Khi Nguyễn Trung Cang tự phỉ báng mình…
Nguồn:nguoiviet.com-Friday, April 22, 2016
Du Tử Lê
(Tiếp theo kỳ trước)
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang (thứ 4 từ trái sang) và ban nhạc Phượng Hoàng. (Hình dongnhacxua.com)
Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam thường có nhiều mưa. Phải chăng, vì thế mà mưa luôn là những người bạn gần cận, thân thiết nhất với rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ. Cũng vậy, với Nguyễn Trung Cang.
Họ Nguyễn không chỉ có một ca khúc “Yêu Nhau Ngày Mưa” mà, mưa còn ở với ca từ của ông qua nhiều ca khúc khác. Tôi muốn nói, tùy tâm-cảnh mà “Mưa, người bạn gần cận, thân thiết” của Nguyễn Trung Cang đã có cho riêng nó những dung nhan buồn/vui, tương hợp.
Như trong ca khúc Bâng Khuâng Chiều Nội Trú thì, chân-dung-mưa của Nguyễn Trung Cang là:
“Mưa đầu mùa hạt nhỏ long lanh
Mưa quấn quýt giọt dài giọt vắn
Mưa hỡi mưa ơi có bao giờ nhớ nắng
Sao ta buồn lại nhớ thương nhau
……
“Mưa tình đầu nghe rất mong manh
Mưa tí tách thì thầm trên gói
Em có nghe mưa tưởng chăng lời anh nói
Rất nồng nàn ngọt tiếng: Yêu Em”
(“Bâng khuâng chiều nội trú”) (Nguồn DongNhacXua.com)
Về nguồn gốc ca khúc vừa kể, tác giả Hương Giang, trong một bài viết trên báo Người Ðưa Tin thuật rằng:
“… Ðây là ca khúc ám ảnh nhất trong gia tài sáng tác của Nguyễn Trung Cang. Ca khúc được phổ nhạc từ bài thơ của nữ sinh trường Tư Pháp thành phố Sài Gòn mà bạn trai cô gái chính là người bạn thân của Nguyễn Trung Cang. Mối quan hệ ‘bắc cầu’ ấy đã cho ra đời một Bâng Khuâng Chiều Nội Trú ấm áp đến nao lòng. Bài hát này được phổ biến ở hải ngoại từ trước rồi mới dội lại trong nước nên nhiều người vẫn tưởng đây là một ca khúc ra đời trước năm 1975 ở miền Nam, chứ không biết rằng nó ra đời vào năm 1981.
“Nhưng ở thời điểm ấy, những bài như Bâng Khuâng Chiều Nội Trú không thể có chỗ trên sân khấu ca nhạc do tính (dễ bị quy là) tiểu tư sản của nó. Vì vậy, mãi về sau, khi Nguyễn Trung Cang mất thì ca khúc này mới được phổ biến và trở nên nổi tiếng qua giọng hát Tuấn Ngọc. Hai bài thơ: Bâng Khuâng Chiều Nội Trú và Mưa của tác giả nữ ngoại đạo đã thổi hồn cho một Bâng Khuâng Chiều Nội Trú xuất thần của Nguyễn Trung Cang (…)
“Người viết ra hai bài thơ Bâng Khuâng Chiều Nội Trú (được NS Nguyễn Trung Cang lấy làm cảm hứng soạn ra phần đầu bài hát này) và Mưa (được đưa vào đoạn B trong cấu trúc A-B của bài Bâng Khuâng Chiều Nội Trú là chị Hoài Mỹ, một ‘thi sĩ nghiệp dư’ như cách gọi đùa của bạn bè chị. Nhiều năm trôi qua từ ngày bài thơ và bài hát ấy ra đời và chị gần như quên bẵng câu chuyện chiều mưa ký túc xá ấy thì đến một ngày, khi ấy Hoài Mỹ đang làm việc ở Long Xuyên (An Giang) chị nghe được bài hát này trong quán cà phê, qua giọng hát Tuấn Ngọc và chị mới nhớ lại là sau khi 2 bài thơ ra đời, anh Phương Thái (khi đó là người yêu sau này là ông xã của chị) đã đưa cho nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang xem, và nhạc sĩ đã thích thú phổ nhạc hai bài thơ này và Hoài Mỹ còn nhớ là chị đã được xem bản thảo gốc với chính nét bút của Nguyễn Trung Cang (…). Dù rằng, lời thơ ban đầu khác khá xa với bài hát sau này…” (Nguồn Wikipedia-Mở)
Tuy nhiên, sự nghiệp âm nhạc mang tên Nguyễn Trung Cang không giới hạn trong nhan sắc của những đời mưa Việt Nam.
Lần theo dặm trường ca khúc của họ Nguyễn, người ta thấy cõi-giới âm nhạc của ông mở ra, đi tới rất nhiều chân trời. Có những chân trời lạ hoắc. Có những chân trời chưa một nhạc sĩ nào, dù… “già” bao nhiêu, bước tới. Khai phá. Những chân trời mới mẻ, xa lạ tới mức có người nói, họ Nguyễn để lại cho đời sau nhiều ca khúc khó hiểu!
Tôi nghĩ, có thể vì vùng “thẩm âm” quá rộng của Nguyễn: Từ tình yêu đôi lứa tới xã hội, thời thế, nhân quần, khiến không ít người khác lại cho rằng: Ông là nhạc sĩ hiện thân của bất mãn thân phận, nổi loạn trong ca từ với những khoảng tối ám của tâm thức lạc lõng, hiện sinh đọa đầy…
Tôi e rằng, chính vì thiên tư âm nhạc, với những cảm nghiệm tư riêng, phản ảnh nhân sinh quan của Nguyễn Trung Cang, đã tạo nên những mảng tối – – Khiến nhiều người không thấy rõ mặt bên kia của những con chữ mang tên ông.
Chân trời… lạ hoắc, chân trời chưa một nhạc sĩ nào, dù… “già” mấy bước tới kia, là tính tự-trào. Chủ tâm lố bịch hóa chính mình, của họ Nguyễn. Tôi muốn nhắc tới ca khúc “Mặt trời đen” – – Một ca khúc đáng kể của Nguyễn Trung Cang; nhưng không được đồng nghiệp, giới thưởng ngoạn đón nhận, đúng mức. Nó là bị lãng quên một cách đáng tiếc!
Với tôi, ca khúc “Mặt Trời Ðen” là một điểm son lớn, trong sự nghiệp âm nhạc của tài hoa Nguyễn Trung Cang.
Nhìn lại tập quán quay lưng, từ chối viết về đời thường của những nhạc sĩ, chủ trương nâng niu, vuốt ve những cảm xúc lãng mạn tha thiết (không thật); đắm ngất thở than chia lìa sướt mướt (trong tình yêu) – – Tựa như đó là vai trò, là nhiệm vụ cao quý nhất của ca khúc… Thì, “Mặt Trời Ðen” của Nguyễn Trung Cang, là một quả cầu lửa khổng lồ làm tan chảy những chiếc mặt nạ lập lòe xanh, đỏ, nhá nhem phù phiếm…
Với tôi, quả cầu lửa “Mặt Trời Ðen” còn lớn lao hơn nữa, khi Nguyễn Trung Cang tự nhạo báng chính ông, bằng những từ ngữ, hình ảnh bỗ bã, gần như chưa từng xuất hiện trong dòng chảy nhạc Việt gần một thế kỷ!
Theo tôi, đó là hành vi tự bạo hành hay tự mổ xẻ, phơi bày, treo cổ chính mình!!! Với một nhạc sĩ không tự tin, thiếu suy nghiệm về thân phận con người bèo bọt trong cuồng nộ và xú uế dương gian…, sẽ không dễ gì viết được!!!
Ngay phần khúc thứ nhất của “Mặt Trời Ðen,” Nguyễn Trung Cang đã giới thiệu cá nhân ông, cuộc đời ông như “chó hoang lang thang về… đêm”:
“Mặt trời đen, quá đen, đen như đời ta
Ðời hằng mong thoát đi, đi khung trời xa
Cuộc đời như chó hoang lang thang về đêm.
Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm.”
(Kỳ sau tiếp)
Du Tử Lê
* NN đặt tựa –
…………………………………………………………………………
NGUYÊN SA: KỶ NIỆM NGÀY MẤT (NN sưu tầm)
Trùng Tu, Giấc Mơ Và, Nguyên Sa
Nguồn:dutule.com- 04/18/2016 06:22 PM) (Xem: 2843)
Tác giả : Du Tử Lê
Để tưởng nhớ nhà thơ Nguyên Sa, ông mất ngày 18 tháng 4 năm 1998, chúng tôi đăng lại một bài thơ cũ của Du Tử Lê.
hiu quạnh. trùng tu từng cuộc đời /.
người, trùng tu mãi giấc mơ, khuya /.
mây, trùng tu những cơn mưa, muộn /.
tôi đợi trùng tu:
một cửa về.
1993
Du Tử Lê
==============
NGUYÊN SA – Du Tử Lê.
Nguồn:dtl.com- 04/18/2016 07:08 AM (Xem: 7445)
Tác giả : NGuyên Sa
Cuối thập niên 1980, lần đầu tiên nhà thơ Nguyên Sa có ba bài thơ viết về ba bằng hữu của ông, theo thứ tự: Mai Thảo, Du Tử Lê, Doãn Quốc Sỹ, đăng tải trên tạp chí Văn, do nhà văn Mai Thảo chủ biên. Khi bài thơ nhan đề “Du Tử Lê” được in ra, để tránh những bực mình như trong quá khứ ông đã gặp, nhà thơ Nguyên Sa cho biết, ông đã sửa câu thơ: “Làm thành quả núi đứng kề vai nhau” trở thành: “Mà thành tri kỷ ngồi kề bên nhau”. Do đó bài “Du Tử Lê” in trên báo Văn đã khác với nguyên bản.
Khi bài thơ được in lại trong “Thơ Nguyên Sa tập 3” xuất bản năm 1995; cũng như trong “Thơ Nguyên Sa Toàn Tập” năm 2000. Nhà thơ Nguyên Sa cho rằng tại sao ông phải tự sửa câu thơ của mình, khi đó là những cảm nghĩ trung thực, đầu tiên của thi sĩ.
Do đó xin bạn đọc hiểu rằng bài thơ chúng tôi đăng tải lại trong trang nhà dutule.com dưới đây, mới là bản đầu tiên và chính thức của tác giả Nguyên Sa
Trân trọng
(Tháng11-2010)
Du Tử Lê
Bạn tôi bằng nửa con cò
Vác trên vai cái đền thờ con voi
Con voi nặng cũng vừa thôi
Có em người đẹp lại ngồi bên trên
Thỉnh thoảng về chốn nhân gian
Đưa thơ tôi đọc vài hàng rồi đi
Lúc đi giống hệt lúc về
Làm thành quả núi đứng kề vai nhau.
Nguyên Sa
(Trích “Thơ Nguyên Sa Tòan Tập,” tr. 381, nhà xb Đời, California, 2000.)
……………………………………………………….
THƠ NGUYÊN SA
Nguồn:thica.net
Có phải em về đêm nay
Có phải em về đêm nay
Trên con đường thời gian trắc trở
Để lòng anh đèn khuya cửa ngỏ
Ngọn đèn dầu bấc lụi mắt long lanh
Có phải em về đêm nay
Cho lòng anh trở lại với lòng anh
Như lá vàng về với lá cây xanh
Trong những chiều gió đưa về cội
Có phải em về đêm nay
Để phá tan
Những nụ cười thắt se sầu tủi
Như anh vẫn cười mà đau đớn bao nhiêu
Không biết đời người có đưa đến tin yêu
Những ngón tay có đưa đến bàn tay
Những mùa thu có đến gió heo may
Hay ngày mai là bốn bề tuyết lạnh
Có phải em về đêm nay
Giữa lòng chiều im lặng
Cho anh đừng tìm thấy anh
Đo đếm thời gian
Bằng những điếu thuốc lá tắt trong đêm
Nhưng đã bao nhiêu lần đêm khuya
Đầu gối trên cánh tay
Để giấc mơ đừng tẻ lạnh
Em đừng trách anh đã quá lo âu
Đời người hiu quạnh
Làm thế nào khi lòng mình nứt rạn kia em
Dù không muốn gục ngã trong đêm
Nhưng đã bao nhiêu lần đêm khuya
Anh không biết đã làm thơ
Hay đã chọn âm thanh làm độc dược
Em đừng trách anh để lòng mình tủi cực
Đến ngại ngùng dù nắng dù mưa
Sao em không về
Để dù nắng dù mưa
Dù trong thời gian có sắc màu
Của những thiên đàng đổ vỡ
Ngủ say mềm
Vì lòng anh (em đã biết)
Có bao giờ thèm khát vô biên
Có bao giờ anh mong đừng chết
– dù để làm thơ
Nên tất cả chỉ là yêu em
Và làm thơ cho đến chết.
Em sẽ về, phải không em
Có gì đâu mà khó khăn, trắc trở
Chúng mình lại đi
Trên con đường chạy dài hoa cỏ
Là những đơn phương ngự của tình yêu
Mỗi ngón tay em
Anh vẫn gọi là một cửa đào nguyên
Và anh sẽ trở lại nguyên hình
Một anh chàng làm thơ
Mà suốt đời say rượu cúc
Có phải em sẽ về
Dù bầu trời ẩm đục
Hay bầu trời trang điểm bằng mây
Anh sẽ chải tóc em bằng năm ngón tay
Trong những chiều gió thổi.
(Trích tập san Sáng tạo, 1957)
-o0o-o0o-o0o-
BÂY GIỜ
Tặng Thái Thủy
Thế kỷ chúng tôi chót buồn trong mắt
Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư
Tay quờ quạng cầm tay vài tiếng hát
Lúc xòe ra chẳng có một âm thừa.
Cửa địa ngục ở hai bên lồng ngực
Phải vác theo trăm tuổi đường dài
Nên có gửi cho ai vài giọng nói
Cũng nghe buồn da diết chạy trên môi.
Hai mắt rỗng phải che bằng khói thuốc
Chúng tôi nằm run sợ cả chiêm bao
Mỗi buổi sáng mặt trời làm sấm sét
Nên nhìn đêm mở cửa chẳng đi vào.
Năm ngón tay có bốn mùa trái đất
Chúng tôi cầm rơi mất một mùa xuân
Có cất tiếng đòi to. Tiếng đòi rơi rụng
Những âm thanh làm thành sẹo trong hồn.
Chúng tôi chót ngẩng đầu nhìn trước mặt
Trán mênh mông va chạm cửa chân trời
Ngoảnh mặt lại đột nhiên thơ mầu nhiệm
Tiếng hát buồn đè xuống nặng đôi vai.
Nguyên Sa
…………………………………………………………………
Fwd: GÓC TỐI HỀ CHARLOT
Kim Vu to: ….,me
> Sinh thời, Charlie Chaplin đã tìm mọi cách phong tỏa thông tin về cuộc sống phía sau màn ảnh của mình. Tuy vậy, những bí mật về “vua hề Sác-lô” vẫn dần được hé lộ theo thời gian.
>
> Nhân vật “The Tramp” ra đời như thế nào?
>
> Có lần được giao đóng vai một người say hồi năm 1914, Chaplin đã bị thu hút bởi chiếc quần rộng thùng thình của một nam diễn viên. Chaplin bắt đầu hình dung về một nhân vật hội tụ tất cả những điểm đối lập – “quần rộng, áo chật, mũ nhỏ, giày to”. Vậy là nhân vật “The Tramp” ra đời, thể hiện cách nhìn của Chaplin đối với những người đàn ông trung lưu.
> Chiếc mũ quả dưa thể hiện lòng tự trọng, dù nghèo khó, vất vả, nhưng vẫn luôn đội mũ để thể hiện mình là con người có văn hóa ứng xử; bộ ria thể hiện sự phù phiếm, muốn theo đuổi một chút lịch lãm của những người đàn ông thượng lưu; cây gậy hướng đến sự đỏm dáng khi xuất hiện trước phụ nữ. Đó chính là ý niệm mà Chaplin gửi gắm vào nhân vật hài kinh điển.
> “Vua hề” trên màn ảnh, “quái vật” khắc nghiệt trên phim trường
>
> Sinh thời, Charlie Chaplin đã phải dày công che giấu cách làm việc của mình trên phim trường. Thường khi một nghệ sĩ lao động nghệ thuật nghiêm túc, đó là niềm tự hào và họ sẽ không ngần ngại chia sẻ với người hâm mộ.
>
> Nhưng trong trường hợp của Chaplin, ông lao động nghệ thuật một cách khắc nghiệt, với chính mình và với đoàn phim, đến mức trở thành nỗi ám ảnh của những người cộng tác. Đối với mỗi cảnh phim, Chaplin không ngần ngại quay đi quay lại tới cả chục lần, và khi phim đã đóng máy, Chaplin lại không mệt mỏi biên tập đi, biên tập lại cho tới tận sát thời điểm phim ra rạp…
> Đối với một diễn viên hài – người luôn mang lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả, nếu để lộ khía cạnh khắc nghiệt, đáng sợ của mình, sự nghiệp “gây cười” sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, Chaplin đã bằng mọi cách giấu kín cuộc sống phía sau màn ảnh.
>
> Chaplin không cho phép phóng viên, thợ ảnh, được xuất hiện trên phim trường của ông. Chỉ có những người bạn nhiếp ảnh gia được ông tin cậy mới được phép mang máy ảnh tới phim trường bởi ông hiểu họ sẽ biết phải làm gì với những góc máy và sẽ không ba hoa, nhiều lời.
>
> Dù Chaplin có viết tự truyện, nhưng ông đề cập rất ít tới quá trình thực hiện các bộ phim kinh điển của mình. Chaplin đã cố gắng phong tỏa những thông tin bất lợi, nhưng một khi đã vươn tới đẳng cấp của ngôi sao quốc tế, việc đó gần như bất khả thi.
>
> Quay một cảnh… 360 lần
> Trong phim “City Lights” (1931), có một cảnh nhân vật “The Tramp” lần đầu gặp cô gái mù đứng bán hoa trên phố, Chaplin đã yêu cầu nữ diễn viên đóng cặp với mình đóng đi đóng lại cảnh này tới 360 lần trong ròng rã 10 tháng.
>
> Ban đầu, Chaplin dự định hoàn tất việc quay phim “City Lights” trong vài tuần nhưng rồi cuối cùng, ông đã thực hiện bộ phim trong 179 ngày kéo dài từ năm 1928 đến 1930 một cách không liên tục. “City Lights” là bộ phim quay lâu nhất trong sự nghiệp của Chaplin.
> Ăn giày… 64 lần
> Trong phim “The Gold Rush” (1925), khi “The Tramp” và một anh bạn (nam diễn viên Mach Swain thủ vai) bị kẹt vì bão tuyết trong hành trình đào vàng, họ đã buộc phải ăn giày chống đói. Chaplin yêu cầu cả mình và bạn diễn đều phải… ăn giày. Một người thợ chuyên làm bánh mứt kẹo được đặt hàng thực hiện 20 đôi giày làm bằng cam thảo.
>
> Để thực hiện cảnh này, Chaplin yêu cầu quay đi quay lại 64 lần. Bản thân Chaplin về sau nghĩ lại vẫn cảm thấy tội nghiệp cho nam diễn viên Mach Swain: “Ông ấy bị tiêu chảy trong 2 ngày quay cuối và đã rên lên: Tôi không thể ăn thêm bất kỳ cái giày chết tiệt nào nữa đâu”.
“Bố già” Marlon Brando gọi “vua hề” Chaplin là “quái vật”
> Trong ảnh trên, nam diễn viên “Bố già” Marlon Brando, ngồi ngoài cùng bên phải, cạnh nữ diễn viên Sophia Loren; Chaplin ngồi ngoài cùng bên trái. Họ cùng xuất hiện trong bộ phim cuối cùng của Chaplin – “A Countess From Hong Kong” (1967).
>> Ý tưởng của Chaplin là Brando sẽ nhại theo lối diễn xuất của mình, nhưng đối với một cá tính diễn xuất như Brando, yêu cầu như vậy không khác nào đánh đố. “Brando rõ ràng không phù hợp với vai diễn đã nhận, Brando và Chaplin liên tục đối đầu. Ngày qua ngày, không khí trên phim trường càng trở nên căng thẳng” – nữ diễn viên Sophia Loren từng chia sẻ.
>
> Nhớ lại kỷ niệm đóng phim chung với “vua hề”, Brando từng nói: “Chaplin không phải là người phù hợp để làm đạo diễn. Ông ấy là một tài năng đáng nể nhưng là một con người quái vật”.
>
> Khắc nghiệt với người lớn, dịu dàng với trẻ nhỏ
>
> Tuy là một con người khắc nghiệt trên phim trường nhưng trong những giờ nghỉ giải lao, dù rất mệt mỏi, Chaplin vẫn luôn “tấu hài” phục vụ cho đoàn phim và những trẻ em nghèo háo hức “lân la” quanh phim trường. Có lẽ đó là cách “vua hề” đền bù cho những lúc căng thẳng với đoàn phim.
>
> Một điều lạ là Chaplin làm việc rất suôn sẻ với trẻ em, như với cậu bé Jackie Coogan xuất hiện trong phim “The Kid” (1921). Lý giải về điều này, Chaplin cho rằng: “Những đứa trẻ có thể đóng đi đóng lại một cảnh mà không mất đi sự vui vẻ, hứng thú. Tôi đã thấy những em bé diễn một cảnh tới cả chục lần nhưng sự chú tâm và niềm háo hức vẫn còn nguyên vẹn”.
>
> Tuổi thơ đầy bi kịch
>
> Chaplin sinh ra trong nghèo khó ở London, Anh năm 1889. Mẹ ông không có nghề nghiệp ổn định và đã có lúc mấy mẹ con phải sống vất vưởng trên hè phố. Mẹ của Chaplin có cuộc sống khá rắc rối, bà có ba người con với… ba người đàn ông, từng phải ra vào trại tâm thần và cuối cùng phải đưa các con vào trại tế bần.
>
> Nói về tuổi thơ của mình, Charlie Chaplin chia sẻ: “Nếu ai muốn đong đếm hàm lượng đạo đức trong gia đình tôi bằng cách đem áp dụng những chuẩn mực thông thường, điều đó sẽ sai lầm giống như đem nhiệt kế nhúng vào nồi nước sôi”.
>
> Tuổi thơ của Chaplin bị ông coi như đã kết thúc từ năm lên 7, khi đó, ông phải vào trại tế bần. Thực tế, đây là cú sốc mà không bao giờ Chaplin có thể vượt qua: “Tôi hầu như chẳng bao giờ biết thế nào là khủng hoảng bởi tôi đã luôn sống trong khủng hoảng từ khi còn là một cậu bé. Tôi tự cho phép mình thoát ra khỏi mọi rắc rối bằng cách lãng quên chúng”.
>
> “Giấc mơ Mỹ” của Charlie Chaplin
>
> Ngay từ nhỏ, Chaplin đã bắt đầu tham gia biểu diễn trong những vở kịch vui để kiếm sống. Năm 1910, chàng thanh niên Chaplin cùng đoàn kịch có chuyến lưu diễn đầu tiên sang Mỹ. Khi thuyền sắp tới Mỹ, tất cả mọi người đều lên boong để được nhìn thấy nước Mỹ từ xa.
>
> Khi đó, Chaplin một chân ghếch lên thanh chắn an toàn, hai tay dang rộng và tuyên bố: “Nước Mỹ, ta tới đây để chinh phục! Tất cả đàn ông, phụ nữ, trẻ nhỏ rồi sẽ phải nhắc tới tên ta!”. Sau này, giây phút “tiên đoán” của Chaplin đã được nam diễn viên hài Stan Laurel – một đồng nghiệp cùng có mặt trên boong tàu lúc đó – kể lại.
>
> Ngay năm sau, ở tuổi 25, vận may bắt đầu mỉm cười với Chaplin khi nhân vật “The Tramp” ra đời và được khán giả Mỹ yêu mến. Một thập kỷ sau, Chaplin đã trở thành người giàu có, nổi tiếng và thế lực ở Hollywood. Cho tới giờ, Chaplin vẫn được coi là “kỳ quan của điện ảnh”. Ông tin vào sự hoàn hảo và mỗi bộ phim của Chaplin đều là bằng chứng của tài năng.
>
> “Hitler đã sao chép ria mép của tôi”
>
> Chaplin từng chia sẻ nửa đùa nửa thật rằng: “Khi lần đầu tiên nhìn thấy Hitler, tôi đã nghĩ ông ta sao chép hình ảnh của tôi, lợi dụng thành công của tôi”. Đối với Đức Quốc xã, Chaplin là cái gai trong mắt, phim của Chaplin bị cấm lưu hành.
>> Khi căng thẳng gia tăng ở Châu Âu, Chaplin nảy ra ý tưởng rằng sự tương đồng giữa “The Tramp” và Hitler về mặt ngoại hình sẽ là một cơ hội để đả kích trùm Phát-xít. Bộ phim đã khiến các đối tác của Chaplin lo lắng vì động chạm quá sâu vào chính trị. Chỉ tới khi Tổng thống Mỹ Roosevelt “bật đèn xanh” cho Chaplin, bộ phim “The Great Dictator” mới được xúc tiến.
>
> Chaplin “trêu” Đức Quốc xã
>
> Sau khi nhận được sự ủng hộ của Tổng thống, “The Great Dictator” (1940) được xúc tiến thực hiện hoàn toàn bằng tiền của Chaplin. Đức Quốc xã gọi đây là “bộ phim chống Đức một cách hốt hoảng” bởi thoạt tiên phim bị “ế” khi ra rạp. Tuy vậy, càng về sau, phim càng trở nên ăn khách, đặc biệt ở thời điểm sau khi Thế chiến II kết thúc.
> Phim cũng đánh dấu mốc quan trọng đối với Chaplin. Đây là bộ phim đầu tiên Chaplin có sử dụng lời thoại, trước đây, nhân vật của ông chỉ im lặng “tấu hài”. Đồng thời, đây cũng là lần cuối cùng “The Tramp” xuất hiện trên màn ảnh và là thành công sau chót của nhân vật này.
>
>
> 3 cuộc hôn nhân bi kịch
> Trong cuộc đời mình, Chaplin trải qua 4 cuộc hôn nhân. 3 cuộc hôn nhân tan vỡ là 3 cơn ác mộng đối với những người trong cuộc. Chaplin luôn bị những người phụ nữ buộc tội là độc ác, tàn nhẫn, hành hạ họ về tâm lý và đôi khi còn khá bạo lực. Người vợ đầu của Chaplin từng nói về ông rằng: “Chaplin là một thiên tài, và một thiên tài thì không bao giờ nên kết hôn”.
> Cuộc hôn nhân đầu tiên của Chaplin “xảy đến” vì bạn gái ông giả vờ có bầu. Cuộc hôn nhân thứ hai cũng khởi đầu vì một… “tai nạn” tương tự. Cuộc hôn nhân thứ ba tan vỡ vì vợ ông không chịu nổi tính cách áp đặt của chồng.
>
> Chaplin và người vợ thứ 4. Họ đã sống hạnh phúc bên nhau 18 năm cho tới khi Chaplin qua đời và có 8 người con.
> Khi hai cuộc hôn nhân đầu tan vỡ, Chaplin đã bị vợ cũ bóc mẽ. Đối với người có thói quen phong tỏa mọi thông tin bất lợi như Chaplin, đây là cú sốc khó vượt qua, ông đã suýt tự tử nhưng được ngăn cản kịp thời. Trải qua 3 lần đổ vỡ, ở cuộc hôn nhân thứ 4, Chaplin cuối cùng đã may mắn tìm thấy hạnh phúc đích thực.
>
……………………………………………………………..