1.Tân Thượng Nghị sĩ Janet N.tuyên thệ(NV)2.Bức ảnh khiến nước Mỹ chết lăng..3.Bãi bỏ kỳ thị:giấc mơ tan vỡ(RFI)

Tân Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tuyên thệ nhậm chức
Nguồn:nguoiviet.com-Monday, December 01, 2014 7:36:29 PM

Janet tuyen the 1

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn (bìa trái) đưa tay tuyên thệ. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Ðỗ Dzũng/Người Việt (tường trình từ Sacramento)

SACRAMENTO, California (NV) – Tân Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn vừa tuyên thệ nhậm chức Thượng Nghị Sĩ Ðịa Hạt 34 tại một buổi lễ được tổ chức long trọng ở Quốc Hội California hôm Thứ Hai, đánh dấu một sự kiện lịch sử trong cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Vị tân thượng nghị sĩ đắc cử hôm 4 Tháng Mười Một, và hiện là dân cử gốc Việt cao cấp nhất Hoa Kỳ.

“Hôm nay là lịch sử chung của cộng đồng chúng ta, là ngày của cộng đồng,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói với nhật báo Người Việt ngay sau khi tuyên thệ. “Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng, để tiếp nối những gì thế hệ cha anh VNCH truyền lại cho thế hệ trẻ, để tôi có cơ hội ngày nay được làm việc trong Thượng Viện.”

Cựu Nghị Viên Tony Lâm, vị dân cử gốc Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, cũng có mặt tại lễ tuyên thệ, chia sẻ: “Có thể nói, sự kiện hôm nay làm cả cộng đồng Việt Nam hãnh diện, và vai trò của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn bây giờ rất lớn.”

“Trước đây, khi tôi ra ứng cử, ước mong của cá nhân tôi cũng là mong muốn để những người khác tiếp nối, và ngày nay, nhiều người khác và Janet đã làm được,” ông nói thêm.

Ông nhắn nhủ: “Ðiều tôi mong ước bây giờ là cộng đồng chúng ta phải đoàn kết, ủng hộ các vị dân cử, để tất cả cùng vươn lên.”

Ông Nguyễn Tất Vượng, cư dân Sacramento, cho biết hãnh diện khi cộng đồng có một thượng nghị sĩ tiểu bang.

Ông nói: “Có một người thế hệ thứ hai như Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn làm tôi hãnh diện vô cùng. Ngoài ra, thắng lợi này còn làm cho Cộng Sản choáng váng.”

Ông Ðỗ Thiện Thịnh, chủ tịch Cộng Ðồng Người Mỹ Gốc Việt Sacramento, chia sẻ: “Cộng Ðồng Người Mỹ Gốc Việt Sacramento hôm nay chúc mừng không chỉ người thượng nghị sĩ, mà là một vị dân cử nói tiếng Việt. Hơn nữa, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn chưa tới 40 tuổi mà đã dấn thân vào rất nhiều việc. Xin thay mặt cộng đồng, xin chúc mừng.”

*Hy vọng nhiều hơn

Sự kiện có một vị dân cử ở Thượng Viện California cũng làm những người đấu tranh nhân quyền hy vọng nhiều hơn.

Janet tuyen the 2

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cùng gia đình và thân hữu chờ giây phút tuyên thệ. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Nhà báo Huỳnh Lương Thiện, chủ nhiệm tuần báo Mõ, và cũng là người đại diện cho nhóm những người bạn Janet Nguyễn ở miền Bắc California, nói: “Có Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn, từ này, chúng ta không phải đi ‘mượn’ người khác đấu tranh cho chúng ta.”

Ông Thiện nói thêm: “Hôm nay, Janet Nguyễn không chỉ còn của riêng miền Nam California nữa, mà là của tất cả chúng ta, những người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ.”

Ông cho biết, trong cuộc bầu cử gay go vừa qua, “người Việt ở miền Bắc California cũng hồi hộp theo dõi, mong cho Janet thắng, và điều đó nay đã thành sự thật.”

Trước lễ tuyên thệ, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn có gặp gỡ và ăn sáng với một số giới chức Quốc Hội quan trọng.

*Lễ nhậm chức

Bà Janet Nguyễn tham dự lễ tuyên thệ trong phòng họp khoáng đại Thượng Viện cùng với phu quân và hai đứa con, cùng với Luật Sư Andrew Ðỗ, chánh văn phòng của bà.

Janet tuyen the 3

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn (trái) bắt tay ông Ðỗ Thiện Thịnh, chủ tịch Cộng Ðồng Người Mỹ Gốc Việt Sacramento. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Buổi lễ tuyên thệ do Thượng Nghị Sĩ Kevin de Léon, lãnh tụ đa số Thượng Viện chủ tọa, cùng với Phó Thống Ðốc Gavin Newsom.

Nghi thức tuyên thệ do Chánh Án Tối Cao Pháp Viện California Tani Cantil-Sakauya cử hành.

Nhân dịp này, Thống Ðốc Jerry Brown cũng đến đọc diễn văn chúc mừng các tân thượng nghị sĩ.

Sau lễ tuyên thệ, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được mời về Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Sacramento để gặp gỡ đồng hương.

Tại đây, bà Janet Nguyễn và phái đoàn được mời đến thắp hương tại lễ đài trong khuôn viên trung tâm, trước một lư hương lớn, bàn thờ tổ quốc, hai tượng bán thân của hai cố tổng thống Ngô Ðình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, cùng tượng của năm vị tướng và hai vị tá đã hy sinh trong những ngày cuối cuộc chiến Việt Nam.

Sau đó là phần tiếp tân và tặng quà của các hội đoàn, đối với vị tân thượng nghị sĩ.

Tân Dân Biểu Kansen Chu, từng là nghị viên San Jose, cùng phu nhân cũng đến tham dự.

Ngoài cộng đồng người Việt ở Sacramento, buổi tiếp tân còn có sự hiện diện của đồng hương thuộc các cộng đồng Stockton, San Jose, và các cộng đồng khác xung quanh.

––
Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com

………………………………………………………………

Fw: Bức ảnh khiến nước Mỹ chết lặng của nhiếp ảnh gia gốc Việt
Kim Nguyen to:…,me

Buc anh.jpg1

 

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một sĩ quan cảnh sát da trắng ôm ghì lấy cậu bé da đen 12 tuổi, nước mắt lăn dài trên má, ngay giữa đám đông biểu tình ở Portland, Oregon.

Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia tự do gốc Việt Johnny Nguyen, 20 tuổi, chụp trong một cuộc biểu tình tại Portland, Oregon (Mỹ) hôm 25/11.

Cuộc biểu tình chỉ là một trong hàng loạt các sự kiện tương tự diễn ra khắp nước Mỹ, phản đối việc cảnh sát da trắng Darren Wilson không bị truy tố sau khi bắn chết thanh niên da đen Michael Brown tại Ferguson.

Ở nhiều nơi, biểu tình đã biến thành bạo động.

Vài giờ sau khi bức ảnh được đăng tải trên Facebook, nó đã nhận được hơn 150.000 lượt chia sẻ. Nó đồng loạt xuất hiện và được ca ngợi trên khắp các phương tiện truyền thông Mỹ.

Hãng tin Mỹ CNN đánh giá, bức ảnh này đã “lan như cháy rừng” chỉ trong một ngày.

The Oregonian là tờ báo Mỹ đầu tiên đăng tải bức ảnh này. Khoảnh khắc ấm áp giữa viên cảnh sát da trắng và cậu bé người da đen đã được The Orgeonian ca ngợi là “cái ôm được toàn thế giới sẻ chia”.

Trên Facebook của mình, bà Jen Hart đã kể rằng, khi con trai bà, Devonte Hart, đang cầm tấm biểu ngữ ghi dòng chữ “Free Hugs” thì Trung sĩ cảnh sát Bret Barnum đã tiến lại gần và mở rộng vòng tay của mình.

“Cậu ấy hỏi vì sao Devonte khóc. Phản ứng của thằng bé bất ngờ, nhưng hoàn toàn chân thực về những lo lắng đối với sự tàn bạo của cảnh sát đối với trẻ em da đen”.

“‘Ừ. (Viên cảnh sát thở dài). Chú biết. Chú xin lỗi. Chú xin lỗi’. Barnum đã hỏi liệu cậu ấy có thể ôm thằng bé được không”.
Khoảnh khắc khiến nhiều người “rơi nước mắt”, do nhiếp ảnh gia gốc Việt ghi lại.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ CNN, tác giả của bức ảnh Johnny Nguyen cũng chia sẻ câu chuyện của mình.

“Khi tôi đi ngang qua Devonte, cậu bé cầm tấm biển “Free Hugs” và nước mắt đang lăn dài, tôi đã biết ngay rằng có điều gì đó đặc biệt về cậu bé. Linh tính mách bảo tôi ở lại đó, mặc dù tôi có thể chụp được các bức ảnh khác trong đám đông”.

Nguyen đã chụp cậu bé Devonte mấy bức rồi quay ra chụp một vài người khác. Khi Nguyen quay lại, cậu thấy Denvonte nói chuyện với Barnum.

“Tôi đã nghĩ rằng, thật là một cảnh tượng tuyệt vời. Một cảnh tượng đầy mạnh mẽ. Một cảnh tượng mang một thông điệp cần phải truyền tải. Một cảnh tượng hội tụ mọi thứ”.

“Họ ôm nhau và tôi tiến sát nhất có thể, rồi bấm máy”.

Nguyen kể lại rằng, cậu đã nhận được hàng trăm email, tin nhắn chia sẻ cái cách mà bức ảnh của cậu khiến cho người ta cảm thấy tràn trề hi vọng, lấy lại được niềm tin vào con người, và khiến họ rơi nước mắt.

“Tôi nghĩ bức ảnh đã nói lên được rằng tất cả mọi người đang khao khát hi vọng giữa mịt mùng bạo lực và xung đột hôm nay. Tôi vui vì bức ảnh của tôi đã làm điều đó”.

CNN dẫn lời một người dùng Facebook chia sẻ rằng: “Từ trái tim mình, tôi thật sự tin tưởng rằng đây là điều mà hầu hết tất cả mọi người mong muốn…Tôi yêu bức ảnh này và mong rằng cậu bé sẽ có được cuộc sống tốt đẹp nhất”.

Còn tờ USA Today dẫn lời một người dùng Instagram nhận định: “Bức ảnh cảm xúc nhất trong năm. Cảm ơn vì đã ghi lại khoảnh khắc này. Đất nước này đang cần tới tuyệt vọng
​(?)​
những cái ôm”.
​(Dat nuoc VN dang tuyet vong, can nhung cai om như vay.

………………………………………………………………………..

Bãi bõ kỳ thị chủng tộc : Giấc mơ tan vỡ
Nguồn: Lê Vy/RFI

bai bo.JPG1

Cư dân Ferguson biểu tình : Vụ Michael Brown cho thấy nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc – REUTERS /Lucy Nicholson

Báo Libération dành hồ sơ lớn bình luận về cái chết của thanh niên da đen tại Ferguson, Mỹ. « Kỳ thị chủng tộc : Giấc mơ tan vỡ » là tựa trên trang nhất. « Tôi có một giấc mơ », lời phát biểu hùng hồn đầy hy vọng của mục sư Martin Luther King giờ đây trở nên xa vời, sau cái chết của thanh niên da đen Michael Brown và viên cảnh sát da trắng, thủ phạm của vụ việc này lại được trắng án, đã gây làn sóng giận dữ trong dân chúng. Sự việc trên cho thấy nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc.

Theo xã luận Libération đề tựa « bước ngoặc », đúng một năm sau thảm kịch tại Ferguson, ở Hoa Kỳ cũng như tại khắp nơi trên thế giới, ai ai cũng chợt nhận ra rằng không phải chỉ bầu ra một tổng thống da đen là có thể xóa bỏ được nạn kỳ thị chủng tộc.

Năm mươi năm sau khi bãi bỏ các đạo luật Jim Crow phân biệt màu da tại nước Mỹ, người dân Hoa Kỳ lại khám phá ra có đến hai thành phố Ferguson, một của người da trắng và một của người da đen và họ hiếm khi nào chạm mặt nhau.

Đặc biệt, có đến hai nước Mỹ, một nước Mỹ da trắng được sống trong những điều kiện tốt nhất và ít bị cảnh sát dòm ngó hơn nước Mỹ da đen. Thế tại sao vụ Micheal Brown lại trở nên ầm ĩ hơn các vụ việc trước đó ? Câu trả lời là vì Obama đã gây thất vọng cho dân chúng.

Vào năm 2014, tuổi thọ của người Mỹ gốc Phi kém hơn người da trắng đến 4 năm. Các hộ gia đình Mỹ trắng thu nhập trung bình 70% cao hơn người da đen, một khoảng cách lớn hơn cả tại Nam Phi, quốc gia nổi tiếng với nạn kỳ thị chủng tộc. Vừa sau cuộc bầu cử giữa kỳ với sự thất bại của đảng Dân chủ, nhiều người Mỹ đã lên bảng tổng kết những gì Tổng thống Obama đã làm được, người vốn được xem là mang lại nhiều kỳ vọng cho dân chúng Mỹ.

Giáo sư Andrew Diamond nhận xét : « ý chí chính trị đề cập đến vấn đề chủng tộc đã biến mất ». Tuy nhiên, tin vui là vụ Ferguson đã khơi lại vấn đề chủng tộc cần phải được tranh luận trong giới chính trị. Tin buồn là không thể trông chờ vào ông Obama để hàn gắn các vết rạn nứt chủng tộc trong xã hội.

Sau ông Obama, ai sẽ làm được điều đó. Tờ báo trả lới có thể đó là người luôn khắc cốt ghi tâm câu nói của mục sư Martin Luther King : « Bóng tối không thể xua tan bóng tối : chỉ có ánh sáng mới làm được điều đó. Hận thù không xua tan được hận thù mà chỉ có tình thương mới làm được ».

……………………………………………

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics