1.Tâm thư người Nhật gửi VN-2.Lương y như..?-3.Triết lý làm ăn của người Hoa-4.Người cày có ruộng 26-3 và..(VB)

‘Dậy sóng’ với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam

Nguồn:Báo Đất Việt – Thứ hai 24-3-2014(Hình minh họa Viet Bao online:Rác ở công viên 30-4-Quận 1- NN sưu tầm)

(Tệ nạn xã hội) – Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

  Bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật……. Nội dung bài viết như sau:

“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”.

Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa…Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy.

Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi…Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”.

Ngay sau khi bài viết được đăng tải, đã có hàng ngàn lượt chia sẻ và nhiều ý kiến khác nhau.

“Sự thật mất lòng, có chút chua chút chát nhưng quá đúng là đang có một Việt Nam như thế”, một bạn chia sẻ.

Nickname Nam lam cham thì cho rằng: “Những truyền thống đáng tự hào của ta đang bị phủ dần lên bởi quá nhiều thói xấu”.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến chưa đồng tình.

“Hay nhưng không phải tất cả người Việt, đất nước Việt Nam đều như thế bạn nhé!”, nickname Huynh Dung chia sẻ.

An Nhiên (tổng hợp)

…………………………………………

 Fw: Xin mời đọc Lương y như……..???-(Bệnh viện Nhi đồng2-Hình minh họa trên Net)
Kim Vu to:…,me

  Nỗi đau còn mãi
Bài viết nhân ngày thầy thuốc Việt Nam
Nguyễn Minh Hòa 

Hôm nay 27-2 ngày thầy thuốc Việt Nam, tôi cũng như mọi người dân Việt cầu chúc cho các thầy thuốc mạnh khỏe,  yêu nghề và trọng bệnh nhân.
Trong cuộc đời của mình, ai cũng có những nỗi đau khổ và mất mát, nhưng có những nỗi đau dằn vặt ta cho đến khi sang thế giới bên kia mà không thể nào hiểu được tại sao lại như thế.
Cách nay 11 năm, con tôi khi đó 7 tuổi, là đưa trẻ khỏe mạnh, bình thương bỗng trở bệnh đột ngột. Hai vợ chồng vôi vã mang con đến bệnh viện Nhi đồng 1. Lúc đó là 12 giờ 20 phút, người thì quá đông trong khi con tôi bắt đầu co giật, thời gian giành giật sự sống tính bằng phút. Nếu đưa vào phòng cấp cứu và can thiệp ngay thì mọi chuyện sẽ tốt hơn, nhưng họ buộc chúng tôi phải làm thủ tục đóng tiền, lập sổ, lấy hóa đơn, ngồi chờ đợi.
Thấy  không ổn, chúng tôi tìm ông Trần Tấn Trâm-Bác sĩ giám đốc bệnh viện để cầu cứu. Tôi đã quì gập người xuống, nước mặt rơi lã chã, tay bồng con lên đầu cầu xin ông ấy can thiệp cho con tôi nhập viện ngay. Cần phải nói thêm rằng cả tôi và vợ tôi đều có địa vị xã hội, tôi là giáo sư của trường đại học, là thành viên của các loại hội đồng có uy lực trong thành phố, vợ tôi là bác sĩ đồng nghiệp với ông ta, và hơn thế nữa ba vợ tôi một nhân sĩ có tiếng tăm trước 75 và là bạn học với ông ta thời trung học. Nhưng với khuôn mặt lạnh tanh, ông ta quay đi và phẩy tay nói lúc này ông ta có cuộc hẹn trả lời phỏng vấn với  báo đài.
Khi con tôi nhập viện sau hơn 1 tiếng làm các thủ tục nộp tiền thì bắt đầu hôn mê, một người bạn là giám đốc một bệnh viện lớn trong thành phố đã liên lạc nhờ vị bác sĩ trưởng khoa nhiễm nhờ can thiệp gấp, ông ta nhận lời lúc 3 giờ chiều, nhưng  rất tiếc là con tôi ra đi lúc 4 giờ chiều mà mãi đến 6 giời tối vị bác sĩ nọ mới xuất hiện với dáng đi khật khưỡng, khuôn mặt đỏ gay sặc mùi rượu.
Điều tệ hại hơn là sau khi con tôi mất, vì sợ trách nhiệm cho nên các bác sĩ đã xăng xái lắp vào cơ thể con tôi đủ các loại dây dợ, máy móc, bắt gia đình lồng chạy khắp thành phố để mua  các loại thuốc rất đắt tiền với một tinh thần phục vụ tận tụy hiếm thấy.
Tang lễ con tôi tổ chức ở một bệnh viện khác, chỉ cách nhi đồng 1 có 1 km. Sau khi tang lễ con tôi xong xuôi, vị giám đốc sợ gia đình kiện cho nên mời chung tôi đến thương lượng, đền bù.  Sau một hồi nghe những lời lẽ kể lể, bao biện dài, tôi chỉ nói có một câu duy nhất rằng: “con tôi mất có lỗi của các anh, tôi không kiện vì biết sẽ không làm gì được cơ chế bảo vệ nội bộ của các anh. Nhưng điều tối thiểu nhất của một con người bình thường có thể làm được, huống hồ các anh là bác sĩ, là tôi đợi các anh đến thắp cho con tôi một nén nhang, nhưng các anh đã không làm được việc đó. Trong lồng ngực của các anh không phải là trái tim người”.
11 năm qua đi thỉnh thoảng tôi vẫn thấy vị bác sĩ trưởng khoa lên ti vi rao giảng về đạo đức, ông giám đốc bệnh viện đã hạ cánh an toàn, vui thú điền viên. Họ đều là thầy thuốc ưu tú và thầy thuốc nhân dân. Với tôi, mãi mãi họ chỉ là những hình nhân không mang trái tim con người. Vợ chồng tôi không bao giờ quên được khuôn mặt lạnh tanh, lối phẩy tay vô cảm, hơi thở sặc mùi bia rượu của những người tự cho là “như từ mẫu”.
Khổng Tử có một câu nói đại ý là trong xã hội có hai nghề cao qui nhất là dạy người và cứu người, phàm khi cả hai công việc đó dính vào tiền bạc, lợi lộc thì xã hội ấy đã đến lúc hỏng. Tiếc thay cả hai nghề ấy ở Việt Nam nay đã dính rất sâu vào kim tiền mà chưa thấy được đường ra.
…………………………………………………….

FW: Triết lý làm ăn của người Hoa

Xin chuyển.
dq

______

QUÁN CHÁO NGƯỜI HOA  – (Hình minh họa trên Net)

  Phóng viên (PV): Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?
Chủ tiệm (CT): Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.

PV: Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?
CT: Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo.Ông nội ngộ bán cháo.  Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo.

Con trai ngộ…

PV: Trời ơi! Không có gì khác ư?
CT: Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu,bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.

PV: Người ta thành công thì sẽ cho con
cái làm Giám đốc, còn ông?
CT: Ngộ có thành công thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
PV: Ông không muốn chúng đi học sao?
CT: Muốn nhiều. Con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo,đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến Sĩ cơm.​

PV: Ở trong bếp à?
CT: Ở  Đại học Harvard, Mỹ.

PV: Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?
CT: Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.

PV: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
CT: Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?

PV: Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?
CT: Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng,chỉ vài trăm hột thôi.

PV: Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô  thế này à?
CT: Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân.
Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.

PV: Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống.
CT: Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người.
Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.

PV: Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?
CT:Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.
PV: Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
CT: Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.

PV:  Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?
CT: Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.

PV: Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
CT: Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.

_____________________________________________

Người Cày Có Ruộng 26-3 Và Những Con Tem
Nguồn:vietbao.com-24/03/2014

    ThaiNC

Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký tại Cần Thơ sắc lệnh số 003/60 ban hành luật “Người Cày Có Ruộng”. Ông nói: “Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi”.

Báo chí Hoa Kỳ thời bấy giờ cũng hết lời ca ngợi. Tờ Washington Evening Star gọi đó là “Tin tức tốt đẹp nhất đến từ Việt Nam kể từ khi kết thúc sự chiếm đóng của người Nhật”. Còn tờ New York Times cho rằng “Có lẽ đây là cuộc cải cách ruộng đất không cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất của thể kỷ 20”.
Những con tem Người Cày Có Ruộng.

Người Cày Có Ruộng là gì?

Là đạo luật có kế hoạch và mục tiêu cấp miễn phí 1.5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất đó cho họ.

Luật Người Cày Có Ruộng ( NCCR) quy định ruộng đất của các điền chủ không trực canh (không canh tác) đương nhiên bị truất hữu và phải được bồi thường thỏa đáng theo thời giá và chính phủ phát hành công khố phiếu để chi trả những khoản này.


Những con tem Người Cày Có Ruộng.

Ruộng đất truất hữu được ưu tiên cấp phát miễn phí cho tá điền (3 mẫu ở Nam phần và 1 mẫu ở Cao Nguyên và Trung phần). Điền chủ trực canh chỉ được giữ tối đa 15 mẫu. Tuy nhiên, Luật “Người Cày Có Ruộng” không được phép áp dụng đối với ruộng đất của các tổ chức tôn giáo và ruộng đất hương hỏa gia đình của người dân.

Ngày ban hành sắc luật 26-3-1970 theo dự định, bộ tem thư NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG sẽ được phát hành rộng rãi trên cả nước để đánh dấu một ngày lễ lớn có tính cách lịch sử đối với nông dân Việt Nam. Nhưng vì lý do kỷ thuật tem chưa chuẩn bị kịp, nên bưu điện đã lấy con tem Cải Cách Điền Địa (được phát hành từ năm 1959) tạm thời thế vào

Đến ngày 29-8-1970, bưu điện mới phát hành được bộ tem Người Cày Có Ruộng chính thức.


Những con tem Người Cày Có Ruộng.

Sau đó mỗi năm ngày 26-3, từ năm 1971,1972,1973,1974,1975 bưu điện Sàigòn đều phát hành tem thư “Người Cày Có Ruộng” để kỷ niệm một sắc luật có giá trị lịch sử này của miền nam Việt Nam.

Với những thằng bé sưu tầm tem thư như tôi, tem được đóng dấu ngày đầu tiên phát hành rất quý. Sưu tầm tem thơ là một thú vui của trẻ thơ miền nam trước 1975, và một trong những cái thú vui đó là những khi phải chen lấn để có cho bằng được bộ tem mới phát hành như các bạn đã thấy ở trên.

Đoạn trường ai phải qua cầu mới hay. Nếu có dịp tôi có thể viết một bài khác về cái “thú đau thưong” chơi tem này để chia sẽ những giây phút: xin tem, mua tem, bán tem, đổi tem, và cả…chôm tem nữa.


Những con tem Người Cày Có Ruộng.

Chỉ nội việc mua tem đã không đơn giản.

Có người hỏi tem thơ ngày đầu tiên là gì?

Là những con tem phát hành sớm nhất được bưu điện Sàigòn đóng dấu chứng nhận với hàng chữ “Ngày Đầu Tiên” Những con tem này sau khi đã đóng dấu chỉ còn giá trị với những người sưu tầm tem mà thôi, không còn giá trị để gởi thơ nữa.

Muốn có những con tem ngày đầu tiên phát hành như những bộ Người Cày Có Ruộng trình bày ở trên, làm sao bạn biết ngày nào bưu điện có phát hành tem? Lúc đó dĩ nhiên không có internet, hay điện thoại cá nhân như bây giờ.

Một là: vài ngày hoặc chậm lắm là một tuần, bạn phải chịu khó ghé ngang bưu điện trung ương cạnh nhà thờ Đức Bà canh chừng. Khi nào sắp ra tem mới, họ để tấm bảng cho mà biết


Những con tem Người Cày Có Ruộng.

Hai là đọc báo, và phải để ý kỷ, vì mẫu thông báo tem sắp phát hành này của bưu điện họ chỉ cho một khoảnh nhỏ ở trang trong. Nhà tôi đọc báo Chính Luận thì thông thường họ đăng trong mục:Từ Thành Ra Tỉnh, chung với các chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ.

Sau khi đã biết ngày phát hành, sáng sớm hôm đó phải mau mau đạp xe ra bưu điện. Đầu tiên là phải mua bì thư đặc biệt riêng bán ở bên ngoài. Phong bì thôi nhé, chưa có tem. Xong rồi phải vào bên trong bưu điện xếp hàng ( nhưng phần lớn là chen lấn lẫn nhau) ở quầy bán để mua tem. Tem thôi chưa đóng dấu đâu. Khi đã có bì và tem rồi, kiếm một chỗ ngồi thè lưỡi liếm tem để dán. Dán kiểu nào tùy ý, nhưng nhớ đã dán rồi là xong, không đồi lại được đâu. Xong đâu đó lại “ xếp hàng” một quầy khác để được đóng khuôn dấu “ NGÀY ĐẦU TIÊN PHÁT HÀNH”. Và bạn cũng hiểu “xếp hàng” chỉ là một động từ trừu tượng, thực tế là thêm một màn chen lấn xô đẩy còn dữ dội hơn lần trước.Tất cả những công đoạn trên khi làm xong xuôi có khi mất dép, mất nón, rách áo, ăn cùi chỏ, bị chửi thề, ký đầu vv… đủ mọi thứ hình phạt trên người như chơi. Và nhớ chỉ có một ngày thôi nhé. Thí dụ như bộ tem người cày có ruộng phát hành ngày 26 tháng 3. Nếu bạn chậm chân để đến ngày hôm sau 27 tháng 3 thì sẽ thảnh thơi mua ở mấy sạp tem ngay ngoài bưu điện với giá khoảng …20 – 30% mắc hơn. Chơi tem theo kiểu nhà giàu thì như vậy, nhưng đâu còn thú vị gì nữa? Bọn nhỏ chúng tôi chỉ thích chen lấn, giành giưt, thụt cùi chỏ tá lả trong bưu điện để mua tem …mới vui, chứ mua tem Ngày Hôm Sau bên ngoài thì thôi đừng chơi tem làm gì cho tốn tiền.

* * *

Đạo luật Người Cày Có Ruộng dĩ nhiên cũng có những khuyết điểm và những hệ quả tiêu cực ban đầu, nhất là nó được ra đời khi cuộc chiến Nam-Bắc đang tới mức cao điểm. Nhân và vật lực cả nước đều ưu tiên sử dụng cho mục tiêu chiến tranh bảo bệ tự do nên đã có những kẻ hở của luật pháp tạo nên những sự bất công, nhũng lạm không thể kiểm soát hết do sự thiếu sót cán bộ thi hành và giám sát một cách đứng đắn như mục tiêu được đề ra…Nhưng nói chung, đây là một điểm son hiếm hoi của thời đệ nhị cộng hoà. Tiếc rằng cộng sản đã vào quá sớm nên những kết quả tích cực của Người Cày Có Ruộng chưa đủ thời gian hình thành để làm rõ nét những thay đổi tốt đẹp do đạo luật này đưa đến cho nông dân miền nam./.

GHI CHÚ: Các dữ kiện và con số liên quan đến luật NCCR trên đây do người viết sưu tầm, tóm tắt, từ nhiều nguồn khác nhau trên internet thành kiến thức cá nhân, chưa kiểm chứng, và chỉ dùng làm tư liệu cho bài viết này mà thôi. Bạn đọc xin đừng coi là tài liệu chính thức để dùng trong bất kỳ mục đích nào khác. Tnc.

ThaiNC

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics