1.Nhạc sĩ Hoàng Nguyên-Kỳ 3 (DTL)2.Chống khủng bố ở Paris:những nét tình người(VOA)3.Chuyện tình Nữ Hoàng Anh-

Khía cạnh quê hương, đất nước trong tình khúc Hoàng Nguyên
Nguồn:nguoiviet.com- Friday, November 20, 2015

Du Tử Lê

(Tiếp theo và hết)

ai len xu hoa dao.jpg1

(Hình: Nguyễn Ngọc Hoài Nam)

Ở khía cạnh khác, ít người biết hơn, khía cạnh “thầy, trò” và cũng là đồng nghiệp, tri kỷ, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, trong một bài viết về Hoàng Nguyên, tựa đề “Cung đàn tài hoa bạc mệnh,” ghi nhận về họ Cao như sau:

“Hoàng Nguyên vĩnh viễn ra đi đã gần phần tư thế kỷ, gửi lại cho đời không ít những tác phẩm đáng trân trọng, bởi nét nhạc tài hoa và ca từ thấm đậm, buồn man mác. Có lẽ trong lòng những người yêu nhạc sẽ mãi mãi vang vọng những giai điệu đầy kỷ niệm của thời kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp… ‘Nếu hiểu rằng anh đi vì lũ giặc tham tàn, thì em ơi, em chớ sầu thương chi! Em thấy chăng khói súng của giặc thù còn mịt mùng và còn che khuất mờ…’ Nhạc sĩ Hoàng Nguyên đã viết ca khúc ‘Anh Ði Mai Về’ này ở tuổi 20 tràn đầy nhiệt huyết trong bối cảnh cả dân tộc đang trường kỳ kháng chiến. Bài hát tức khắc được đón nhận nồng nhiệt và phổ biến rộng khắp. Hiếm có những nhạc sĩ trẻ xưa nay tìm được thành công dứt khoát ngay tác phẩm đầu tay của mình và nhanh chóng thành danh như anh.

“Với tôi, Hoàng Nguyên như vẫn còn ở đâu đó quanh đây và những kỷ niệm với anh còn như mới hôm qua… Anh Hoàng Nguyên-Cao Cự Phúc của tôi. Tôi gặp anh lần đầu tiên cách nay hơn 40 năm, khi đang học trường Yersin ở Ðà Lạt, thành phố thơ mộng sau này đã đi vào các tác phẩm vượt thời gian của anh. Dạo đó, biết tôi là một chú học trò mê âm nhạc có chút năng khiếu, Hoàng Nguyên đã để tâm chăm sóc. Chủ Nhật hàng tuần, anh vào trường nội trú đón tôi ra ‘nhà’ anh chơi và ân cần truyền đạt cho tôi những kiến thức ban đầu về âm nhạc. ‘Nhà’ anh ở thật ra chỉ là một căn phòng đơn sơ, trong khuôn viên trường Bồ Ðề Ðà Lạt, nơi anh đang dạy Anh văn cho các lớp trung học. Một chiếc giường đơn, một bàn viết bằng gỗ thông và một cây đàn guitar treo trên vách. Thời gian đó, Hoàng Nguyên còn phụ trách các buổi phát thanh của Hội Phật Giáo trên làn sóng Ðà Lạt. Một hôm, tôi rất bất ngờ và hạnh phúc được anh ‘mời’ tham gia ban nhạc phát thanh của anh. Ðó là lần đầu tiên tôi bước vào ‘nghề ca nhạc’, năm 1956.

“Năm đó, Hoàng Nguyên đang phác thảo ca khúc Bài Thơ Hoa Ðào:

“Chiều nào dừng chân phiêu lãng,
Khách đến đây thấy hoa đào vương lối đi…”

“Tôi hân hạnh là người ái mộ đầu tiên được anh đàn và hát cho ‘nghe thử’ những âm điệu lời ca lãng đãng sương khói núi đồi của Bài Thơ Hoa Ðào. Tôi vẫn nhớ như vừa ra khỏi giấc mơ còn tươi rói: chúng tôi ngồi co ro trong căn phòng nhỏ của anh; bên ngoài trời cao nguyên xam xám và mưa nhỏ. Ðằng kia, những cánh hoa đào vừa lìa cành theo cơn gió bất chợt… Hỏi ‘Chắc anh đã chọn Ðà Lạt làm quê hương?’ Ðôi mắt u hoài sau cặp kính trắng của anh hình như chợt xa khuất hơn: ‘Không, anh chỉ ghé chân để tạm mưu sinh và tìm cảm hứng…’”

“Vâng, Hoàng Nguyên chỉ ‘ghé chân’ – như anh viết ‘dừng chân phiêu lãng’ nơi phố núi mù sương này một quãng thời gian ngắn nhưng cũng đủ để anh viết nên hai ca khúc tiêu biểu về một vùng đất thơ mộng dễ yêu: Bài Thơ Hoa Ðào và Ai Lên Xứ Hoa Ðào, hai ca khúc bất hủ đã làm rung động trái tim nhiều thế hệ người yêu nhạc, mãi mãi gắn chặt nghệ danh của anh với địa danh nổi tiếng này.

“Ai lên xứ hoa đào, dừng chân bên hồ nghe chiều rơi.
Nghe hơi giá len vào hồn người, chiều Xuân mây êm trôi.
Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ…

“Bẵng đi một thời gian, chúng tôi gặp lại nhau ở Sài Gòn khoảng đầu thập niên 70. Lúc ấy, tôi đã đi vào lĩnh vực ca diễn và Hoàng Nguyên đã bị động viên vào binh chủng Quân Cụ chế độ cũ. Như một số các nghệ sĩ khác cùng thời, buổi sáng anh thường đến uống cà phê ở nhà hàng Thanh Thế, đường Nguyễn Trung Trực. Nghe nói dạo đó tình cảm gia đình anh gặp chuyện không vui. Anh trở nên u uất hẳn và có lẽ vì thế anh đã rất thích bài hát Summertime có âm sắc blues-jazz trầm mặc đang thịnh hành và được phát thường xuyên ở nhà hàng Thanh Thế. Tác phẩm Cho Người Tình Lỡ của anh ra đời khoảng thời gian đó, chịu phần nào âm hưởng khắc khoải của Summertime.

“Nhớ mà chi, đau thương qua rồi
Thương mà chi, xót xa cũng đắng cay…

“Năm 70, bài Không của tôi được Khánh Ly thu vào đĩa 45 vòng do hãng đĩa Tình Ca Quê Hương sản xuất, mặt sau có bài Cho Người Tình Lỡ do Thanh Lan hát. Ngày hãng đĩa trao tặng đĩa hát nói trên cho chúng tôi, Hoàng Nguyên thân mật vỗ vai tôi, thì thầm: ‘Mau quá Ánh hỉ? Mới ngày nào ở Ðà Lạt, anh em mình nói chuyện âm nhạc nhập môn, bây giờ Ánh đã có bài thu đĩa với anh…’’ Vẫn là ngôn phong của một người anh ân cần, trìu mến!

“Hoàng Nguyên còn để lại một tác phẩm khác, được yêu mến không kém các ca khúc đã có của anh, mà anh viết về xứ Huế, quê anh: Tà Áo Tím.

“Một chiều lang thang bên dòng Hương Giang
Tôi đã gặp một tà áo tím, nhẹ thấp thoáng trong nắng vương
Mầu áo tím sao luyến thương…

“Hoàng Nguyên đột ngột chia tay với không gian âm nhạc của chúng ta một buổi sáng năm 1973 trong một tai nạn giao thông khi anh từ Vũng Tàu trở về Sài Gòn. Ở độ tuổi 50 chín muồi rung động và từng trải cuộc đời. Tôi thầm nghĩ, nếu Hoàng Nguyên chưa vội ra đi chắc chắn ca mục của anh sẽ còn nối tiếp bằng những ca khúc dịu dàng, thanh thoát trong đó nỗi u hoài được nâng lên thành những vần thơ trong vắt…” (Nguyễn Ánh 9 – Nđd)

Trong bài viết của mình, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nhắc tới một khía cạnh khác của tài hoa Hoàng Nguyên/Cao Cự Phúc. Ðó là khía cạnh thể hiện tình yêu nước nồng nàn của họ Cao, qua ca khúc “Anh Ði Mai Về”:

“Nếu hiểu rằng anh đi vì lũ giặc tham tàn
Thì em ơi! Em chớ sầu thương chi
Em thấy chăng khói súng của giặc thù
Còn mịt mùng và còn che khuất mờ

(…)

Anh đi mai về chiến thắng
Anh đi mai về chiến thắng
Khi súng quân thù thôi vang trên non sông
Tươi thắm màu cờ vui reo trên kinh thành

Anh đi mai về hòa bình
Anh đi mai về hòa bình
Ca khúc khải hoàn không còn hận biên cương
Quân cướp bạo tàn thôi xéo dầy quê hương.”
(Trích “Anh Ði Mai Về”) (Nđd)

Cũng trong tinh thần yêu đất nước, yêu quê hương, cố nhạc sĩ Hoàng Nguyên còn có ca khúc “Em Chờ Anh Trở Lại” – Một ca khúc đẹp từ giai điệu tới ca từ mà, có thể nhiều người không biết, họ Cao là tác giả:

“Hôm nào chúng mình ngồi với nhau
Vầng trăng lặng lẽ soi hai mái đầu
Có vì sao lạc vào mắt biếc
Ngước lên nhìn nhau
Anh thì thầm
Ngàn năm sau
Mắt em còn sâu?

“Bây giờ bây giờ mình cách chia
Vì đâu? Vì đâu? lứa đôi chia lìa
Bây giờ, ai một mình chiếc bóng
Vẫn mong chờ ai, nhớ thương nhiều
Nhìn đăm đăm thấy đâu người yêu?!

“Ngày anh ra đi, đường nắng chưa phai mầu
Dòng sông chia ly, lờ lững chưa hoen sầu
Ngờ đâu chân anh, lạc bước khi qua cầu
Chiều nay bâng khuâng, chợt xót thương đời nhau

“Ngày anh ra đi, rặng liễu chưa xanh màu
Mà nay bên sông, liễu khuất bến giang đầu!
Mười mấy năm qua rồi…
Còn gì đâu? Còn gì đâu?
Có chăng là đớn đau!

“Em chờ anh trở lại chốn đây
Ðường xưa còn đó sánh đôi vai gầy
Em chờ anh tìm về lối cũ
Có em còn đây
Bên sông này
Ðợi chờ ai về trong vòng tay”
(Ca khúc “Em Chờ Anh Trở Lại”) (Nđd)

Ðể kết thúc bài viết này, chúng tôi cố tình ghi lại trọn vẹn ca khúc “Em Chờ Anh Trở Lại” – – Mang ý nghĩa một trả lại cho họ Cao, với lòng biết ơn…

Dù ông từ trần đã lâu, nhưng tôi tin, tài hoa của ông góp cho nền tân nhạc miền Nam 20 năm, vẫn hằng “trở lại” (hay ở lại) với chúng ta nhiều thế hệ nữa!

(Garden Grove, Tháng Mười 2015)

Du Tử Lê

……………………………………………………………………………………………………..

Chống khủng bố ở Paris – những nét tình người

Nguồn:Blog Bùi Tín / VOA – 20.11.2015

chong khung bo.jpg1

Hoa được đặt trước nhà hàng Le Petit Cambodge và Le Carillon để tưởng nhớ các nạn nhân của các vụ tấn công khủng bố.
Hoa được đặt trước nhà hàng Le Petit Cambodge và Le Carillon để tưởng nhớ các nạn nhân của các vụ tấn công khủng bố.

Thứ sáu ngày 13, vốn là ngày xui theo truyền thuyết dân gian phương Tây cũng như tấn công khủng bố lớn nhất xưa nay ở nước Pháp, do lực lưọng cực đoan theo Hồi giáo mang tên Nhà Nước Hồi giáo (Islamic State – IS) thực hiện. Tổ chức này hiện chiếm khoảng 1/3 lãnh thổ 2 nước Trung Đông Iraq và Syria, có tham vọng mở rộng dần ra khắp vùng Trung Đông.

Mấy tháng nay các cơ sở của IS đã bị các lực luợng vũ trang của chính quyền Iraq và Syria tấn công, đồng thời còn bị không quân của Pháp, Anh, Hoa Kỳ, và Nga oanh kích trên quy mô ngày càng lớn. Một liên minh chống IS trên thực tế đã hình thành gồm Hoa Kỳ, Liên Âu cùng với Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Yemen, Jordan… Nga đã tham gia cuộc chiến nhưng với mục đích riêng là bảo vệ chính quyền của Tổng thống al-Assad, các cuộc không kích nhằm phần lớn vào các lực lượng nổi dậy chống al-Assad.

Nhưng sau khi một máy bay hàng không dân dụng của Nga bị IS phá hủy trên không làm trên hơn 200 người thiệt mạng, và sau cuộc khủng bố lớn ở Paris nói trên, Tổng thống Putin thay đổi thái độ, đồng ý gia nhập cuộc chiến đấu chung nhằm trước hết tiêu diệt IS, kẻ thù chung của toàn thế giới. IS đe dọa sẽ trả đũa bằng các cuộc khủng bố ở Nga và các nước Đông Á thuộc Liên Xô cũ, với số dân theo đạo Hồi khá lớn. IS tuyển mộ hàng chục nghìn thanh niên Hồi giáo khắp thế giới đến Syria học tập về tôn giáo và luyện tập các biện pháp khủng bố nhằm gây nhiều thương vong.

Cuộc khủng bố ngày thứ sáu 13/11 ở Paris do 3 nhóm gồm 8 phần tử IS được vũ trang bằng súng tự động và chất nổ thực hiện ở 5 điểm. Cũng may là nhóm định lẻn vào sân vận động Stade de France, trong lúc diễn ra trận đấu giữa 2 đội bóng đá Pháp – Đức, với 80 ngàn người xem, đã thất bại, chỉ kích nổ tự sát ở phía ngoài sau khi trận đấu diễn ra được 20 phút. Tổng thống Pháp Francois Hollande và bộ trường Công an có mặt được thông báo liền ra lệnh «đóng chặt cửa không cho ai vào cũng không cho ai ra», để tránh gây hoảng loạn. Cuộc đấu bóng vẫn tiếp tục cho đến lúc kết thúc, sau gần 2 giờ nhiều người trong sân vận động cũng không hiểu điều gì xảy ra khi nghe 2 tiếng nổ lớn bên ngoài. Tổng thống Hollande cùng bộ trưởng Công an bí mật về ngay điện Élysée triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Quốc phòng và loan báo với cả nước: IS đã khai chiến với nước Pháp, và «nước Pháp trong tình trạng chiến tranh chống khủng bố».

Sau đó, bọn khủng bố tấn công nhà hát Bataclan và 2 quán ăn trong Quận X và Quận XI, nổ súng bừa bãi giết chết gần 100 người, phần đông là các bạn trẻ dưới 30 tuổi đang mê say nghe một ban nhạc Hoa Kỳ sang biểu diễn. Tại đây 1 tên khủng bố đã bị một cảnh sát bắn chết, một tên trốn thoát đang bị truy lùng.

Đến nửa đêm 13, vùng Quận X và Quận XI vẫn còn đông người. Vì xe bus và métro công cộng tạm ngừng hoạt động, lập tức nhiều gia đình các khu phố ở quanh mở rộng cửa mời bà con vào nghỉ chân, sưởi ấm, uống cà phê, trà nóng, ăn nhẹ. Trên điện thoại cá nhân, trên Ipad, Facebook phát đi rất nhiều lời mời người chưa có chỗ trú tạm về nhà mình, ghi rõ đường đi, địa chỉ, với phong trào «mở cửa» – Porte ouverte. Nhiều gia đình niêm yết ở cửa nhà «Porte Ouverte » mời khách vào nhà, có nước nóng, cà phê, nuớc chè, súp, nhà tắm bồn nước ấm và giường có chăn nệm. Rất nhiều người có người thân, bạn bè chết vì trúng đạn, trong cơn buồn đau khôn cùng lại bị bơ vơ trên đường phố giữa đêm đông lạnh buốt, được an ủi ấm cúng như thế.

Tình người còn biểu hiện sinh động là các nhóm và công ty taxi của cả 4 quận ở quanh đã lên đường sẵn sàng chở bà con đang mệt mỏi đau buồn về nhà miễn phí, khi các phương tiện công cộng tạm ngừng vì lý do an ninh. Có đến hơn 1.000 xe taxi tự đông rủ nhau làm việc thiện này, ở trước xe có ghi giòng chữ «Taxi miễn phí, xin mời!».

Xin ghi lại vài nét sơ sơ mà cao quý về tình người trong cơn hoạn nạn để gửi về nước cho người Việt thấy rõ trong một xã hội dân chủ văn minh, cuộc sống xã hội và trong từng gia đình đã hun đúc nên tình thương yêu nhau tự phát trong cơn hoạn nạn.

Còn ở nước Việt Nam mang danh là chế độ XHCN, người yêu nước bị chính người có nghĩa vụ bảo vệ mình bắt vào cơ quan công an và đánh đập, tra tấn cho đến chết, các luật sư bênh vực cho dân oan cũng bị đánh cho tóe máu, khi chính công an bị dân gọi là côn an. Chỉ trong vòng 2 năm đã có hàng trăm người dân bị thiệt mạng và bị thương tật trong trụ sở công an và trong trại giam do công an quản lý. Vậy mà cả 500 người mang danh đại biểu Quốc hội không dám hé răng chất vấn bộ trưởng Công an lấy một lời.

Trong các cuộc biểu tình xuống đường, nhiều người lớn tuổi vẫn bị đánh đập, chửi bới, bắt đi; nhạc sỹ cao tuổi Tạ Trí Hải, chỉ vì lòng yêu nước thương dân qua tiếng đàn nơi công cộng, đã bị đánh cho gẫy một ngón tay và đàn bị đập vỡ tan tành, thật không còn có gì để nói thêm về một chế độ mất hết nhân tính như thế.

Xin được phép biểu dương tình người cao quý của các chiến sỹ đòi Nhân quyền, Dân chủ ở quê nhà đã thương yêu đùm bọc, an ủi nhau, bảo vệ nhau trong cơn hoạn nạn bị bọn công an mất hết tình người đầy đọa, anh chị em lên tận trại giam đón bạn mình được tư do, có khi đứng cả đêm trước trụ sở Công an, đòi thả người bị bắt một cách phi pháp, đến thăm hỏi nhau khi bị thương do công an hành hạ.

* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.

………………………………………………………

Fwd: Chuyện tình dễ thương của Nử hoàng Anh
Hue Pham to me

Nữ hoàng Anh
Chàng từ bỏ vương vị, nguyện làm thị vệ cho nàng suốt 70 năm
>>>>
>>>> Đây mới chính là ngôn tình.
>>>> Vừa qua, tấm ảnh chụp Nữ hoàng Elizabeth nước Anh nở nụ “cười trộm” đã được lưu truyền khắp nơi, trong tấm ảnh Hoàng thân Philip mặc bộ y phục thị vệ của đội cảnh vệ hoàng gia Anh, đứng gác cho Nữ hoàng.

chuyen tinh nu hoang anh.png1

Hình ảnh này dường như đã từng được nhìn thấy ở đâu đó trước đây, khi Nữ hoàng đăng quang vào năm 1953, hai người cũng cười trộm một cách tinh nghịch.
>>>>
Năm 1939, công chúa Elizabeth 13 tuổi ở Dartmouth nước Anh đã tình cờ gặp gỡ hoàng tử Philip của Hy Lạp. Tám năm sau đó, hai người tỏ tình qua thư từ, cuối cùng họ đã nên duyên vợ chồng vào ngày 20/11/1947.
>>>>
Elizabeth là người nối nghiệp hoàng thất, không thể gả sang nước khác. Hoàng tử Philip vì để lấy nàng, đã từ bỏ quyền thừa kế hoàng vị của Hy Lạp.

chuyen tinh nu hoang anh 2.jpg1

Những năm về sau, nàng là nữ hoàng, và người đàn ông ấy chính là thị vệ trung thành nhất của nàng!
70 năm mưa gió đằng đẵng, từ tuổi trẻ xanh tươi đến cụ già tóc bạc, từ thế giới của hai người đến con cháu đầy đàn.

chuyen tinh nu hoang anh 3.jpg1
Họ đã dùng 70 năm để nói với mọi người rằng, tình yêu chính là cho đi, tình yêu chính là bầu bạn.
>>>>
>>>> “Anh cầu mong – không phải bây giờ
>>>> Mà khi tóc đã hoa râm
>>>> Khi mái đầu đã bạc
>>>> Khi ta đã đi qua những giông – bão – biển – bờ
>>>> Còn thấy tựa bên vai mình
>>>> Một tình yêu không thất lạc …”
>>>>
>>>> (Thơ Đỗ Trung Quân)
>>>>
>>>> Nguồn: https://www.facebook.com/ELLEVietnam/posts/

……………………………………………………………………………………………………..

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics