Sài Gòn: Bất ngờ biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc
CTV Danlambao – Sáng ngày 4/6/2014, đúng vào ngày tưởng niệm 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, một cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã bất ngờ diễn ra ngay trước cổng chính của tòa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn (175 Hai Bà Trưng, Quận 3).
Mặc dù diễn ra trên quy mô nhỏ, nhưng sự xuất hiện đột ngột của khoảng hơn 10 người biểu tình với khí thế mạnh mẽ đã khiến lực lượng công an sắc phục tại hiện trường tỏ ra hoàn toàn bị động.
Tưởng niệm 25 năm thảm sát Thiên An Môn
Bà Phùng Thị Ly
Chia sẻ với Danlambao, một trong những người có mặt trước Tòa lãnh sự quán Trung Quốc hôm 4/6 là bà Phùng Thị Ly cho biết: Cuộc biểu tình diễn ra vào khoảng 8:30′ sáng và nhanh chóng bị lực lượng công an đàn áp sau 30 phút.
Cuộc biểu tình hướng đến 3 mục đích chính là chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam, chống đàn áp người dân Việt Nam yêu nước và tưởng niệm 25 năm biến cố Thiên An Môn.
Theo bà Phùng Thị Ly, sau khi đọc trên facebook và biết thêm về cuộc thảm sát Thiên An Môn tại Trung Quốc năm 1989, mọi người liền tổ chức ngay một cuộc biểu tình diễn ra trong ngày 4/6.
“Chị biết ngày hôm nay thế nào nó cũng bắt tụi chị, cho nên chị thêm vào cái chỗ ‘Đàn áp người yêu nước là tiếp tay cho giặc’ để tránh trường hợp nó bắt mình. Nhưng hôm qua cuối cùng nó cũng bắt luôn”, bà Ly cho biết thêm.
Tổng cộng có 5 người đã bị công an đàn áp, bắt giam gồm có: Bà Trần Ngọc Anh (Bà Rịa – Vũng Tàu), Nguyễn Thị Bé Hai (Đồng Tháp), Lê Thị Ngọc Đa (Long An), hai phụ nữ tên Hoàng và Nga cùng đến từ Tiền Giang
Phòng trào Liên đới Dân oan Tranh đấu Việt Nam
Video do bà Phùng Thị Ly chia sẻ trên facebook cho thấy khoảng 10 dân oan tham gia cuộc biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ, với các nội dung cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt:
“Tưởng nhớ các sinh viên đã ngã xuống tại quảng trường Thiên An Môn”
“Đàn áp người yêu nước là tay sai giặc Tàu”
“Tiananmen Square Anniversary Massacre – 25th”
…
Dưới mỗi biểu ngữ đều ghi dòng chữ viết tắt của Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu Việt Nam, một tổ chức tranh đấu do các dân oan miền Nam thành lập từng tham gia nhiều cuộc biểu tình lớn từ đầu năm 2014 đến nay.
Bà con dân oan, hầu hết là phụ nữ hô vang các khẩu hiệu: “Đả đảo đảng cộng sản Trung Quốc, Tàu Cộng ăn cướp”… khiến cuộc biểu tình gây huyên náo ngay trước khu vực lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn – một nơi được xem là ‘bất khả xâm phạm’ với lực lượng an ninh bảo vệ gắt gao.
Đáng chú ý, hình ảnh video cho thấy trong đoàn biểu tình xuất hiện một tấm biểu ngữ mà mặt sau có in hình lá cờ vàng ba sọc đỏ – một biểu tượng của miền Nam tự do.
Trong đoàn biểu tình xuất hiện một gương mặt quen thuộc là bà Trần Ngọc Anh, dân oan Bà Rịa Vũng Tàu. Bà Ngọc Anh mặc dù vẫn rất kiên cường, nhưng sức khỏe đã suy yếu thấy rõ sau nhiều lần bị công an cộng sản hành hung, đánh đập dã man.
Sau 30 phút, nhà cầm quyền CS huy động lực lượng công an đông đảo đàn áp cuộc biểu tình. Bà Trần Ngọc Anh tiếp tục bị hành hung thô bạo trong tình trạng sức khỏe đang rất yếu.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
………………………………………………………
Fwd: Từ Công hàm đến Cong hàm (quá hay!)
Kim Vu to:…,me (Hình minh họa-NN sưu tầm)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng John Kerry bên lề hội nghị ASEAN ở Brunei hồi tháng 7/2013.
(Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ)
-o0o-
> Phải đọc đến cùng mới thấy bài này không phải là chuyện đùa và biết đâu lại thành hiện thực?
>
> Từ Công hàm đến Công hàm
>
> Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.
>
> Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngỏ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm. Vừa bước vô cửa người đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:
> – Ông cũng khéo chọn lựa chứ? Mỹ gặp Việt trong nhà hàng Trung Quốc?
>
> Đại diện CSVN cười và giải thích:
> – Nhà hàng này có chủ là người Đài Loan. Cứ xem như kẻ thù của kẻ thù là bạn.
>
> Đại diện Mỹ buột miệng ra một câu tiếng Việt:
> – Thế ra là nhà hàng của “Thế lực THÙ (của) ĐỊCH” à?
>
> Đại diện CSVN phá lên cười:
> – Gớm. Ông cũng rành tiếng Việt đấy chứ?
>
> – Tôi học tiếng Việt ở Mỹ, học tiếng lóng tiếng láy ở Sài Gòn khi còn làm tùy viên văn hóa bên đó trước năm 1975. Sau này vẫn theo dõi thời sự và trao đổi trên Facebook. Chúng ta có thể thảo luận bằng tiếng Việt để khỏi mất thì giờ. Ông muốn gặp tôi lần cuối chắc là có câu hỏi gì cho tôi?
>
> Đại diện CSVN vào thẳng vấn đề:
> – Hai vòng đàm phán qua ông đã kết luận chúng tôi không thể có Liên minh Quân sự với Mỹ vì Trung Quốc sẽ cản trở. Chúng tôi không có đủ ngân sách để mua vũ khí tự túc. Xem ra giải pháp quân sự lúc này với Trung Quốc không khả thi. Thế thì giải pháp pháp lý, ông nghĩ có khả thi hay không? Ý tôi muốn nói rằng đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để kiện như Philipines đang làm thì có khả thi không?
>
> – Cơ hội rất ít, thưa ông. Và các ông nên cân nhắc cẩn thận về các bằng chứng trình trước tòa. Vì nếu tòa phán quyết các ông THUA thì con đường tương lai còn gian nan hơn nữa. Phán quyết mới nhất của tòa cấp quốc tế xem ra là bản án tử hình cho các ông tại Biển Đông. Khi ấy các ông bị đẩy ra bên lề mọi tranh chấp sau này của các nước trong vùng đối với Biển Đông.
>
> – Nhưng nếu chúng tôi liên kết kiện với Phi hay các nước khác?
>
> – Tôi cũng nhận thấy các ông đang có hướng này. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghé thăm Phi hôm qua. Nhưng khả năng Phi liên kết với ông trong vụ kiện rất thấp vì khi Phi kiện các ông không ủng hộ. Bây giờ các ông tham gia với BẰNG CHỨNG BẤT LỢI hơn thì dĩ nhiên Phi khó chấp nhận.
>
> – Chúng tôi có đầy đủ các bằng chứng THUẬN LỢI từ thời Thực dân Pháp đến Việt Nam Cộng Hòa rằng Việt Nam có đã xác định chủ quyền trên hai quần đảo này liên tục cả trăm năm cơ mà. Sao ông lại nói BẤT LỢI?
>
> – Các ông đang trưng dẫn bằng chứng của những chế độ đã qua mà không hề có bằng chứng xác nhận chủ quyền cấp quốc tế từ chế độ của các ông. Xem ra khó thuyết phục tòa án. Các ông có thể trưng dẫn hình ảnh thời thơ ấu trong một căn nhà, những câu chuyện tuổi thơ ở đó, trong khi người ta trình ra GIẤY BÁN NHÀ của bố các ông, thì dĩ nhiên tòa án không thể cho các ông vào nhà được.
>
> – Ý ông muốn nói đến Công Hàm Phạm văn Đồng năm 1958?
>
> – Đúng. Các ông biết Công Hàm này đã lâu nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy các ông cố NÉ TRÁNH nó. Trong khi ngược lại gần đây Trung Quốc lại trưng công hàm này ra trước quốc tế. Xem ra họ có nắm đàng cán về vụ này!
>
> Đại diện CSVN cười sặc sụa:
> – Công hàm đó KHÔNG CÓ HIỆU LỰC ông ơi. Phạm văn Đồng dù có nói thẳng là “giao Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Quốc” thì cũng không có hiệu lực. Đó chỉ là ĐÒN NGOẠI GIAO … KHÔN NGOAN của chúng tôi để nhận viện trợ từ Trung Quốc mà đánh Mỹ. Năm 1958 chúng tôi không có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.
>
> Chờ cho người đại diện CSVN cười xong, uống một ngụm nước, thì đại diện Mỹ mới từ tốn lên tiếng:
> – Đối với luật pháp Tây Phương chúng tôi thì chúng tôi phân biệt rất rõ sự tách biệt giữa “khế ước buôn bán” và “chủ quyền”.
>
> – Ý ông nói là các ông có thể bán những gì các ông không có cơ à. Thật là HOANG ĐƯỜNG và TRẺ CON.
>
> – Chuyện có thật ông à. Khế ước buôn bán là giao kết giữa hai hay nhiều bên về chuyển nhượng một cái gì đó nó có thể trong hiện tại hay trong tương lai để đổi lấy giá trị tiền bạc hay vật chất có thể giao hôm nay hay giao vào một thời điểm trong tương lai. Như vậy vào năm 1958 các ông hứa bán một cái gì đó các ông không có ngay lúc đó, và lời hứa sẽ giao hàng ngay khi các ông có. Vấn đề là phía Trung Quốc tin như vậy và ủng hộ các ông biến điều đó thành hiện thực. Đổi lại họ cung cấp viện trợ cho các ông gần cả tỉ đô la về vật chất và con người để tiến hành chiến tranh chống chúng tôi.
>
> Năm 1958 các ông không có CHỦ QUYỀN nhưng các ông đã làm KHẾ ƯƠC, thì khi các ông có chủ quyền các ông phải thực hiện khế ước buôn bán đó.
>
> – Thế các ông có trường hợp buôn bán kiểu đó trong thực tế không?
>
> – Có chứ ông. Trong sở hữu chứng khoán, thị trường thế giới có cái gọi là “future options”. Ông không dám mua chứng khoán đó vì ông sợ thua lỗ, ông có thể trả tiền với LỜI HỨA sẽ mua và công ty đó phải giao “chủ quyền” chứng khoán đó cho ông trước thời điểm nào đó, dù nó lên hay xuống thấp hơn giá trị ông trả. Rồi ông cần tiền ông vẫn có thể bán LỜI HỨA đó cho người khác và cứ thế cho đến khi thời điểm hứa đó đến thì người cuối cùng phải … THỰC HIỆN. Cái đó là buôn bán thứ ông không có chủ quyền …
>
> Đại diện CSVN nghiêm mặt lại biện hộ:
> – Nhưng ông không đọc thấy trong ngôn từ Thủ Tướng Phạm văn Đồng rất KHÔN NGOAN không hề đề cập để chuyện “giao chủ quyền” như cái ví dụ mà ông nêu. Ông ta chỉ nói …
>
> “có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”
>
> Đại diện Mỹ cười rồi nói:
> – Các ông đã có lịch sử CÔNG NHẬN công hàm này. Đó là vào năm 1974 khi Trung Quốc tấn công Hoàng Sa thuộc chủ quyền VNCH. Các ông đã “tôn trọng hải phận của Trung Quốc trong mọi quan hệ trên mặt biển” nên các ông hoàn toàn để mặc cho Trung Quốc hành động chiếm chủ quyền … TƯƠNG LAI của các ông. Thế thì sao các ông có thể biện minh trước tòa rằng một văn bản không hiệu lực lại được tôn trọng?
>
> – Chúng tôi cũng như các ông thôi. Hạm đội 7 các ông nằm đó đâu có động tĩnh gì!
>
> – Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi Thông cáo chung Thượng Hải với Trung Quốc và Hiệp định Paris, phải rút quân và trả lại quyền tự quyết cho VNCH.
>
>
> Đại diện Mỹ ngừng một lát rồi nói tiếp:
> – Tôi xem công hàm Phạm văn Đồng nhiều lần và phải công nhận vào thời điểm năm 1958, ông Đồng hay ai đó soạn cho ông Đồng ký công hàm này là “khôn liền” ngay lúc đó mà không có … “khôn lâu”.
>
> – Ý ông là?
>
> – Ngôn từ trong công hàm này vào năm 1958 rất là KHÔN NGOAN. Vì các ông BÁN VỊT TRỜI mà thu được gần cả tỉ đô la viện trợ của Trung Quốc cho một món hàng tương lai không biết có chiếm được hay không. Ví như một người muốn đi cướp nhà người khác không có súng, không có tiền, đi hứa với thằng cướp khác “khi nào tao cướp được nhà đó thì tao tôn trọng quyền của mày được trồng rau ở sân sau”. Khi cướp được thì phải thực hiện lời hứa đó.
>
> Đại diện CSVN mỉa mai:
> – Nếu “khôn lâu” như ông trong trường hợp đã lỡ ký LỜI HỨA đó thì ông phải làm sao?
>
> – Nếu tôi là các ông mà tôi bắt buộc phải viết công hàm đó để có viện trợ thì tôi vẫn viết như thế …
>
> – Huề tiền!
>
> – Tôi vẫn nhận gần cả tỉ đô la để đánh Hoa Kỳ và kéo nó đến bàn Hội Nghị Paris năm 1973 để nó phải rút quân …
>
> Đại diện CSVN phá liên cười:
> – Ông khôi hài quá, thế mà lại “dạy ngoại luộc trứng”
>
> Đại diện Mỹ vẫn từ tốn nói tiếp:
> – CSVN ký công hàm Phạm văn Đồng là khôn liền ngay năm 1958 nhưng ai đó quyết định xé hiệp định Paris chiếm Miền Nam năm 1975 là ĐẠI NGU để Trung Quốc nó …. (xin lỗi tôi hay có tật nói láy)
> Chiếm Miền Nam là biến công hàm đó thành hiện thực và đối diện gần 1 tỉ đô la nợ Trung Quốc, là từ bỏ 4 đến 6 tỉ đô la bồi thường chiến tranh của Hoa Kỳ … Việt Nam bỏ cơ hội thành một nước Đức và nước Nhật sau thế chiến thứ hai.
>
> Đại diện CSVN hết kiên nhẫn ngắt lời:
> – Ông có khiếu kể chuyện cổ tích. Xin phép trở lại trọng tâm. Thế thì có giải pháp nào cho chúng tôi trong bế tắc này không?
>
> Đại diện Mỹ nhìn quanh rồi pha trò:
> – Có tình báo Hoa Nam Cục ở đây không?
>
> Rồi ông nói tiếp:
> – Theo tôi thì các ông phải tuân thủ công hàm Phạm văn Đồng vì 1974 các ông đã tuân thủ thì hôm nay phải tuân thủ để yên cho Trung Quốc đặt giàn khoan.
>
> – Không còn cách nào hết sao?
>
> – Chỉ còn cách mà tôi đã nói với các ông hôm đầu tiên.
>
> – Cách gì ông nhắc lại đi.
>
> – Một cách vô cùng giản dị, không cần viện trợ của Hoa Kỳ, chẳng cần ủng hộ của thế giới, mà lại đoàn kết, hòa hợp hòa giải với mọi thành phần người Việt trong và ngoài nước và quan trọng là vô hiệu hóa công hàm Phạm văn Đồng.
>
> – Làm cách nào?
>
> – Ngay ngày mai …
> Đổi lại tên nước thành Việt Nam Cộng Hòa.
> Lấy lại tên Sài Gòn và dời thủ đô về đó
> Lấy CỜ VÀNG làm quốc kỳ
> …
> Có như thế thì trước diễn đàn thế giới. VNCH chỉ VẮNG MẶT … 39 năm chứ KHÔNG CHẾT. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ là tờ “giấy lộn” vì tên cướp có vô nhà nhưng chủ nhà về lại và đã đuổi cổ nó ra … Trời Việt lại … HỪNG ĐÔNG.
>
> Đại diện CSVN vuốt mồ hôi lạnh trên trán:
> – Chỉ đơn giản thế thôi sao?
>
> Vịt Bắc Kinh trên bàn đã NGUỘI LẠNH, lớp mỡ trắng đã bắt đầu đóng viền quanh dĩa vì không ai còn đoái hoài đến nó.
>
> Đại diện Mỹ vỗ vai đại diện CSVN nói một câu tiếng Anh:
> – All road lead to Rome (Đường nào cũng về La Mã)
> Hãy trả cho Ceazar những gì của Ceazar.
> Các ông chỉ có một ĐƯỜNG BINH … cầm bài chi lâu cho nó … ƯỚT.
>
> St.
> (bacaytruc.com)
…………………………………………………………….
Thất vọng lớn sau một tháng mất chủ quyền
Nguồn:Nam Nguyên, phóng viên RFA-2014-06-02
Các thuyền viên của tàu tuần tra Cảnh sát biển Việt Nam trên vùng quần đảo Hoàng Sa hôm 28/5/2014.
AFP photo
Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc với sự yểm trợ của phi cơ, tàu chiến, tàu hải cảnh, hải giám đã hạ đặt, khoan thăm dò và di chuyển ở vùng biển Việt Nam từ ngày 2/5 đến nay đã bước sang tháng thứ hai.
Tình hình bế tắc, vì sao?
Học giả Đinh Kim Phúc một nhà nghiên cứu biển Đông từ Saigon bày tỏ sự thất vọng lớn lao về các đối sách và cách thực hiện của nhà nước trong vụ giàn khoan HD 981. Ông nói:
“Vấn đề giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đến nay đã một tháng. Mặc dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những tuyên bố hết sức rõ ràng, những quan điểm được nhân dân ủng hộ. Nhưng rất tiếc rằng, hình như có một lấn cấn gì đó trong đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay về giải quyết vấn đề trong mối quan hệ với Trung Quốc… Và qua những phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Quốc phòng ở Singapore vừa qua đã làm cho mọi người thất vọng.”
Theo Học giả Đinh Kim Phúc, những hành động của Trung Quốc khởi nguồn từ năm 1956 khi đánh chiếm phần phía tây, phần phía đông quần đảo Hoàng Sa rồi đến năm 1974 là cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, đến năm 1988 đánh chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa và đỉnh điểm là giàn khoan HD 981 kéo vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Tất cả những hành động này Trung Quốc đã vi phạm điều 2 khoản 4 Hiến chương Liên Hiệp Quốc có nghĩa là dùng vũ lực đánh chiếm vùng lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Học giả Đinh Kim Phúc nhấn mạnh:
“Đây là một hành động xâm lược chứ không gọi là xung đột, cũng không gọi là va chạm trên biển, là một Bộ trưởng Quốc phòng mà lại hạ thấp tính chất xâm lược của Trung Quốc vẫn hy vọng Trung Quốc sẽ vì tình hữu nghị 16 chữ vàng 4 tốt để dời giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam là một ảo tưởng.
Mình là người trong cuộc, mình là người bị xâm lược nhưng vẫn mong kẻ xâm lược ban bố cho một số đặc ân gì đó thì hoàn toàn là ảo tưởng. Tôi hoàn toàn thất vọng trong vấn đề này.
– Học giả Đinh Kim Phúc
Tôi đã thất vọng với phát biểu của ông Bộ trưởng Quốc phòng và tôi từng nói rằng, cái ý thức hệ đồng chí anh em đã không giải quyết được trọn vẹn thắng lợi của Việt Nam tại trận Điện Biên Phủ thể hiện ra Hội nghị Genève 1954. Ý thức hệ cũng không cứu Việt Nam ra khỏi việc mất biển đảo và ngày hôm nay ý thức hệ đó đã chứng minh là lạc hậu lỗi thời nhưng một số người vẫn còn bám vào ý thức hệ đó thì tôi không biết rằng đây là chiến lược hay chiến thuật.
Nhưng dù chiến thuật hay chiến lược thì vẫn là một sai lầm nghiêm trọng trong đối sách với bọn xâm lược, trong khi những cường quốc trên thế giới họ thấy được sức yếu của Việt Nam, thấy được chính nghĩa của Việt Nam, họ lên tiếng ủng hộ. Mình là người trong cuộc, mình là người bị xâm lược nhưng vẫn mong kẻ xâm lược ban bố cho một số đặc ân gì đó thì hoàn toàn là ảo tưởng. Tôi hoàn toàn thất vọng trong vấn đề này.”
Cơ hội đang bị bỏ lỡ
Một lính hải quân trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam quan sát tàu Trung Quốc trong vùng biển Đông hôm 27/5/2014. AFP photo
Dư luận rất thắc mắc về việc Nhà nước cứ mãi chần chừ chưa sử dụng biện pháp pháp lý, hay nói cụ thể khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Trên báo chí Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng giải pháp đấu tranh pháp lý đã được nhà nước chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định.
TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập từ Saigon phát biểu:
“Tôi có cảm giác bộ chính trị Việt Nam luôn luôn có tình trạng ngần ngừ chần chừ và không quyết đoán, lúc này thì ông Nguyễn Tấn Dũng nói chờ Bộ Chính trị, nhưng mà tôi có cảm giác là Bộ Chính trị đang chờ ông Nguyễn Tấn Dũng. Còn ông Nguyễn Tấn Dũng lại có vẻ đang chờ ông Phạm Bình Minh, ông Phạm Bình Minh sắp tới có thể đi Mỹ theo lời mời của ông John Kerry. Tất cả mọi người chờ nhau, tóm lại là nhà nước Việt Nam hình như đang chờ động thái từ phía Mỹ. Phía Mỹ đã tuyên bố thẳng thắn thẳng thừng đối với Trung Quốc như vậy rồi thì người Việt Nam còn chờ cái gì nữa và nếu như người Việt Nam không hành động, thì làm sao phía Mỹ có thể ra tay được và có thể tăng cường hạm đội 7 để giúp cho Việt Nam bảo vệ lãnh hải trên biển Đông được.”
Phải chăng Việt Nam đang bỏ lỡ thời điểm thích hợp nhất để sử dụng biện pháp pháp lý chống lại việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam. Học giả Đinh Kim Phúc đưa ra nhận định:
Phía Mỹ đã tuyên bố thẳng thắn thẳng thừng đối với Trung Quốc như vậy rồi thì người Việt Nam còn chờ cái gì nữa và nếu như người Việt Nam không hành động, thì làm sao phía Mỹ có thể ra tay được…
– TS Phạm Chí Dũng
” Tôi nghĩ rằng việc trung Quốc kéo giàn khoan HD 981, đây là thời điểm chín mùi để Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để bảo vệ chủ quyền của mình không còn thời cơ nào nữa cả. Vì bản thân Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, không phải mới đây thời Tập Cận Bình, hay trước đây thời Hồ Cẩm Đào mà Đặng Tiểu Bình đã định nghĩa ‘chủ quyền thuộc ngã gác tranh chấp cùng nhau khai thác’, đây là phương châm bất di bất dịch của Trung Quốc và Trung Quốc ôm mộng nuốt trọn biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Đừng ảo tưởng đối với Trung Quốc và cũng đừng ảo tưởng đối với cường quốc nào vào bênh Việt Nam, bảo vệ Việt Nam, vì mỗi cường quốc họ đều có quyền lợi của họ. Việt Nam phải biết phát huy nội lực của mình để bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ. Còn những ai không biết phát huy nội lực, không biết biến thời cơ thành sức mạnh, không tranh thủ được sự đồng thuận của thế giới thì lịch sử muôn đời sẽ nguyền rủa kẻ đó.”
Vào thời điểm ngày thứ 31, Trung Quốc duy trì giàn khoan HD 981 và lực lượng tàu chiến, máy bay chiếm cứ vùng biển Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một nhà hoạt động xã hội dân sự hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng nhận định:
“Bối cảnh Việt Nam có một bất hạnh đó là ở gần Trung Quốc, nó cài cắm người để nó lèo lái thì đó là một bất hạnh vô cùng cho dân tộc Việt Nam. Theo cái đà kiểu như thế này thì mất nước là cái chắc…”
Tuy vậy, GSTS Nguyễn Thế Hùng nhận định rằng, cùng tắc biến và đây là cơ hội cho một nước Việt Nam thay đổi xây dựng thể chế dân chủ, mọi người dân thực sự làm chủ đất nước của mình. Theo lời ông tới một lúc nào đó cả dân tộc sẽ vùng lên như là thác đổ thì không có thế lực nào ngăn cản được. GSTS Nguyễn Thế Hùng tin rằng thể chế dân chủ sẽ giúp cho Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc.
…………………………………………………………..
Nguồn:RFI- Thứ hai 02 Tháng Sáu 2014
Trung Quốc : Gieo gió, gặt bão
Thanh Hà
Các vụ tấn công ở nhà ga Côn Minh rồi Urumqi đã làm hàng chục người thiệt mạng – REUTERS /Petar Kujundzic
Người dân Trung Quốc bắt đầu phải đối mặt với nạn khủng bố. Các vụ tấn công xảy ra ngày càng thường xuyên hơn. Nhưng đó là hậu quả từ chính sách đàn áp các sắc tộc thiểu số mà Bắc Kinh đã liên tục theo đuổi từ hàng chục năm qua.
Thông tín viên của báo Le Figaro từ Bắc Kinh, Patrick Saint Paul, phân tích về hiện tượng đe dọa khủng bố ngày càng đè nặng lên đời sống hàng ngày của người dân Trung Quốc. Người Trung Quốc ý thức được rằng hiểm họa đó có thực tương tự như tình trạng tham nhũng làm lũng đoạn kinh tế đất nước hay hiện tượng ô nhiễm không khí, thu hẹp tuổi thọ của người dân xứ này.
Từ mùa thu năm ngoái, các vụ khủng bố, tấn công ngày càng thường xuyên xảy ra và càng trở nên khốc liệt hơn. Thủ phạm những vụ khủng bố đó đã chứng minh là họ có thể ra tay ở quy mô lớn, có khả năng nhắm vào bất kỳ một mục tiêu nào và ở vào bất kỳ thời điểm nào.
Khủng bố hay bạo động không chỉ khoanh vùng ở Tân Cương, nơi đa số dân cư là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, nói tiếng Thổ mà đã mở rộng ra khắp mọi nơi. Tác giả bài báo điểm lại các vụ tấn công gần đây như vụ khủng bố tự sát hồi tháng 10/2013 ngay tại quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. Quảng trường này là biểu tượng của phong trào nổi dậy mùa xuân năm 1989.
Rồi đến tháng 3/2014 là vụ thảm sát ở nhà ga Côn Minh- Vân Nam làm 29 người chết, gần 150 người bị thương. Gần đây nhất là vụ nổ tại một ngôi chợ ở Urumqi, thủ phủ Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc liền sau đó đã tuyên chiến với quân khủng bố và hứa « nhổ cỏ tận gốc » trong vòng một năm.
Bắc Kinh luôn quy trách nhiệm cho cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, theo đạo Hồi và tố cáo các tổ chức khủng bố có liên hệ trực tiếp với Al Qaeda. Đảng Hồi giáo Turkestan TIP và Phong trào Hồi giáo Turkestan trong tầm ngắm của Trung Quốc và bị tố cáo theo chân các tổ chức cực đoan đang hoành hành tại các nước Trung Á sát cạnh với Trung Quốc. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các thành phần khủng bố hoành hành tại Trung Quốc với mạng lưới Al Qaeda trước mắt chưa được chứng minh.
Theo phóng viên của Le Figaro, làn sóng tấn công nhắm vào Trung Quốc trong thời gian gần đây thể hiện bức súc ngày càng lớn của những thành phần cực đoan nhất trong cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ : đó là những người bị bỏ quên trong tiến trình phát triển kinh tế và là những nạn nhân của chính sách đàn áp nhắm vào các sắc tộc thiểu số mà Bắc Kinh đã liên tục áp dụng từ hàng chục năm qua.
Nói cách khác, nhà báo Patrick Saint Paul cho rằng, Trung Quốc gieo nhân nào, hưởng quả nấy. Trong bối cảnh đó, tác giả e rằng, để bài trừ tận gốc rễ nạn khủng bố, để tránh cho người dân phải sống trong lo sợ, Bắc Kinh sẽ khó có thể chỉ dùng vũ lực để giải quyết một vấn đề mang nặng mầu sắc chính trị.
Nemmouche, hành trình của một tên khủng bố
Nhìn lại thời sự về nước Pháp, nhân vật được các báo nhắc đến nhất trong ngày là Mehdi Nemmouche, kẻ bị tình nghi là thủ phạm vụ xả súng tại một viện bảo tàng Do Thái ở Bruxelles hôm 24/05/2014, làm 4 người thiệt mạng. Công dân người pháp này vừa bị bắt tại Marseille. Hai tờ Libération và Le Figaro cùng chú ý đến hành trình của Nemmouche, từ một tên trộm vặt, trốn sang Syria tham gia thánh chiến để rồi trở thành một tay khủng bố, giết người. « Mehdi Nemmouche từ trộm cướp đến thánh chiến », tựa của Libération.
Le Figaro phác họa lại chân dung Mehdi Nemmouche, 29 tuổi, sinh ra tại Roubaix, một thành phố ở miền Bắc nước Pháp. Mehdi đã nhiều lần bị bắt giữ và ngồi tù vì những tội trộm cắp vặt. Từ năm 2004 đến 2006 Nemmouche đã 7 lần phải trình diện Tư pháp và đã 5 lần bị bắt giam từ năm 2001 tới nay.
Chính trong thời gian ngồi tù Mehdi đã chọn đi theo con đường của những kẻ Hồi giáo. Năm 2012 chỉ ba tuần lễ sau khi được trả tự do, Nemmouche đã bỏ trốn sang Syria và tham gia hàng ngũ djihad. Tháng 3 vừa qua, nhân vật này trở lại châu Âu qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia. Theo các nhà điều tra, tất cả những hành động đó nhằm đánh lạc hướng cơ quan tình báo Pháp.
Hôm 30/05/2014, tức 6 ngày sau vụ xả súng tại Bruxelles, Nemmouche bị bắt tại nhà ga Saint Charles ở Marseille. Trên mình có mang theo mặt nạ chống khí độc, một khẩu sung AK tương tự như loại vũ khí đã được sử dụng ở Bruxelles hôm 24/05/2014 cùng với một ống kính camera GoPro. Trong đoạn băng ghi âm, một giọng nam chưa được xác định có phải là tiếng nói của Mehdi hay không, tự nhận là tác giả vụ thảm sát ở Bruxelles tuần trước. Kể từ khi bị bắt ở Marseille, Nemmouche chưa lên tiếng.
Từ trường hợp của Nemmouche, cả hai tờ Libération lẫn Le Figaro cùng nên lên nhiều nghi vấn về công tác theo dõi những nhân vật khả nghi của cơ quan an ninh Pháp. Le Figaro khẳng định Nemmouche đã ra tay được do « có những sơ hở trong ngành tình báo ».
Libération trong bài xã luận nhìn vấn đề một cách rộng hơn khi cho rằng hàng chục công dân Pháp, Anh, hay Bỉ đã gia nhập hàng ngũ những phần tử Hồi giáo cực đoan. Số này đã tìm đường sang Syria chiến đấu trước sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế. Syria là một mắt xích yếu khi mà hàng triệu người dân xứ này đang bị quốc tế bỏ rơi. Đe dọa những phần tử cực đoan ra tay và trở thành những tên khủng bố là có thực, nhưng Libération cảnh cáo : nước Pháp không nên vượt quá những giới hạn của một nhà nước pháp quyền.
Syria và trò hề dân chủ
Vào lúc Libération mệnh danh Syria là « đất dụng võ » của những thành phần chủ trương một cuộc thánh chiến djihad, thì L’Humanité nói tới một trò hề dân chủ sắp mở ra tại quốc gia này. Ngày mai cử tri Syria sẽ bầu lại tổng thống « bầu cử dưới tiếng súng rền vang ».
Tổng thống Assad chắc chắn tái đắc cử tại một đất nước lún sâu vào nội chiến từ ba năm qua, 162.000 người chết và hàng triệu người phải di tản ra nước ngoài để tránh bom, đạn. Cử tri Syria đứng giữa hai làn đạn : một bên chiến sa của quân đội trung thành với ông Bachar Al Assad và bên kia là Mặt trận Nosra và tổ chức EIIL. Ngay từ đầu cuộc vận động tranh cử, các tổ chức Hồi giáo cực đoan đã nhiều lần nhắm vào các cuộc meeting của bên chính quyền. Lá phổi kinh tế của Syria là thành phố Alep thì vấn sống dưới các làn bom và đạn của cả bên quân đội lẫn phe nổi dậy võ trang.
Le Figaro trong một bài báo mang tựa đề « Damas đành phải chấp nhận trò hề dân chủ của ông Assad » trích lời một người dân Syria trách cộng đồng quốc tế đã bỏ quốc gia Trung đông này. Một nhân chứng lấy tên là Ali, nói với đặc phái viên của tờ báo : « Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác là bỏ phiếu cho ông Assad. Pháp và Mỹ chỉ tặng cho phe nổi dậy những lời hứa suông.
Trong khi đó, những đồng minh của chính quyền Damas thì đã có những hành động cụ thể. Ai cũng muốn được quay lại với một cuộc sống bình thường. Không ai ưa gì ông Bachar Al Assad nhưng họ không có giải pháp nào khác. Đối lập sống ở nước ngoài không được tín nhiệm và nếu như chế độ của tổng thống Assad có sụp đổ ngay bây giờ, thì Syria sẽ chỉ lún sâu thêm vào hỗn loạn và rơi vào tay các tổ chức cực đoan mà thôi ».
Luật hồi giáo charia, làm khách sạn hạng sang mất khách
Trong lĩnh vực xã hội Libération có một bài báo ngắn cho thấy nhiều khách sạn hạng sang đang bị tảy chay. Đó là trường hợp của Plazza Athénée và Meurice tại thủ đô Paris, của Beverly Hills, của Dorchester … tại Hoa Kỳ. Mẫu số chung của các khách sạn đang bị tảy chay đó là chủ nhân chính kiểm soát vốn của các khách sạn nói trên không ai khác ngoài quốc vương Brunei.
Vấn đề đặt ra là kể từ ngày 01/05/2014 tiểu vương quốc này áp dụng luật hồi giáo charia. Luật này cho phép áp dụng các hình phạt dã man như ném đá đến chết phụ nữ bị kết vào tội ngoại tình, hay vì tội phá thai. Tội uống rượu cũng bị xử với hình phạt tương tự. Tội phạm trộm cắp thì bị chặt tay.
Từ nhiều tuần qua, trên mạng đã rộ lên những lời kêu gọi tảy chay những khách khách sạn hạng sang có vốn của Brunei. Chỉ riêng khách sạn Beverly Hills đã thất thu 2 triệu đô la trong vỏn vẹn vài tuần lễ. Nữ hoàng trong làng truyền thông Hoa Kỳ là bà Anna Wintour vừa cho biết tạm cắt đứt giao lưu với hệ thống khách sạn Dorchester vào mùa trình diễn thời trang Fashion Week sắp tới.
Nhà tỷ phú người Anh, Richard Branson cũng vừa nhập cuộc để tẩy chay Brunei. Riêng giám đốc điều hành Dorchester tại Pháp thì phản đối những ai muốn tẩy chay. Ông cho rằng, trừng phạt như vậy không ảnh hưởng gì đến quốc vương Brunei mà chỉ tạo thêm khó khăn và đe dọa trực tiếp đến công việc làm của 3.500 nhân viên trong dây chuyền khách sạn Dorchester mà thôi.
……………………………
Cuộc cách mạng suýt thành công
John Simpson
Chủ biên trang Thế giới, BBC News
Nguồn:BBC- thứ tư, 4 tháng 6, 2014
Thiên An Môn là cuộc cách mạng đã gần thành công. Nó làm lay chuyển chế độ Trung Quốc tới tận gốc rễ.
Theo một nghĩa nào đó thì cuộc cách mạng này khác với quan niệm của đa số người phương Tây về nó.
Tất nhiên, khía cạnh trung tâm của Thiên An Môn là vụ quân đội Trung Quốc lạnh lùng bắn vào các sinh viên không bạo lực đêm 3-4 tháng Sáu 1989.
Nhưng một vài khía cạnh quan trọng khác đã bị lãng quên.
Một trong số đó là sự ủng hộ sinh viên sẵn tồn tại trong hệ thống chính trị của Trung Quốc cao tới đâu.
Một mặt khác nữa là bạo lực nổ ra từ những người dân thường trên khắp Trung Quốc do sự giận dữ đối với hệ thống Cộng sản.
Tôi đã dành cả tháng trời đi bộ loanh quanh quảng trường, lắng nghe các sinh viên đang chiếm cứ nơi này.
Lúc đó họ chắc chắn rằng lãnh đạo Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình, chính trị gia độc tài tự bản năng, chưa bao giờ là người muốn cam kết đổi mới, đã hết đời.
‘Tử địa thực sự’
Trung Quốc cho xe tăng tới phá nát lều trại của những người biểu tình đòi dân chủ
Nhưng không. Sau một tháng chính quyền Trung Quốc bị tê liệt, ông Đặng cuối cùng cũng tìm được một vị tướng và ép quân lính phải chuẩn bị xả súng vào đám sinh viên và dẹp sạch quảng trường.
Đêm hôm đó tôi thu người dưới một bức tường thấp và chứng kiến vụ bắn giết bắt đầu. Nhóm làm phim và tôi cuối cùng cũng phải rời quảng trường khi không còn đủ băng ghi hình. Chúng tôi trốn vào Khách sạn Bắc Kinh.
Từ trên ban công của căn phòng ở tầng bảy, chúng tôi quan sát những người lính bắn hết loạt đạn này tới loạt đạn khác vào đám đông trên Đại lộ Trường An. Tôi đếm thấy có 46 người chết và ít nhất 80 người bị thương.
Cũng từ ban công này, người quay phim của BBC ghi lại một số hình ảnh nổi tiếng nhất về vụ thảm sát: thân thể người được chở đằng sau xe đạp kéo và mang tới bệnh viện, một phụ nữ gào khóc trên phố khi bị trúng đạn, một người đàn ông mang theo túi mua hàng đứng chắn trước dãy xe tăng.
Tới ngày nay, chính phủ Trung Quốc vẫn giữ quan điểm rằng không một ai chết trên Quảng trường Thiên An Môn.
Điều này có thể là đúng nếu xét theo nghĩa đen, bởi vì nơi người ta bị giết không phải trên chính quảng trường mà là Đại lộ Trường An, chạy dọc phía trước quảng trường.
Đào sâu chôn chặt
Trung Quốc chính thức coi Thiên An Môn là vụ bạo động phản cách mạng
Không có vụ thảm sát, Đặng Tiểu Bình sẽ không thể tiếp tục cầm quyền.
Giai đoạn đầu của cuộc biểu tình, hồi tháng Năm, thậm chí rất nhiều quan chức cao cấp trong đảng đã quay lại chống ông.
Tôi dõi theo hàng triệu người hân hoan chen nhau vào quảng trường, trong khi hơn một chục xe diễu hành từ từ tiến qua, nó cho thấy cấu trúc chính của nhà nước Trung Quốc.
Có xe mang theo tướng lĩnh quân đội, thẩm phán và các đại diện của cấu trúc hệ thống đảng. Thậm chí có cả một người từ lực lượng cản sát mật.
Các quan chức trên xe đều vẫy tay và hô to yêu cầu ông Đặng Tiểu Bình rời đảng.
Ngày nay, bất kỳ khi nào tôi gặp các quan chức của Trung Quốc, tôi vẫn luôn tự hỏi liệu họ có từng ở Quảng trường Thiên An Môn ngày hôm đó, ủng hộ sinh viên.
“Rất nhiều quan chức Trung Quốc vẫn thực sự tin rằng Trung Quốc chỉ có thể đứng vững nhờ một chính phủ cứng rắn.”
Trải qua nhiều năm, những quan chức này đã tìm cách leo lên trong hệ thống, họ đã đưa ra rất nhiều thay đổi mà các sinh viên đòi hỏi.
Nhưng người ta vẫn không thể nào tự chọn lấy chính phủ cho mình, hoặc thậm chí bảo vệ quyền lợi của mình để làm được điều đó một cách quá công khai.
Điều đó là bởi vì hệ thống chính trị Trung Quốc đã nhận diện sự kiện 3-4 tháng Sáu 1989 là bạo động phản cách mạng.
Đêm hôm đó, không chỉ có các sinh viên biểu tình ôn hòa trên đường phố. Có nhiều đám đông những người dân thường thuộc tầng lớp lao động, đã xông ra và tấn công quân lính, cảnh sát, an ninh mật và bất kỳ biểu hiện nào của giới cầm quyền Cộng sản mà họ tìm thấy.
Đi xe qua Bắc Kinh vào ngày hôm sau, tôi nhìn thấy hết tòa nhà cháy này tới tòa nhà khác, và các thân thể cảnh sát, quan chức bị cháy đen vẫn nằm trên mặt đất.
Rất nhiều quan chức Trung Quốc vẫn thực sự tin rằng Trung Quốc chỉ có thể đứng vững nhờ một chính phủ cứng rắn.
Nếu ai cũng được phép nói và yêu cầu tự do hoàn toàn, người ta tranh luận rằng, hệ thống này sẽ sụp đổ và Trung Quốc sẽ dễ dàng bị chia rẽ.
Dù những người nắm quyền 25 năm trước nghĩ gì đi nữa, giờ đây họ tin rằng cách duy nhất bảo vệ tương lai của Trung Quốc là đào sâu chôn chặt.
………………………………………..