1.Sắp ra mắt 'Du Tử Lê-Tôi với người chung một trái tim'(NV)2.Đẳng cấp của một dân tộc(D.H.Linh)3.Chuột cắn khố rách-4.Hàng.

Sắp ra mắt ‘Du Tử Lê – Tôi với người chung một trái tim’
Nguồn:nguoiviet.com-Thursday, September 18, 2014

Ðức Tuấn/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Lần đầu tiên tuyển tập Thơ-Văn-Nhạc-Họa của nhà thơ Du Tử Lê mang tên “Tôi với người chung một trái tim” do Nhà xuất bản Sống phát hành sẽ chính thức ra mắt độc giả vào lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, 28 Tháng Chín, tại hội trường nhật báo Người Việt.

Toi voi nguoi chung mot trai tim -thi pham 60-DTL.jpg1.jpg3

Bìa của tác phẩm “Tôi với người chung một trái tim.” (Hình: Sống Magazine)

Nói về quyết định xuất bản tuyển tập được xem là “một thư viện thu nhỏ về Du Tử Lê,” bà Khánh Hòa, chủ nhiệm tuần báo Sống, cũng là người đảm nhiệm vai trò chủ biên, cho biết, “Tôi đọc thơ Du Tử Lê từ lâu. Cho đến một ngày đẹp trời, tôi bỗng suy nghĩ rằng nhà thơ Du Tử Lê đã nhiều lần có tập thơ, tập nhạc riêng, thế thì tại sao không gom góp chung cả về nhạc, thơ lẫn những tác phẩm hội họa của ông cùng để vào trong một cuốn sách? Tôi mang ý tưởng này bàn thảo với những người cộng sự. Sau đó chúng tôi đến gặp thi sĩ Du Tử Lê để nói về việc thực hiện tuyển tập.”

Theo bà Khánh Hòa, “Nhà thơ đồng ý ngay. Ông nói rằng đây sẽ là một tuyển tập rất đầy đủ về 50 năm sinh hoạt văn học nghệ thuật của người.”

Tuyển tập Thơ-Văn-Nhạc-Họa “Du Tử Lê – Tôi với người chung một trái tim” dày trên 400 trang, in trên giấy màu bóng, khổ lớn. Trong đó có trên dưới 30 bài thơ phổ nhạc, 11 bức tranh sơn dầu của Du Tử Lê. Nhiều bức trong số này đã thuộc về bộ sưu tập cá nhân của nhiều người yêu tranh trên thế giới. Ðồng thời trong tuyển tập này cũng có những bài viết về đời thường của nhà thơ, đặc biệt là ở một bài viết về cuộc đời tình ái của họ Lê.

Nhà xuất bản Sống gọi tác phẩm “Tôi với người chung một trái tim” là cơn “địa chấn xanh” ở lãnh vực văn học nghệ thuật, hay “thư viện sự nghiệp Du Tử Lê thu nhỏ.” Cả hai định nghĩa ấy đều đúng, bởi “gói ghém trong 400 trang sách đó là nhiều chi tiết ghi lại tất cả những điểm son cần nhắc về cuộc đời, sự nghiệp của một nhà thơ có tên tuổi lớn.”

“Lồng bên trong những trang sách ấy, chúng tôi có cả những bản thảo của những ca khúc từ các nhạc sĩ đã phổ thơ của ông, như nhạc sĩ Từ Công Phụng chẳng hạn. Ðiều chúng tôi muốn nhắc đến là những bài nhạc có đầy đủ nốt nhạc, giống như từng âm thanh sống động của các bài hát đang vang lên, làm tăng thêm giá trị về âm nhạc,” bà Khánh Hòa nói thêm.

Với nhà thơ Du Tử Lê, đây là cuốn sách tổng kết toàn bộ sự nghiệp của ông từ thơ văn nhạc hội họa. Trước đây cũng có quyển sách viết về Du Tử Lê nhưng chỉ tập trung về thơ như “Với Du Tử Lê, đời sống trở nên thơ mộng hơn” của Bác Sĩ Nguyễn Ðức Tùng (Canada), hay luận văn tốt nghiệp thạc sĩ bộ môn Lý luận văn học của cô Trần Thị Như Ngọc thuộc đại học Quốc Gia Hà Nội, có nhan đề “Thơ Du Tử Lê dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật.”

“Tôi rất lấy làm cảm kích, khi những người trẻ ở Tuần báo và Nhà xuất bản Sống đã quan tâm tới khía cạnh văn học nghệ thuật của cá nhân tôi. Tôi tin rồi đây, các bạn trẻ của nhóm Sống sẽ thực hiện những tác phẩm nghiên cứu, tổng kết về sự nghiệp của những tác giả khác.” Nhà thơ Du Tử Lê nói.

Chủ nhiệm tuần báo Sống chia sẻ, “Nếu hỏi về dự tính, hay ‘cân, đo, đong, đếm’ khi phát hành cuốn sách này, liệu sẽ có lời hay không thì câu trả lời là, ở thời buổi này, phát hành một tác phẩm mang tính văn học nghệ thuật cao, và ít gần gũi với đời sống hiện tại như thế, tôi nghĩ xác suất để có thể mang về huề vốn đã là khó, chứ đừng nói chi đến chuyện có lời. Tuy nhiên tôi vẫn hy vọng độc giả, hay những người có tâm hồn yêu nghệ thuật, sẽ ủng hộ chúng tôi, để nhà xuất bản còn có khả năng tiếp tục giới thiệu những tác phẩm văn học của những nhân vật tên tuổi khác.”

Tuyển tập Thơ-Văn-Nhạc-Họa “Du Tử Lê – Tôi với người chung một trái tim” cũng được phát hành trên trang mạng Amazon.

Buổi ra mắt Tuyển tập Thơ-Văn-Nhạc-Họa “Du Tử Lê – Tôi với người chung một trái tim” tổ chức tại hội trường nhật báo Người Việt vào lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, 28 Tháng Chín, 2014 sẽ do nhà báo Nguyễn Văn Khanh, giám đốc Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do điều khiển chương trình, cùng 3 diễn giả: nhà thơ Trần Dạ Từ, nhà báo Phạm Phú Thiện Giao – chủ bút Nhật báo Người Việt, và phóng viên Ngọc Lan.

Ngoài ra chương trình còn có phần văn nghệ với những ca khúc phổ thơ Du Tử Lê.

Mọi chi tiết, xin liên lạc ban tổ chức qua số điện thoại: (714) 531-5362.

……………………………………………………………………

Fwd: Đẳng cấp cốt khỉ ! ( Bai qua hay..)
Kim Vu to:…,me

Bài quá hay…
===
>
>
>
> ĐẲNG CẤP CỦA MỘT DÂN TỘC.
> Dương Hoài Linh
> Lâu nay chúng ta hay nói đến lòng tự hào dân tộc mà quên rằng một dân tộc còn có “đẳng cấp”. Trong một trận đấu bóng đá, BLV hay nói “cầu thủ ấy ở một đẳng cấp khác” nhưng trong cuộc sống hàng ngày ta ít khi suy nghĩ đến điều này.
> Chẳng hạn hành động ở lại lượm rác của khán giả Nhật sau một trận đấu ở World Cup đã chứng tỏ họ ở một đẳng cấp khác. Việc 200 người lính cứu hỏa Mỹ hy sinh khi làm nhiệm vụ trong ngày 11/9 và mới đây là việc bác sĩ Brantley bị nhiễm Ebola cũng chứng tỏ họ ở một đẳng cấp khác. Tuy vậy đẳng cấp dân tộc không chỉ đến từ những hành động đặc biệt mà còn xuất phát từ những việc rất đời thường.
>
> Chế độ CSVN lâu nay đã ru ngủ thế hệ trẻ Việt Nam vào những niềm tự hào giả tạo. Theo Huy Đức năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 2 đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan đáp lời: “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”. Chỉ một câu nói đã đánh giá được tầm vóc của hai nhà lãnh đạo của hai nước. Chính niềm tự hào này đã đẻ ra những con người cuồng trí,mang lá cờ đỏ đi khoe khắp thế giới. Trong khi ở một góc độ khách quan, một người bạn Hàn Quốc đã nói với tôi: “Tao không nghĩ nước mày đã đánh thắng mấy đế quốc to, tao nghĩ nước mày đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại”. Hóa ra niềm tự hào giành độc lập của Việt Nam trong con mắt người nước ngoài chẳng đáng giá lấy một xu. Bởi vì thực tế là giá con gái Việt Nam ở Hàn Quốc được niêm yết công khai thành nhiều loại cho đàn ông Hàn chọn lựa. Và hình ảnh mấy chục cô gái Việt khỏa thân để bọn buôn người định giá vẫn là một vết nhục khó chối cãi. Vậy thì khoe sự hiếu chiến của mình ra để làm gì?
>
> Như vậy đẳng cấp của dân tộc đến từ sự văn minh trong quan hệ đối xử giữa người với người. Đây là giá trị có tính trường tồn. Đây là điều mà Nguyễn Trường Tộ và sau đó là Phan Châu Trinh đã nhận ra được. Các cụ đã đặt nền móng và khuyến khích một phong trào Tây Du. Bởi các cụ hiểu một anh nông dân không thể thoáng chốc lột phèn để trở thành nhà quý tộc. Sự cao quý chỉ đến từ việc học. Nhưng phải bắt đầu từ việc khai phá ý thức.
>
> Đáng tiếc là chế độ CS luôn ca ngợi giai cấp công nông và đả phá quý tộc, tư sản. Đây là một hành động kéo lùi lại đẳng cấp dân tộc. Bởi khi họ ra giữa thế giới họ mới nhận thấy người nước ngoài nhìn mình với cặp mắt như thế nào. Có những việc tưởng như đơn giản nhưng một anh nông dân không thể làm nổi.
> Đó là việc dùng xong một tờ giấy gói phải cuốn lại bỏ vào túi áo, quần chờ gặp thùng rác mới vứt bỏ.
> Đó là việc thấy người ta đi trước một bước chân phải dừng lại nhường đường.
> Đó là việc luôn nói “cám ơn”, “xin lỗi” ngay cả khi mình không có lỗi.
> Đó là việc giữ im lặng ở nơi công cộng, xếp hàng ở những nơi cần xếp hàng. Bởi l​ẽ​ khi ra ngoài trên trán anh không có khắc mấy chữ là anh vừa đánh thắng mấy đế quốc to, người ta chỉ biết là anh ăn to, nói to, khạc nhổ to…mà thôi. Đừng phê phán sự kỳ thị bởi chính mình làm cho người khác kỳ thị.
>
> Thế nhưng đây là một loại văn hóa từ lâu bị bỏ quên. Quên lâu đến nỗi mà khi có một dân tộc khác chỉ làm cái việc đơn giản là cúi đầu nhặt rác thôi thì cả dân tộc mình đã ồ lên khen ngợi, ngưỡng mộ cho rằng còn lâu mình mới làm nổi.
> Quên, chỉ vì cả dân tộc chỉ thích làm anh nông dân vô học hơn là làm ông quý tộc cao quý.
> Quên, chỉ vì không thèm đếm xỉa đến những việc bình thường khiến cả xã hội là một bãi rác, nhà nhà là những đống rác và mỗi người là một chiếc thùng rác di động.
> Quên, vì chỉ luôn nghĩ đến lý tưởng độc lập, tự do, dân chủ, giàu mạnh còn phần còn lại chỉ là đồ… rác.
>
> Có thể có người nói rằng “đẳng cấp” không thể sinh ra từ nghèo đói. Một thể chế chính trị bất công không thể tạo ra một dân tộc có đẳng cấp. Phải phá trước mới xây sau. Nhưng họ lại quên rằng nếu xây cái mới trên những vật liệu cũ thì cũng như không. Căn nhà lại sụp nữa. Cho nên phải vừa phá vừa xây.
>
> Nhưng phải thừa nhận một điều rằng, hơn 80 năm qua nếu không có các cuộc cách mạng của giai cấp công nông, với phong trào Tây học và chí cầu tiến, đẳng cấp của dân tộc Việt không xuống đến mức thấp như thế. Khi tấm hộ chiếu Việt luôn bị săm soi khi qua cửa hải quan các nước. Khi các tấm bảng “coi chừng người Việt ăn cắp” vẫn còn đầy trên thế giới. Khi những ngài “Giăng giăc ê rô”, “Việt Nam, Cu Ba thay nhau canh giữ thế giới”, các sứ thần “Chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ” ngày một nhiều, ngày một hạ thấp bảng tín dụng đẳng cấp của dân tộc.
>
> Có lẽ cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ
> ​​chừng nào khỉ vẫn còn chưa muốn đứng thẳng trên hai chân để làm người.
>
> Dương Hoài Linh

……………………………………………………………….

Vs: Fwd: [Daploisongnui] TU HÀNH BIẾT DỪNG LẠI ĐÚNG LÚC ĐỂ CẢM NHẬN…
phuongkim huynh to:…,me

Vị tỳ kheo này còn biết ….”kinh-doanh”! Ngày các thầy không biết…”siêu” thế nào, mà các ….”tín nữ” sẵn sàng dâng hiến… cúng d…(gi…)ường!!!
VP

From: ‘Tammy Hilton’ via beauxlao

Chuột cắn khố rách…

“Một đệ tử quyết tâm cầu đạo, xin học với một đạo sư. Sau thời gian học hành chăm chỉ, một hôm sư phụ có việc phải đi xa nên dặn học trò ở lại chăm lo tu hành.

Học trò nghe theo lời thầy, thiền định sớm hôm không hề bê trễ, Vì nếp sống tu hành thanh bần, tu sĩ chỉ có độc mỗi một miếng khố che thân. Nhưng chiếc khố cứ bị chuột cắn rách hoài nên tu sĩ cứ lâu lâu lại phải đi xin một mảnh vải che thân khác.

Dân làng thấy vậy, bèn biếu tu sĩ một con mèo để trừ lũ chuột. Tu sĩ đem con mèo về nuôi, từ đó chuột không dám lộng hành nữa, nhưng tu sĩ lại phải lo thêm một phần ăn. Ngoài thực phẩm chay tịnh, tu sĩ phải xin sữa để nuôi con mèo.

Một tín đồ thấy vậy bèn tình nguyện dâng cúng tu sĩ một con bò cái để có sữa nuôi mèo. Tu sĩ vui vẻ nhận con bò nhưng nuôi được mèo lại không có rơm cho bò ăn. Do đó, ngoài thức ăn khất thực, tu sĩ lại phải đi xin rơm về nuôi bò.

Dân làng thấy vậy bèn biếu tu sĩ một mảnh đất và dụng cụ canh nông để tu sĩ trồng trọt, nuôi bò. Tu sĩ ra công cầy cấy nên rau trổ thật nhiều, bò ăn không hết, phải mang bán ngoài chợ.

Miếng đất thật mầu mỡ sinh hoa lợi quá nhiều, tu sĩ làm không xuể, phải gọi người đến làng giúp. Lạ thay, miếng đất cứ thế sinh sôi nẩy nở, trồng gì cũng tươi tốt và chả mấy chốc trở nên một đồn điền trù phú.

Tu sĩ có nhiều hoa lợi bèn xây một đền thờ to lớn, đẹp đẽ, thuê thợ khắc tượng, đúc chuông thật vĩ đại, nhưng thời gian tu hành không còn là bao vì tu sĩ phải lo trông nom đồn điền, lo sổ sách giao dịch buôn bán, kiểm soát nhân công trồng tỉa, rồi có tiền bạc phải lo đầu tư, bỏ vốn mua thêm đất đai, khai khẩn thêm nữa.

Một hôm, sư phụ trở về không trông thấy túp lều đơn sơ nữa mà thay vào đó một ngôi đền tráng lệ, nô nức khách hành hương, trong đền ồn ào những tín đồ vừa cúng bái vừa buôn bán.
Trông thấy sư phụ, tu sĩ mừng rỡ chạy ra chào. Sư phụ ôn tồn hỏi tại sao lại có sự thay đổi như thế. Tu sĩ trả lời, ‘thưa thầy, thật tâm con muốn tu hành nhưng tại lũ chuột cứ cắn rách áo hoài. Để bảo vệ cái áo con nuôi mèo. Để có sữa cho mèo ăn, con phải nuôi bò, và để có rau nuôi bò, con phải canh tác. Rồi thì trúng mùa liên tiếp, sức con làm không xuể nên phải gọi thêm người làm giúp, rồi thì buôn bán thành công, tiền bạc nhiều thêm, con phải đích thân trông nom mọi việc. Sau đó con cho xây cất đền thờ to tát, đúc tượng thật vĩ đại, con còn mướn người lo việc cúng tế, nhang đèn cẩn thận’.

Sư phụ thở dài, ‘xây cất đền thờ thật to chỉ là trói buộc, nào phải giải thoát. Tụ tập tín đồ cho đông, ồn ào phức tạp, chỉ gây trở ngại cho việc thanh tu. Chỉ vì một cái khố rách mà con đã đi thật xa, xa hẳn con đường mà ta đã chỉ dạy nhằm việc giải thoát. Con chỉ lầm lẫn một chút mà đã đi lệch lúc nào không hay, trói buộc vào các thứ đó rồi làm sao có thể thoát được ?’.

Chỉ vì một sự việc rất nhỏ mà đôi khi nó sẽ dấn đến những sự việc lớn bất ngờ mà chính bản thân ta cũng không ngờ tới.

Bài học cuộc sống cho chúng ta là hãy biết dừng lại và cảm nhận, cảm nhận mục tiêu ban đầu và quãng đường ta đang đi, cảm nhận kết quả mà ta đã đạt…

Khố rách!

…………………………………………………

Hàng rong Sài Gòn mùa mưa
Nguồn:RFA-Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-09-14

hang rong.jpeg1
Một gánh hàng rong khu Nhà Thờ Đức Bà, Saigon-AFP photo

Sài Gòn mùa mưa tới, những con đường vốn dĩ chật chội và đông nghẹt người, bụi bặm, kẹt xe trở nên mềm ra bởi nước ngập, những con đường hóa dòng sông đen đúa chảy vào lòng phố và người Sài Gòn nghiễm nhiên xắn quần lội nước, phơi bày mọi căn tính của mình. Đây cũng là lúc khó khăn nhất của giới lao động nghèo, của những người bán hàng rong trên thành phố Sài Gòn. Những dòng sông mưa vô tình cuốn đi ngày kiếm sống cũng như cuốn đi ước mơ nhỏ bé của nhiều người bán hàng rong ở Sài Gòn.

Chạy công an và chạy mưa

Một người bán hàng rong tên Xuyến, gốc Quảng Ngãi, vào Sài Gòn được ba năm nay, chia sẻ: “Bán đậu phụng, bán xoài, bán xoài xẻ, ổi sẻ, bán bánh tráng miền Trung, đa số là người miền Trung vô. Làm về đêm, thường là ba bốn giờ chiều là bắt đầu đi với nhau một đoàn, ông chủ nhà là người thầu. Thường thì ba bốn giờ là bắt đầu nhận hàng rồi đếm, bao nhiêu đậu, bao nhiêu ổi, bao nhiêu bánh tráng… rồi bỏ vào trong cái rổ, cái thúng rồi bưng đi. Về rồi ngủ, ngủ cho tới trưa rồi dậy ăn trưa rồi nhận hàng là đi.”

Theo bà Xuyến, những người bán hàng rong, bán vé số, làm thuê ở Sài Gòn đang ngày càng đông đúc hơn, một phần do sống ở quê quá khó khăn, nhiều phụ nữ khăn gói vào Sài Gòn kiếm sống bằng nhiều công việc từ rửa chén bát thuê cho đến đi lau dọn nhà cửa, bếp núc, phòng vệ sinh, bồn cầu. Người nào còn trẻ trung một chút thì đi bán hàng rong.

Cái tình trạng đau khổ nhất vẫn là ngập nước, cái khổ thứ hai là công an bắt lấn chiếm lòng lề đường.
– Ông Ngự, Sài Gòn

Cũng theo bà Xuyến cho biết, trước đây, chuyện bán hàng rong ở Sài Gòn tuy cũng vất vả, khó khăn bởi thường xuyên bị công an, dân phòng rượt đuổi, tịch thu dụng cụ, thậm chí đánh đập, đe dọa tính mạng… Nhưng dẫu sao lúc đó cũng kiếm được đồng lãi để vừa trang trải tiền thuê phòng trọ, tiền ăn uống và tích lủy gởi về quê nuôi con ăn học, còn hiện tại, việc kiếm sống quá vất vả, chật vật, mỗi ngày kiếm chừng một trăm ngàn đồng là chuyện may mắn lắm, đa phần những ngày còn lại bó gối vì đường ngập nước, vì chạy trốn công an, dân phòng và vì người mua thì ít mà người bán thì nhiều.

Có một điều rất lạ là người Sài Gòn khác hẳn với người ở các thành phố khác, vấn đề nhu cầu của họ vẫn là quan trọng nhất chứ không có một trở ngại nào có thể che lấp được nhu cầu của họ. Nghĩa là một khi người Sài Gòn có nhu cầu mua một thứ gì đó của hàng rong, thì cho dù công an có rượt người hàng rong chạy đến đâu họ vẫn tìm cho ra người hàng rong để mua, không bao giờ bỏ qua. Đó là một đặc tính rất Sài Gòn đã giúp cho bà Xuyến cũng như nhiều người khó khăn khác có thể sống được, tồn tại qua ngày đoạn tháng.

Mua bán ế ẩm

hang rong 2

Một xe bán dạo ở Saigon. RFA photo

Một người bán hàng rong khác tên Ngự, nói: “Cái tình trạng đau khổ nhất vẫn là ngập nước, cái khổ thứ hai là công an bắt lấn chiếm lòng lề đường. Cái chuyện đó là thường xuyên bị luôn a, mới đứng bán là công an dân phòng nó tới nó dẹp, có lúc bị lấy xe luôn. Chuyện đó là chuyện thường ngày ấy mà.”

Là một người bán trái cây dạo khắp các con phố ở Gò Vấp, Sài Gòn, ông Ngự cảm nhận nền kinh tế của thành phố này thông qua xe trái cây dạo của mình. Theo ông, chưa có năm nào vào mùa Trung Thu mà xe trái cây của ông lại đẩy đi rồi đẩy về, có ngày bán chỉ được vài ba ký lô như năm nay. Không những thế, mùa mưa tới, trái cây tuy lâu héo nhưng lại rất nhanh bị nhũn, chỉ cần đi qua chừng hai cây mưa thì tối về tha hồ nhặt trái cây thối mang đi đổ, nhất là trái cây thời chất hóa học lên ngôi. Nhìn tiền vốn cứ theo con nước đen mà chảy, ông chỉ biết lắc đầu, chép miệng cho xong chuyện.

Ông Ngự cho biết thêm rằng nếu như cách đây hai năm, thu nhập trung bình của một người bán trái cây trên đường phố Sài Gòn mỗi ngày có thể dao động từ một trăm năm mươi ngàn đồng đến ba trăm ngàn đồng tiền lãi thì hiện tại, mức thu nhập bình quân của người bán trái cây dao động từ năm mươi ngàn đồng đến một trăm ngàn đồng tiền lãi. Có những ngày tiền lãi bán hàng rong, trái cây không đủ để ăn một dĩa cơm trưa. Đó là chưa nói đến chuyện người kéo vào Sài Gòn bán rong ngày càng nhiều trong khi tình hình kinh tế Sài Gòn ngày càng thêm eo hẹp.

Và đặc biệt là tình hình của một số công ty ở các khu công nghiệp ngày càng xấu đi, số lượng công nhân thất nghiệp tăng cao, nhưng, những công nhân thất nghiệp này chẳng biết làm gì kiếm sống ngoài việc đi bán vé số, bán trái cây, bán mía, bán vỏ điện thoại, gương, lược, buôn ve chai. Nói chung là mọi thành phần bán hàng rong đều phình ra trong lúc nhu cầu mua của người thành phố đang co lại.

Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều cô gái liều mình cứu gia đình bằng cách lén lút đứng đường để mời khách làng chơi. Sở dĩ nói rằng các cô đứng đường lén lút bởi vì trong làng gái gọi đã có đường dây, qui cũ cũng như tôn chỉ hoạt động của nó, mọi thành phần mới xuất hiện đều phải thông qua hệ thống bảo kê, tú bà cũng như lực lượng công lực có liên quan. Chính vì thế, các cô gái công nhân đói khổ và thất nghiệp muốn kiếm tiền bằng con đường này tạm thời để giải quyết cái đói thì chỉ có cách duy nhất là làm lén lút, tránh những bảo kê và tú bà. Vì một khi đã lọt vào bảo kê và tú bà, sẽ không có đường ra và cũng không còn đủ tiền để giúp gia đình.

……………………………………………………………

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics