Cự Phúc là xâu chuỗi những gập ghềnh, bất hạnh. Khiến nhiều người đã đi tới kết luật rằng, cho tới lúc từ trần (khi còn rất trẻ) tuồng họ Cao không hề có cho riêng mình, một khoảng lặng êm đềm, hạnh phúc dài lâu nào?!? Tiểu sử của tác giả “Ðừng trách gì nhau” được ghi như sau:

hoang nguyen
(Hình: Nguyễn Ngọc Hoài Nam)

“Hoàng Nguyên (1932-1973) là một nhạc sĩ tên tuổi, tác giả các ca khúc nổi danh như Ai Lên Xứ Hoa Ðào, Cho Người Tình Lỡ.

“Ông tên thật là Cao Cự Phúc, sinh ngày 3 tháng 1, 1932, tại Quảng Trị. Lúc nhỏ theo học trường Quốc Học, Huế. Ðầu thập niên 1950, Hoàng Nguyên tham gia kháng chiến nhưng rồi từ bỏ quay về thành phố.

“Lên ở Ðà Lạt, Hoàng Nguyên dạy học tại trường tư thục Tuệ Quang, thuộc chùa Linh Quang, khu số 4 Ðà Lạt, do Thượng Tọa Thích Thiện Tấn làm hiệu trưởng. Thầy giáo Cao Cự Phúc dạy Việt Văn lớp đệ lục. Thời gian ở đó, ông là thầy giáo dạy nhạc cho Nguyễn Ánh 9, người sau này trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời là nhạc công chơi đàn dương cầm.

“Năm 1956, trong một đợt lùng bắt ở Ðà Lạt, do trong nhà có bản Tiến Quân Ca của nhạc sĩ Văn Cao, người mà Hoàng Nguyên rất ái mộ, Hoàng Nguyên bị bắt và đày ra Côn Ðảo khoảng năm 1957.

“…Ở Côn Sơn, thiên tình sử của người nghệ sĩ Hoàng Nguyên mở đầu với cảnh tình éo le và tan tác. Là một tài hoa đa dạng, người tù Hoàng Nguyên được vị chỉ huy trưởng đảo Côn Sơn mến chuộng nên đã đưa chàng ta về tư thất dạy nhạc và Việt Văn cho ái nữ ông, tên H. năm đó khoảng 19 tuổi… Mối tình hai người nhóm lên vũ bão. Trăng ngàn sóng biển đã là môi trường cho tình yêu ngang trái nầy nẩy nở.

“Chợt khi người con gái của chúa đảo mang thai. Mối tình hai nhịp so le bị phát giác. Ðể giữ thể thống cho gia đình. Vị chúa đảo giữ kín chuyện này và chỉ bảo riêng với người gây ra tai họa là nhạc sĩ Hoàng Nguyên: ông ta đòi hỏi Hoàng Nguyên phải hợp thức hóa chuyện lứa đôi của hai người và ông vận động cho người nhạc sĩ được trả tự do…” (Lâm Tường Dũ – Tình Sử Nhạc Khúc).

Hoàng Nguyên được trả tự do, trở về Sài Gòn, tiếp tục sáng tác và dạy học ở trường tư thục Quốc Anh. Năm 1961, Hoàng Nguyên theo học Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn, ban Anh Văn. Trong thời gian theo học đại học, Hoàng Nguyên có quen biết với ông Phạm Ngọc Thìn, thị trưởng thành phố Phan Thiết. Bà Phạm Ngọc Thìn là nữ diễn viên Huỳnh Khanh, mến mộ tài năng của Hoàng Nguyên đã nhận ông làm em nuôi. Hoàng Nguyên dạy kèm cho Ngọc Thuận, con gái ông bà Phạm Ngọc Thìn. Hai người yêu nhau và Hoàng Nguyên trở thành con rể ông bà Phạm Ngọc Thìn. Trước đó Hoàng Nguyên có ý định quay lại với cô gái ở Côn Sơn, nhưng cô đã đi lấy chồng. Ca khúc “Thuở Ấy Yêu Nhau” ra đời trong khoảng thời gian đó.

Năm 1965, Hoàng Nguyên bị động viên vào Trường Bộ Binh Thủ Ðức. Sau đó chuyển về Cục Quân Cụ, dưới quyền của Ðại tá Nhạc sĩ Anh Việt-Trần Văn Trọng và được giao quản lý ban nhạc Hương Thời Gian của Anh Việt. Hương Thời Gian xuất hiện trên truyền thanh và truyền hình Sài Gòn thu hút khá đông khán thính giả.

“Ngày 21 tháng 8 năm 1973 ở Vũng Tàu, Hoàng Nguyên mất do một tai nạn xe hơi.” (Nđd)

Tới nay, tôi chưa thấy một tư liệu nào ghi rõ hai sáng tác bi lụy nổi tiếng nhất của họ Cao là “Ðừng Trách Gì Nhau” và “Cho Người Tình Lỡ” ca khúc nào viết trước và cho, hay từ mối tình nào?

Nhưng theo tiết lộ của một người bạn (không làm văn nghệ) sát cánh, bên cạnh Hoàng Nguyên/Cao Cự Phúc tính tới những ngày cuối cùng của đời ông thì, mối tình của họ Cao với NT, em gái của nữ diễn viên H.K. cũng đã dẫn tới đoạn kết bi thảm, có phần đau đớn hơn mối tình với cô gái con ông chỉ huy trưởng trại tù Côn Sơn ngày nào – Vì, đó là kết cuộc họ Cao bị phản bội trong thời gian người con gái này đang chung sống với ông (?). Ðó là sự kiện người phụ nữ ấy có liên hệ tình ái với một người đàn ông hoạt động trong lãnh vực xuất bản sách! (Người đàn ông này cũng đã qua đời cách đây nhiều năm, tại Saigon. Người vợ chính thức của ông ta, hiện cư ngụ tại miền Nam Cali).

Dù không ai biết chắc thời điểm sáng tác của hai ca khúc vừa kể, nhưng giai điệu cũng như ca từ của “Cho Người Tình Lỡ” vẫn là những lời nói “mộc” – – Những lời nói đi ra từ cõi lòng tan nát – – Với những câu như:

“Khóc mà chi yêu thương qua rồi
Than mà chi có ngăn được xót xa
Tiếc mà chi những phút bên người
Thương mà chi nhắc chi chuyện đã qua…”

(…)
Mình nào ngờ tình rơi như lá rơi
Ngày tình đầy vòng tay ôm quá lơi
Ðể giờ này một người khóc đêm thâu
Một người nén cơn đau, nghe mưa mà cúi đầu

Hoặc nữa:
Thế là hết nước trôi qua cầu
Ðã chìm sâu những tháng ngày đắm mê
Thôi đành quên những tiếng yêu đầu
Những lời yêu ấy nay đã quá xa…”
(Trích “Cho Người Tình Lỡ”) (5)

Nhắc tới những tình khúc không đầm ấm của cố nhạc sĩ Hoàng Nguyên/Cao Cự Phúc, tôi cho sẽ là một thiếu sót, nếu không đề cập tới ca khúc “Tà Áo Tím.” Vì “Tà Áo Tím” của họ Cao cũng là một tình khúc nổi tiếng của ông.
Một nguồn tin khác cho biết, trước khi dấn sâu vào cuộc tình thương đau thứ hai, lúc được tin người yêu đầu của ông đang sống Huế, ông đã bay ra cố đô, tìm cô. Khi tìm được, ông mới hay, nàng đã có gia đình. Trở lại Saigon, ông viết “Tà Áo Tím.” Như một lời từ biệt. Khai tử một giai đoạn, chia tay một quá khứ! Ca từ “Tà Áo Tím” có phần nhẹ nhàng thủ thỉ hơn. Dù kết cuộc vẫn là “…Người áo tím qua cầu/ Tà áo tím phai màu/ Ðể dòng Hương Giang hờ hững cũng nao nao”:

“Một chiều lang thang bên dòng Hương Giang
Tôi gặp một tà áo tím
Nhẹ thấp thoáng trong nắng vương
Màu áo tím ôi luyến thương
Màu áo tím ôi vấn vương

(…)
“Ðể rồi chiều chiều lê chân bên dòng Hương Giang
Mong tìm lại tà áo ấy
Màu áo tím nay thấy đâu
Người áo tím nay thấy đâu
Dòng nước vẫn trôi cuốn mau

“Rồi chợt nghe tin qua lời gió nhắn
Người áo tím qua cầu
Tà áo tím phai màu
Ðể dòng Hương Giang hờ hững cũng nao nao”
(Trích “Tà Áo Tím”) (6)

(Còn tiếp một kỳ)

———–
Chú thích:
(5), (6): Nđd.

…………………………………………………………………………………

Fwd: [kqvn] Fwd: Chuyện tình cảm động ít người biết của bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện
Kim Vu to:…,me

> Chuyện tình cảm động ít người biết của bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện
> Rebecca FraynNgoc Nhi Nguyen dịch – Telegraph

Khi tôi bắt đầu nghiên cứu một kịch bản phim về bà Aung San Suu Kyi bốn năm trước, tôi không bao giờ nghĩ mình lại sẽ khám phá ra 1 câu chuyện tình yêu vĩ đại của thời đại chúng ta. Tuy nhiên, những gì đáng chú ý là một câu chuyện tình rất lãng mạn – nhưng cũng rất đau lòng – giống như một tình sử Hollywood: một cô gái sắc sảo xinh đẹp từ phương Đông gặp một thanh niên đẹp trai và đam mê từ phương Tây.
chuyen tinh cam dong Kyi.png1
> Đối với Michael Aris đó là 1 mối tình sét đánh, và cuối cùng ông cầu hôn bà Suu Kyi giữa những ngọn núi phủ tuyết trắng của Bhutan, nơi ông đã được mướn làm gia sư cho gia đình hoàng gia của Bhutan. Trong 16 năm sau đó, cô Suu Kyi trở thành người vợ tận tụy của ông và mẹ của hai đứa con trai, cho đến khá tình cờ cô bị bị cuốn vào chính trị trên một chuyến đi ngắn tới Miến Điện, và không bao giờ trở về nhà nữa. Buồn thay, sau 10 năm vận động để cố gắng giữ cho vợ an toàn, ông Michael chết vì ung thư mà không bao giờ được phép nói lời vĩnh biệt.
> Tôi cũng phát hiện ra rằng lý do không ai biết về câu chuyện này là do Tiến sĩ Michael Aris đã làm tất cả để giữ cho gia đình của ông không bị đưa ra công chúng. Ngày nay con trai của họ đã lớn – và Michael đã chết – bạn bè và gia đình của họ cảm thấy đã đến lúc để nói chuyện một cách cởi mở, và rất hãnh diện, về vai trò quan trọng của ông, mà bấy lâu nay ít ai biết đến.
> Là con gái của một anh hùng vĩ đại, tướng Aung San, người đã giải phóng Miến Điện ra khỏi ách thống trị của thực dân Anh và Phát xít Nhật, người đã bị ám sát khi cô chỉ có hai tuổi, Suu đã được mẹ nuôi dạy với một ý thức mạnh mẽ về di sản chưa hoàn thành của cha cô, vì ông đã bị ám sát và thay thế bởi chính quyền độc tài. Năm 1964, cô đã được mẹ gửi đi học ở nước ngoài để nghiên cứu về Chính trị, Triết học và Kinh tế học tại Oxford, nơi người giám hộ của gia đình, ông Gore-Booth, giới thiệu cô với Michael. Ông Michael là nhà nghiên cứu lịch sử tại Durham nhưng đã luôn luôn có một niềm đam mê cho Bhutan – và ở Suu ông đã tìm thấy sự thể hiện lãng mạn của tình yêu lớn của mình cho Đông Phương. Nhưng khi cô chấp nhận lời cầu hôn của ông, cô đã giao trước: nếu đất nước của cô cần đến cô, cô sẽ phải ra đi. Và Michael sẵn sàng đồng ý.
chuyen tinh cam dong 2
> Cô sinh viên San Suu Kyi
chuyen tinh cam dong 3.jpg1
> Nhà nghiên cứu lịch sử Michael và San Suu Kyi
> Trong 16 năm kế tiếp, Suu Kyi đã giấu đi sức mạnh phi thường của bà và trở thành bà nội trợ hoàn hảo. Khi hai cậu con trai, Alexander và Kim, được sinh ra bà đã trở thành một người mẹ rât tỉ mỉ, lưu ý từng bữa tiệc sinh nhật tổ chức thật chu đáo cho con và những bữa ăn hàng ngày nấu rất tinh xảo. Nhiều khi bà làm cho các bạn bè nữ của mình phải phát bực, khi bà khăng khăng đòi ủi vớ cho chồng và tự tay lau dọn mọi thứ trong nhà mình.
> Rồi một buổi tối yên tĩnh vào năm 1988, khi con trai của bà lúc đó 12 và 14 tuổi, khi bà và Michael ngồi đọc sách trong nhà tại Oxford, họ đã bị gián đoạn bởi một cuộc gọi điện thoại cho biết mẹ của Suu Kyi đã bị đột quỵ.

chuyen tinh cam dong 4

chuyen tinh cam dong 5.jpg1

> Bà ngay lập tức bay đến Rangoon trong 1 chuyến viếng thăm dự định độ 2 tuần, chỉ để thấy một thành phố trong tình trạng hỗn loạn. Một loạt các cuộc đối đầu bạo lực với quân đội đã đưa đất nước Miến Điện đến chỗ bế tắc, và khi bà vào Bệnh viện Rangoon để chăm sóc cho mẹ , bà thấy cả bênh viện đầy nghẹt các sinh viên bị thương và chết , vì bị bắn khi đi biểu tình. Kể từ khi các cuộc họp công cộng bị cấm, bệnh viện đã trở thành trung tâm điểm của một cuộc cách mạng không có thủ lĩnh, và tin con gái của vị anh hùng dân tộc đã trở về Miến Điện lan tỏa nhanh như 1 trận cháy rừng.
> Khi một đoàn đại biểu của các trí thức đến mời bà Suu Kyi đứng ra lãnh đạo phong trào dân chủ, bà đã đồng ý, nghĩ rằng một khi một cuộc bầu cử được tổ chức, bà sẽ được tự do để quay trở lại Oxford. Chỉ hai tháng trước đó bà là một bà nội trợ tận tụy, bây giờ lại dẫn đầu một cuộc nổi dậy của quần chúng chống lại một chế độ man rợ.
chuyen tinh cam dong 6
> Ở Anh, Michael lo lắng vô cùng vì chỉ có thể theo dõi các tin tức của bà khi bà đi khắp nơi vận động cho dân chủ tại Miến Điện, tiếng tăm của bà tăng vọt, trong khi quân đội quấy rối bà từng bước đi và nhiều thành viên trong nhóm của bà bị bắt và bị tra tấn. Ông bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng bà có thể bị ám sát giống như cha của mình. Và khi năm 1989 bà bị quản thúc tại nhà, an ủi duy nhất của ông là nó ít nhất có thể giúp giữ cho vợ mình an toàn tánh mạng.
> Michael bây giờ đáp lại tất cả những năm Suu đã dành cho ông với một lòng vị tha đáng quý của người chồng, bắt tay vào một chiến dịch cao cấp để thiết lập bà như là một biểu tượng quốc tế để quân đội Miến không dám hãm hại. Tuy nhiên, ông đã cẩn thận để giữ cho công việc của mình kín đáo, bởi vì một khi bà nổi lên như là lãnh đạo của một phong trào dân chủ mới, quân đội sẽ lợi dụng việc bà đã kết hôn với người nước ngoài làm cơ sở cho một loạt các bài viết, thông tin đánh phá – và thường mang tính tình dục thô tục – để xuyên tạc bà trên báo chí Miến Điện.
> Trong năm năm tới, khi 2 con trai của bà đã lớn thành những người thanh niên trẻ, bà Suu Kyi vẫn còn bị quản thúc tại nhà và lưu giữ trong sự cô lập. Bà duy trì tinh thần bản thân bằng cách học ngồi thiền, đọc rộng rãi về Phật giáo và nghiên cứu các tác phẩm của Mandela và Gandhi. Michael đã được cho phép chỉ có hai lần trong thời gian đó được thăm vợ. Tuy nhiên, đây là một loại tù đặc biệt, vì bất cứ lúc nào Suu có thể yêu cầu được đưa tới sân bay và bay về với gia đình, miễn là bà chịu từ bỏ đấu tranh .
> Nhưng cả hai đều không bao giờ dự tính làm một điều như vậy. Trong thực tế, là một nhà sử học, dù ông Michael đau đớn vì nhớ vợ và tiếp tục gây sức ép chính trị đằng sau hậu trường, ông đã biết bà là một phần của lịch sử đang hình thành của Miến Điên. Ông giữ trên màn hình điện thoại di động của mình cuốn sách vợ đã đọc khi bà nhận được cuộc điện thoại của gia đình gọi về Miến Điện. Ông trang trí các bức tường trong nhà với các giải thưởng bà đã được trao về nhân quyền, trong đó có giải Nobel Hòa bình năm 1991. Và trên đầu giường của mình, ông treo một bức ảnh lớn của vợ.
> Trong nhiều khoảng thời gian dài khi không có thông tin liên lạc gì, ông lo sợ Suu có thể đã chết, và chỉ khi nghe được báo cáo từ người dân đi ngang qua nhà bà còn nghe thấy tiếng đàn piano do bà chơi vẳng ra mới khiến ông yên tâm . Tuy nhiên, khi độ ẩm của Đông Nam Á cuối cùng cũng phá hủy cây đàn piano, thì thậm chí bảo đảm mong manh này cũng đã bị mất đi.
chuyen tinh cam dong 7
> Sau đó, vào năm 1995, Michael khá bất ngờ nhận được một cú điện thoại từ Suu. Bà đã được tin nhắn từ Đại sứ quán Anh. Bà đã được cho phép gặp người thân! Michael và các con đã được cấp thị thực và đã bay tới Miến Điện. Khi Suu thấy Kim, con trai của bà, bà đã rất ngạc nhiên khi thấy cậu đã trở thành một người đàn ông trẻ tuổi. Bà thừa nhận bà có thể không nhận ra con trên đường phố. Nhưng Suu đã trở thành một người phụ nữ hoàn toàn thay đổi , bà đã là chính trị gia có tầm cỡ, những năm tháng bị giam trong cô lập đã hun đúc cho bà một quyết tâm sắt đá, và bà đã quyết định ở lại đất nước của mình để đấu tranh, ngay cả khi cái giá phải trả là phải vĩnh viễn xa chồng con.
> Nhà báo Fergal Keane, người đã gặp Suu nhiều lần, mô tả bà là người có một tâm hồn thép. Ông cho biết chính sự can trường thầm lặng này của bà đã khiến ông phải nể phục khi ông tìm hiểu về bà để viết kịch bản cho bộ phim The Lady. Câu hỏi đầu tiên nhiều phụ nữ hỏi khi họ nghe câu chuyện của Suu là làm thế nào bà có thể chấp nhận rời xa những đứa con của mình. Ông đã nói đơn giản: ” Bà ấy đã làm những gì bà phải làm.” Bà Suu Kyi thường tránh nói về vấn đề này, mặc dù bà thừa nhận rằng những giờ phút đen tối nhất của bà là khi bà nghĩ ” Các con tôi có thể đang cần tôi “.
> Đó là năm1995, là lần cuối cùng Michael và Suu được phép gặp nhau. Ba năm sau, ông được biết ông bị ung thư giai đoạn cuối. Ông gọi cho vợ để báo tin xấu và ngay lập tức xin visa đi Miến Điện để ông có thể nói lời từ biệt với bà. Khi đơn xin của ông bị từ chối, ông đã liên tục xin thêm 30 lần nữa, trong khi sức khỏe ông xuống dốc nhanh chóng. Một số nhân vật nổi tiếng – trong đó có Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Clinton – đã viết thư khiếu nại với chính quyền độc tài Miến, nhưng tất cả đều vô ích. Cuối cùng, một quan chức quân sự đến để gặp Suu. Họ cho phép bà đi gặp chồng nhưng với điều kiện bà phải từ bỏ đấu tranh và trở về sống ở Anh Quốc .
> Sự lựa chọn âm thầm ám ảnh bà suốt 10 năm xa cách chồng con bây giờ đã trở thành một tối hậu thư rõ ràng: bà phải chọn giữa gia đình và tổ quốc. Bà đã rất đau lòng. Nếu bà rời khỏi Miến Điện, cả hai đều biết điều đó có nghĩa là lưu vong lâu dài – là tất cả những gì họ đã cùng nhau chiến đấu vì dân chủ tự do cho Miến Điện sẽ tiêu tan. Suu gọi cho Michael từ Đại sứ quán Anh hỏi ý kiến ông, và ông kiên quyết nói với bà đừng bao giờ nghĩ đến việc đó, ông nói bà cứ yên tâm đấu tranh cho quê hương.
> Khi tôi gặp người em sinh đôi của Michael, ông Anthony, ông nói với tôi một điều ông chưa bao giờ nói với bất cứ ai trước đây. Ông nói rằng khi bà Suu Kyi nhận ra rằng bà sẽ không bao giờ nhìn thấy Michael một lần nữa, bà đã mặc chiếc váy màu ông thích nhất, gắn một bông hồng trên mái tóc của mình, và đã đi đến Đại sứ quán Anh, ghi lại một đoạn video nói lời chia tay với chồng, trong đó bà nói với ông rằng tình yêu ông dành cho bà là điểm tựa duy nhất trong bao nhiêu năm qua của bà. Đoạn video đó được chuyển lậu ra khỏi Miến Điện, nhưng khi đến được Anh Quốc thì ông Michael đã qua đời 2 ngày trước đó . Ông không được nhìn thấy mặt bà cũng không nghe được những lời cuối cùng của bà, sau hơn 10 năm xa cách .
> Trong nhiều năm sau đó, khi hồ sơ nhân quyền của Miến Điện ngày càng xấu đi, dường như sự hy sinh của gia đình Aris có thể là vô ích. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây chính quyền quân đội độc tài cuối cùng đã công bố đồng ý thay đổi chính trị. Và 22 năm đấu tranh không ngừng nghỉ của bà Suu Kyi đã tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi này – khi nó thực sự xảy ra – cũng như Mandela đã thành công đấu tranh cho Nam Phi.
> Giống như họ luôn vẫn tin , giấc mơ dân chủ của bà Suu Kyi và ông Micheal vẫn có thể trở thành hiện thực.

………………………………………………………..

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics