Nguồn:Báo Cali Today-Cập nhật: 02/08/2014 16:27
Đường lối quốc phòng của Obama là mối nguy hiểm đối với Hoa Kỳ
TT Obama. Photo courtesy: The Daily Caller
Nếu chính quyền hiện nay của TT Obama không thay đổi ngược lại chiến lược quốc phòng, và yêu cầu các nhà dân cử đảng Dân Chủ thay đổi chính sách cắt giảm quốc phòng, thì quốc gia của chúng ta sẽ rơi vào tình trạng mà nơi đó chúng ta không có khả năng tự phòng thủ và có thể sẽ trở thành nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố trên đất Mỹ một lần nữa.
Cali Today News – Tờ The Daily Caller vừa đăng một bài viết đáng chú ý của Joseph Miller, một bút hiệu của một viên chức có thứ hạng của Ngũ Giác Đài, với tựa đề “Pentagon Official: The Facts Are In, And Obama’s Policy Is A Direct Danger To The United States.” Tác giả là một người thông hiểu và có kiến thức về các cuộc hành quân đặc biệt của Mỹ và kinh nghiệm chiến tranh tại Iraq và Afghanistan. Ông ta đang làm việc về hoạch định chiến lược… Dưới đây là bài lược dịch để chúng ta có thể hiểu luận lý của tác giả về chính sách sai lầm về chiến lược quân sự của TT Obama có tác động xấu, tiêu cực và nguy hiểm như thế nào đối với Hoa Kỳ, và ông ta đề nghị sự tái thay đổi chiến lược sai lầm này càng sớm càng tốt.
Bản báo cáo đã được công bố và sự nhìn lại chính sách đối ngoại của tổng thống đã rõ ràng: Nếu không có sự đổi hướng ngay lập tức thì nước Mỹ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Vào năm 2013, Viện Hòa Bình của Hoa Kỳ – một viện phi đảng phái, độc lập, do quốc hội tạo ra – mà “sứ mệnh là ngăn chận, làm giảm nhẹ, hay giải quyết các xung đột bạo động trên khắp thế giới” đã được yêu cầu nhằm giúp đỡ Ủy Ban Quốc Phòng (The National Defense Panel) xem lại Bản Lượng Định Quốc Phòng Mỗi 4 Năm Một Lần (Quadrennial Defense Review – QDR). Ủy Ban Quốc Phòng là một ủy ban lưỡng đảng do quốc hội thành lập mà các đồng chủ tịch do Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel chỉ định.
Vào ngày 31 tháng 7 vừa qua, Ủy Ban Quốc Phòng đã công bố một bản tường trình mà bay lâu nay được chờ đợi về tính chất hiệu quả của Bản Lượng Định Quốc Phòng Mỗi 4 Năm Một Lần, và đã báo cáo những nhận định cho quốc hội Hoa Kỳ.
Ủy Ban Quốc Phòng không nhằm tấn công hay chỉ trích ai cả. Những phát hiện của ủy ban này là một bản cáo trạng gay gắt (scathing indictment) về chính sách ngoại giao, về chính sách quốc phòng và về an ninh quốc gia của TT Obama.
Ủy ban này nhận thấy rằng Bản Lượng Định Quốc Phòng Mỗi 4 Năm Một Lần của TT Obama, việc cắt giảm quân đội và việc cắt ngân sách quốc phòng hàng ngàn tỷ,… sẽ đưa đất nước Hoa Kỳ vào một tình trạng mà nơi đó không có khả năng chống trả lại những đe dọa đối với nền an ninh quốc gia. Ủy ban này kết luận rằng chính sách đó cần phải đảo ngược lại càng sớm càng tốt.
Đặc biệt hơn, bản tường trình này còn nhấn mạnh rằng chính quyền cần trở lại “luận thuyết phản ứng uyển chuyển” (the flexible response doctrine) – một luận thuyết mà trong đó quân đội Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ có thể tiến hành hai cuộc chiến tranh cùng một lúc.
Trong hoàn cảnh hiện tình và những sự đe dọa đối với quốc gia của chúng ta, ủy ban này nhận thấy rằng học thuyết hai chiến tranh vẫn còn được cần đến để đáp ứng những thử thách hiện nay đối với nền an ninh quốc gia của chúng ta. Sự cắt giảm binh sĩ và ngân sách đều là những biểu hiện của sự thay đổi chính sách, vì thế cần phải sớm thay đổi.
Vậy thì “luận thuyết phản ứng uyển chuyển” (the flexible response doctrine) là gì và tại sao lại quá quan trọng như thế?
Vào năm 1961, chính quyền của cố TT Kennedy đã tìm kiếm sự tái tạo tân luận thuyết quốc phòng, sau khi kết luận rằng luận thuyết “New Look” của cố tổng thống Dwight D. Eisenhower, một luận thuyết về sự hủy diệt tương hỗ (mutually-assured destruction) không còn phù hợp đối với cuộc Chiến Tranh Lạnh nữa.
Lúc đó, cố TT Kennedy quyết định rằng Mỹ sẽ phải theo đuổi luận thuyết “Flexible Response Doctrine” (luận thuyết phản ứng uyển chuyển) mà luận thuyết này nhằm “cột chân” đối phương qua những chiến lược ngăn chận và khả năng tiến hành hai cuộc chiến tranh và một cuộc xung đột đồng thời cùng lúc.
Luận thuyết này đưa nước Mỹ vượt qua cuộc Chiến Tranh Lạnh, và những cuộc chiến khác sau đó, bất kể đó là những cuộc chiến với các quốc gia khác hay không phải với các quốc gia.
Vào năm 2012, chính quyền của TT Obama đã quyết định thay đổi chính sách “hai cuộc chiến tranh rưởi” (Flexible Response doctrine) của cố TT Kennedy, một phần do sự mệt mõi chiến tranh của nước Mỹ, sau khi tham chiến trên một thập niên, và một phần vì sự giới hạn ngân sách do kinh tế suy thoái tạo ra.
Chính quyền đã tuyên bố ý định cắt giảm mạnh mẽ ngân sách quốc phòng và tái xem xét việc đặt mua các hệ thống và phương tiện quốc phòng quy mô, mà những điều này sẽ tạo ra tầm vóc và quy mô của quân đội Hoa Kỳ trong tương lai.
Bởi vì TT Obama lần đầu được bầu lên trong bối cảnh phản chiến, nên quyết định trên là có thể hiểu được.
Vấn đề ở đây là vào lúc chính quyền Obama công bố sự thay đổi của học thuyết quốc phòng, thì TT Obama vẫn xuất hiện trên truyền hình đe dọa sử dụng quân đội ở Iran và Syria, công bố chuyển trục chiến lược về Á châu để đối đầu với sự trổi dậy của Trung Quốc, hay thề giữ các hiệp ước quốc phòng với Do Thái, Đài Loan, Nam Hàn và Nato,…
Tất cả những điều đó diễn ra trong lúc chúng ta vẫn còn tham chiến tại Afghanistan. Làm sao mà bạn có thể đe dọa ra tay quân sự mà điều này có thể dẫn tới chiến tranh khi mà bạn đang tham chiến tại Afghanistan, nếu như bạn thay đổi học thuyết quốc phòng chỉ tham chiến một cuộc chiến vào một thời điểm nào đó mà thôi?
Những kẻ xấu miệng thì tranh luận rằng đây cũng là điều tốt, bởi vì điều này sẽ ngăn cản tổng thống mở ra cuộc chiến khác.
Cũng đáng nói ra rằng không phải cuộc chiến nào cũng do chúng ta chọn lựa. Nước Mỹ tham chiến 2 lần trong 50 năm qua bởi vì đất nước chúng ta bị kẻ thù tấn công. Và không giống thế chiến thứ hai, kẻ thù của chúng ta hiện chưa bị đánh bại, dù cho rằng tổng thống hoạch định rút lui quân đội khỏi Afghanistan và chọn không ra đòn tấn công chống lại những kẻ thù ở Iraq, Syria, Africa,… Đó là những kẻ thù tìm cách làm hại chúng ta. Và kẻ thù đó đã thề rằng chỉ làm hại chúng ta mà thôi.
Một điều còn buồn phiền hơn là học thuyết quốc phòng này cũng sẽ hạn chế tối đa chiến lược đặt hàng quốc phòng.
Hải quân Hoa Kỳ mua tàu để sử dụng trong 50 năm tới. Điều này có nghĩa rằng tàu chiến mà chúng ta mua bây giờ sẽ bổ sung vào chiến thuyền của hải quân Hoa Kỳ vào năm 2065.
Sự thay đổi học thuyết quân sự mà TT Obama đang làm sẽ có hiệu quả tiêu cực trên quy mô và tầm vóc của quân đội vũ trang Hoa Kỳ trong nhiều thập niên tới.
Với một Trung Quốc trổi dậy, với một nước Nga đang tái xuất hiện, và với sự đe dọa liên tục của chủ nghĩa khủng bố trên tòan cầu, liệu ai dám biết trước vào lúc nào đó, Mỹ sẽ có còn khả năng đáp ứng những thử thách ập đến hay không?
Cựu bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld nhận định rằng “Bạn sẽ tham chiến với một quân đội mà bạn có, chứ không phải bằng một quân đội mà bạn muốn.” Ông ta bị phê phán vì nhận định này, nhưng nhận định đó phản ảnh một thực tế là ông ta phải tham chiến với một quân đội suy yếu sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh dưới thời kỳ Bill Clinton.
Chiến tranh không phải là trò chơi điện tử. Bạn không thể bấm nút dừng lại khi khủng hoảng đang diễn ra, và yêu cầu ngành kỹ nghệ quốc phòng cũng như các dịch vụ quân đội cung cấp những nhu cầu để qúy vị tiến hành chiến tranh.
Nhu cầu đó xuất phát từ một chiến lược đặt mua vũ khí dài hạn mà học thuyết quốc phòng nêu ra, phản ảnh đúng những đe dọa sẽ xảy ra trong tương lai.
Nếu chính quyền hiện nay của TT Obama không thay đổi ngược lại chiến lược quốc phòng, và yêu cầu các nhà dân cử đảng Dân Chủ thay đổi chính sách cắt giảm quốc phòng, thì quốc gia của chúng ta sẽ rơi vào tình trạng mà nơi đó chúng ta không có khả năng tự phòng thủ và có thể sẽ trở thành nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố trên đất Mỹ một lần nữa.
Nguyễn Xuân Nam
……………………………………………………………………
Chiến Lược Chống Khủng Bố “Lạ”?
Nguồn:Vietbao.com- 03/03/2015
Vũ Linh
…đồi núi Idaho cũng biết khủng bố là Hồi giáo. Chỉ có TT Obama là không chịu nhìn nhận…
Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc ra tuyên bố và hầu hết truyền thông dòng chính ngoan ngoãn lập lại “khủng bố giết 21 dân Ai Cập tại Libya”. Tưởng gì ghê gớm, chứ như vậy thì có ghê gớm đâu, trong cái thời đại loạn này, chuyện như vậy chỉ là chuyện bình thường, chuyện nhỏ mà. Phải không? Xin thưa, đó chính là thông điệp Tòa Bạch Ốc muốn chuyển đến dân Mỹ, với sự tiếp tay của truyền thông dòng chính: chuyện nhỏ không đáng để tâm.
Thật ra, trong cái câu ngắn gọn trên, Tòa Bạch Ốc và truyền thông dòng chính đã ém nhẹm 4 chuyện mang ý nghiã hết sức lớn lao.
1. Nhóm khủng bố đó chính là nhóm ISIS, có nghiã là ISIS mà TT Obama từng so sánh như đội bóng rổ trung học, đã từ Syria lan qua Iraq, lan qua Afghanistan, bây giờ đã lan qua tới Libya.
2. Nhóm ISIS là một nhóm khủng bố Hồi giáo cuồng tín, nhưng đúng theo chủ trương của TT Obama, cái chữ “Hồi giáo” là huý kỵ, tuyệt đối không được nhắc đến cho phải đạo chính trị.
3. Chúng không phải chỉ “giết”, kiểu như tung lựu đạn hay cho bom nổ chết một lúc hơn 20 người, mà xếp hàng họ, bắt quỳ xuống, rồi cứa cổ từng người một, cho quay phim phổ biến khắp thế giới. Nói “giết” hiển nhiên giúp câu chuyện đỡ ghê gớm hơn nhiều. Một kiểu gỡ tội, hay làm giảm tội, cho ISIS, không hơn không kém.
4. Hai chục nạn nhân vô tội đó đều là thường dân Ai Cập qua Libya làm nhân công kiếm sống, đều là những người “có tội”. Đó là cái tội ngoại đạo, không theo Hồi Giáo, mà là theo Thiên Chúa Giáo (Coptic).
Câu chuyện nhỏ này phản ánh không thể nào rõ ràng hơn chiến lược chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín của chính quyền Obama: đánh kẻ thù mà không chịu nhìn nhận kẻ thù là ai, đồng thời vừa đánh vừa vuốt, không muốn đánh thẳng thừng sợ làm “mất lòng” kẻ thù, sợ kẻ thù nổi trận lôi đình đánh mạnh hơn nữa thì … phiền lắm.
Làm cho ta nhớ lại những cái tựa trên báo Tuổi Trẻ: “Tàu lạ xâm phạm hải phận của ta tại Hoàng Sa” hay “Tàu lạ tấn công ngư dân ta”,… Đến thằng bé chăn trâu ở Cái Vồn cũng biết tàu lạ là tầu Trung Cộng. Chỉ có các đồng chí “đỉnh cao trí tuệ” là vẫn “nhất trí” là “tàu lạ”, có thể là từ Hỏa tinh xuống. Một thằng bé con chăn ngựa trong đồi núi Idaho cũng biết khủng bố là Hồi giáo. Chỉ có TT Obama là không chịu nhìn nhận thực tế này.
Ở đây, có một câu chuyện thật ý nghiã mà hầu hết dân sống trên đất Mỹ không biết.
Tập san TIME, có một ấn bản quốc tế, hơi khác ấn bản Mỹ, chỉ bán ngoài nước Mỹ và chú tâm nhiều hơn vào tin thế giới. Mới đây, tập san này ra số đặc biệt về tình hình Miến Điện, là nơi đang có xung đột giữa dân Miến, đại đa số theo Phật giáo, và khối dân Rohingya, là dân Hồi giáo gốc Bangladesh tràn qua biên giới. Không khác gì tình trạng dân gốc Nam Mỹ tràn qua Mỹ để kiếm sống, vì Bangladesh dân quá đông, nước quá nghèo.
Dân địa phương Miến chống vì lý do kinh tế, dành giựt việc làm và nguồn thực phẩm hiếm hoi của một trong những xứ nghèo nhất thế giới, và nhất là xung khắc tôn giáo. Cuộc xung đột thường đi đến bạo động, đánh giết nhau bằng gậy gộc, mã tấu giữa cả hai bên chết dăm ba người, bị thương vài chục người. Tình trạng lai rai như vậy từ mấy chục năm nay, nếu không muốn nói là suốt dọc lịch sử Miến.
Không hiểu vì lý do gì mà Nhà Nước Obama và truyền thông dòng chính Mỹ công khai đứng về phiá dân Rohingya, tố cáo chính quyền Miến có chính sách ngược đãi, kỳ thị, không nhìn nhận Rohingya là dân hợp pháp, không chịu cấp cho họ quốc tịch Miến. Biết đâu việc này nằm trong chiến lược toàn cầu vuốt ve dân Hồi giáo của chính quyền Obama?
Trở lại chuyện TIME. Báo này đăng hình một vị sư Miến trên trang bià trong ấn bản quốc tế đặc biệt đó, kèm theo cái tựa kinh hồn: “Lãnh Tụ Khủng Bố Phật Giáo” (Leader of Buddhist Terrorism).
Không cần phải là chuyên gia chính trị chính em gì hết, chỉ cần coi cái tựa đã thấy rõ sự thiên vị của truyền thông dòng chính Mỹ như thế nào. Khủng bố Al Qaeda, ISIS, giết cả ngàn người bằng những cách tàn ác nhất, vừa giết vừa hô Allahu Akba, nhưng truyền thông dòng chính, theo đúng chủ trương của Nhà Nước Obama, tuyệt đối không dám hé răng dùng chữ “Hồi giáo” kèm theo. Nhưng đối với cuộc xung đột lắt nhắt tại Miến Điện giữa hai khối dân Phật giáo và Hồi giáo, thì TIME không ngại ngùng gì phóng đại nhóm Phật giáo thành một “tổ chức khủng bố” tương đương với ISIS, mà lại còn ghi rõ “Phật giáo” nữa. Hàng ngàn đạo sĩ Hồi giáo đăng đàn rao giảng cổ võ cho khủng bố giết người ngoại đạo, chưa bao giờ báo TIME dám đụng đến. Nhưng một nhà sư kêu gọi bảo vệ ruộng đất và tôn giáo của khối dân Miến địa phương chống di dân lậu Rohingya được TIME dán ngay nhãn hiệu “lãnh đạo khủng bố Phật giáo” không một chút e dè.
Nhà Nước Obama và truyền thông cấp tiến biện giải không thể dùng danh từ “khủng bố Hồi giáo”, vì sợ mang ý nghiã tố cáo tất cả khối Hồi giáo là khủng bố. Thế thì TIME giải thích như thế nào chuyện gọi nhóm này là “khủng bố Phật giáo”? Hay là tại Phật giáo quả thực là một tôn giáo khủng bố?
Mà tại sao trong cuộc xung đột này lại nêu ra một bên là “khủng bố Phật giáo”, còn bên Hồi giáo Rohingya thì sao không nói đến, sao không gọi là “khủng bố Hồi giáo Rohingya”? Hiển nhiên, TIME gợi ý cho độc giả thấy khối Hồi giáo Rohingya chỉ là nạn nhân hiền hoà vô tội của mấy ông “sư khủng bố”. Trong khi sự thật khối Rohingya cũng đánh giết dân Miến ào ào không chút e lệ gì.
TIME gọi nhóm Rohingya là nhóm thiểu số bị khối đa số dân Miến đàn áp. Làm như thể tất cả 50 triệu dân Miến đang xúm lại đánh nhóm vài trăm ngàn dân Rohingya. Thực tế, chống khối Rohingya chỉ là nhóm vài trăm ngàn dân sống trong vùng Rakkhine, Tây-Bắc Miến, dọc biên giới Miến và Bangladesh thôi.
Trong bối cảnh dân Rohingya từ Bangladesh tràn qua Miến, chiếm đất, chiếm việc làm, chiếm nguồn lợi kinh tế (canh nông, hải sản) của dân Miến điạ phương, thậm chí trong vài vùng họ chiếm, còn phá chùa để xây đền Hồi, thì phản ứng chống đối của dân Miến dĩ nhiên phải là chuyện bình thường, nhưng theo TIME, thì đó chính là hành động của “khủng bố Phật giáo”.
Khủng bố Hồi giáo cuồng tín lộ liễu, khối cấp tiến nhắm mắt. Vài ông sư hô hào chống di dân lậu Hồi giáo, truyền thông dòng chính gán ngay nhãn hiệu “khủng bố Phật giáo”. Cái “lô-gíc” cấp tiến chỉ có dân cấp tiến mới hiểu và chấp nhận được. Những người có một ly công tâm cũng chỉ có thể gãi đầu gãi tai.
Quan điểm của TT Obama về cuộc chiến chống khủng bố Hồi Giáo cuồng tín ngày càng lạ lùng, ngày càng khó. Để biện minh cho những cảnh ISIS cứa cổ tù nhân, TT Obama khuyên chúng ta không nên ngồi trên ngựa trắng vểnh mặt làm cao khi chính những người Thiên Chúa Giáo cũng đã vi phạm những tội ác khủng khiếp chống Hồi giáo, nhân danh Ki-Tô giáo trong Thập Tự Chinh thời trung cổ.
Trước tiên, Thập Tự Chinh là một cuộc chiến để cứu dân Thiên Chúa Giáo và trừng phạt các đế quốc Hồi giáo khi đó đang tru diệt các nhóm Thiên Chúa Giáo trong vùng Trung Đông. Chỉ trong một trận đánh Hattin vào năm 1187, quân Hồi giáo tàn sát 40.000 dân Thiên Chúa giáo vô tội sau khi chiếm được thành. Thập Tự Chinh là một cuộc chiến tàn khốc, cả hai bên đều có những hành động tàn ác không bên nào thua bên nào. Nhưng đó là chuyện của cả ngàn năm trước. Tại sao TT Obama không lôi chuyện thời con người còn ăn lông ở lỗ ra để bào chữa cho những hành động của khủng bố Hồi giáo thế kỷ thứ 21?
Một nhà báo đặt câu hỏi gần đây hơn, thời lập quốc, mấy ông cao bồi Mỹ có chủ trương tận diệt dân da đỏ, nhưng vậy theo lý luận của TT Obama, Mỹ không có quyền leo lên ngựa trắng, vểnh mặt làm cao chỉ trích khi Hitler muốn tru diệt dân Do Thái, hay can thiệp vào cuộc thế chiến thứ hai với Đức?
Trước những hành động cắt cổ man rợ như vậy mà TT Obama thay vì lớn tiếng tố cáo và có hành động mạnh để chấm dứt, thì lại bối rối, loay hoay tìm cách phân trần biện minh không phải là Hồi giáo, không phải lỗi họ, chúng ta cũng thế mà, … Thế nghiã là gì? Kẻ viết này quả là không đủ khả năng để hiểu lập luận và sách lược của TT Obama.
Ta còn nhớ khi Bin Laden bị giết, Nhà Nước và truyền thông dòng chính khua chiêng trống về thành quả “vĩ đại” của TT Obama. Được hỏi về công của TT Bush, là người đã thành lập biệt đội thám kích và Seal Team đặc biệt để truy lùng Bin Laden trong cả chục năm trời, thì những người ủng hộ TT Obama khẳng định, chuyện xẩy ra dưới thời TT Obama (nói theo Mỹ: “under Obamas watch”) thì đó là công của TT Obama. Chấm hết. Không dính dáng gì đến Bush.
Như vậy, bây giờ chuyện ISIS lớn mạnh xẩy ra dưới thời TT Obama thì TT Obama có chịu trách nhiệm không? Hay là cái gì tốt thì là công của Obama, cái gì sai vẫn là lỗi của Bush?
TT Obama đã từng tuyên bố một cách rất thực tế: không cần tranh cãi nhiều vô ích, chỉ cần nhìn vào kết quả. Đây có lẽ là một trong số rất ít quan điểm mà cá nhân kẻ viết này hoàn toàn đồng ý với TT Obama. Ta thử nhìn vào thực tế giữa năm 2009 khi TT Obama mới nhậm chức và ngày nay, đầu năm 2015, sáu năm sau.
Năm 2009, tại Iraq, tướng Petraeus ổn định được tình hình chiến sự, phe Sunnis thân Saddam trước đây đã hợp tác chặt chẽ với quân lực Mỹ chống al Qaeda. Al Baghdadi đang trong tù, ISIS chưa được thành lập. Tại Afghanistan, tình hình cũng ổn định cả quân sự lẫn chính trị dưới quyền TT Karzai. Syria, Libya, Yemen chưa có nội chiến. Toàn thể Âu châu bình yên vô sự.
Sáu năm dưới TT Obama, đến 2015, ISIS khống chế một vùng rộng lớn, kéo dài từ phiá tây Syria, vùng biển Điạ Trung Hải, qua Iraq, Afghanistan, tới bên giới Iran phiá đông, với mỏ dầu mỗi ngày cung cấp cho quân khủng bố hàng triệu đô tiền bán dầu. Syria đánh nhau chết đã hơn 200.000 người. Libya trở thành một Somalia thứ hai, một xứ vô chính phủ, với quân khủng bố đủ nhóm, đủ nhánh chia nhau hùng cứ, đại sứ Mỹ nhẩy lên xe jeep tháo chạy qua biên giới Tunisia. Yemen cũng nối đuôi theo khi tòa đại sứ Mỹ di tản khẩn cấp trước khi quân khủng bố thân ISIS chiếm cả thủ đô. Khủng bố lan qua Nigeria, Mali. Đáng sợ hơn là khủng bố tràn qua cả Âu Châu, bắn giết tại Paris, Brussels, và Copenhague, thủ đô của ba nước Pháp, Bỉ, Đan Mạch. Thực tế, tuy chưa chính thức, cuộc chiến chống khủng bố đã trở thành một thứ “thế chiến thứ ba”.
So sánh hai bức tranh đó là thấy ngay thành quả chống khủng bố của TT Obama. Nói như TT Obama: “không cần tranh cãi nhiều vô ích, chỉ cần nhìn vào kết quả”.
Năm 2012, TT Obama ra trước Đại Hội Đảng Dân Chủ hùng hổ khoe thành tích giết Bin Laden, tuyên bố “đe dọa khủng bố coi như đã chấm dứt”, quân khủng bố lác đác vài tên loe nghoe đang vắt chân lên cổ chạy thục mạng. Tổng thống giữ lời hứa chấm dứt cuộc chiến “ngu xuẩn” của Bush tại Iraq, và đang trên đà rút quân khỏi Afghanistan. Tại cả hai xứ này, TT Obama hãnh diện khoe đang trao quyền lại cho hai chính quyền dân chủ, hùng mạnh và vững bền.
Ngày nay, TT Obama ra trước quốc hội phân trần, giải thích, biện minh, đổ thừa, làm đủ cách để xin quốc hội do đối lập Cộng Hoà kiểm soát cả hai viện, cho phép tổng thống có quyền hạn rộng lớn để đánh ISIS. Đề nghị của TT Obama trước tiên phải nói ngay là một thú nhận không thể nào rõ ràng hơn sự thất bại hoàn toàn của chiến lược Trung Đông của ông. Những lời tuyên bố trước đại hội đảng trong mùa tranh cử chỉ là huênh hoang khoác lác vô căn cứ. Rút cho mau, cho lẹ, cho cố, bây giờ phải xin phép trở lại. Đây là điều “anh ngốc của làng” Bush, đã cảnh giác ngay từ đầu: rút nhanh quá thì sẽ phải trở lại sớm thôi.
Quốc hội còn đang bàn thảo, nhưng ta thấy ngay cảnh tréo cẳng ngỗng của chính trị Mỹ.
Đề nghị của TT Obama bị phe đối lập Cộng Hòa chống vì cho là quá yếu, tổng thống tự trói tay mình trong đủ loại điều kiện, sẽ chẳng thực hiện được chuyện gì, nhất là lại có cái đoạn kết được ấn định trước là đúng ba năm sau sẽ kết thúc. Trong lịch sử nhân loại, chiến tranh nhiều vô kể, nhưng cuộc chiến của TT Obama sẽ là cuộc chiến đầu tiên có hạn kỳ ấn định trước, đúng ba năm. Có nghiã là thua hay được, có hay không có thoả thuận đình chiến, hay gì gì xẩy ra đi nữa, thì Mỹ cũng sẽ tuyên bố chiến tranh chấm dứt đúng tháng, đúng ngày, đúng giờ. Cần để đồng hồ reo để nhắc nhở. Điều đáng lưu ý là vị tổng thống phải lấy quyết định đó sẽ không phải là TT Obama, vì khi đó ông đang tắm biển Hawaii rồi. Ông hay bà nào làm tổng thống khi đó sẽ phải nhận cái trách nhiệm lạ lùng này.
Đề nghị của TT Obama trái lại cũng bị phe ta Dân Chủ chống kịch liệt vì quá… mạnh, cho tổng thống quá nhiều quyền, ba năm là quá lâu,…
Nôm na ra, trong cuộc chiến chống khủng bố, phe hậu thuẫn TT Obama bây giờ là phe bảo thủ Cộng Hòa, trong khi phe chống đối lại chính là phe ta Dân Chủ. Chính trị Mỹ!
Gần đây, một bà cấp tiến diễn giải nguyên nhân của khủng bố: thiếu công ăn việc làm. TT Obama mau mắn hậu thuẫn ngay ý kiến này. Đại để thì câu chuyện này đã được bàn trên cột báo này rồi. Khối cấp tiến luôn giải thích mọi vấn đề qua lăng kính “kinh tế xã hội”. Khủng bố Hồi giáo sinh ra từ nghèo đói, thiếu ăn, thiếu công ăn việc làm, thiếu tự do dân chủ,… Từ đó đi đến giải pháp cấp tiến tiêu biểu: gia tăng viện trợ kinh tế cho mấy nước này, trợ cấp đủ loại cho dân, Nhà Nước đổ tiền tạo công ăn việc làm là xong. Nói cách khác, khủng bố không là hậu quả của cuồng tín Hồi giáo, hay tham vọng chính trị của vài nhóm Hồi giáo cực đoan, mà chỉ là vấn đề xã hội, mà chỉ có cải cách xã hội và trợ cấp mới giải quyết được. Mang trợ cấp ban phát cho “dân nghèo” là giải pháp mầu nhiệm cho tất cả các vấn đề của nhân loại. Đó là quan niệm nền tảng của khối cấp tiến.
Thực tế không hẳn vậy. Mohamed Atta, người lãnh đạo nhóm cảm tử lái máy bay ngày 9/11 tốt nghiệp tiến sĩ tại Đức, là con một luật sư nổi tiếng. Bin Laden là triệu phú. Ayman al Zawahiri, người kế vị Bin Laden, là một bác sĩ phẩu thuật. Nidal Hasan bắn chết đồng đội tại Fort Hood là một thiếu tá quân đội Mỹ. Faisal Shahzad bị bắt khi tính đặt bom trong xe SUV của anh ta đậu tại Manhattan, là chuyên gia tài chánh của công ty mỹ phẩm nổi tiếng Elizabeth Arden. Cái tay khủng bố bịt mặt, mặc toàn đồ đen, dùng dao ngắn cứa cổ con tin trên TV, mới đây đã bị khám phá ra là Mohamed Emweza, dân Anh gốc Kuwait, con nhà khá giả, chuyên viên thảo chương điện toán tốt nghiệp Đại Học Westminster tại Luân Đôn. Trong một nghiên cứu của chuyên gia tâm lý Marc Sageman về 172 tên khủng bố nổi tiếng nhất, hai phần ba thuộc giới trung lưu, tốt nghiệp đại học, trong đó có không ít tiến sĩ, một nửa là chuyên viên đang có việc làm tốt.
Một sự kiện mới còn quái lạ hơn nữa. TT Obama mới đây mở một cuộc “Hội Thảo Thượng Đỉnh Chống Bạo Lực Cực Đoan”. Ai cũng hiểu đây là hội nghị bàn về chống khủng bố cuồng tín Hồi giáo, nhưng đúng sách vở Obama, không ai dám đụng đến danh từ “Hồi giáo”. Danh sách những người tham dự được giữ bí mật vì “lý do an ninh” đến giờ chót. Cuối cùng người ta được biết trong những tham luận gia, có ông Salam al-Marayati, dân Mỹ gốc Iraq. Ông này lãnh đạo một tổ chức Hồi giáo tại Los Angeles, xuất thân từ tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo Ai Cập -Muslim Brotherhood- là một tổ chức đã bị chính quyền Ai Cập loại ra khỏi vòng luật pháp vì là một tổ chức khủng bố. Ông này cũng là người chuyên bênh vực tổ chức khủng bố Palestine Hezbollah chống Do Thái. Ông ta cũng là người đã khẳng định Do Thái là thủ phạm vụ 9/11 chứ không phải Al Qaeda!
Không nói thì ai cũng hiểu Nhà Nước Obama mời ông này tham gia để gọi là có tiếng nói bênh vực, bào chữa cho khủng bố chứ không phải để góp ý tìm biện pháp chống khủng bố. Đó là chiến lược “lạ” chống khủng bố “lạ” của TT Obama. Nếu TT Obama mời được al-Baghdadi, lãnh tụ ISIS qua tham dự, chắc ông cũng sẽ làm ngay. Gọi là cho công bằng. Áp dụng cái sách lược lạ lùng này, ngày xưa đáng lẽ TT Roosevelt đã phải mời Hitler qua Mỹ giải thích chính sách tru diệt Do Thái, gọi là cho công bằng.
Dân Mỹ nghĩ sao? Thăm dò mới nhất của đài TV phe ta CNN cho thấy trong 10 người, có 6 cho rằng cuộc chiến chống khủng bố đang thất bại, chỉ có 4 cho rằng có chút tiến bộ. (03-01-15)
Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.
………………………………………………………..
FW: Jordan’s king
Xin phép cuối năm chuyển chuyện chiến tranh. Nhưng chẳng đặng đừng.
Vì quân IS quá tàn nhẫn, dã man …và ngu nữa.
dq
——————————–
Jordan’s king
The Islamic State put a captured Jordanian pilot in a metal cage, poured gasoline all over him, set him on fire and filmed it. They then released the video to the world, showing how bad they were. What they DIDN’T think of was what little, poor, broke Jordan would think about it. Jordan’s king is totally pissed about it. He’s declared war on IS and says that they will fight until the last round has been sent downrange. IS MIGHT want to be concerned that burning the pilot alive was a very bad idea. You see, King Abdulla II is also a military pilot who today led an attack on IS:
Oh, he also rides a Harley Davidson:
His queen is totally hot (I forgot to mention, she’s Palestinian):
AND he was trained at Sandhurst, the esteemed British Royal Military Academy. He is specifically qualified in special warfare and has ensured that Jordan has the best equipped and most highly trained special warfare troops in the region AND he is a qualified jumpmaster:
What the King is, is a total warrior, a stud and he leads from the front:
Gee, I wish WE had a leader like that…
……………………………………………………………….
Khi Nhà Báo Nói Láo
Nguồn:Vietbao.com-17/02/2015
Vũ Linh
… Obama dấu kín hồ sơ học bạ, không ai biết ông thi đậu ra Harvard với bao nhiêu điểm, với luận án gì…
Truyền hình Mỹ đang qua cơn “khủng hoảng” uy tín khi một trong những ký giả hàng đầu của NBC thú tội đã “nói nhầm”!
Đây là câu chuyện của anh ký giả Brian Williams. Thật ra anh này không phải là ký giả, cũng chẳng phải nhà báo hay bình luận gia gì, chỉ là một anh đọc tin tức trên TV. Bản tin anh đọc cũng chẳng phải do anh tự tay viết ra. Anh có cả một ban tham mưu lựa tin, viết tin, rồi đưa cho anh duyệt, thêm mắm thêm muối, rồi anh mang ra trước ống kính đọc, trong giờ tin thời sự quan trọng nhất trong ngày, 6g30 mỗi ngày trong tuần.
Anh Williams là người đọc tin cho đài NBC, là đài TV “hâm mộ” TT Obama tích cực nhất, cùng với đài “con” là MSNBC.
Cách đây ít ngày, anh lên TV, nhân đọc tin chiến sự tại Trung Đông, nhắc lại chuyện anh đã từng bay trực thăng tại Iraq, bị trúng hỏa tiễn phải đáp khẩn cấp xuống ngay, xém chết. Ngay sau đó, tạp chí quân sự Stars & Stripes viết bài tố là anh Williams… phịa hoàn toàn. Bài báo kể lại chuyện vài quân nhân đi cùng chuyến bay với anh Williams tố máy bay chẳng bị bắn gì, cũng chẳng bị đe dọa gì. Chiếc trực thăng bị bắn là chuyến bay trước, cách đó khoảng một tiếng đồng hồ. Anh Williams biết tin này, có phỏng vấn phi hành đoàn trực thăng bị bắn đó, rồi sẵn trớn, lên truyền hình kể ngay là chính trực thăng của anh bị bắn. Câu chuyện xẩy ra năm 2003, và từ đó đến nay, anh đã lập lại câu chuyện này không biết mấy chục lần trên tv vì theo anh, đây quả là một chuyện “đổi đời” đối với anh, đã khiến anh thay đổi cái nhìn về chiến tranh. Đến độ bây giờ những quân nhân cùng bay với anh đã bực mình, không giữ im lặng nữa, mà nhẩy ra tố anh nói phét.
Ngay sau đó anh Williams đã công khai xin lỗi. Anh giải thích là anh đã theo dõi tin chiến sự kiểu này quá nhiều nên bị ám ảnh và nhầm lẫn, tưởng mình đích thực bị bắn thật! Một lời giải thích thật… sáng tạo.
Việc anh Williams phóng đại “thành tích chiến trường” làm người ta nhớ lại một câu chuyện tương tự của bà Hillary. Khi tranh cử tổng thống năm 2008, bà cũng kể lại câu chuyện năm 2006 khi bà –khi đó là Đệ Nhất Phu Nhân- và cô con gái Chelsea qua thăm Bosnia, là xứ đang có nội chiến sau khi Cộng Hòa Nam Tư tan vỡ thành ba bốn nước, đánh nhau túi bụi. Bà kể khi máy bay bà đáp xuống phi trường thì bị bắn ào ào, khiến hai mẹ con phải chúi đầu chạy chối chết từ máy bay vào phòng khách phi trường. Nghe kinh người và phải thán phục sự can đảm của hai mẹ con bà Hillary. Chẳng bao lâu sau, sự thật lòi ra là chẳng có pháo kích, đạn bay gì hết. Hai mẹ con đã được đón tiếp long trọng, có cả một đám trẻ em tiểu học đến tận chân cầu thang máy bay tặng hoa.
Chính khách phóng đại là chuyện bình thường. Dù là Đệ Nhất Phu Nhân, nhưng khi tranh cử thì cũng vẫn bị cái bệnh phét lác phóng đại nó hành.
Nhưng bây giờ là chuyện anh nhà báo nói láo. Trên căn bản, đọc tin thời sự thì phải là một trăm phần trăm trung thực, chỉ có bình luận mới có quyền đưa ý kiến cá nhân, có thể đúng, có thể sai. Anh Williams, cũng như mấy ông đọc tin khác, ngoài việc đọc tin cũng thỉnh thoảng chêm vào vài câu bình luận, góp ý cá nhân. Chuyện bay trực thăng trúng hỏa tiễn không phải chuyện ý kiến hay quan điểm cá nhân, mà là dữ kiện. Chế ra dữ kiện để bi thảm hóa câu chuyện của mình là việc làm không chấp nhận được, cho dù nhà báo nói láo không có hậu quả nghiêm trọng như chính khách nói láo.
Nhân dịp này, các chuyên gia truyền thông đã xét lại quá trình của anh Williams, và nhận thấy ngay anh này dường như là ông vua phóng đại, tô son vẽ phấn lên những thành tích hay câu chuyện cá nhân giả tưởng từ cả mấy chục năm nay.
Như khi anh đi New Orleans làm phóng sự về vụ bão lụt Katrina. Anh đã bi thảm hoá câu chuyện, kể lại từ cửa sổ khách sạn anh nhìn ra, thấy chung quanh nước ngập lụt, xác người chết nổi lềnh bềnh. Sự thật, khách sạn 5 sao của anh ở trong vùng cao, cũng có ngập ít nước, nhưng chưa tới vài phân, chẳng có xác chết nào chung quanh.
Anh cũng thêm mắm thêm muối, kể lại anh lội nước, lỡ chân trượt té, uống phải một ngụm nước với xác người chết chung quanh, nên bị đau bụng, đi tiêu chảy gần chết. Sự thật hình như cũng là câu chuyện giả tưởng hoàn toàn. Anh này chỉ có một lần mang đôi ủng cao tới đùi, đứng trong một vùng lụt tới ống quyển để làm phóng sự, không ai thấy anh trượt chân hay uống ngụm nước nào, cũng chẳng ai nhớ anh đã đau bụng gần chết. Nên nhớ anh Williams là nhân vật rất quan trọng, đi đâu cũng có tiền hô hậu ủng chứ không có chuyện đi một mình. Nếu anh có bị té, uống nước, đau bụng gần chết tất nhiên phải có cả chục người biết.
Anh Williams cũng kể đã từng bay với đội người nhái SEAL Team 6 (là đội đi giết Bin Laden) nhưng bây giờ người ta được biết SEAL Team 6 không bao giờ cho ký giả đi hành quân theo.
Đài truyền hình NBC mở cuộc điều tra về câu chuyện trực thăng bị bắn, cũng như về những vụ bi thảm hoá đầy kịch tính của anh Williams trong quá khứ để xem những lời kể lể của anh có thật hay không. Sau kết quả sơ khởi (còn đang điều tra thêm nữa), đài NBC loan tin anh Williams sẽ bị treo giò sáu tháng không lương. Nghe thì có cảm tưởng như anh này sẽ mất tiêu 5 triệu vì anh lãnh lương sơ sơ có 10 triệu đô một năm thôi. Trên thực tế, kẻ viết này cho rằng sự nghiệp đọc tin của anh Williams đến đây đã cáo chung tuy anh có thể có vai trò khác kín đáo hơn, hay nhẹ ký hơn. Vai trò của anh quan trọng ở niềm tin khán thính giả đặt nơi anh. Khi anh bị treo giò như vậy thì rõ ràng đã mắc tội nói phét quá nhiều. Như vậy lòng tin đối với anh sẽ mất, làm sao có thể tiếp tục làm người đọc tin nữa. Nhất là trong bối cảnh cạnh tranh sinh tử giữa các hệ thống truyền hình lớn của Mỹ.
Tuy chỉ là người đọc tin, nhưng anh Williams và những người đọc tin lại có ảnh hưởng cực kỳ lớn, vì cả chục triệu dân Mỹ theo dõi tin thời sự mỗi ngày và hầu hết tin tưởng một cách tuyệt đối vào những người đọc tin.
Muốn hiểu rõ ảnh hưởng của những người này, ta chỉ cần nhớ lại câu chuyện của ông Walter Conkrite của đài CBS. Những người Việt tỵ nạn qua Mỹ trước thập niên 80 hẳn còn nhớ ông này. Ông là người đọc tin nổi tiếng và có uy tín nhất trong ngành truyền hình Mỹ. Năm 1968, ông qua VN theo dõi tin chiến sự Tết Mậu Thân. Trước đó, ông là người hậu thuẫn sự tham chiến của Mỹ rất mạnh. Sau chuyến đi, ông về Mỹ, lên truyền hình khẳng định theo ý ông, cuộc chiến nhìn từ phiá Mỹ đã hoàn toàn vô vọng, Mỹ không thể thắng được nếu không muốn nói là sẽ thua chắc. Lời khẳng định của ông thay đổi mạnh dư luận quần chúng Mỹ. Trước đó, họ vẫn ủng hộ sự tham chiến của Mỹ. Sau lời nhận định của ông Conkrite thì dư luận thay đổi, đa số dân Mỹ hoặc là chống, hoặc là đặt câu hỏi về sự tham chiến của Mỹ. Thăm dò dư luận cho thấy ứng viên phản chiến Robert Kennedy có triển vọng hạ đương kim TT Johnson. Không bao lâu sau, TT Johnson lên truyền hình tuyên bố sẽ không ra tranh cử tổng thống, với lý do để tập trung mọi nỗ lực vào việc tìm hòa bình cho VN.
Nhìn vào vai trò của ông Conkrite, rồi nhìn lại tình trạng hiện nay thì ta thấy ngành truyền thông Mỹ đã mất đi phần lớn uy tín và sự tin tưởng của quần chúng.
Mấy ông bà nhà báo Mỹ ngày nay, vì nhu cầu cạnh tranh kinh tế, dành giựt khán thính giả vì tiền quảng cáo, đã không ngại phóng đại tin, gây chú ý, hay tìm tiếng tăm cho cá nhân. Cái bệnh phóng đại này thường chỉ có mấy anh chị nhà báo cỡ tầm thường cấp địa phương mới mắc thôi. Nhưng bây giờ, qua câu chuyện anh Williams, ta thấy đã lan tràn qua cả những tên tuổi lớn nhất của truyền thông Mỹ.
Câu chuyện của anh Williams thật ra chỉ xác nhận một khiá cạnh của truyền thông hiện đại. Còn một khiá cạnh quan trọng hơn nhiều: truyền thông Mỹ đã không còn giữ được tính trung thực và khách quan của người ký giả phổ biến tin tức nữa. Trái lại, cái mà thiên hạ gọi là truyền thông dòng chính, đã để lộ rõ ràng khuynh hướng cấp tiến khá cực đoan, cổ võ tung hô các chính sách và chính khách với chủ trương cấp tiến nhất.
Người ta còn nhớ chuyện anh Dan Rather của CBS, người thừa kế Walter Conkrite. Trong mùa tranh cử tổng thống năm 2008, anh không bỏ lỡ dịp khai thác những tin bất lợi cho Cộng Hoà và nhất là bất lợi cho ứng viên Bush. Anh Rather được cung cấp một tin sốt dẻo từ một nguồn gốc nạc danh: một bức thư của ông Bush viết cách đó mấy chục năm, xin miễn dịch. Như vớ được vàng, anh Rather và vài viên chức của CBS, mau mắn chụp cơ hội phổ biến thư đó lên TV để bôi bác Bush mà không điều tra thực hư gì hết. Chẳng may cho anh Rather, chỉ vài ngày sau thì thiên hạ khám phá ra thư đó là thư giả. Anh Rather lên TV xin lỗi, nhưng làn sóng công phẩn nổi lên quá mạnh vì khi đó là cao điểm của cuộc tranh cử tổng thống, mà CBS lại làm chuyện đánh phá phe đảng quá lộ liễu. Sau một thời gian ngắn gỡ thể diện, anh Rather được cho “từ chức”.
Đó là chuyện tương đối xưa rồi. Chuyện mới hơn là chuyện của báo Rolling Stones. Đây là tập san cấp tiến hạng nặng.
Ai cũng biết bà Hillary chuẩn bị ra tranh cử tổng thống. Một trong những lý do, nếu không muốn nói là lý do quan trọng nhất, là để giương cao ngọn cờ bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Khối phụ nữ cấp tiến chuẩn bị kỹ, tung ra phong trào bênh vực và bảo vệ phụ nữ.
Một bà ký giả cấp tiến cực đoan nghĩ ra cách sốt dẻo: đi điều tra về chuyện phụ nữ là nạn nhân của tệ trạng hiếp dâm, đặc biệt là trong các trường đại học. Bà có chủ đề là chuyện hiếp dâm tập thể trong đại học, thế là bà đi lùng hàng loạt trường đại học để tìm trường hợp cụ thể chứng minh cho lập luận trong bài viết của bà.
Bà tìm được một cô sinh viên đại học Virginia. Cô này kể đã tham gia một bữa ăn nhậu của đám bạn trai trong một buổi họp mặt của một hội sinh viên của trường, để rồi cuối cùng bị cả đám bạn đó hiếp dâm tập thể. Bà mau mắn viết ngay một thiên phóng sự, đầy đủ chi tiết mắm muối, mô tả một nữ sinh viên yếu đuối bị một đám nam sinh viên lực điền say bí tỷ thay phiên nhau hãm ngay trong khuôn viên đại học, v.v… Bài báo gây chấn động dư luận vì đại học Virginia rất nổi tiếng. Câu chuyện hiếp dâm tập thể này bôi nhọ uy danh của trường. Nhà trường ra lệnh cấm mọi hoạt động của các tổ chức sinh viên trong trường, rồi mở cuộc điều tra. Truyền thông làm rùm beng, đòi viện trưởng từ chức, chỉ trích các trường đại học lớn đều là ổ trụy lạc, và chuyện hiếp dâm tập thể là chuyện rất thông thường trong giới sinh viên đại học Mỹ. Chẳng những đại học Virginia không mà tất cả các đại học bị đòi hỏi phải có chính sách rõ rệt bảo vệ phụ nữ yếu đuối, nạn nhân của kỳ thị nam nữ, nạn nhân của bạo lực, của hãm hiếp,… Truyền thông cấp tiến nhất loạt gióng tiếng chuông báo động về nhu cầu bảo vệ phụ nữ. Bà Hillary ngồi rung đùi đọc báo, ghi nhận phản ứng. Thăm dò dư luận ngày càng thuận lợi cho một phụ nữ lên làm tổng thống.
Bất ngờ, một tờ báo khác điều tra lại vấn đề và khám phá ra câu chuyện hoàn toàn là… giả tưởng, của cô sinh viên. Chẳng có chuyện nhóm sinh viên hội họp ăn nhậu hôm đó, cũng chẳng có ai bị hãm hiếp cả. Bà ký giả đi lùng tin, vớ được cô này, vội mang tin về toà soạn. Cả toà soạn coi như bắt được vàng, không khác gì trường hợp anh Dan Rather, vội vã tung lên báo ngay, mà chẳng mất công kiểm chứng làm chi cho mệt. Vì bà ký giả cũng như cả toà báo muốn đi tìm một tin như vậy để có bài viết bênh vực phụ nữ quyền.
Dù tin vịt này làm hại uy tín rất nhiều, nhưng phe “bảo vệ phụ nữ” vẫn tiếp tục làm rùm beng chuyện hiếp dâm. Mới đây đã vận động được TT Obama để ông tuyên bố hiếp dâm không chấp nhận được: “Its not OK and it has to stop”. Một câu tuyên bố thật lạ lùng vì … nhạt hơn nước lã, chẳng mang ý nghiã gì cả. Từ hồi nào đến giờ, có ai nói hiếp dâm là OK và có thể tiếp tục được đâu? Sao TT Obama lại phải khẳng định hiếp dâm là không ok và phải chấm dứt?
Truyền thông ở cái xứ Mỹ này mang tiếng là tự do nhất, công bằng, không phe đảng. Thực tế, truyền thông Mỹ nói chung có khuynh hướng cấp tiến, và luôn luôn không ngại đưa ra quan điểm cấp tiến, và đi xa hơn, phổ biến những tin có lợi cho khuynh hướng cấp tiến trong khi ém nhẹm những tin bất lợi. Cộng Hòa và những tổng thống CH như Nixon, Ford, Bush, là đối tượng lý tưởng để truyền thông dòng chính mạt xát và bôi bác thả giàn.
Dân tỵ nạn ta có lẽ hiểu truyền thông Mỹ hơn bất cứ dân nào khác vì đã có kinh nghiệm “sinh tử” với truyền thông đó. Chúng ta thua trận một phần lớn –phải nói là rất lớn- là do truyền thông loan tin thất thiệt hay phe đảng một chiều khiến cuộc chiến của chúng ta ngày càng “mất chính nghiã” trong con mắt của dân Mỹ, để rồi mất hết hậu thuẫn luôn. Tướng Loan bắn một tên VC là hình ảnh trên trang nhất của tất cả mọi báo. VC giết hơn 3.000 dân vô tội trong Tết Mậu Thân là tin vặt đăng trên cột 8 của trang 26 giữa hai cái quảng cáo bán xe cũ. Đại loại như vậy.
Qua truyền thông dòng chính, hình ảnh của Miền Nam VN là hình ảnh của một nước chỉ có gái bán bar, trẻ con ăn xin, lính đào ngũ, và tướng tham nhũng. Hình ảnh của Việt Cộng trong khi đó lại là những “chiến sĩ yêu nước” dép râu, mũ tai bèo, can trường dùng mã tấu chống M-16, F-5, và B-52, “dành độc lập cho đất nước”.
Những hình ảnh đẫm máu, kinh hoàng nhất của cuộc chiến đều được các đài truyền hình mang vào phòng ăn của tất cả các gia đình Mỹ trong giờ cơm tối.
Trong bối cảnh đó, làm sao dân Mỹ, với bản chất thật thà, nhân đạo, có thể tiếp tục hậu thuẫn cho cuộc chiến bảo vệ tự do của dân quân miền nam chúng ta?
Quan điểm chính thức của các báo luôn luôn là ủng hộ các chính khách Dân Chủ, đòi hỏi chấm dứt sự tham chiến của Mỹ bằng mọi giá, bất kể chuyện gì xẩy ra cho dân Việt ta.
Ngày nay, cũng khối truyền thông gọi là dòng chính đó công khai đứng về phiá đảng Dân Chủ, tung hô TT Obama đủ cách qua các bài báo và bản tin trên những New York Times, Washington Post, NBC, CBS, ABC, CNN, …
Vai trò của truyền thông dòng chính tung hô Obama khiến ông chính khách vô danh này trở thành tổng thống Mỹ đã được bàn thảo quá nhiều vì nó quá lộ liễu. Cho đến ngày nay, tuyệt đại đa số truyền thông dòng chính vẫn thổi phồng những thành công hiếm hoi, dù nhỏ nhất của TT Obama, hay bào chữa những sai lầm dù rất lớn của TT Obama.
Ngay cả bây giờ, khi thăm dò cho thấy thống đốc Wisconsin Scott Walker có hy vọng trở thành ngôi sao mới của CH, báo phe ta Washington Post đã mau mắn viết bài điều tra về ông, không phải về khả năng hay thành tích thống đốc của ông, mà để bôi bác chuyện ông bỏ học thời sinh viên cách đây mấy chục năm, là một sinh viên chỉ lo tranh cử vào các chức vụ trong các hội sinh viên, còn học hành rất tệ. Ngay sau bài báo của WaPo, ông Howard Dean, cựu ứng viên tổng thống của Dân Chủ mau mắn bình luận ngay: “không học xong tức là vô kiến thức” (“unknowledgeable”). Giữa đảng Dân Chủ và truyền thông dòng chính, đó là chuyện kẻ tung người hứng, bình thường thôi.
Trong khi TT Obama dấu kín hồ sơ học bạ, không ai biết ông thi đậu ra Harvard với bao nhiêu điểm, với luận án gì, … thì không có báo nào thắc mắc. Washington Post có thật sự công bằng không? Sao chưa bao giờ mở cuộc điều tra về thành tích học hành của TT Obama?
Qua những câu chuyện trên, cái truyền thông dòng chính đó đã chứng tỏ vừa thiên vị rõ rệt, vừa thiếu lương thiện nữa. Một chuyện mà nhiều người Việt tỵ nạn đã biết từ rất lâu về trước, nhưng sau khi qua Mỹ một thời gian thì lại quên mất khá nhanh, quay qua tôn vinh những tin tức của truyền thông dòng chính Mỹ như chân lý tuyệt đối, luôn trích dẫn New York Times hay Washington Post, vì tin đó là những báo “kim chỉ nam”. (15-02-15)
Vũ Linh
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.
………………………………………………………..
TT Obama: Nhẫn Hay Nhịn?
Nguồn:Vietbao.com-16/02/2015
Vi Anh
Ngày 06/02/2015, TT Obama công bố Chiến lược An ninh Quốc gia trong 5 năm tới. Theo chiến lược này, TT Obama nhấn mạnh “Mỹ sẽ luôn bảo vệ lợi ích của mình và tôn trọng cam kết bảo vệ các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, Mỹ sẽ luôn tránh làm điều gì vượt ngoài khả năng của mình chỉ bởi chúng ta đưa ra quyết định trong lúc sợ hãi”. Mỹ cần phải có “sự kiên nhẫn chiến lược khi giải quyết các vấn đề then chốt của thế giới”, cần phải chống lại những mong muốn “ngoài tầm với” trong chính sách ngoại giao của mình. Riêng về vấn đề Á châu Thái bình dương, TT Obama hoan nghênh sự trỗi dậy của «một nước Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng» và mong muốn phát triển một mối quan hệ «mang tính xây dựng» với Bắc Kinh. Và Ông cũng «hiện đại hóa» các liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Philippines, và củng cố quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Và Cố vấn An Ninh Quốc gia của TT Obama, theo AFP cho biết ngày 6/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice tuyên bố: “Để tăng cường mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực có vai trò cực kỳ quan trọng nói trên. Tôi lấy làm vinh dự được tuyên bố, chúng tôi mời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Mỹ”. Và Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye cũng sẽ thăm Mỹ trong năm nay. Sau đó tin VOA ngày 11- 2, TT Obama điện đàm và mời Chủ Tich TC Tập cận Bình và Ông này hứa sẽ viếng thăm Mỹ.
Phản ứng sơ khởi.
Trước nhứt, nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa đối lập không đồng ý với bản chiến lược này. ”Tiêu biểu, Thượng Nghị sĩ Lindsey Graham nói “Tôi không nghĩ, IS, Iran hay Nga lại có thể cảm thấy bị răn đe bởi chính sách “kiên nhẫn chiến lược” của ông Obama, “từ quan điểm của họ, Tổng thống Obama càng kiên nhẫn, họ càng cảm thấy mình mạnh mẽ hơn.”
Thứ đến, tâm lý chung của nhân dân và chánh quyển các nước Á châu Thái bình dương nạn nhân của đà bánh trướng ngang ngược, không ngừng nghỉ của TC và hy vọng của các nước Á châu Thái bình dương mong sự hiện diện của Mỹ như lá chắn ngăn chận sẽ không khỏi thắc mắc và nghi ngờ. Chiến lược kiên nhẫn của TT Obama có vẽ như chiến lược nhẫn nhịn của TT Obama đối với TC. Chiến lược đó đặt các nước đồng minh của Mỹ và đối tác chiến lược với Mỹ trong vùng Á châu Thái bình dương rơi vào hoàn cảnh nhịn nhục, thua thiệt chớ không phải một câu nhịn, chín câu lành đối với TC vì TC chưa bao giờ hoãn hay ngưng đà bánh trướng; hành động TC chiếm cứ biển dảo của các nước có tăng chớ không có giảm.
Bên cạnh thất vọng Mỹ, các nước Á châu Thái bình dương còn có thể nghi ngờ, mất lòng tin đối với Mỹ, coi Mỹ chơi trò hai ba mang với TC và các nước Á châu Thái bình dương, chia xẻ quyền lợi Thái bình dương đằng sau lưng nhưng nước mà TC lấn chiếm biển đảo.Chính người Mỹ cũng chê cái kiểu chơi hai ba mang quá thực dụng này: bạn với mọi người là không bạn với ai. Nhứt là đối với bí mật quân sự, ngoại giao, khoa học, kỹ thuật và trong tình hình Trung Cộng đang ngang ngược gianh giựt biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương.
Chiến lược kiên nhẫn của TT Obama dễ bị hiểu lầm bởi tâm lý người Á Châu, văn minh Á châu coi TC là hiện thân của tham vọng đất đai và tham vọng Hán hóa các nước nhỏ.
Các quốc gia dân tộc trong vùng Á châu Thái bình dương từ bắc chí nam, cho đến bây giờ còn tồn tại, không bị Trung Hoa, Trung Quốc, Trung Cộng thôn tính, sáp nhập, Hán hoá như Nhựt, Triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan, Mã lai, Miên, Lào, Nam Dương là nhờ tinh thần bất khuất kiên quyết chống quân Tàu, chớ không phải nhẫn nhịn với quân Tàu mỗi khi quân Tàu đến đánh chiếm. Đa số anh hùng dân tộc của những nước Á châu Thái Bình Dương này là những anh hùng của nhân dân đứng lên chống quân Tàu xâm lược.
Tham vọng đất đai của quân Tàu, chiếm cứ, đô hộ, thôn tính các nước láng giềng là một tham vọng truyền thống, lịch sử. Cái bịnh thượng tôn Hán tộc, coi mình là Trung Hoa, coi các quốc gia dân tộc ngoại vi là man di, mọi rợ, là chư hầu, mầm bịnh ấy ở trong máu, trong tế bào của vua chúa của các triều đại Trung Hoa bây giờ di căn qua TC, phát triễn càng mạnh hơn vì độc tài, chuyên chính của CS triệt để hơn vua chúa. Hoàn toàn khác với tâm lý, truyền thống chánh trị, ngoại giao của quốc gia dân tộc Mỹ.
Vì những lý do trên chiến lược nhẫn nhịn của TT Obama đối với TC khó mà thực hiện. Nội cái việc Cố vấn Anh Ninh Quốc Gia tuyên bố TT Obama sẽ mời Chủ Tịch Tâp cận Bình, Thủ Tướng Nhựt Abe, Tổng Thông Nam Dương sang Mỹ về kế họach này, đã là một thất sách chánh trị ngoại giao rồi. Nếu có đi thì lãnh đạo quốc gia Nhựt, Nam dương đi gặp TT Obama, chớ khó hay không bao giờ đến Mỹ một lượt để gặp Chủ Tich TC. Còn nếu TT Obama làm áp lực không tiếp lãnh đạo Nhựt, thì Quốc Hội Mỹ sẽ tiếp như tiếp Thủ Tướng Do Thái mới đây./. (Vi Anh)
…………………………………………………….